QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tải trọng động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Tôi xin xen ngang chút xíu. Động đất có nhất thiết là do các thảm hoạ của tự nhiên không. Lấy ví dụ Một ngôi nhà rất cao như Toà Tháp đôi của Mỹ bị sập chẳng hạn kéo theo đó là xung động trong đất gây đổ nứt vỡ các công trình có quy mô vừa nhỏ ở lân cận đó. Ví dụ 2 là một vụ thử bom lớn cũng có thể gây xung động trong lòng đất làm hư hỏng các nhà lân cận trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Như vậy, động đất có thể hiểu không nhất thiết là do thiên tai gây ra được chứ???
    96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
    TEL: 9763564-FAX: 9745233
    @: ACE@FPT.VN

    Ghi chú


    • #17
      Nguyên văn bởi n2binh_ace_cdcc
      Tôi xin xen ngang chút xíu. Động đất có nhất thiết là do các thảm hoạ của tự nhiên không. Lấy ví dụ Một ngôi nhà rất cao như Toà Tháp đôi của Mỹ bị sập chẳng hạn kéo theo đó là xung động trong đất gây đổ nứt vỡ các công trình có quy mô vừa nhỏ ở lân cận đó. Ví dụ 2 là một vụ thử bom lớn cũng có thể gây xung động trong lòng đất làm hư hỏng các nhà lân cận trong phạm vi ảnh hưởng của nó. Như vậy, động đất có thể hiểu không nhất thiết là do thiên tai gây ra được chứ???
      Vầng, bác nói rất chính xác đấy ạ
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #18
        Oh! mải tham gia vào mục "Tâm sự của các bạn SV" nên không để ý đến câu hỏi của bạn

        Nguyên văn bởi nguyenduc_cdcc
        Khi tính tải động đất cho các công trình có mặt bằng phức tạp dạng dao động dạng đầu tiên thường là xoắn các dạng tiếp theo mới là dạng cơ bản. Vậy theo UBC97 thì chu kỳ lấy theo dạng nào? dạng có chu kỳ lớn nhất hay lấy theo dạng cơ bản?
        Như tôi đã nói ở thư trước là công thức ở trong t/c đó được thiết lập từ những trường hợp của regular structures, tức là vấn đề xoắn được coi là nhỏ và bỏ qua. Nói chung trong khi thiết kế công trình kháng chấn nên cố gắng làm sao để ảnh hưởng của xoắn là nhỏ nhất. Trong tiêu chuẩn (tôi nhớ không nhầm) cũng có công thức thực hành để tính toán giá trị của chu kỳ dao động cơ bản. Trong trường hợp ảnh hưởng của xoắn là khá lớn thì nếu áp dụng công thức đó có thể sẽ cho sai số lớn. Trong trường hợp này nếu công trình tầm cỡ lớn có khi phải yêu cầu phân tích động phi tuyến...
        Nhân tiện gửi mọi người địa chỉ bài báo của tôi đăng ở tạp chí ASCE và ACT:
        http://www.pubs.asce.org/WWWdisplay.cgi?0510198
        http://www.j-act.org/4-6.html

        Ghi chú


        • #19
          Ui mấy bác CDC vi phạm bản quyền nhá, cái Global Seismic Hazard Map của GSHAP đo mãi mới được thế mà các bác lại dán ngay cái tên CDC với ketcau.com vào là thế nào ?
          Does engineering need science?

          Ghi chú


          • #20
            theo tôi lúc đó lực tĩnh đem chia cho nút khung và gán vao các nút khung thôi. Đấy là tôi nghĩ thế, chưa thiết kế công trình chống động đất bao giờ

            Ghi chú


            • #21
              tải trọng gió động\ hệ số tương quan không gian v2

              Chào các bạn,
              Tôi muốn hỏi về cách tính gió động theo tiêu chuẩn xây dựng TCXD-229, phần hệ số tương quan không gian có hướng dẫn v2=v3=1, trong khi v1<1. Thiết nghĩ, sao chúng ta không thể xác định v2=v3=v1, mà lấy giá trị lớn nhất là bằng 1, làm cho tải gió động lớn hơn nhiều với các nhà có số tầng lớn. Mong các bạn nào có kinh nghiệm về vấn đề này giải thích giải thích. Cám ơn.

