QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Tải trọng động đất

    NHƯ BÁC NÓI NÊU NHƯ TÍNH CẢ CHU KI CÓ DAO ĐỘNG XOẮN THÌ CÓ PHẢI CÓ CẢ TẢI TRỌNG THEO PHƯƠNG x VÀ y ĐÚNG KHỔNG TẢI TRỌNG ĐÓ ĐƯỢC SỬ DỤNG NHƯ THẾ NÀO ĐỂ TÍNH NỘI LƯC?THEO E LÀ LÂY CĂN BẬC HAI !BÁC THẤY THẾ NÀO!!?

    Ghi chú


    • Ðề: Tải trọng động đất

      cac bac cho em hoi chut ve gia toc nen voi...
      Trong phu luc tra gia toc nen agr theo dia danh trong 375-2006 thi khi tinh gia toc nen thiet ke ag co phai nhan them g(gia toc trong truong) nua khong?
      Vi du Quan Ba Dinh tra duoc la agR = 0.0976 thi khi tinh ag = agRxgama = 0.0976xgama hay ag = agRxgamaxg ???
      Last edited by eternal_flame2007; 18-01-2008, 08:50 PM.

      Ghi chú


      • Ðề: Tải trọng động đất

        Nguyên văn bởi eternal_flame2007
        cac bac cho em hoi chut ve gia toc nen voi...
        Trong phu luc tra gia toc nen agr theo dia danh trong 375-2006 thi khi tinh gia toc nen thiet ke ag co phai nhan them g(gia toc trong truong) nua khong?
        Vi du Quan Ba Dinh tra duoc la agR = 0.0976 thi khi tinh ag = agRxgama = 0.0976xgama hay ag = agRxgamaxg ???
        Các giá trị đỉnh gia tốc nền cho trong bảng phụ lục là giá trị không thứ nguyên vì nó được quy đổi theo gia tốc trọng trường .Trong khi đó thứ nguyên của gia tốc là m/s2 cho nên bác phải nhân thêm cho g nữa mới Ok !!!

        Ghi chú


        • Ðề: Tải trọng động đất

          Mấy bác ơi, có bác nào co file excel tính tải trọng gió động không cho em xin với. Em đang cần gấp lắm.
          minhphong2505@yahoo.com.vn

          Ghi chú


          • Ðề: Tải trọng động đất

            Nguyên văn bởi Ha Minh Phong
            Mấy bác ơi, có bác nào co file excel tính tải trọng gió động không cho em xin với. Em đang cần gấp lắm.
            minhphong2505@yahoo.com.vn
            khi bạn có kiến thức khá vững về động đất , việc tạo ra file excel để dùng thì quá đơn giản . Tôi nghĩ bạn nên tự thiết kế cho bản thân 1 chươgn trình tính toán , dễ kiểm xoát và dễ biết chổ nào còn báo cáo với kiểm định
            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

            Ghi chú


            • Ðề: Tải trọng động đất

              Nguyên văn bởi Nguyendv View Post
              Về chuyện Ritz vector, tổ hợp bằng CQC hay SRSS, tôi có mấy ý kiến sau (có thể nhiều bác trong forum biết rồi, xin được lượng thứ):

              1. Ritz vector, tên đầy đủ là "Load-Dependent Ritz vector base", hay "LD Ritz", do GS. E.Wilson (UCB, 1982) đê xuất, là trường vector phụ thuộc tải trọng.
              Thuật toán LD Ritz sẽ xuất phát từ:
              - Đặc trưng kết cấu (ma trận độ cứng K và khối lượng M) và,
              - Phân bố tải trọng trên kết cấu,
              để tạo ra một vector ban đầu (starting vector), sau đó dùng phương pháp lặp, sẽ tạo ra 1 trường vector LD Ritz có đặc điểm:
              - Các vector ứng với các dạng thế năng thực tế (khi có tải trọng của kết cầu), (tức là các dạng dao động bị kich thich bởi tải trọng).Như vậy là các tần số của LD Ritz sẽ trùng với các tần số riêng của kết cấu.
              - Các dạng dao động của kết cấu (và tần số riêng tương ứng) mà không bị kich thích bới tải trọng, sẽ không có trong trường vector LD Ritz.

