QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

nền gia cố cừ tràm.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    may su phu co the cho em muon sach tinh ve coc tram ko a

    Ghi chú


    • #17
      may su phu co the cho em muon sach tinh ve coc tram ko a

      Ghi chú


      • #18
        Tôi cũng có một bài tính toán cừ tràm. Hồ nước trọng lượng toàn bộ khoảng 450Tấn ở khu A (H25-H26, CoSaCo thi công ) Phú Mỹ Hưng, Nam SG. Cách đây hơn 2 năm tôi thiết kế cho đáy hồ dày 300 nằm trên đám cừ 25c/m2. Khu vực này đất khá yếu , bùn sét dày 12 m. Lẽ ra theo tính toán cừ tràm là cọc gỗ , cọc ma sát thì đã chịu đủ, nhưng thẩm định họ yêu cầu phải giải trình bằng thuyết minh nên phải đánh máy một bài gửi cho họ, họ mới chịu duyệt. Lúc đó , chủ đầu tư là PMH họ yêu cầu là cọc BTCT nhưng thiết kế vẫn bảo lưu ý kiến.
        Đến giờ thì nó vẫn cứ chạy tốt đấy thôi , rất rẻ.....
        Nếu bạn ở SG thì có thể liên hệ tôi.

        Ghi chú


        • #19
          hi! QUYEN-BK92 hôi trước anh là sinh viên khoa xây dựng trường đại học Bách Khoa bộ môn tài nguyên nước hả?


          cho em hỏi vậy khi mình thiết kế cừ tràm thì họ hòi mình dùng tiêu chuẩn nào mình trả lời ra sao? dựa vào đâu mà mình dám chắc là công trình đó chắc chắn ổn định khi mà không có 1 tiêu chuẩn nào về cừ tràm?
          như bọn em mới ra trường thì thiết kế nhà dân dụng 2-3 tầng sữ dụng cừ tràm mà không có quy phạm sao mà dám chứ lở nó....thì sao?

          em nghĩ dùng cừ bê tông là ok vừa bảo vệ môi trường mà lại yên tâm nữa nhưng về giá cả thì so với cừ tràm có đắt hơn nhiều ko?
          :::khunglong:::
          http://www.exaydung.org

          Ghi chú


          • #20
            Nguyên văn bởi lê văn Minh
            may su phu co the cho em muon sach tinh ve coc tram ko a
            Em cứ qua nhà sách bên trường BK mua quyển viết về cọc tràm của Việt -Pháp ấy!Còn cọc tràm ở SG thì tôi ít dám dùng lắm!Vì đất đã yếu lai kéo dài nên phiêu lưu lắm.Với lại đa số chủ đầu tư cho phép mình dùng móng cọc mà dại gì làm cọc tràm cho không yên tâm!

            Ghi chú


            • #21
              To khunglong:
              Đúng đấy, mình học ở bộ môn TNN.
              Khi tính cừ tràm thì tùy theo mình quan niệm cừ là nền hoặc là cọc gỗ (wooden pile). Cọc gỗ về quan niệm tính giống với cọc BTCT thôi , làm việc như cọc ma sát, thành phần chống mũi xem như zero. Cọc ở cái hồ ấy anh tính được sức chịu tải của 1 cây cọc là Pc = 600kG.Sức chịu tải cho phép (sử dụng tính toắn Ptt = Pc/3 =200kG) (Fs = 3 , do mình chọn tùy theo độ tin cậy của tài liệu địa chất).
              Khi bạn tính nhà dân 2-3 tầng ở vùng cần đóng cừ thì có thể lấy Rtc tại đáy móng sau khi đóng cừ khoẳng 8T/m2 (tối thiểu) đồng thời tham khảo công trình gần đó, nói về thẩm định thì nếu họ làm đúng thì phải yêu cầu mình cấp TL địa chất , nhưng nhà dân thì làm gì có, bởi vậy họ cũng chỉ dựa vào KN để biết từng vùng đất mà thẩm định thôi.
              Cọc BTCT thì tuyệt rồi , tuy nhiên không phải lúc nào cũng thực hiện được vì nhiều lý do , chẳng hạn như nhà đó ở trong cái hẻm rộng chỉ 1m thôi thì làm sao?
              Về giá cả thì phải từng công trình cụ thể mới biết được , thường thì một khi đóng cừ thì phải kinh tế hơn mới làm.đôi lúc cũng có công trình dùng cừ lại đắt hơn BTCT đấy !

              Bạn ra trường chưa? chừng nào k có việc làm thì LL với anh.
              Have fun!