              Ghi chú


              • #22
                Nguyên văn bởi TS.DinhVanThuat(Tokyo)
                Như vậy trong UBC-97 thì ảnh hưởng của nền đất đã được kể đến thông qua hai hệ số Ca và Cv ở công thức 2 và 3. Đây là một sự khác biệt lớn của UBC-97 so với các versions trước khi kể đến ảnh hưởng của nền đất, đó là trong phạm vi chu kỳ dao động ngắn thì hệ số Ca (hay lực cắt nền Sb) thay đổi không những theo hệ số vùng chấn động Z mà cả theo loại nền đất (trong UBC-94 và các versions trước thì Sb chỉ phụ thuộc vào vùng chấn động Z, và không phụ thuộc vào loại nền đất). Chẳng hạn đối với vùng động đất 2B (vùng động đất trung bình có giá trị Z = 0.2) thì giá trị của Ca = 0.28 cho loại đất thứ 4 (stiff soil, ký hiệu là Sd) và Ca = 0.34 cho loại đất thứ 5 (soft soil, ký hiệu là Se). Cũng trong vùng động đất 2B này thì giá trị của Cv = 0.4 cho loại đất thứ 4 và Cv = 0.64 cho loại đất thứ 5.
                Chào bác Thuật,
                Làm phiền bác một chút nhé. Tôi thấy công thức tính lực cắt nền theo UBC-94 và UBC-97 khác nhau về hình dáng công thức, UBC-97 phân chia thành 6 loại nền khác nhau như bác đã nêu thì rõ rồi. Trong công thức 2, 3 hệ số Ca, Cv phụ thuộc vào vùng động đất và loại nền đất, nhưng trong công thức 1 của UBC-94, lực cắt nền cùng phụ thuộc vào vùng động đất Z và hệ số nền đất S đấy chứ, chỉ có là UBC-97 thì xét tới các hệ số này một cách chi tiết hơn với việc chia thành 6 loại nền đất vã xét tới ảnh hưởng của chúng trong mỗi vùng động đất.

                Nhiều quan sát cho thấy địa hình có ảnh hưởng lớn tới cường độ dao động nền đất, chẳng hạn một công trình xây dựng trên đỉnh đồi bị hư hỏng rất nặng trong một trận động đất nào đó trong khi công trình tương tự đặt ở dưới chân đồi thì hầu như không bị hư hỏng gì. Hiện tượng này là do gia tốc của nền đá gốc bị khuyếch đại do cộng hưởng tương tự như hiện tượng cộng hưởng với công trình. Vậy bác cho hỏi có tiêu chuẩn nào xét tới hiện tượng này không?

                Ở Việt Nam hiện nay, các kỹ sư tư vấn thường tính tải trọng động đất theo phương pháp tải trọng tĩnh tương đương dựa trên các tiêu chuẩn UBC (Mỹ), SNIP (Nga) và tiêu chuẩn Trung Quốc mà ít dùng tiêu chuẩn kháng chấn của Nhật Bản mặc dù khoa học về động đất của Nhật Bản rất phát triển và chắc là tiêu chuẩn kháng chấn của Nhật cũng tiên tiến. Vậy nếu có thể thì bác tóm tắt cách tính tải trọng động đất theo tiêu chuẩn Nhật Bản và nêu ưu nhược điểm của cách tinh này so với cách tính của UBC cho anh em cùng xem nhé.
                Tks.

                Ghi chú


                • #23
                  Hi bác Dungthikeco:
                  Sorry vì không trả lời bác ngay được! So với các UBC trước thì UBC-97 có kể đến ảnh hưởng của nền đất ngay cả cho trường hợp trong phạm vi chu kỳ dao động ngắn đấy. Có gì bác kiểm tra lại giúp tôi và nếu cần thì bác cho mấy cái ví dụ so sánh minh họa nhé!

