Ðề: Sàn nấm
Tôi đang học cao học tại trường UIUC. Tôi vừa được học cách tính sàn hai phương (two-way slabs) theo ACI nên muốn chia sẻ với các bác một tí:
Có hai phương pháp tính nội lực nêu trong tiêu chuẩn đó là: "Direct Design Method" và "Equivalent Frame Method". Tôi thấy hai cái phương pháp này hơi cổ. Họ phải dùng bảng biểu thực nghiệm và nhiều giả thuyết đơn giản hóa để xác định nội lực trong sàn. Thường thì tiêu chuẩn luôn đi sau những kỹ thuật hiên đại vài chục năm. Tôi thấy kỹ sư VN chúng ta ai cũng dùng SAP tốt (và ai cũng có SAP để dùng) nên không cần thiết phải theo hai cái phương pháp nói trên. (Chính tôi khi làm đồ án môn bê tông này cung không dùng mặc dù chúng tôi học hai phương pháp đó.) Chúng ta có thể dùng SAP kết hợp với những nguyên tắc cơ bản của hai phương pháp đó như sau:
- Theo mõi phương, chia sàn ra làm các dải - column strips và middle strips để thuận lợi cho việc bố trí cốt thép. (vì column strip có độ tập trung ứng suất cao nên khi dùng SAP nên chia nhỏ hơn: 1/8 nhịp gì đó).
- Lấy moment trung bình trong mỗi strip để tính cốt thép chung cho cả strip.
- Để kiểm tra điều kiện chọc thủng đối với sàn không dầm, lấy nội lực từ SAP rồi so sánh với khả năng chịu lực. Khả năng chịu lực chọc thủng chỉ việc theo công thức cho sẵn (3 công thức trong ACI). Thường ở Mỹ không dùng bàn đinh hay cốt thép xiên như ai đó đã nói ở trên vì nhân công đắt. Họ chỉ tăng kích thước cột, bề dày sàn hoặc làm "drop pannel".
- Chú ý một chi tiết quan trọng trong ACI đó là phải có it nhất hai thanh thép chịu lực ở mặt dưới của sàn chạy qua đầu cột (theo mỗi phương). Điều này đảm bảo nếu sàn có bi chọc thủng thì cũng vẫn đươc treo trên hai thanh thép đó mà không bị rơi ngay xuống đất.
Chúc các bác vui vẻ.
LHC
Tôi đang học cao học tại trường UIUC. Tôi vừa được học cách tính sàn hai phương (two-way slabs) theo ACI nên muốn chia sẻ với các bác một tí:
Có hai phương pháp tính nội lực nêu trong tiêu chuẩn đó là: "Direct Design Method" và "Equivalent Frame Method". Tôi thấy hai cái phương pháp này hơi cổ. Họ phải dùng bảng biểu thực nghiệm và nhiều giả thuyết đơn giản hóa để xác định nội lực trong sàn. Thường thì tiêu chuẩn luôn đi sau những kỹ thuật hiên đại vài chục năm. Tôi thấy kỹ sư VN chúng ta ai cũng dùng SAP tốt (và ai cũng có SAP để dùng) nên không cần thiết phải theo hai cái phương pháp nói trên. (Chính tôi khi làm đồ án môn bê tông này cung không dùng mặc dù chúng tôi học hai phương pháp đó.) Chúng ta có thể dùng SAP kết hợp với những nguyên tắc cơ bản của hai phương pháp đó như sau:
- Theo mõi phương, chia sàn ra làm các dải - column strips và middle strips để thuận lợi cho việc bố trí cốt thép. (vì column strip có độ tập trung ứng suất cao nên khi dùng SAP nên chia nhỏ hơn: 1/8 nhịp gì đó).
- Lấy moment trung bình trong mỗi strip để tính cốt thép chung cho cả strip.
- Để kiểm tra điều kiện chọc thủng đối với sàn không dầm, lấy nội lực từ SAP rồi so sánh với khả năng chịu lực. Khả năng chịu lực chọc thủng chỉ việc theo công thức cho sẵn (3 công thức trong ACI). Thường ở Mỹ không dùng bàn đinh hay cốt thép xiên như ai đó đã nói ở trên vì nhân công đắt. Họ chỉ tăng kích thước cột, bề dày sàn hoặc làm "drop pannel".
- Chú ý một chi tiết quan trọng trong ACI đó là phải có it nhất hai thanh thép chịu lực ở mặt dưới của sàn chạy qua đầu cột (theo mỗi phương). Điều này đảm bảo nếu sàn có bi chọc thủng thì cũng vẫn đươc treo trên hai thanh thép đó mà không bị rơi ngay xuống đất.
Chúc các bác vui vẻ.
LHC
Ghi chú