              Ghi chú


              • #22
                hi! anh QUYEN-BK92

                To: QUYEN-BK92

                Theo như anh nói vậy thì mấy nhà trong hẻm nếu đất yếu thì phải làm sao? có mấy cách làm hả anh. hay là dùng móng băng? móng bè? hay còn cách nào nữa? kinh nghệim của mấy anh là cái nào tôt nhất. bây giờ có công nghệ gì mới không hả anh?

                hehehe em mới bảo vệ LVTN xong chưa có cái gì làm hết anh có giới thiệu cho em đe cảm ơn anh nhiều.
                :::khunglong:::
                http://www.exaydung.org

                Ghi chú


                • #23
                  Nhà trong hẻm xe ép cọc không vào được thì tùy tình hình địa chất mà xử lý. Nếu nó nhão nhẹt bùn sét thì cừ tràm tất nhiên bó tay chịu thua, khi đó ta có thể dùng ép neo, "khoan nhồi" d15, d20, khi đó phải dùng nhiều cọc do SCT nhỏ.
                  Nói vậy thôi chứ đã là nhà trong hẻm 1m rồi thì tất nó phải ở trong khu dân cư lâu đời, đất đã tương đối cố kết, khi đó đất không đến nỗi nhão như ở khu đô thị mới, có thể dùng cừ tràm kết hợp móng băng, bè,... tuỳ tải nhà.
                  Xử lý vẫn bằng cách cổ xưa như vậy chứ chẳng có gì mới.
                  Ai có cao kiến xin chỉ giáo.
                  Mình đăng tuyển dụng trên mục tuyển dụng KS của diễn đàn rồi đó.
                  Làm thiết kế nhà DD thôi chứ thủy điện không có gì cho chú làm đâu.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                    Em có dự thảo về tính toán cừ tràm. Đây là tài liệu mà thầy giáo cung cấp trong lớp. Nó là công trình của GS Hoàng Văn Tân. Tiếc là bản photo mà mình có được rất mờ và không biết là do thiếu khi photo hay sao mà mất đi vài đoạn. Mình đang đánh máy lại và sẽ hỏi thầy những chỗ còn thiếu hoặc là các anh ai biết xin bổ sung thêm phần mà em còn thiếu. Ghi chú: đây chỉ là dự thảo để mọi người đọc tham khảo, hoàn toàn không phải là bí kíp hợp pháp khi gặp sự cố( điều này mọi người chắc rõ ). Chúc vui vẻ.
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                      Xin có một vài ý kiến như sau:
                      1. Nên dùng thuật ngữ cọc tràm thay cho cừ tràm, từ cừ thường dùng trong tổ hợp từ cừ ván (palplanche, sheetpile)
                      2. Cọc tràm là lọai vật liệu thiên nhiên, hiện nay khó tìm lọai cọc đúng chuẩn như thiết kế, như về đường kính, độ thẳng. Nói chung khó phù hợp với yêu cầu thiết kế.
                      3. Trong nhiều trường hợp địa chất, ví dụ nền đất có lớp đất yếu bên trên không dày lắm (ít hơn 10 m), bên dưới là lớp đất tốt thì dùng phương án móng cọc BTCT kinh tế hơn, về độ ổn định đương nhiên là ngon hơn.
                      4. Về xây dựng lý thuyết tính móng cọc tràm, tôi cho là vô cùng khó, khó cũng như là viết phần mềm nhận dạng chữ viết tay vậy. Vì nó phụ thuộc quá nhiều yếu tố, nào là lọai đất, độ sệt, độ bão hòa nước … kể cả phương pháp thi công. Ví dụ nếu ép (hoặc đóng) cọc từ trong ra thì khác, còn ép từ ngòai vào, nhiều khi đến những cọc cuối cùng ép không xuống được (đất bị lèn chặt), phải chặt bỏ, thì rõ ràng là thi công khác với thiết kế rồi!?
                      Trong thực tế thì dùng cọc tràm cũng có hiệu quả nhất định, vẫn nên dùng. Nhưng không nên lập cách tính hoặc quy phạm làm gì. Các kỹ sư nên dựa vào kinh nghiệm mà quyết định và nên thiên về an tòan. Tôi đã thấy nhiều cách tính cọc tràm rất ngộ. Tiếc là không có thì giờ nhiều nên tôi không thể đưa ra bàn luận được.
                      Cũng nói thêm là khi dùng cọc tràm thì phải bảo đảm cọc ngập nước quanh năm, nếu không thì mối sẽ gặm mất.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: gia cố nền bằng cọc tre, tràm

