QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

nền gia cố cừ tràm.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ðề: nền gia cố cừ tràm.

    To sinhvienmoi:
    không biết bạn ở đâu mà có cọc tràm đường kính 18 in (45cm)?. cọc tràm cỡ này ở Việt Nam không có đâu. Cọc tràm ở VN chủ yếu sử dụng ở vùng đồng bằng sông Cửu Long không có nước biển.

    Ghi chú


    • #47
      Ðề: nền gia cố cừ tràm.

      Một thời gian rất dài khi mà cọc bêtông cốt thép chưa được sử dụng rộng rãi, những căn hộ ở TPHCM nói riêng và miền Tây Nam Bộ nói chung thường dùng cừ tràm như một giải pháp gia cố móng khi xây trên nền đất yếu. Thực tế đã chứng minh công trình vẫn tồn tại rất tốt dù kiến trúc không còn phù hợp hoặc phần kết cấu chính sắp falldown do sự hư hỏng theo thời gian. Trong số đó có những căn hộ cấp 4, đến những chung cư 3 đến 6 tầng đang tồn taị đến nay là một minh chứng cho kinh nghiệm cuả những người đi trước trong việc sử dụng cừ tràm như một giải pháp hiệu quả giai cố nền móng cho những công trình nhỏ + thấp tầng. Giả thuyết tính toán cừ tràm đã được rất nhiều tác giả đưa ra tuy nhiên vẫn còn dừng laị ở dạng đề taì và chưa được công nhận một cách chính thức như một tiêu chuẩn chung, vấn đề còn lại là quyết định cuả bạn, một vài nhận xét sau đây chỉ mang tính chất cá nhân cuả mình, cần trao đổi thêm:

      + Không nên đánh giá quá thấp khả năng chịu lực cuả cừ tràm .
      + Không nên sử dụng cừ tràm ở nơi có điạ chất quá yếu và sâu, nên hạng chế sử dụng khi nền móng có sự rung động lớn==> trong trường hợp nầy nên thay đổi thành cọc bêtông hay những giải pháp móng kết hợp khác.
      + Nên phân bố áp lực đồng điều trên móng, độ lún móng khi gia cố cừ tràm cần được quan tâm, khả năng chịu lực tối đa sau khi gia cường nên lấy từ 0.6-0.8 kg/cm2.
      + Đường kính, chiều dài, và mật độ cừ (16 c/m2 or 25 c/m2 or 35 c/m2...) cần được quan tâm.
      + Cấu tạo và chất lượng thi công lớp vật liệu chèn đầu cọc ảnh hưởng lớn đến độ lún và chất lượng nền cừ tràm.
      + Độ ẩm cuả đất và chất lượng nước ngầm ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng cừ theo thời gian sử dụng.
      + Quan niệm tính toán nên thiên về nhóm cọc và nên thí nghịêp ép tỉnh nhóm khi có điều kiện.
      + Hãy nhổ thử một cây cừ tại công trình được gia cố cừ lâu năm để có những suy ngẫm và quyết định đúng khi chọn giải pháp nền móng ( ...mục nát+ yếu nhớt ... khi không đủ độ ẩm ... ..)
      + Hãy sử thử làm một người nông dân đề biết giá trị cuả việc bán được cừ do minh trồng ra...( hic hic.. )

      Ghi chú


      • #48
        Ðề: nền gia cố cừ tràm.