              Với thuật toán như trên, thì trường LD Ritz vector có đặc điểm sau:
              - Với kết cấu thông thường mà các dạng dao động ban đầu (hay có chu kỳ lớn nhất) thường hay được kích thích nhất bởi tải trọng, thì tác dụng của LD Ritz vectors và Eigenvectors (trường vector riêng) là như nhau, và dùng cái nào cũng được.
              - Với các dạng kết cấu đặc biệt (khi có 2 chu kỳ gần như nhau, như cầu nhịp lớn chẳng hạn), hoặc phân bố tải trọng đặc biệt, mà có một (hoặc một số) dạng dao động bậc cao (có chu kỳ nhỏ) được kích thích, thì rõ ràng là LD Ritz có ưu thế hơn.
              - Các vector LD Ritz có các đặc tính trực giao như là trường vector riêng.

              Với các bài toán lớn hoặc có giới hạn về công cụ xử lý, nếu xét đến tốc độ tạo ra trường vector để áp dụng trong phương pháp cộng tác dụng tuyến tính (Linear vector superposition) thì thuật toán tạo ra LD Ritz nhanh hơn nhiều (so vơi thuật toán tạo ra vector riêng).

              Tuy nhiên, các thuật toán tạo ra Vector riêng (như Subspace, Lanczoz,...) đến nay đã đạt tới mức độ hoàn thiện, ngược lại, thuật toán LD Ritz mới đề xuất, mặc dùng đã được dùng nhiều, nhưng vẫn chưa ai nói đảm bảo 100% chính xác, thì theo ý tôi, nếu ai đó tính toán trường vector theo Ritz, nên kiểm tra lại các tần số Ritz.

              Áp dụng cho phân tích định lượng kết cấu chịu tải trọng động đất, tức gia tốc nền công trình, kết hợp với khối lượng kết cấu sẽ tạo ra tai trọng phân bố, vậy nên các kết luận nói trên hoàn toàn áp dụng được.

              Theo tôi biết (hiên nay, hoặc sắp xong) thì vẫn có 1 SV Việt Nam làm NCS PhD về "Phân tích kết cấu chịu tải động đất dùng LD Ritz vectors", hình như ở Univ Carlerton, Gia Nã Đại thì phải.
              Nhân bài viết này, mình gởi mọi người một tài liệu tham khảo, tài liệu này tập trung trình bày và so sánh các thuật toán dùng trong phân tích động được sử dụng trong phần mềm Robot (đây là hệ thống phần mềm phân tích và thiết kế kết cấu rất mạnh của Pháp, vừa được Autodesk mua và bây giờ có tên là Autodesk Robot Structural Analysis, mọi người có thể vào trang web của autodesk tham khảo)

              Trong tài liệu này trình bày khá đầy đủ về các thuật toán cơ bản, có ví dụ so sánh giữa các thuật toán. Mình có nghiên cứu nhưng vẫn chưa thông hết, anh em nếu quan tâm nghiên cứu và bình luận nhé.
              Attached Files

              Ghi chú


              • Ðề: Tải trọng động đất

                Nguyên văn bởi eternal_flame2007 View Post
                cac bac cho em hoi chut ve gia toc nen voi...
                Trong phu luc tra gia toc nen agr theo dia danh trong 375-2006 thi khi tinh gia toc nen thiet ke ag co phai nhan them g(gia toc trong truong) nua khong?
                Vi du Quan Ba Dinh tra duoc la agR = 0.0976 thi khi tinh ag = agRxgama = 0.0976xgama hay ag = agRxgamaxg ???
                Tình cờ xem trong ketcau.com mà tìm được 1 link tạp chí tính toán động đất hay, có cả Việt Nam và Australia nữa.

                http://www.ejse.org/Current1.htm

                Chúc vui,

                Ghi chú


                • Ðề: Tải trọng động đất

                  Nguyên văn bởi company View Post
                  Độ lớn (magnitude )của trận động đất được là năng lượng tỏa ra từ chấn tiêu và được biểu diễn qua độ Richter.

                  Cấp động đất (theo thang MSK-64 hoặc thang MM) dùng để đánh giá ảnh hưởng phá hoại tại một điểm cụ thể nào đó. Có thể động đất rất mạnh ở Nhật - 8 độ richter chẳng hạn, nhưng không ảnh hưởng tới Việt Nam.

                  Do vậy, không có liên hệ quy đổi giữa độ Richter và cấp động đất. Còn quan hệ giữa cấp động đất và đỉnh gia tốc nền, bạn có thể tham khảo trong tiêu chuẩn TCXDVN 375 : 2006.
                  Anh ơi!
                  Cho em xin hỏi tí: với độ lớn động đất (magnitude 8) thì tương đương với mấy độ richter?

