Chào các bạn.Mình đang cần tìm hiểu về nền gia cố cừ tràm. Bạn nào có tài liệu hay kinh nghiệm gì đó giúp mình được không?
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
nền gia cố cừ tràm.
Collapse
X
-
Theo tôi, cọc cừ tràm (dùng trong miền Nam) chắc cũng như cọc tre (dùng ở miền Bắc)thôi.
Thực ra chẳng có Tiêu chuẩn xây dựng nào nói về cọc cừ hay cọc tre cả.
Về tài liệu, tôi thấy có quyển "Cẩm nang kết cấu" của Thạc sĩ Bùi Đức Tiển có đề cập đến đôi chút.
Thông thường, tôi thấy người ta bố trí cọc theo kinh nghiệm là chính, chẳng hạn sau khi đóng cọc đến khi cọc bị chối, nếu công trình nhà nước thì ta nên đưa ra yêu cầu tổ chức nén nền bằng bàn nén hiện trường để xác định sức chịu tải của nền sau khi gia cố. Đối với công trình nhà dân thì thôi. Sau khi gia cường, nền có thể đạt được R = 1,0 kG/cm2.
Việc tính toán có 2 trường phái:
1. Là tính thể tích cọc chiếm chỗ thay thế cho đất yếu.
2. Tính như cọc BTCT, tính lún như bè cọc khi cọc tựa lên lớp đất tốt.
Ngoài ra, khi đưa ra biện pháp gia cố cần cân nhắc thêm các biện pháp xử lý nền khác như đệm cátm, thay thế đất yếu, bấc thấm, cọc cát, cọc XM cát, cọc XM đất...ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com
-
nếu em nhớ không nhầm thì cọc tre được chôn dầy (khoảng cách là 20 cm)và cọc là chắc chắn thì có cường độ gấp 2 lần cường độ ban đầu thì phải.Không biết có đúng không nữa?????????
Ghi chú
-
Các bác ới.
Hình như có nhiều luận án thạc sĩ có nói về đề tài này,em cũng có 1 cuốn đề tài tính toán cừ tràm của Nguyễn Xuân Năng (luận án Thạc sĩ,đại học bách khoa thành phố HCM).Cuốn sách này nói khá kĩ về móng cừ tràm.Tiếc là em ở xa không thể làm sao được.Hay là các bạn ai có thì cho mọi người ở gần xài với kìa.
Ghi chú
-
Cừ tràm!!!
Là kỹ sư thiết kế cần phải dựa vào TCXD , thế nhưng hiện nay TCXD VN không đề cập gì về gia cố nền bằng cừ tràm cả
Thực chất thể tích chiếm chỗ trong đất của cừ tràm làm lèn chặt nền đất, giảm độ rỗng của đất và tăng khả năng chịu tải của đất nền.
Thạc sĩ Bùi Đức Tiển đã có đề cập nhưng theo tôi độ rỗng của đất giảm đi bao nhiêu thật là khó xác định bằng công thức
Còn cách tính xem cừ tràm như cọc BTCT lại càng không ổn! Do nền đất ta cần gia cố thường quá dày so với chiều dài cừ, do vậy đây là cọc treo chịu ma sát - (sức kháng mũi cừ = 0) mà diện tích xung quanh thân cừ quá nhỏ thậm chí lớp đất ấy có độ sệt không thể tra bảng được xem như bó tay.
Do đó chỉ có cách duy nhất là thí nghiệm bàn nén mới đủ cơ sở kết luận để tính toán
Ghi chú
-
Không được dùng giải pháp gia cố nền bằng cọc tre, cọc cừ tràm
Không được dùng giải pháp gia cố nền bằng cọc tre, cọc cừ tràm vì không có tiêu chuẩn nào bảo vệ cho người thiết kế trước pháp luật cả. KS Lê Thanh Liêm vào " KHO" chỉ vì gia cố nền đường Lê Thánh Tôn kéo dài bằng cọc cừ tràm đấy!
Ghi chú
-
Nguyên văn bởi inspectorKhông được dùng giải pháp gia cố nền bằng cọc tre, cọc cừ tràm vì không có tiêu chuẩn nào bảo vệ cho người thiết kế trước pháp luật cả. KS Lê Thanh Liêm vào " KHO" chỉ vì gia cố nền đường Lê Thánh Tôn kéo dài bằng cọc cừ tràm đấy!
