QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thi công mặt đường BTXM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thi công mặt đường BTXM

    Chào các đồng nghiệp!
    Tôi đang thi công một công trình có mặt đường BTXM.
    Theo hồ sơ thiết kế : Mặt đường BTXM mác 250 chiều dày 22 cm.
    Tôi đã thi công theo đúng thành phần cấp phối của kết quả thiết kế thành phần bê tông. Xi măng sủ dụng là xi măng Hoàng Thạch chất lượng đá, cát vàng tốt, nước đảm bảo yêu cầu của BT .
    Trình tự thi công:
    BT được trộn bằng hệ thống các máy trộn mi ni của Hòa Phát theo đúng tỷ lệ cấp phối của BT mác 250. BT được chuyển ra xe bằng băng tải vận chuyển đến vị trí trong phạm vi 1km.
    Sau khi đến vị trí, đổ BT thành đống nhỏ san theo kích thước mặt đường bằng thu công.
    Đầm kỹ bằng đầm dùi và đầm bàn. Sau đó làm phằng mặt bằng đầm thước có chiều dài bằng chiều rộng mặt đường.
    Kết quả: Thời điểm ban đầu nhìn bằng mắt thường chất lượng BT cực tốt, không có bất cứ một điểm nào trong tấm BT bị rỗ hoặc khuyết tật.
    Chất lượng Bt bằng phẳng, mịn màn
    BT được bảo dưỡng thường xuyên.
    Sau khoảng 21 ngày mới cho phép các loại xe như xe máy thô sơ, hoặc xe ngựa lưu lượng xe tải nhỏ có nhưng ít đi qua.
    Sau thời điểm thông các loại xe nhỏ trên đi qua và có một vài trận mưa tương đối lớn thấy mặt đường có hiện tượng bị bong bật nhẹ.
    Vậy theo ý kiến của các bạn đồng nghiệp la tôi đã sai o khâu nao, ở biện pháp thi công hay là do BT không đủ mác. Tôi thì tin rằng mác BT của tôi là chắc chắn đủ mác 250 theo thiết kế.
    Không biết các bạn đã bao giờ sủ dụng đầm thước để làm lớp mặt đường BTXM chưa. Theo tôi chính là do cường độ rung của đầm thước qua lớn làm cho BT bị phân tầng.
    Xin hỏi các bạn cách khắc phục.
    XIn chân thành cảm ơn!

  • #2
    Ðề: Thi công mặt đường BTXM

    Theo tôi, vấn đề trên không ảnh hưởng gì đến chất lượng. Do trong khi đầm, bác đã cho đầm nổi nước XM lên trên mặt BT mà không dùng chổi quét để trồi đầu đá lên, vì vậy trên mặt BT luôn tồn tại 1 lớp màng và vữa cốt liệu mịn. Với các CT khác thì không sao. Nhưng với mặt đường BTXM thì sẽ bong bật lớp này đi, Bác cho biết thêm chiều dày của nó là bao nhiêu. Nếu nó mỏng thì là điều tốt, bởi vì nó có tác dụng tạo nhám cho mặt đường. Bác thử tưởng tượng xem nếu nó không bong đi mà cứ nhẵn thín như khi bác mới đổ mà tôi đi qua rồi phanh xe một phát thì có mà đi đời. Bác cho biết thêm kích thước tấm và trong thiết kế có lớp giấy dầu chống ma sát không, vì nó rất quan trọng.
    undefined
    Minh

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thi công mặt đường BTXM

      Xin so sánh một chút giũa mặt đuòng BTXM và sàn nhà máy băng BTXM.
      Khi do be tong sàn nhà máy, dụ kiến bề mặt sàn sẽ có xe di chuyển hàng qua lại, phải co biện pháp làm cúng mặt sàn. Cụ thể là sau khi đổ BT độ 4 giờ, khi bề mặt đa se se, rắc loại bột gốc kim loại ( có tên tiếng Anh: hardenner),rac bằng tay cho đều khắp chỗ một lớp mỏng. Tiếp theo dung máy xoa nền ( tiếng Anh: Helicopter=may bay lên thẳng) xoa bề mặt cho nhẵn và cúng. Sau nay có thể còn sơn vài lớp sơn epoxy nũa là thanh sàn Nhà máy.
      Còn khi làm đường BTXM, dân Cầu đường lại không có thói quen dung máy xoa helicopter mà chỉ lấy cái thước dài xoa xoa bề mặt. Tất nhiên là bên trên có lớp vũa mỏng yếu nhu 1 anh đa nói rồi. Thật ra có lẽ nên thiết kế mác bê tông 300 thì hợp lý hơn.
      GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
      ĐT: 0913 555 194

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thi công mặt đường BTXM

        Theo tôi thi không phải là do mác BT không đat. Tôi tin là mình đã thi công đúng cấp phối cho BT mác 250.(theo thiết kế).
        Vậy làm sao để khắc phục lỗi này. Theo bạn có cần phải làm lại các tấm BT không. Có cách nào để khắc phục hiện tượng trên không.
        Xin cám ơn đã cho biết ý kiến

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thi công mặt đường BTXM

          Làm lại hay không thì phải căn cứ vào qui trình thi công và nghiệm thu. Cần đánh giá bong bật ở mức độ nào, chứ không phải cứ bong lóc là sẽ xảy ra bong bật cốt liệu như bác sunrise nói. Khả năng chịu bong bật cốt liệu phụ thuộc khả năng chịu kéo của bê tông nói chung chứ không phải khả năng chịu nén.
          undefined
          Minh

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thi công mặt đường BTXM

            Theo tôi, nguyên nhân của hiện tượng này như sau:

            1) Bê tông của bạn trộn đủ mác (về phương diện lượng dùng xi măng, lượng dùng cốt liệu, chất lượng cốt liệu, phụ gia), nhưng nhão quá (đột sụt cao), gián tiếp của việc không đảm bảo mác.

            2) Cũng từ nguyên nhân trên, nên khi vận chuyển đến vị trí đổ đã có hiện tượng mất nước xi măng. Thời gian từ khi trộn đến khi đầm kéo dài. Khi bạn đầm quá kỹ cũng gây hiện tượng phân tầng.

            3) Thêm nữa, dùng bê tông trộn có nhão hay không, mà trong/sau quá trình đầm, công nhân tưới thêm nước để làm mặt cho dễ, thì chất lượng lớp bê tông mặt sẽ không cao, độ bám dính với lớp bê tông dưới sẽ không lớn dẫn đến hiện tượng bong tróc về sau.

            4) Sau khi đầm, làm mặt lại sau khoảng 30'-1h (khi bề mặt se lại) để ổn định kết cấu, chống nứt mặt do co ngót. Dùng chổi quét tạo nhám cho bề mặt.

            Xử lý bề mặt đã bong của bạn:

            Cần mài bớt phần bong tróc ở trên, để lộ phần bê tông cứng tốt (mài rộng để không thấy lõm cục bộ).
            Hoặc không xử lý gì cả, một thời gian thì bề mặt cũng bị mài nhẵn thôi (nếu không lòi đá lớn dễ bong).

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thi công mặt đường BTXM

              Xin hỏi bạn tuananh7775, hiện tượng bong tróc lớp mặt đường BTXM của bạn có giống như thế này?
              http://cauduongbkdn.com

              Ghi chú

              Working...
              X