                  Nguyên văn bởi dungthikeco
                  Nhiều quan sát cho thấy địa hình có ảnh hưởng lớn tới cường độ dao động nền đất, chẳng hạn một công trình xây dựng trên đỉnh đồi bị hư hỏng rất nặng trong một trận động đất nào đó trong khi công trình tương tự đặt ở dưới chân đồi thì hầu như không bị hư hỏng gì. Hiện tượng này là do gia tốc của nền đá gốc bị khuyếch đại do cộng hưởng tương tự như hiện tượng cộng hưởng với công trình. Vậy bác cho hỏi có tiêu chuẩn nào xét tới hiện tượng này không?
                  Có lẽ quan sát trên là cho trường hợp công trình xây dựng có chu kỳ dao động khá ngắn, như nhà kết cấu tường BTCT (wall buildings) cao một vài tẩng gì đó! Vì trong trường hợp này thì chu kỳ dao động riêng của kết cấu nhà và chu kỳ trội của nền đất trên đỉnh núi (thường là very stiff soils or rocks) là khá gần nhau. Còn đối với công trình nhà có nhiều tầng hơn thì xu hướng bị hư hỏng sẽ nhiều hơn khi xây dựng ở dưới chân núi! Nói chung vấn đề này phần nào đã được xét đến trong UBC và nhiều tiêu chuẩn khác qua việc phân loại nền đất và biểu đồ phổ gia tốc tương ứng....


                  Nguyên văn bởi dungthikeco
                  Vậy nếu có thể thì bác tóm tắt cách tính tải trọng động đất theo tiêu chuẩn Nhật Bản và nêu ưu nhược điểm của cách tinh này so với cách tính của UBC cho anh em cùng xem nhé.
                  Tôi cũng rất muốn viết một chút về vấn đề này theo những gì mình biết, nhưng không dám hứa với bác đâu! Bác HNTuanJP hay các bác khác ở Nhật có gì bố trí viết một bài về vấn đề này cho mọi người đọc đi?
                  E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Tải trọng động đất

                    Nguyên văn bởi kcs_43
                    Bác cho em hỏi động đất ở hà nội cấp 7, 8 thì hệ số như thế nào nếu theo UBC97. THANKS
                    To kcs_43:
                    Theo mình thì động đất cấp 7 tương đương với vùng động đất 2A, cấp 8 tương đương với vùng 3; còn nền đất Hà Nội tương đương với loại Se của UBC 97(tương đối thôi).

                    To bác Thuật:
                    Bác suy luận như vậy là đúng rồi. Núi đồi thì thường là đất cứng hoặc đá và có độ cứng lớn, do vậy thành phần dao động có chu kỳ ngắn từ tầng đá gốc bị cộng hưởng và khuyếch đại. Nhà thấp tầng đặt trên đỉnh núi chịu dao dộng có chu kỳ ngắn và cường độ mạnh lại bị khuyếch đại một lần nữa và bị đổ. Còn nhà cao tầng đặt ở đây không xảy ra hiện tượng này.
                    Tuy nhiên tôi thấy tiêu chuẩn chưa xét tới yếu tố địa hình mà chỉ xét tới loại nền đất và frequency content tương ứng với nó thôi. Có thể hình dung hiện tượng khuếch đại do địa hình nêu trên là khuyếch đại hai lần và chưa được xét tới.
                    Tks.

                    Chúc mọi người ăn tết vui vẻ nhé.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Tải trọng động đất

                      Xin giới thiệu với các bác cái bản đồ phân vùng gia tốc nền của Việt Nam để xem chơi (copy trong Dự thảo TC về tải trọng động đất của VN)!
                      Attached Files
                      Last edited by abc; 04-02-2005, 01:48 PM.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Bài 1: Tính toán tải trọng động đất tương đương tác dụng lên công trình nhà

                        S = hệ số nền đất (đây là hệ số khó xác định nhất, và cũng là chỗ để mỗi nước tạo ra những cái riêng của họ!).

                        Vấn đề ảnh hưởng của nền đất (hệ số nền S) trong việc tính toán lực cắt nền đã được xem xét và quy định trong thực hành từ UBC-76. Trong thời gian đó thì hệ số S được tính toán phụ thuộc vào tỉ số T/Ts trong đó T = chu kỳ dao động riêng cơ bản của kết cấu và Ts = chu kỳ trội của nền đất (characteristic site period). Giá trị thực hành tính toán của hệ số S trong UBC-76 đã được qui định từ 1 đến 1.5. Việc xác định hệ số S phụ thuộc vào tỷ số T/Ts đã được dùng cho đến UBC-85.

