QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

    Mong ban quản trị web lập ra 1 chủ đề này. Vấn để này ở nước ta còn mới, nhất là cho giai đoạn thiết kế, kiểm định thiết kế.
    Rất mong có môi trường để học hỏi thêm, nhất là từ các bạn thuộc lĩnh vực này, đang học ở các nước phát triển.

  • #2
    Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

    Đúng là phần này về nguyên tắc thật cần, nhưng có lẽ bạn chưa bao giờ làm thử một lần thì phải.
    Cứ nhờ các ông công an phòng cháy thiết kế và nhớ giao cả thi công thì mới ổn được!

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

      Đây là một vấn đề rất nóng bỏng tại các công trường thi công xây dựng. Hàng năm trên đất nước ta xảy ra hàng trăm vụ tai nạn lao động, nhiều vụ rất nghiệm trọng mà nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự chủ quan, chưa nhìn nhận và thực hiện nghiêm túc an toàn lao động.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

        Phòng cháy và An toàn thi công là 2 vấn đề tách biệt. Tôi đề nghị tách riêng ra. Các bạn đã có xem qua Uniform Building Code, Volume 1: Administrative chưa. Xin đọc các chương 2 (Definition and Abbreviation), 3 (Use or Occupancy of Building), 4 (Special Use and Occupancy), 5 (General Building Limitation), 6 (Type of Construction), 7 (Fire-Resistant Materials), 8 (Interior Finishes), 9 (Fire Protection Systems), 10 (Egress), 12 (Interior Environment), 13 (Energy Conservation).
        Tại California, điều lệ quy định chống cháy còn bắt các công trình đặc biệt phài qua thẩm định do Ban Duyệt Xét Phòng Cháy (Fire Department Plan Check) như trường học, các công trình dùng cho chất dể cháy nỗ, có khí nổ, có hóa chất, công trình y tế, công trình nhà cao tầng (7 tấng hay trên 22 mét). Điều lệ này gọi là Title 19. Tất cả các công trình còn lại đều phải qua duyệt xét về an toàn sinh mạng và an toàn chống cháy do các kỹ sư cấp giấy phép (Life and Fire Safety) trước khi qua thẩm định về kết cấu. Nếu bản vẽ thiết kế không thông qua bước này, công trình sẽ bị bác.
        Ngoài ra, trong khi sử dụng, đội thanh ra cứu hỏa (Fire Inspector) có quyền xét đột xuất tất cả các công trình mà không cần phải thông báo. Nói chung thì họ có điều lệ củng như tại VN, tuy nhiên áp dụng rất chặt chẻ, không có chuyện bao che, dung túng, hối lô. Lý do là vì các vụ cháy nhà sẽ bị xừ lý rất nghiêm trong. Nếu vụ cháy khu thương mại tại Saigon mà xảy ra tại California thì chủ tịch thành phố (thị trưởng) coi như bay chức không có mong gì mà ra ứng cử nửa, Giám Đốc Cứu Hỏa (Fire Captain) củng bay chức, nói chung là từ trên xuống dưới rung rinh hết, rồi các ông này phài ra tòa trả lời chất vấn trước ủy ban nhân dân (Grand Jury Investigation). Nếu xét thấy các ông làm việc bê bối trong trách nhiệm dẩn đến chuyện chết người thì các ông sẽ bị truy tố hình sự. Đó là chưa nói đến chuyện người ta sẽ lật bản vẽ ra, xem coi ai thiết kế, kiến trúc sư nào vẽ, kỹ sư nào tính, và ai xét duyệt cấp giấy phép.
        Về an toàn lao động thì là chuyện khác, có cơ quan khác quản lý chuyện này. Tôi sẽ bàn sau trong dịp khác, tuy nhiên tai nạn xảy ra là kể như chủ thầu tốn tiền kinh khủng, các cơ quan điều tra làm gắt gao lắm, luật sư các bên kiện cáo không còn làm ăn gì được, chủ nhỏ lơ mơ phá sản như chơi, nên ai củng sợ, ráng mà giữ. Nhưng mà củng có tai nạn hoài, lý do là ở đâu cũng có kẽ làm ẩu, tắc trách, làm kiểu đường tắt, vì lợi nhuận, vì ngu ngốc, vì thiếu trách nhiệm, thây kệ thằng nhân công, thấy có nguy hiểm, nhưng chắc nó chưa tới số, cho nó làm luôn....mình củng gặp nhiều người trình độ văn hóa hạn hẹp, chủ biểu gì thì làm đó, chưa kể những người có bệnh tâm thần, không có khả năng suy sét, nghe người ta biểu xuống hầm thi leo xuống. Leo xuống thì chết, để lại vợ con nheo nhóc...
        Tôi nghĩ đề tài này quan trọng lắm, mình nên mời nhiều bạn bàn thêm.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

          Không biết như vậy thì các bạn có muốn bàn thêm không? Các bạn đã có UBC 97 chưa?

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

            Ở nước mình, an toàn lao động chưa được chú ý lắm! Đơn giá thi công thấp, lấy đâu ra để đảm bảo an toàn cao được! Các bác bề trên cứ hay đòi hỏi này nọ, nhưng khi ra định mức, dự toán lại cứ bóp vô tội vạ, cố cho duyệt được dự án, còn đâu thằng thi công chịu. Lộn xộn, hỗn loạn!
            40X4-7916

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

              Tôi dã tạo box riêng rồi, mời anh em vào đây để thảo luận về chủ đề này
              ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: An toàn cháy cho công trình

                Cám ơn Anh Huy đã tạo chủ đề này.
                Mình đồng ý với bạn sinhvienmoi. An toàn cháy cho công trình hoàn toàn khác hẳn với an toàn lao động. Về quy mô: An toàn lao động, ý nói đến quá trình thi công công trình; An toàn cháy cho công trình bao hàm rộng hơn nhiều, nó được tính từ khâu thiết kế kiến trúc đến quá trình sử dụng công trình. Về chức năng: an toàn lao động nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động, còn an toàn cháy nhằm đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng công trình, giảm tối thiểu thiệt hại khi cháy và ngăn ngừa sự lan tỏa của đám cháy trong công trình và sang các công trình lân cận. Về lĩnh vực quản lý thì an toàn cháy là trách nhiệm của toàn xã hội. Để đảm bảo an toàn cháy ngoài công nghệ và kỹ thuật, sự hiểu biết của người sử dụng công trình về an toàn cháy cũng đóng 1 vai trò quan trọng.
                Với vai trò là Ks xây dựng và KTS đối với an toàn cháy công trình, mình chỉ xin đề cập đến giai đoạn thiết kế và kiểm định thiết kế.
                Sự phát triển của đám cháy trong phòng phụ thuộc vào vật liệu cháy và hệ thống thông thoáng của phòng: vị trí và diện tích cửa sổ, cửa ra vào và hệ thống thông gió... Sự lan tỏa cháy trong tòa nhà ngoài các yếu tố trên còn phụ thuộc vào khả năng chịu cháy và vị trí của cấu kiện chịu lực, bao che. Nhiệm vụ của KTS là thiết kế kiến trúc công trình , chọn vật liệu XD áp dụng trong công trình để đảm bảo thấp nhất khả năng suất hiện và lan tỏa cháy. Với KSXD thiết kế kết cấu của cấu kiện XD nhằm đảm bảo công trình không bị phá hoại do cháy.
                Theo mình biết, ở VN tiêu chuẩn phòng cháy và chữa cháy có đề cập đến vấn đề này, nhưng các bạn KTS và KSXD khi thiết kế hầu như chỉ viết vào cho có thủ tục. VD: với KTS thì có đề cập đến chiều rộng của hành lang, số lượng cửa thoát hiểm..., còn với KSXD thì hầu như không xem xét đến; còn việc xét duyệt an toàn PCCC do bên công an cấp. Các bạn KSXD lưu ý, trong tiêu chuẩn PCCC (tuyển tập tiêu chuẩn VN) có yêu cầu giới hạn khả năng chịu cháy của công trình. Giá trị của đại lượng này phụ thuộc vào cấp công trình và loại cấu kiện (VD: công trình cấp 1, đối với cấu kiện chịu lực theo quy định là 150 phút). Nhưng thực tế khi thiết kế, thậm chí khi duyệt thiết kế đại lượng này hình như không được xem xét đến. .
                Tại trường mình học, sinh viên XDDD được học về đại lượng này, cũng như cách xác định và những yếu tố ảnh hưởng đến nó. Đại lượng này bao hàm cả lớp bê tông bảo vệ của kết cấu rồi. Theo đề tài của mình, đối với trần nhà bê tông cốt thép của nhà ở (chiều dày 100-200mm), chiều dày lớp bê tông bảo vệ được tối ưu hóa với giá trị 25mm.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                  Mình nghe nói bạn Thanh_IBST đang sắp bảo vệ luận án về Phóng chống cháy cho công trình, bạn có tài liệu gì hay hay hoặc bản dự thảo của luận văn (dạng PDF) thì post lên để anh em được học tập.
                  Cảm ơn nhiều !
                  ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                    Bạn Thanh IBST nói rất đúng. Thật ra tiêu chuần VN không khác xa UBC là mấy. Nên nhớ rằng cách đánh giá công trình và vật liệu xây dựng khác nhau, nên cần có sự đánh giá chi tiết một cách cẩn thận. Gần đây, chắc bạn củng biết là nước Mỹ đang chuyển sang sử dụng code IBC. Có nhiều sự khác biệt giữa 2 codes. Đật biệt là mật độ sử dụng công trình. Ví dụ thế này: Ngày xưa trong UBC, nếu sừ dụng là văn phòng (office use) thì đánh giá là B. không kể số lượng người sử dụng là bao nhiêu. Theo IBC thì nếu số lượng người sử dụng trên 200 người thì nó được nâng cấp lên thành A, do đó sự đòi hỏi an toàn cao hơn.