                  Ghi chú


                  • Ðề: Tải trọng động đất

                    http://en.wikipedia.org/wiki/Richter_magnitude_scale


                    http://www.seismo.unr.edu/ftp/pub/lo...magnitude.html

                    Ghi chú


                    • Ðề: Tải trọng động đất

                      Mọi người có thể xem thêm bằng tiếng Việt:
                      Tình hình thiết kế kháng chấn ở Việt Nam
                      Độ Richter
                      Lực động đất
                      Động đất

                      Tại:
                      (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                      Ghi chú


                      • Ðề: Tải trọng động đất

                        Xin cảm ơn anh với tài liệu thật quý.
                        Theo tài liệu này nếu người ta nói là động đất cấp 8magnitude có phải bằng 8 rechter không ạ?

                        Ghi chú


                        • Ðề: Tải trọng động đất

                          "Richter magnitude scale" da duoc giai thich nhieu lan trong topic. va o cac Webseite duoc dua ra.

                          Anh ENGBELL chiu kho doc de hieu them

                          Giai Thich: "Richter magnitude scale" chung mot chu, va co nghia
                          Độ lớn (magnitude = Effects) của trận động đất (seismic = Earthquake )được là năng lượng tỏa ra từ chấn tiêu (thuoc no TNT) và được biểu diễn qua độ Richter.

                          Phuong phap do động đất do Mr. Charles Richter dua ra truoc, va duoc the gioi cong nhan, nen duoc noi tac lai Richter scale

                          O cuong do 8 theo "Richter magnitude scale" co so luong Ennergie tuong duong voi trai Bome 1 billion tan thuoc no TNT: Thi du nhu tran động đất tai San Francisco, 1906

                          Tom Lai : động đất cấp 8 magnitude bằng 8 Richter scale nhu ban hoi.

                          Ghi chú


                          • Ðề: Tải trọng động đất

                            Cho mình hỏi cách qui đổi giá trị theo TCXDVN 356 : 2005 thành giá trị fcd trong EN 1992 như thế nào?

                            Thks in advance

                            Ghi chú


                            • Ðề: Tải trọng động đất

                              Cơ sở để chuyển đổi

                              Tiêu chuẩn thiết kế của một quốc gia hay một tổ chức nào đó đều là một hệ thống tiêu chuẩn mang tính thống nhất của các yếu tố sau:
                              - Phương pháp tính toán (phương pháp TTGH hay ƯSCP...);
                              - Việc xác định tải trọng (tải trọng tiêu chuẩn-service loads và các hệ số vượt tải-load factors);
                              - Việc xác định độ bền của cấu kiện đối với PPTHGH (độ bền danh định-norminal strength và các hệ số giảm độ bền-strength reduction factors) hoặc xác định ứng suất cho phép của vật liệu đối với PPƯSCP. Việc xử lý và chọn các giá trị cường độ vật liệu cũng nằm trong bước này;
                              - Quá trình phân tích kết cấu (thường là phân tích đàn hồi);
                              - Quá trình thiết kế (chọn kích thước tiết fiện, cốt thép, cắt uốn thép, cấu tạo...). phương pháp thiết kế bê tông kết cấu có khác nhau, và các phương pháp này cũng có lịch sử phát triển nữa. Phương pháp đầu tiên là "Phương pháp ứng suất cho phép", nói gần đúng là lấy phân nữa của giá trị bền. Theo thời gian, ngày càng thiết kế tiết kiệm hơn, nên các phương pháp thiết kế phát triển, mà tiếp theo là "phương pháp cường độ tới hạn", và "phương pháp thiết kế trạng thái giới hạn".
                              Phương pháp trạng thái giới hạn, cân bằng giữa yêu cầu cường độ và điều kiện làm việc, được phát triển đầu tiên tại Liên Xô củ từ 1935-1955 (lâu quá trời lâu rồi). Sau đó được phát triển ở các nước Đông Âu và Tây Âu.
                              Tiêu chuẩn Anh (CP110) 1972 đã đưa vào phương pháp này. Gần đây Canada và gần nhất là EuroCode sử dụng làm khái niệm cơ bản.
                              Mặc dù tiêu chuẩn hiện tại của Mỹ ACI được viết theo cách cường độ và điều kiện làm việc, ảnh hưởng của lý thuyết trạng thái giới hạn rất rõ ràng.
                              Tiêu chuẩn Úc dựa rất nhiều vào khái niệm trạng thái giới hạn, dù rằng thuật ngữ lý thuyết trạng thái giới hạn lại không nói rõ ràng ra.
                              Phương pháp chuyển đổi