Ghi chú
-
Thực ra cái đường đó (Nguyễn Hữu Cảnh) không lún mới là lạ , đất ở đó toàn là bùn ko à trước nó là 1 dòng kinh gì đó , Nếu bạn đi dọc đường đó sẽ thấy có 1 số nhà nghiêng rất đẹp. Nhưng mà đã làm đường thì phải lún , ko lún ko phải là đường Mà hình như cái đường đó có rất nhiều xe tải nặng chạy qua nữa....Bi giờ thì cứ để nó lún đã đời đi khi nào dân chửi thì vác máy cào nó lên bù lại phần bị lún hehe...còn về KS Tkế vào "KHO" chắc cũng nhiều như lợn con các bác nhỉ....lạ gì đâu
Ghi chú
-
gia cố nền bằng cọc tre, tràm
em thấy các bác trao đổi thật là hay, giúp em hiểu ra nhiều về vấn đề này.
Em xin có một số ý kiến nho nhỏ:
-Thiết kế công trình nhà nước:không nên mạo hiểm chọn giải pháp này, vì không được bảo hộ. Sách chuyên ngành chỉ có tính chất tham khảo mà thôi.
-Thiết kế nhà dân: Theo em các bác cần lưu ý nhớ xem qua địa chất coi trước khi quyết định, và số cọc tối đa là 25cocj/ m2. Vì em thấy nhiều nhà đóng đến lúc không đóng được thì thôi. Hóa ra là nền cọc tre gia cường... đất.
- Hồi mới ra trường em cung hỏi một thầy giáo về vấn đề cường độ của nền sau khi gia cố thì thầy bảo tăng khoảng 0,3-0,4 kgf/cm2 so với ban đầu. Nhưng cung chi tham khao.
Ghi chú
-
ttkh thân!
Tôi tình cờ biết trang web này,thấy bạn "ttkh" cần hỏi về tài liệu cừ tràm.Nều ở TPHCM bạn có thể ghé quầy giáo trình Đại học Bách Khoa đường Tô Hiến Thành mua cuốn"Công trình trên nền đất yếu trong điềy kiện Việt nam" của GSTS Lê Bá Lương và các cộng sự trong chương trình nghiên cứu khoa học Việt-Pháp.Tôi thấy khá chi tiết.Nếu bạn muốn tham khảo thêm,hiện tại tôi có tài liệu nghiên cứu về cừ tràm của GSTS Nguyễn Văn Thơ(Đề tài nghiên cứu cấp bộ)
Ghi chú
-
Sử dụng cọc tràm trong thiết kế quả là một việc làm không chuẩn mực, nhưng không phải vậy mà không sủ dụng đến, thực tế nó vẫn sủ dụng tốt cho những nơi có điều kiện thích hợp, thậm chí cho cả những nhà cao 5 tầng. Tôi biết nhà nước ta đã bỏ ra rất nhiều tiền cho các nhà khoa học ta nghiên cứu về vấn đề này, hầu hết đều cố gắng tìm một lý thuyết nào đó đề ra một quan điểm áp dụng vào việc tính toắn này, thậm chí còn dự định đưa thành TIÊU CHUẨN Thiết Kế và nghiệm thu MÓNG CỪ TRÀM (đã có bản Dự Thảo mà tôi đang có trong tay) Thật may mà nó không hình thành..!!!
Thực tế thiết kế và thi công móng cừ tràm mà chính bản thân tôi từng làm (Tk, thi công, thử tải, theo dỏi lún....) cho tôi bài học đáng gía như sau:
- Một số công trình ổn định rất tốt trong điều kiện thích hợp.
- Một số công trình có độ lún rất lớn trên 30cm, nguyên nhân không hòan tòan do móng LÚN TRONG NỀN mà chủ yếu do NỀN tòan khu vực bị lún, mang công trình lún theo !!!
Đây là khu vực trước khia là đầm lầy ruộng lúa, sau đó được san lấp với chiều dầy trung bình 2 mét , cho dù lớp này có được lèn chặt bao nhiêu di nữa (Khu Đinh Bộ Lĩnh F26, Khu Bắc Van Thánh, Khu Nguen hửu Cảnh F22 Q BT,Khu Đô thị Q6, Q7 Nhà Be vv..), tất cả chỉ sau 2 năm có độ lún trên 20 cm, do đó nhà nào xây dựng đầu tiên thì bản thân nó đã được "hưởng" trên 20cm của khu vực này.