                    Một điều đặc biệt ngoài lề, chắc bạn củng biết là tại California, luật định vẩn còn sữ dụng UBC, trong khi hầu hết các tiểu bang và lảnh thổ khác của Mỹ đả chuyển sang IBC, thành ra anh thí sinh Structural Engineer tại California phải biết cả 2 code models. Đó là vì khoẳng vào năm 2000, khi các Ùy viên tiểu bang họp để thẩm định, thì cánh của dân chửa lửa quá mạnh, muốn đưa ảnh hưởng của họ vào, (NFPA 2000), nên họ chống đối kịch liệt, tiểu bang quyết dịnh lùi lại thêm 3 năm nửa (mỗi chu kỳ code là 3 năm). Tháng 4 vừa rồi, khi các Ủy viên mới do nội các của thống đốc mối bổ nhiệm lậ ngược thế cờ, bỏ phiếu thuận, có vẽ như IBC sẽ là tiêu chuẩn trong tương lai (năm 2007).
                    Dù sao sự tranh luận giữa nhóm chửa cháy và nhóm kỹ sư, kiến trúc sư, nhà thầu về mức độ an toàn cho công trình củng rất lý thú.
                    Tôi nghĩ vấn đề ở đây cho tất cả những ai trong ngành là mức độ ý thức của mình đến đâu khi thiết kế hay thi công. Các bạn đặt ra một điểm rất tế nhị, đó là mình có phải làm cái công việc tự thẩm định khi đã có các ban ngành khác làm việc đó (PCCC), và củng không có quy định nào bắt các bạn phải làm. Tôi nghỉ mình phải làm, lý do là lương tâm, lý do là ước mong làm một việc gì tốt, một sản phẩm tốt, cho cộng đồng, mặt dù sự đóng góp của mình rất nhỏ nhoi.
                    Tiện đây, củng xinh hỏi bạn Thanh IBST một câu hỏi có tính cách kỷ thuật. Nhiều căn hộ tại VN có sự sử dụng tổng hợp (mixed use), nghỉa là tầng dưới để buôn bán, cho thuê (tạp hóa (B occupancy), tiệm ăn (A-3 occupancy), tiệm cà phê) phía trên để ở. Chỉ có một cầu thang tử trên xuống dưới. Vậy đường thoắt hiểm trong tiêu chuẩn VN thế nào? Tôi được biết một số căn hộ bán xe gắn máy, phải khóa cửa ban đêm để phòng kẽ trộm, khi phát hỏa ở ngay cửa ra vào, gia đình chủ nhân chết cháy. Tôi tin rằng đây không phải chỉ là vấn đề duy nhất của an toàn phòng cháy trong khi sử dụng (Life and Fire Safety during operation) mặc dù đó củng là mộ tác nhân quan trọng, nhưng trong thiết kế sử dụng đả có sai lầm, mà người kỹ sư hoặc kiến trúc sư phải tính trước. Vậy quan điểm của tiêu chuẩn VN ra sao?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                      Nguyên văn bởi sinhvienmoi
                      Bạn Thanh IBST nói rất đúng...
                      Tiện đây, củng xinh hỏi bạn Thanh IBST một câu hỏi có tính cách kỷ thuật. Nhiều căn hộ tại VN có sự sử dụng tổng hợp (mixed use), nghỉa là tầng dưới để buôn bán, cho thuê (tạp hóa (B occupancy), tiệm ăn (A-3 occupancy), tiệm cà phê) phía trên để ở. Chỉ có một cầu thang tử trên xuống dưới. Vậy đường thoắt hiểm trong tiêu chuẩn VN thế nào? Tôi được biết một số căn hộ bán xe gắn máy, phải khóa cửa ban đêm để phòng kẽ trộm, khi phát hỏa ở ngay cửa ra vào, gia đình chủ nhân chết cháy. Tôi tin rằng đây không phải chỉ là vấn đề duy nhất của an toàn phòng cháy trong khi sử dụng (Life and Fire Safety during operation) mặc dù đó củng là mộ tác nhân quan trọng, nhưng trong thiết kế sử dụng đả có sai lầm, mà người kỹ sư hoặc kiến trúc sư phải tính trước. Vậy quan điểm của tiêu chuẩn VN ra sao?
                      Tôi xin góp ý chút đĩnh nhé, lý do là các bạn ở VN bị ảnh hưởng nhiều đen tiêu chuẩn Mỹ hơn. Nhưng mình góp ý của Âu-châu, có lợi thì dùng.
                      Giải pháp có nhiều, mà tùy vào túi tiền thôi (Có một chỉ huy trưởng Tổ chức PCCC ở Bỉ nói : "Không phải ai cũng có tiền mua xe Roll Royce, cho nên ta làm những gì tùy theo túi tiền mình cho phép ").
                      1) Giư'a không gian kinh doanh và không gian ở, phải thực hiện màn chăn cháy, Rf = 1h tối thiểu (Rf = Résistance au feu hay fire resistance). Sau đó trong không gian kinh doanh, phải đặt hệ thống báo động với những detector khói, và nhiệt . Nếu có hõa hoạn, thì hệ thong này sẽ kích hoạt cái còi (90 dB) trong hành lang chung hay ngay trong phòng ngủ của chủ nhà bên trên .
                      Nên làm giếng trời, với coupole tự mở khi có lửa hay khói vì phần lớn nạn nhân tử vong vì khói độc hơn là vì nhiệt .
                      2) Làm thang thoát hiểm : bằng nhôm, xếp lại . Thang này ngừng lại ở 2,7m trên đầu mình, cho phép ta leo xuống, đu vào bậc cuối cùng và buông minh rơi xuống . Kẻ trộm bên dưới không dùng nó được, vì nó có cái khóa trên cao (vào tầm cửa sổ mà ta bước ra) .
                      3) Ơ" VN, đội PCCC chậm thì sau 15 phút là cháy rụi những nhà gỗ, 30' la như'ng nhà gạch với bê-tông. Do đó nên lắp các vòi nước sẵn, với ổng dâ'n phi 70mm tối thiểu . Nhưng kiểu này chỉ dùng cho cơ sở lớn hơn môt chút .
                      4) Hê thống dập lửa tự động : cái này tùy hàng hóa ta chất, thí dụ có he thống phun nước (sprinklage), hệ thống phun bọt sà phồng (dùng cho lư"a điện), hệ thống phun gaz inergen (hỗn hợp giữa Azote tức khí đam, Argon và CO²) .