                              Khi chuyển đổi một yếu tố nào đó giữa hai tiêu chuẩn thì cần đọc kỹ toàn bộ hệ thống hai tiêu chuẩn này để có được một cái nhìn tổng quát và không bị sót các yếu tố ảnh hưởng khác. Chỉ quy đổi những yêu tố gì cần thiết, chẳng hạn như mác bê tông M theo TCVN và cường độ chịu nén đặc trưng của bê tông f'c theo ACI vì nhiều chủ đầu tư nước ngoài yêu cầu tư vấn Việt Nam phải thiết kế theo ACI, tức là số liệu đầu vào phải là f'c, trong khi nhiều nhà cung cấp bê tông Việt Nam lại chỉ cung cấp theo Mac, do vậy cần chuyển đổi. Có những yêu tố không cần chuyển đổi, chẳng hạn như tính thép theo tiêu chuẩn ngoại rồi tìm cách đổi sang TCVN, vì chỉ cấn tận dụng phần mềm nước ngoài đển bước xác định được nội lực, rồi dùng phần mềm của Việt Nam để thiết kế theo TCVN, một lý do nữa là việc chuyển đổi này cũng rất phức tạp và thường cho kết quả không chính xác.
                              Việc xác định các yếu tố khác nhau theo từng tiêu chuẩn và phụ thuộc vào cách tiếp cận vấn đề, quan điểm, kinh nghiệm, xử lý thống kê, đặc điểm tự nhiên và mức độ chấp nhận của xã hội của từng quốc gia (hay tổ chức). Tiêu chuẩn có thể là bắt buộc áp dụng hoặc không bắt buộc mà chỉ khuyến khích. Ví dụ: ACI là tiêu chuẩn không bắt buộc áp dụng, nếu một ai đó dùng ACI để thiết kế nhà, sau đó nhà đổ và điều tra cho thấy lỗi ở khâu thiết kế thì xin mời bác thiết kế vào bóc lịch (vì ACI không có quyền bảo hộ cho việc này); còn nếu dùng tiêu chuẩn Viêt Nam thì nếu nhà đổ còn biết đường mà cãi ở tòa.
                              Mặc dù việc xác định toàn bộ các yếu tố khác nhau theo từng hệ tiêu chuẩn (tất nhiên là cũng có những điểm chung vì các tiêu chuẩn đều có chung mục đích là cố gắng đảm bảo an toàn và sự sử dụng bình thường cho công trình với chi phí chấp nhận được và các nước hoặc tổ chức cũng thường tham khảo nhau), nhưng trong một tiêu chuẩn thì nó là một hệ thống thống nhất. Do vậy khi thiết kế theo tiêu chuẩn nào thì nên áp dụng toàn bộ quy trình của tiêu chuẩn đó. Việc quy đổi một yếu tố nào đó từ tiêu chuẩn này sang tiêu chuẩn khác là không khuyển khích vì dễ nhầm lẫn có thể đem lại kết quả không chính xác do không xét được hết các yếu tố một cách đồng bộ. Chỉ nên dùng trong những trường hợp đảm bảo đã được kiểm chứng chắc chắn.
                              Áp dụng chuyển đổi tiêu chuẩn ở Việt Nam hiện nay

                              Hiện nay với sự trợ giúp của các phần mềm phân tích kết cấu, nhiều công trình đã được các kỹ sư Việt Nam tính toán không gian và thiết kế cột chịu nén lệch tâm xiên theo BS hoặc ACI, trong đó các giá trị N, Mx, My được sử dụng đồng thời, cốt thép tính toán ra được đặt đều theo chu vi của tiết diện. Tuy nhiên nếu đánh giá cột làm việc thiên về một phương hơn (ví dụ mặt bằng hình chữ nhật, bước cột không đều), thì với lượng thép tính ra bằng BS (hoặc ACI), có thể bố trí thiên về các thớ chịu lực chính (cạnh ngắn của cột) và kiểm tra lại theo bài tính cột của TCVN, còn trên cạnh dài có thể bổ sung để đảm bảo cột làm việc tốt theo phương kia. Với cách này, cốt thép bố trí sẽ dư hơn mức cần thiết, và với mức độ dư 15-30% là có thể chấp nhận được.
                              Một điều đáng lưu ý là mặc dù nhiều người dùng các phần mềm của nước ngoài và thiết kế theo tiêu chuẩn nước ngoài nhưng tổ hợp tải trọng, cường độ vật liệu lại vẫn lấy theo Việt nam. Như vậy là rất nguy hiểm. Cũng không thể trách họ được mà trách các trường, viện không có nghị định, quy phạm, tài liệu để hướng dẫn làm, cứ để kỹ sư tự mầy mò.
                              Xem thêm

                              Chuyển đổi giữa các tiêu chuẩn
                              Last edited by ketcaucdc; 19-07-2009, 09:45 AM.
                              (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                              Ghi chú

                              Working...
                              X