QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sàn nấm

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sàn nấm

    trong giáo trình bê tông có nói đến sự thuận tiện của sàn nấm :giảm chiều cao kết cấu. việc làm ván khuôn đơn giản và dễ bố trí cốt thép, thi công nhanh chóng. Ngoài ra còn tốt ơn về mặt thông gió và chiếu sáng , thoát người khi hỏa hoạn cũng tốt hơn
    vậy tại sao ở việt nam lại ít sử dụng sàn nấm?
    liệu có phải do ít tài liệu thiết kế hay là thi công không phù hợp?
    ai có tài liệu thì post lên nhé!!!
    hoahuce@gmail.com

  • #2
    Sàn nấm chỉ có vấn đề là tốn kém hơn thôi. Nếu công trình yêu cầu cao và rủng rỉnh tiền thì tôi thấy nên dùng. Thiết kế thì khó hơn sàn dầm. Còn số lượng công trình dùng sàn nấm cũng không ít đâu, ví dụ một số công trình tiêu biểu như:
    - thư viện điện tử Bách Khoa-Hà Nội (sắp xong) kích thước 9,2 x 8m ,chiều dày sàn 28cm (công ty CDC thiết kế)
    - tòa nhà của công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị ở 27 Huỳnh Thúc Kháng-Hà Nội (hình như là Vinaconex thiết kế), sàn dày gần 30cm.
    -....còn nhiều nữa !
    Sàn nấm thường là sàn bê tông cốt thép ứng lực trước nên chi phí tăng cao.
    Tài liệu thì tham khảo nước ngoài thôi, sách trong nước tôi chưa thấy có quyển nào chi tiết cả. Ai có tài liệu tiếng Việt về sàn nấm hay thì đưa lên nhé !
    Mà bây giờ thấy các công ty tuyển kỹ sư kết cấu rất hay có dòng này "biết thiết kế sàn nấm (sàn không dầm)" !
    Last edited by bamboo_; 03-09-2004, 09:47 AM.

    Ghi chú


    • #3
      Trong cấu tạo sàn phẳng hiện nay tôi thấy mỗi nơi có cấu tạo chống chọc thủng mũ cột một kiểu: dùng bàn đinh gia cường, mở rộng mũ cột... mà mỗi cách cấu tạo thì người ta lại có cách tính khác nhau..LẠi còn vấn đề chọn chiều dày sàn nữa chứ, mỗi ông một kiểu chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm nên vấn đề kinh tế đôi khi bị xem thường... Vì thế mà các chủ đầu tư (vốn ko có kinh nghiệm) rất sợ các kỹ sư nhà ta bịp. Tôi có đề nghị các bác nào có kinh nghiệm chút thì chia sẻ cho anh em đi, để cùng nhau tiến bộ, Trước hết, các bác cho em hỏi chút về cách tính chống chọc thủng mũ cột bằng cách dùng hệ "bàn đinh đầu to" gia cường ( cách tính, tài liệu tham khảo...). Rất cám ơn và sẽ có hậu tạ
      In every life we have some trouble
      When you worry you make it double
      Don't worry, be happy...
      ------------------------------------
      Mob: 0903235579

      Ghi chú


      • #4
        Bàn thêm về sàn nấm

        1. Tài liệu thiết kế sàn nấm không hiếm. Các bạn tham khảo trong tiêu chuẩn Anh (BS8110) hay Úc (AS3600) đều có. Trong những tiêu chuẩn này, người ta đưa ra hệ số moment và lực cắt cho những sàn có nhịp gần giống nhau. Về nguyên tắc giống như thiết kế dầm liên tục cho từng phương riêng biệt, với chiều cao dầm bằng chiều dày sàn. Sau đó phân phối lại moment cho dải cột (column strip) và dải sàn (middle strip) cũng theo hệ số cho sẵn.

        Với những sàn có sơ đồ tính phức tạp thì ta dùng các chương trình phần tử hữu hạn để tính toắn.

        2. Các bạn có thể tham khảo các thông số cho dưới đây để chọn chiều dày sàn (trích RAPT user manual):

        a. For two-way reinforced slabs (assuming continuous spans where the span length < 9000 mm, Ast/bd = 0.0075 and the steel stress = 210 MPa under dead plus live load) the following Span to Depth ratios (L/D) are obtained
        (i) two way reinforced flat slabs 25 - 30
        (ii) if provided with drop panels 30 - 37

        b. For post-tensioned slab
        Slabs spanning in one direction, simply supported L/D=30
        Slabs spanning in one direction, continuous L/D=35
        Slabs spanning in two directions, simply supported L/D=35
        Slabs spanning in two directions, continuous L/D=40
        Cantilever slabs L/D=12

        3. Trong các tiêu chuẩn thiết kế nói trên cũng có hướng dẫn thiết kế chống chọc thủng cho sàn - nhưng dùng "bàn đinh gia cường" thì bạn có thể nói rõ hơn được không ?