                        Trong UBC-85 thì một phương pháp mới khác để xác định hệ số S đã đồng thời được sử dụng. Thay vì phụ thuộc vào tỉ số T/Ts thì hệ số S trong phương pháp mới này đã được xác định dựa trên 3 loại nền đất (soil profile types) được phân loại là rock, deep soil, và soft soil, tương ứng với các hệ số S1 = 1.0, S2 = 1.2, và S3 = 1.5. Phương pháp mới này (dựa trên việc phân loại nền đất, thay vì phụ thuộc vào tỉ số T/Ts) đã được duy trì và phát triển thêm ở các versions tiếp theo như UBC-88, UBC-91, UBC-94, và UBC-97. Nhưng càng ở các versions sau thì việc phân loại và tính toán càng chi tiết và có phần "an toàn" hơn.

                        To anh Thuật:
                        Theo UBC-97 thì đất nền được chia ra làm 6 loại là hard rock,rock, deep soil, soft soil,very deep soft soil và soils requiring site-specific evaluation. Từ đó đưa ra các hệ số Si khác nhau. Có lẽ tiêu chuẩn cũng mới chỉ khảo sát được những loại đất nền riêng lẽ mà chưa thể đề cập đến một nền đất bao gồm nhiều lớp đất nền khác nhau?
                        Tuy nhiên, khi thiết kế một công trình cụ thể thì địa chất nơi đặt công trình có thể bao gồm nhiều lớp đất khác nhau. Như vậy, đất nền ở đây sẽ được hiểu như thế nào: là lớp đất đặt đáy móng,nơi triệt tiêu lực cắt của công trình hay là lớp đất đặt mũi cọc,nơi truyền phần lớn tải trọng đứng của công trinh.
                        Theo anh Trung - Hacid thì đất nền Hà nội có thể lấy hệ số là SE là loại đất mềm.
                        Vậy anh có thể giải thích cụ thể hơn về vấn đề này?

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Bài 1: Tính toán tải trọng động đất tương đương tác dụng lên công trình nhà

                          Nguyên văn bởi Anh Thuật
                          S = hệ số nền đất (đây là hệ số khó xác định nhất, và cũng là chỗ để mỗi nước tạo ra những cái riêng của họ!).

                          Vấn đề ảnh hưởng của nền đất (hệ số nền S) trong việc tính toán lực cắt nền đã được xem xét và quy định trong thực hành từ UBC-76. Trong thời gian đó thì hệ số S được tính toán phụ thuộc vào tỉ số T/Ts trong đó T = chu kỳ dao động riêng cơ bản của kết cấu và Ts = chu kỳ trội của nền đất (characteristic site period). Giá trị thực hành tính toán của hệ số S trong UBC-76 đã được qui định từ 1 đến 1.5. Việc xác định hệ số S phụ thuộc vào tỷ số T/Ts đã được dùng cho đến UBC-85.

                          Trong UBC-85 thì một phương pháp mới khác để xác định hệ số S đã đồng thời được sử dụng. Thay vì phụ thuộc vào tỉ số T/Ts thì hệ số S trong phương pháp mới này đã được xác định dựa trên 3 loại nền đất (soil profile types) được phân loại là rock, deep soil, và soft soil, tương ứng với các hệ số S1 = 1.0, S2 = 1.2, và S3 = 1.5. Phương pháp mới này (dựa trên việc phân loại nền đất, thay vì phụ thuộc vào tỉ số T/Ts) đã được duy trì và phát triển thêm ở các versions tiếp theo như UBC-88, UBC-91, UBC-94, và UBC-97. Nhưng càng ở các versions sau thì việc phân loại và tính toán càng chi tiết và có phần "an toàn" hơn.
                          To anh Thuật:
                          Theo UBC-97 thì đất nền được chia ra làm 6 loại là hard rock,rock, deep soil, soft soil,very deep soft soil và soils requiring site-specific evaluation. Từ đó đưa ra các hệ số Si khác nhau. Có lẽ tiêu chuẩn cũng mới chỉ khảo sát được những loại đất nền riêng lẽ mà chưa thể đề cập đến một nền đất bao gồm nhiều lớp đất nền khác nhau?
                          Tuy nhiên, khi thiết kế một công trình cụ thể thì địa chất nơi đặt công trình có thể bao gồm nhiều lớp đất khác nhau. Như vậy, đất nền ở đây sẽ được hiểu như thế nào: là lớp đất đặt đáy móng,nơi triệt tiêu lực cắt của công trình hay là lớp đất đặt mũi cọc,nơi truyền phần lớn tải trọng đứng của công trinh.
                          Theo anh Trung - Hacid thì đất nền Hà nội có thể lấy hệ số là SE là loại đất mềm.
                          Vậy anh có thể giải thích cụ thể hơn về vấn đề này?