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                        Chào anh Thu,
                        Tôi rất đồng ý với anh, nhưng không biết các bạn bên VN có giải pháp gì không.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                          Xin phép thanh_ISBT và các bác cho chen ngang tẹo, những ai quan tâm đến Fire Safety Engnieering cho công trình Xd, thì đây là một hướng hay, hiện tại ở canada cũng mới bắt dầu quan tâm đến cái này, và trường cũ của tôi học có một bác khá nổi tiếng ở CAN trong lĩnh vực này, Canadian Research Chair, ai thích có thể học và làm Researrch cùng với bác ấy, nhiều funding lắm :
                          http://cee.carleton.ca/Faculty/Bio_F...hp3?Faculty=46
                          Pile Higher and Deeper!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                            Chào các bạn,
                            Tớ cũng rất quan tâm chủ đề này và mong trao đổi với các bạn.
                            Việc tính an toàn cháy cho công trình là một lĩnh vực rộng, tớ xin trao đổi trong lĩnh vực nhà cửa.
                            Không biết trong quy định của quy trình nước ta, có quy định nào về tính toán chống cháy (hay còn gọi là tính toán độ bền lửa - Résistance au Feu hoặc là Fire resistant). Nhưng tớ thấy trong quy trình châu Âu (ví dụ như Euro code chẳng hạn), họ quy định rất rõ về các tiêu chuẩn độ bền lửa cho các kết cấu tường.
                            Việc xác định độ bền lửa cho tường thông thường được xác định bằng thực nghiêm trên các mô hình (maquette). Có thể chịu tải hoặc không chịu tải. Kích thước thường là 3x3m2. Người ta đốt một bên, nhiệt độ đốt cháy được điều chỉnh theo một phương trình kinh nghiệm đo đạc trong các đám cháy, và đo đạc các thông số của tường theo thời gian. Các tiêu chuẩn để đánh giá độ bền lửa gồm có:
                            - Tiêu chuẩn về nhiệt độ: Giá trị nhiệt độ trung bình hoặc giá trị nhiệt độ cao nhất ở một điểm nòa đó của mặt không bị đốt đạt tới ngưỡng cho phép.
                            - Tiêu chuẩn bắt cháy: khi có một điểm nào đó trên tường nóng tới mức có thể gây cháy cho đồ đạc.
                            - Tiêu chuẩn về cơ học: Tường bị sụp hoặc bị thủng cục bộ với một diện tích cho phép.
                            - Tốc độ biến dạng của tường,
                            ...
                            Các thí nghiệm độ bền lửa không quá phức tạp và quá khó, nhưng thường đắt (khoảng 10 000 Euros/ 1 lần thí nghiệm - nếu bạn thuê ở Pháp), và như vậy không thể thực hiện được cho tất cả các loại tường được.
                            Một nhu cầu hiển nhiên đặt ra là phải mô hình hóa và tính toán cho loại kết cấu chịu tải trọng nhiệt (lửa)này. Việc tính toán kết cấu này hiện vẫn đang là vấn đề thời sự cho các nhà cơ học.