        to thanhsonxd: công trình ở California. Tôi củng không có dùng chử cừ tràm. Cừ gổ này khá tốt, cường độ Fb=1450psi trở lên (allowable bending stress);
        Khoàng 20 năm về trước tôi có thi công mấy công trình khá lớn ở Saigon, củng có đóng cừ tràm 25 cây/m2. Cừ đường kính 10cm, 15cm, nhưng cùng có khi nhò hơn. Năm 1980 thì phải, tôi có tham gia thi công đập Bào Định, ở Long An, thì củng 25 cây/m2. Thời đó, đóng cừ tràm vất và lắm, đóng bằng tay, thường có ít nhất 3 người, 1 người ở dưới hố chỉnh búa, còn 2 anh chàng ở trên hì hục dở búa lên đóng búa xuống...Anh em đóng mệt thì ra quán bên cạnh mua nước mía, ăn đậu phọng rang muối thôi.Thời đó ăn uống ít có thịt cá như bây giờ tôi nghe quán nhậu tràn lan thành phố. Không biết bây giờ đóng cừ có thay đổi gì không?
        Đất ở Bảo Định thì có nước nhiều, tôi nhớ là nước phèn nhiều lắm. Đất phần nhiều là sình (silty clay) đóng sâu xuống khoảng 3, 4m gì đó thì đến đất thịt, cừ bị chối. Hình như công trình này thiết kế bời phòng xây dựng tỉnh Long An với công ty cấp nước Saigon ở cạnh hồ con rùa.
        Còn đất ở Saigon vùng tôi xây dựng thì là đất khô, có nhiều cát (silty sand), không hiểu tại sao cùng dùng 1 công thức. Công trình này thiết kế bởi viện thiết kê gì đó ở trên Phú Nhuận, lâu quá tôi không còn nhớ tên, củng có khoan địa chất, khào sát đủ thứ...Dù sao, tôi e rằng công thức đóng cừ này dựa trên kinh nghiệm nhiều hơn là có một công trình nghiên cừu khoa học bài bản hệ thống.
        Cọc gổ ở California thì đóng bằng máy như đóng cọc bê tông bên VN vậy, cùng có refuse, cùng canh chừng cho xuống đúng tip elevation...nhưng có vẻ khoẻ hơn bên mình.
        Tưởng củng nên nói thêm là tôi củng có dịp thí nghiệm tìm thành phần hửu cơ trong đất, khi thấy có gổ mục trong đất. Loại đất này rất yếu, % moisture absorption rất cao, có khi lên đến 60%. đất mềm, không có khà năng chịu lực cao, nhất là bị compressible. Tầng đất này có khi khá dầy. Chúng tôi đốt 1000g đất này trong lò nhiệt độ cao 1500 độ F trong vòng 20 phút, thường chỉ còn lại chút tro và một ít đất. Rất tiếc là không biết lịch sử khu đó lúc trước ra sao. Củng phải nói cho rõ thêm là thí nghiệm này tôi làm tại phòng Materials Lab tại California, thành ra không dám xác quyết chuyện ở VN thế nào, tuy nhiên tôi cùng có nhiều thận trọng trước khi đánh giá các hiệu quà của cừ tràm.
        Môt vấn đề tôi nghĩ cần phải quan tâm là độ pH của đất. Thành phần hóa chất của đất củng rất quan trọng. Các bạn có nghe qua chuyện đất ăn mòn bê tông tới lòi sắt ra chưa? Nghe thì có vẻ lạ, nhưng chuyên này xãy ra nhiếu nơi lắm, nhất là tại Irvine, Mission Vejo, South Orange County, và một số vùng cùa Los Angeles. Đất có chứa nhiều sulfate hơn 3000ppm (parts per milion) nên sau một thời gian móng bị ăn mòn bớt. Bời vậy nên trong qui phạm xây dựng ở đây, người ta bắt phải tăng thêm chiều dày bảo vệ, và sử dụng xi măng type V. Gặp loặi đất này thì cử tràm chắc không thọ đâu.
        Vậy khi gia cố cừ tràm, các bạn có phân tích thành phần hóa chât của đất không? và pH của đầt?
        Last edited by sinhvienmoi; 22-11-2005, 02:25 PM.

        Ghi chú


        • #49
          Ðề: nền gia cố cừ tràm.

          Củng xin nói thêm là tiền gia cố lại từ cọc gồ sang cọc bêtoong tiền áp (prestressed piling) tốn khoảng 5 triệu USD.

          Nhân có bạn nói về cọc tre, nhớ chuyện ngày xưa, không biết các bác có nghe qua chuyện nghiên cứu bê tông cốt tre chưa? Chuyện nghe tức cười nhưng có thật.
          Chuyện này năm 1978, 79 gì đó ở Saigon, có các phong trào phát minh sáng kiến, không để cái khó bó cái khôn, nên một số giáo sư ĐHBK saigon, kỷ sư củng nổi đình nồi đám chuyện bê tông cốt tre. Không biết sau này ra sao có vẽ chìm xuồng luôn. Bạn nào biết thì kể nghe chơi.
          Last edited by sinhvienmoi; 22-11-2005, 02:32 PM.

          Ghi chú


          • #50
            Ðề: nền gia cố cừ tràm.