        4. Cuối cùng là sự khác nhau trong quan điểm thiết kế. Ớ nước ngoài, vì nhân công rất đắt nên người ta chọn những phương án thiết kế thuận tiện cho việc thi công, giúp rút ngắn thời gian thi công. Vì vậy phương án sàn nấm (reinforced and post-tensioned) thường xuyên được chọn. Còn ở VN mình, nhân công vẫn còn quá rẻ so với giá vật tư, nên đành "tiếc của chứ không tiếc công". Ngoằi ra, sàn nấm còn có ưu điểm là tiết kiệm được chiều cao tầng. Điều này đặc biệt quan trọng trong thiết kế nhà cao tầng, vì nó tăng hiệu quả sử dụng mặt bằng và tiết kiệm vật tư hoằn thiện.

        Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ
        (p/s: tôi không hiểu sao không gõ được chữ hoa`n, toằn (toa`n) thấy hiện ra chữ hoằn )

        Ghi chú


        • #5
          Tính tay two-way slab

          Tôi có một file pdf hướng dẫn tính tay sàn nấm theo tiêu chuẩn của Mỹ.
          Bác nào hứng thú thì đọc thêm.
          Ví dụ cũng tương đối practical, có điều nó dùng đơn vị là feet,inch (chịu khó dùng chương trình convert để hình dung dễ hơn ).
          Attached Files

          Ghi chú


          • #6
            hiện nay theo như tôi đụơc biết thì mũ cột có 4 cách cấu tạo và tính toắn (quá nhiều rùi)
            1. tính toán mũ cột k có cốt thép chịu cắt (kt chọc thủng của tấm sàn btct-xưa như quả dất-dùng cho tải trọng nhẹ-nhịp sàn nấm nhỏ theo 2 phương)
            2. tính tóan mũ cột có cốt thép chịu cắt. (có 3 pán cấu tạo)
            a. tính toán cốt vai bò
            b. tính toán dầm tích hợp (dầm chịu cắt kết hợp - kt dầm có chiều cao bằng chiều dày sàn)
            c.tính toán dầm tích hợp sử dụng thép hình
            trên đây là ý kiến của tội có gì mong các bạn góp ý

            Ghi chú


            • #7
              Trong Tiêu chuẩn ACI của Mỹ có nói về tính bản hình nấm , cắm vào cột, không có hệ dầm,không rõ có đúng kiểu các bạn đang bàn luận hay không
              Các bạn tìm sách tiếng Việt "Thiết kế kết cấu BTCT hiện đại theo Tiêu chuẩn ACI" NXB GTVT năm 2000, tu trang 612, có thể có nhiều thông tin hữu ích
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #8
                Sàn nấm

                Sàn phẳng hay sàn phẳng kết hợp với nấm (chủ yếu chịu cắt) hiện đang được sử dụng phổ biến đặc biệt tại các nước Asean, Hongkong, kết hợp với cáp dự ứng lực. Nhịp >8m (phổ biến 10-12m) sẽ đem lại hiệu quả kinh tế, thi công đơn giản và rút ngắn tiến độ. Công nghệ này đã được chúng tôi bắt đầu thi công tại Vn từ năm 1995, 1996 tại Công trình 63 Lý Thái Tổ, Hà nội và Sài Gòn Tower.
                Để biết thêm chi tiết, mời các bạn tham khảo phần trao đổi về Sàn DƯL và download phần giới thiệu chung mà mình mới post.
                Nếu cần thêm thông tin, xin gửi email theo địa chỉ: tdl@vsl-vn.com

                Ghi chú


                • #9
                  Em thấy sàn dưl còn hay hơn sàn nấm vì ở ngay cột đâu cần mũ đâu ( ứng lực trước mà ) mà Việt Nam bây giờ cũng xài Sàn Ult khá nhiều rồi đấy chứ. Cần thì có VSL đây.
                  DĨ BẤT BIẾN , ỨNG VẠN BIẾN
                  [COLOR=RoyalBlue]