                            Bài toán tính độ bền lửa:

                            (tớ sẽ viết tiếp - mong được trao đổi cùng các bạn)

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tạo chủ đề về: An toàn cháy cho công trình

                              Tôi trở lại với bài toán tính độ bền lửa.
                              Đối với các quy định kỹ thuật, thì trong các quy trình Eurocode quy định rất rõ (các quy trình khác tôi chưa có điều kiện tham khảo nên cũng không rõ ). Ở đây tôi xin bàn về bài toán cơ học.
                              Đề bài của bài toán cơ học về độ bền lửa (của tường) là:
                              Khi tường bị đốt cháy một bên, hỏi khi nào thỉ tường không còn khả năng làm việc theo các tiêu chuẩn đã đề cập trong bài viết trước.
                              Câu trả lời của bài toán là thời gian (vì trong quy định của quy trình thì độ bền lửa được tính theo thời gian).
                              Vì vậy bài toán độ bền lửa được giải quyết theo các hướng như sau (và phải làm rồi kết hợp đồng thời) :
                              1. Tính bài toán truyền nhiệt.
                              2. Tính bài toán cơ học-nhiệt độ (Thermo-Mechanic)
                              Sau đó tùy vào từng kết cấu mà có từng hướng giải quyết cụ thể. Tôi xin nêu ví dụ:
                              Đối với bài toán truyền nhiệt . Thông thường chúng ta tính theo các mô hình đối lưu và truyền dẫn. Trong trường hợp tính cho kết cấu không liên tục (ví dụ như gạch xây có lỗ) thì phải tính thêm theo mô hình truyền dẫn bằng bức xạ (rayonnement). Theo kinh nghiệm tính toán, tôi thấy trường hợp cuối cùng có ảnh hưởng lớn trong kết cấu gạch và khó nhất.

                              Đối với bài toán cơ học thì có rất nhiều vấn đề:
                              - Bài toán tính ổn định cục bộ và tổng thể của tường (vì tường nói chung là kết cấu mỏng mảnh, đặc biệt là các cấu kiện như là gạch cách âm, cách nhiệt có thành rất mỏng)
                              - Bài toán về hư hỏng và phá hủy (dommage and rupture) (Vì các kết cấu dùng trong tường chủ yếu là vật liệu giòn).
                              - Bài toán về tiếp xúc giữa vữa và gạch (nếu là tường gạch xây)
                              v.v

                              Tính phức tạp của bài toán:

                              (hôm sau tôi rỗi lại viết tiếp - mong nhận được ý kiến của các bạn)

                              PS: Không biết anh Thanh IBST đang làm theo hướng nào (về vấn đề quy định hay về bài toán cơ học) xin giới thiệu cho anh em biết với

                              Ghi chú

                              Working...
                              X