                        Nguyên văn bởi VINH 40
                        em thấy các bác trao đổi thật là hay, giúp em hiểu ra nhiều về vấn đề này.
                        Em xin có một số ý kiến nho nhỏ:
                        -Thiết kế công trình nhà nước:không nên mạo hiểm chọn giải pháp này, vì không được bảo hộ. Sách chuyên ngành chỉ có tính chất tham khảo mà thôi.
                        -Thiết kế nhà dân: Theo em các bác cần lưu ý nhớ xem qua địa chất coi trước khi quyết định, và số cọc tối đa là 25cocj/ m2. Vì em thấy nhiều nhà đóng đến lúc không đóng được thì thôi. Hóa ra là nền cọc tre gia cường... đất.
                        - Hồi mới ra trường em cung hỏi một thầy giáo về vấn đề cường độ của nền sau khi gia cố thì thầy bảo tăng khoảng 0,3-0,4 kgf/cm2 so với ban đầu. Nhưng cung chi tham khao.
                        Tôi không bao giờ xài cừ gỗ cả. Ngay ở Âu-châu, cây thông tròn và thă"ng dễ đóng làm cọc, nhưng chỉ được dùng làm cọc cho hàng rào mà thôi.
                        Gỗ có thể bị mục, muốn cho công trình được ổn định 50, 100 năm, ta phải bỏ qua cọc gỗ, và dùng cọc bê-tông.
                        Xem các con số của bạn bên trên thấy là đất yếu quá, thông thường sưc nén của đất dưới đầu cọc tại Âu-châu là vào khoảng 20kgf/cm². Do đó chắc chắn là cần phải đóng cọc sâu hơn. Nếu cần phải đóng tới 30m-50m thì cũng phải đóng.
                        Nêu hầm chui Văn-Thánh là một trường hợp dùng cọc gỗ, thì chắc không có cách nào tiện lợi cho bằng tháo dầm ra, đập bỏ các mố cầu, trụ cầu, đóng lại các cọc bê-tông cho chắc.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                          Có lẽ bác Thu ở châu Âu lâu quá nên không biết khả năng của cây cừ trầm như thế nào rồi. Cừ tràm mà ngâm nước thì để vài chục năm không thành vấn đề.
                          Do ít người nghiên cứu về vấn đề này nên chúng ta không có lý thuyết tính toán chính xác đó thôi. các công trình từ ngày xưa cha ông ta đã gia cố cừ tràm mà đến nay vẫn cồn sử dụng được đó là một bằng chứng không thể chối cãi.
                          Chỉ có điều khả năng chịu tải không lớn, chỉ thích hợp cho những công trình từ 4 tầng trở xuống.
                          Về tính kinh tế theo kinh nghiệm bản thân tôi thấy, đối với nhà 3-4 tầng móng cừ tràm thấp hơn móng cọc (10m) khoảng 20% (áp dụng cho các công trình ở Đồng bằng sông Cửu long).

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                            Theo tôi, các bạn nên thiết kế sao cho khi nhà cũ, phải đập bỏ thì nó cũ đều đặn.
                            Nhà gạch hay bê-tông có thể chịu đựng 50-100 năm, còn cừ tràm với nhiệt độ nóng và nhiều mối, vi sinh vật ở Việt-nam, tôi đoán chỉ chịu nổi 20-25 năm. Do đó nó không hợp với đời sống (thời gian dùng) của căn nhà.

                            Cừ tràm, hay cừ tre có thể dùng được để làm nhà bằng gỗ, tre, nứa mà thôi.

                            Bạn thanhsonxd có lý phần nào, nhưng khi xưa, khi ra trường, tôi có xem những công trường ở Khánh-hội, (khu cư xá), thì có xài cừ tràm. Nhưng hoàn toàn tôi không có tài liệu về sức chịu (hay cường độ) của cây tràm theo với thời gian (thí dụ 10 năm, 20 năm, nó sẽ ra sao?). Mình phải biết một cách chính xác, dù chưa có chuẩn nhưng nếu các bạn có tài liệu đo lường của các phòng thí nghiệm về sức chịu vật liệu, trong một thơi hạn 20 năm..., với cách dùng thuốc trị mối mọt..., khi nó khô, khi nó ướt... độ cong, (hay chuyê"n vi...) thì các bạn vẫn có thể làm project được...

                            Cái quý vì nó là sản phẩm địa phương, rẽ tiền... nhưng mình còn cần phải tìm hiểu thêm.

                            Ðây cũng có thể là một đề tài luận án...

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                              Trước đây, có một cuốn dự thảo về Qui trình thiết kế móng cừ tràm mà chủ nhiệm đề tài là GS.TS Hoằng Văn Tân
                              Nếu bạn ở Saigon thì ghé B6 ĐH Bách khoa tìm mua sẽ có.

                              Theo ý tôi thì xây nhà trên móng cừ tràm như là ngồi trên thuyền vậy. Làm sao dàn đều tải trọng dưới đế móng để lún đều. Như vậy công trình sẽ không bị nghiêng, cùng lắm là mất một vài bậc tam cấp mà thôi
                              Last edited by beton; 09-03-2005, 08:59 PM.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                                Theo tôi thì việc tính toán móng trên nền có cừ tràm cũng mang lại một số hiệu quả đáng kể:
                                - Tận dụng được vật liệu địa phương.
                                - Thích hợp cho công trình xây chen.
                                - Có đủ khả năng chịu tải trọng của công trình từ 3 đến 5 tầng.
                                Điều cần lưu ý ở đây là phải hiểu được ý nghĩa của cụm từ "Nền gia cố cừ tràm ". Đây là một vấn đề khoa học được nghiên cứu 1 cách nghiêm túc. Hiện nay Phân viện KHXD Miền Nam (IBST) cũng đang xây dựng Tiêu Chuẩn Thiết Kế cho cừ tràm trên cơ sở đề tài của GS-TSKH Hoàng Văn Tân.

                                Cần lưu ý:
                                - Tránh tình trạng quan niệm tính toán sai.
                                - Không sử dụng cừ tràm 1 cách bửa bãi dẫn đến phá hoại rừng làm ảnh hưởng đến môi sinh

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X