                  Ghi chú


                  • #10
                    Toi da tham gia thiet ke mot so cong trinh co san ULT, va dac diem de nhan thay nhat khi cac cong trinh hoan thien xong la kien truc phan noi that rat dep va linh hoat. Tuy nhien trong mot so hoi thao khoa hoc gan day, co y kien cho rang san ULT co mot so nhuoc diem can phai khac phuc va su dung han che. Co mot so ly do nhu thi cong kho khan (nhat la viec dat cho dung quy dao thep ULT o cong truong...), do vồng lên hoac võng xuông... anh huong den gach lat nen, lam xô gach lat nền,...Mat khac, độ cứng cua cong trinh dung san khong dam giam kha dang ke (nhat la doi voi nha cao tang) so voi phuong an san co dam nen chuyen vi o dinh cong trinh khi chiu tai trong ngang lon hon... Do vay viec tinh toan va thiet ke san phang ULT trong cac cong trinh doi hoi nguoi thiet ke phai tinh toan chat che, han che cac nhuoc diem.
                    Mr. Nguyen Tat Tam
                    Structural Dept No3 VNCC

                    Ghi chú


                    • #11
                      Các bạn có thể dùng máy tính cho lẹ, chương trình hay phần mềm cũng đã có nhiều.
                      Ngoài ra, cái hay của sàn nấm là nó không có dầm, rất tiện lợi để chạy các đường ống điều hoà không khí, v.v... Cái phiền não của nó là làm ván khuôn cực nhọc, cho nên ở Bỉ (Belgium) cũng có làm nhiều pa rking bằng sàn này, nhưng cái đầu cột thì bằng tiền chế (tức là đổ khuôn trước, làm trong một công trường ở nơi khác ..) tại Univerté de Liège, Belgium.

                      Ghi chú


                      • #12
                        two-way slabs

                        Nguyên văn bởi bamboo
                        Tôi có một file pdf hướng dẫn tính tay sàn nấm theo tiêu chuẩn của Mỹ.
                        Bác nào hứng thú thì đọc thêm.
                        Ví dụ cũng tương đối practical, có điều nó dùng đơn vị là feet,inch (chịu khó dùng chương trình convert để hình dung dễ hơn ).

                        Chào bamboo!
                        Cảm ơn cậu về file two-way slabs, nhưng có một số công thức và cách tính để ra bảng 1 (table 1) : ví dụ công thức 1 , 2 , 3... (Fig.1; Fig.2 ; Fig.3....)
                        Cậu có thể chỉ cho tớ các công thức và cách tính để ra được TABLE 1 chứ?
                        Cám ơn trước nhé!

                        Ghi chú


                        • #13
                          Đúng là trong quyển "Kết cấu BTCT hiện đại" (NXB GTVT, giá 172.000VNĐ!!! - thư viện QG hay KHKT đều có quyển này) có mấy phương pháp tính sàn (có dầm hoặc không có dầm) khá hay. Nó tương đối practical, có thể tra hệ số trực tiếp. Quyển này hoàn toàn viết theo TC Mỹ (ACI).
                          Nhưng có ai biết tài liệu tính toán sàn không dầm, không ƯLT chỉ có hai nhịp không? Cách tính chọc thủng thế nào?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Nguyên văn bởi bamboo
                            Sàn nấm chỉ có vấn đề là tốn kém hơn thôi. Nếu công trình yêu cầu cao và rủng rỉnh tiền thì tôi thấy nên dùng. Thiết kế thì khó hơn sàn dầm. Còn số lượng công trình dùng sàn nấm cũng không ít đâu, ví dụ một số công trình tiêu biểu như:
                            - thư viện điện tử Bách Khoa-Hà Nội (sắp xong) kích thước 9,2 x 8m ,chiều dày sàn 28cm (công ty CDC thiết kế)
                            - tòa nhà của công ty Đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị ở 27 Huỳnh Thúc Kháng-Hà Nội (hình như là Vinaconex thiết kế), sàn dày gần 30cm.
                            -....còn nhiều nữa !
                            Sàn nấm thường là sàn bê tông cốt thép ứng lực trước nên chi phí tăng cao.
                            Tài liệu thì tham khảo nước ngoài thôi, sách trong nước tôi chưa thấy có quyển nào chi tiết cả. Ai có tài liệu tiếng Việt về sàn nấm hay thì đưa lên nhé !
                            Mà bây giờ thấy các công ty tuyển kỹ sư kết cấu rất hay có dòng này "biết thiết kế sàn nấm (sàn không dầm)" !
                            Các bác có thể liên hệ được với PGS Phan Quang Minh để có tài liệu về vấn đề này nhé

                            Ghi chú


                            • #15
                              Nguyên văn bởi Vũ Văn Hòa
                              Các bác có thể liên hệ được với PGS Phan Quang Minh để có tài liệu về vấn đề này nhé
                              Bác VŨ VĂN HÒA ơi, cho em biết cách liên hệ với PGS PHAN QUANG MINH VỚI!
                              cảm ơn bác trước nhé

                              Ghi chú

                              Working...
                              X