            Bê tông cốt tre cũng đã từng nghe nói nhưng ứng dụng rất ít. ngày nay công tác SX BT tương đối dễ dàng, giá thành bê tông tương đối rẻ nên có lẽ BT cốt tre không hiệu quả.
            Nói về cừ tràm thì hiện nay vẫn còn sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở cá nhân, những công trình từ 4 tầng trở xuống vìc có ưu thế về giá. Trong thời gian vừa qua giải pháp TK móng cọc BTCT đối với những công trình có chiều cao trung bình (từ 3 đến 10 tầng) phát triển khá nhanh, nhưng cừ tràm vẫn còn được tin tưởng và sử dụng vì những ưu thế của nó như giá rẻ, thi côgn đơn giản...

            Ghi chú


            • #51
              Ðề: nền gia cố cừ tràm.

              Có anh em nào từng thiết kế công trình ở đảo phú quốc chưa vậy,có đơn vị thiết kế giả định cường độ của đất nền là 4kg/cm2 gan thật.

              Ghi chú


              • #52
                Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                Ai mà nói về Phú Quốc thế , hay đấy mình cũng là dân ở phú quốc đây , nhưng mình còn đang học, hihi , rất hân hạnh được làm wen với bác , mong bác giúp đở cho em nhiều , cảm ơn nhé
                bình minh mới
                anh em ơi

                Ghi chú


                • #53
                  Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                  đơn vị nào giả định như thế vậy?, và cho hỏi giả định như thế thuộc vùng nào của đảo vậy?thật bất ngờ nhen
                  bình minh mới
                  anh em ơi

                  Ghi chú


                  • #54
                    Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                    Bác sinhvienmoi: Cừ tràm hay cọc tre ở nhà mình chủ yếu dùng để gia cố móng nhà dân (residential houses). Khoan khảo sát lắm khi còn chẳng có thì lấy đâu ra chuyện làm thì nghiệm đo nồng độ PH. Bê tông cốt tre đến mấy năm gần đây vẫn còn nghiên cứu. Có điều tôi không rõ khả năng ứng dụng đến đâu.

                    Nguyên tắc của việc đóng cọc tre hay cừ tràm là nhằm tăng ứng suất ngang (confining stress) trong khối đất ngay sát dưới móng từ đó làm tăng sức chịu tải và độ cứng của nền. Vì vậy, sự làm việc của cả khối đất+cọc mới quan trọng chứ sức chịu tải của từng cây cọc đơn lẻ thì quan tâm làm chi cho nó mỏi. Khả năng thoát nước đứng của vỏ cừ tràm nếu có cũng nên bỏ quả. Đến vật liệu nhân tạo như bấc thấm bản nhựa lúc tính còn phải cho Fs to đùng vào thì mấy thứ vật liệu tự nhiên như vỏ cừ tràm liệu còn be bét thế nào?

                    Ghi chú


                    • #55
                      Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                      Bác Phạm: Thì dĩ nhiên là tăng ứng suất ngang rồi, chứ cừ cong queo khúc khủyu có 10cm dia thì chịu lực sao nổi, heheh. kẹt là mình không dám chắc 100% là về lâu về dài nó củng như lúc đầu. Mà khối đất + cọc không còn như lúc đầu...thì hiệu suất mất.
                      Last edited by sinhvienmoi; 27-11-2005, 03:08 PM.

                      Ghi chú


                      • #56
                        Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                        to TRUONG: Thằng bạn tôi đi làm ở Phú quốc nói: ở đó ( Phú quốc ) chỉ cần đào sâu khoảng 1m là gặp đá, trong khi thiết kế móng sâu 1.6m, thợ toàn phải đào đá, tiền nhân công lỗ to. Chắc là tên Thiết kế bạn nói có đi khảo sát rồi mới giả định đất có cường độ 4kg/cm2?

                        Ghi chú


                        • #57
                          Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                          thế thì phải lời to chứ.dự toán 1.6 đào có 1m.

                          Ghi chú


                          • #58
                            Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                            Chắc thằng bạn của bác lên núi làm nhà rồi đó, chứ làm nhà ở thị trấn làm gì mà mới chỉ đào có 1m là tới đá
                            bình minh mới
                            anh em ơi

                            Ghi chú


                            • #59
                              Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                              Nếu bác biết được địa chất ở chổ đó thì ai lại đi thiết kế móng sâu 1.6m mà đào xuống 1m là tới đá , giống thiết kế mò quá
                              bình minh mới
                              anh em ơi

                              Ghi chú


                              • #60
                                Ðề: nền gia cố cừ tràm.

                                ở xã Dương tơ

                                Ghi chú

                                Working...
                                X