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Tải trọng động đất

                            To bác Dũng:

                            Nguyên văn bởi dungthikeco
                            Nhà thấp tầng đặt trên đỉnh núi chịu dao dộng có chu kỳ ngắn và cường độ mạnh lại bị khuyếch đại một lần nữa và bị đổ. Còn nhà cao tầng đặt ở đây không xảy ra hiện tượng này.
                            Bác có thể giải thích rõ thêm hiện tượng khuyếch đại thêm lần nữa ở đây là như thế nào có được không?

                            Nguyên văn bởi dungthikeco
                            Tuy nhiên tôi thấy tiêu chuẩn chưa xét tới yếu tố địa hình mà chỉ xét tới loại nền đất và frequency content tương ứng với nó thôi. Có thể hình dung hiện tượng khuếch đại do địa hình nêu trên là khuyếch đại hai lần và chưa được xét tới.
                            Đúng là có 2 loại khuếch đại theo loại nền đất và địa hình, nhưng có lẽ tiêu chuẩn chỉ có thể quy định được một cách chung chung thôi!!!

                            To NTN CDCC: Việc phân loại nền đất có dựa theo các đặc trưng tính chất của các lớp đất đấy, nhưng có giới hạn chiều sâu!! Về việc kể đến ảnh hưởng của các lớp đất có khi tiêu chuẩn của Nhật mà hiện nay vẫn hay dùng quy định phức tạp hơn của Mỹ!!

                            PS: Suốt từ hôm qua bị cúm (may quá không phải là cúm gà!) nên không thể viết bàn loạn nhiều được! Vấn đề các bác đặt ra toàn là hóc búa và vẫn đang hot nên các bác cứ thảo luận tiếp nhé!
                            Mấy ngày nữa là Tết rồi, xin chúc tất cả mọi người đón năm mới thật vui vẻ và đầm ấm!
                            E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Tải trọng động đất

                              To bác Thuật:
                              Tôi muốn nói là có thể xem ngọn núi như một công trình có độ cứng lớn. Nền đất dưới chân núi cũng là nền đá hoặc đất cứng. Nền đất loại này truyền và khuyếch đại thành phần dao động có chu kỳ ngắn của sóng động đất từ tầng đá gốc. Do vậy nền đất sẽ dao động mạnh với chu kỳ ngắn. Núi, như một công trình có độ cứng lớn hay có chu kỳ dao động tự nhiên ngắn sát với chu kỳ dao động của nền đất, sẽ dao động rất mạnh do cộng hưởng và với chu kỳ ngắn. Công trình cứng đặt trên đỉnh núi chịu hiện tượng tương tự và bị đổ.
                              Như vậy có 2 lần khuyếch đại, 1 lần từ tầng đá gốc lên nền đất cứng, lần thứ 2 từ nền đất lên núi. Tiêu chuẩn hình như chỉ xét đến lần 1.
                              Có gì bác cho ý kiến nhé.
                              tks.
                              virus cúm gà có thể lây qua mạng sang Nhật đấy bác ạ. Take care.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Tải trọng động đất

                                To Dungthikeco

                                Hiện tượng anh nêu công trình trên núi theo tôi tương tự như hiện tượng lực động đất tác động lên phần tum công trình có trọng lượng nhỏ so với trọng lượng các tầng điển hình bên dưới (công trình nhà cao tầng), phần lực tác động gia tăng này đều được các tiêu chuẩn xét đến thông qua các hệ số điều chỉnh.

                                Thân,
                                Hacidmember

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X