Đó là điều thứ nhất mà các nhà khoa học ta chưa đề cập đến, vì khi đó hiệu ứng ma sát âm sẽ làm giảm khả năng chịu tải này
Thứ hai với quan điểm đóng cừ tràm trong đất bùn, đển gọi đó là gia cố nền làm cho bản chât vật lý của nền tốt hơn, để từ đó tính ra sức chịu tải mới thì tôi thấy hoằn toằn không có... bởi vì đất bùn giống như là chất dẽo, đong chổ này thì xì lên chổ khác,..Khi ta đóng xong hố cừ tràm với đầu cừ còn ló lên khỏi đáy hố khoẳng 15cm thì sáng hôm sau không còn thấy đầu cừ đâu nữa giống như ai đó đã nhổ đi vậy. Thật ra đó là do bùn xì lên lấp cả đầu cừ, mà ngay như khi ta đã đổ xong lớp bê tông.lót, bùn vẫn cứ theo khe hở mà xì lên, Thực tế cho thấy 25 năm sau khi XD chung cư Thanh Da khảo sát lại (Tài liệu Công Ty Kiểm định TP HCM) cho thấy Bùn vẫn là lớp BÙN như ngày nào...
Thứ ba là đi tìm một lý thuyết nào đó cho việc Thiết kế cừ tràm là không phù hợp thực tế. Ở Sài gòn trước năm 1975 ông Thầy của tôi là TS Phan Ngọc Thể (Nay đã là người thiên cổ) chỉ đơn giản khi xem nhóm cừ tràm như là một nhóm, bó, và tính toán như là khối móng trong Nền Sét (góc ma sát = 0) như tụi Mỹ tính toán (Sách NỀN và MÓNG của toi đã trỉnh bày) thì rất đơn gỉan và phù hợp. và củng từ cách tính này một điều cực kỳ quan trọng mà có thể xem là kinh khủng là " KÍCH THƯỚC MÓNG CỪ TRÀM CÀNG LỚN THÌ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI TRÊN 1 MÉT VUÔNG CÀNG GIẢM" như 1m2 cừ tràm có thể chịu 80 kPa nhung khi tăng lên 2m2 có thể chỉ còn 70 Kpa và nếu làm thành cái bè thi có khi giảm còn 50 Kpa, Thực tế tôi thấy là như vậy mà chẳng có đề tài nghiên cứu nào đề cập đến !!!!?????
Thứ tư là nếu bỏ qua không xét đến độ lún > 20cm do toàn bộ khu vực bị lún (và còn lún còn kéo dài cho vài măn sau nửa) mà chỉ xét đến cục bộ giửa móng và nền thì có thể suy đoán được độ lún này nhưng vẫn không thể lấy đó để khẳng định được, do hiện tượng lún thứ cấp, hiện tượng trồi đất vv mà có thể xẩy ra rất lớn mà ta chưa có cơ sở giải quyết.
Cuối cùng theo tôi chuẩn mực mà nói thì không nên dùng cừ tràm và cũng chẳng nên nghiên cứu gì thêm về vấn đề này. Nếu phài làm thì chỉ nên dùng cho nhà dưới 3 tầng (do kích thước móng không lớn) nhưng phải có biện pháp gíam sát thật kỷ ( kích thước, mật dộ đóng, coi chường bị bẻ cừ,vv và vv rất là nhiêu khê) Sử dụng tốt nhất là bên dưới có một lớp đất tốt hơn mà mũi cừ có thể cắm vào được, khi đó cừ tràm có thể làm việc theo vật liệu cừ, và ta có thể xây nhà 5 tầng trên đó.
Ghi chú
-
Đức ơi!
Thực ra ở TPHCM ít sử dụng tràm vì đất quá yếu chỉ có thể dùng móng cọc!Thực ra ở những nhà phố trên nền đất đủ tốt ta vẫn dùng cừ tràm đấy thôi!Còn ở quê tôi họ vẫn dùng cọc tre rất nhiều.Tôi nghĩ nhất thiết phải có quy phạm về vấn đề này không thể chấp nhận mà không có quy phạm được!Hiện nay tôi thấy thiết kế tràm rất lãng phí (cho chắc ăn mà,tôi cũng vậy!)Thầy Hoàng ơi!Thầy có thể cho em biết thêm về cọc tràm được không a!Em cám ơn thầy!
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú