QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Móng chân vịt trong nhà xây chen

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

    cho em góp ý kiến một chút.Trong thí nghiệm của B52 ,phần thí nghiệm tượng trưng cho cọc tựa trên mieng gỗ ,song rồi tựa trên quả bóng ,rùi kết luân như vặy là chưa hợp lý.Ở đây chưa có liên kết cứng ,ma co thể mới coi la liên kết tựa thì lấy đâu ra la co mômen của nền đất gây ra(dù đó có là quả bóng hay miễng xốp đi chăng nữa).trước hết ông anh cần phải có liên kết cứng đã.sau do hãy xét tới biến dạng của nền.tại vì cột đặt tại các vị trí khác nhau ,dẫn đến ung suất dưới nền đất khac nhau =>biến dạng nền khác nhau.Cả ứng suất va biến dạng nền se gây ra mômen trong phần bản đế (hay móng của chúng ta)mà bản đế va cột lại la liên kết cứng =>chắc chắn có mômen truyền lên cột.
    hic hic!
    Pov_TL<TL.VNCorp>

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

      hì các bạn nói nhiều vậy.Vậy cho tui hỏi nhé có ai thấy móng chân vịt làm việc thực tế chưa?Hay ít nhất cũng thấy mô hình làm việc của nó trong toàn khung chưa?mấy bạn cú thử bỏ vào SAP hoặc ANSYS chạy thử di bạn sẽ hiểu vì sao đà kiềng phải có không bỏ được và vì sao móng chân vịt trong nhà xây chen vẫn làm việc tốt.
      Mấy bạn cứ đi vào việc phân tích chi tiết mà không nhìn thử xem khi minh gắn nó vào cả nhà thi cái gi sẻ giữ cho nó chịu lực.Momen là quan trong cho móng nhưng bạn kh hiểu momen làm việc và triệt tiêu khả năng ảnh hưởng khi nào thì bạn không thể biết d8ược thực sự móng chân vịt chịu gì, và cái gì là nguy hiểm khi xài móng chân vịt

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

        Gởi chú : minhduc115

        Chú này có vẽ khinh thường mọi nguòi quá , tưởng chỉ mỗi mình biết sao. Tạo sao móng chân vịt làm việc tốt , nhận xét khá chủ quan là chú chưa nghiên cứu sâu xa về bản chất kết cấu thì đúng hơn.

        Tui nói cho chú hiểu thế này , về thực tế , tất cả các móng chân vịt đều có giằng móng , dưới giằng móng là tường , như vậy toàn bộ diện tích mà móng tường đè lên đất đó cũng đã chịu lực khá nhiều rồi , nếu không có cái móng đó , thì móng chân vịt là rất nguy hiểm , ở đâu mọi người chỉ bàn luận mà chú này quá kích.
        Steel Design Solution Forum

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

          Chào chú
          Nếu 1 sinh viên bình thường nghe chú nói như vậy chắc sẽ tin sái cổ luôn.Tôi hỏi chú 1 câu nhe:
          1/ chú nói giằng có tường , theo chú tải tường truyền trực tiếp xuống đất hả, chú thủ giải kết cấu bằng SAP thử gắn dà và tường ,đất vào chưa.chú gắn vào đi rồi hãy cho tôi biết nhận xét khi đó hãy nói .OK
          2/Chú cho rằng tôi coi thường mọi ng chú lại sai,khoa học phải nói thẳng.không thích đừng xem, vả lại tôi nói chú nhe.Móng, kết cấu bên trên , đất có làm việc đồng thời không,tôi thấy mọi ng cứ tách từng phần ra mà nói, vậy theo chú hiểu được gì.chẳng qua là bà suông thôi
          3/ CHú đừng giải kc bằng SAP nửa muốn hiểu sâu chú giải nó bằng ANSYS thử đi, chia phần tử theo phần tử Solid, nhớ phải mô hình tường vào sẽ thấy đà kiềng chịu gì cho móng chân vịt, và tường có vai trò gì.
          Chú không làm thử sao sớm kết luận vậy,Hỏi thiệt chú có sửa nhà ai bao giờ chưa, đả gia cường móng khi cột bể chưa, nếu chú làm rồi chú sẽ biết thực tế móng chân vịt làm việc thế nào
          Có gì mail lại góp ý với tô.Đừng dùng lời lẻ khó nghe như vậy

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

            Nhận định giải bải toán kết cấu bằng phần mềm.

            Hiện nay , theo tôi , tất cả các phần mềm đều có tính tương đối ( Người ta tính kết cấu theo kiểu Thanh , Khối , Nhưng thực tế chuyện chưa hẳn như vậy.
            Ví dụ : Tiết diện tính có 3 cây thép , ta đặt thêm một cây , bây giờ kết cấu sẽ phân tải Moment ra khác rồi. Cho nên việc sử dụng phần mềm cần xét suy lại. Ví dự sử dụng cái phần mềm có để ý tính đàn hồi , biến dạng dẻo của nó , tính thấm...Nhưng có cái này thật sự tôi chưa biết rằng : Khi phầm mềm giải ra ứng suất bên dưới móng , thì nó lún đến một khoảng 1 Cm , sau đó ứng suất lại phân bố thế nào? Bao nhiêu Kg/cm2 không ? ( Ở đây tôi mới xét về đất , chứ chưa xét đến nước trong đất... )

            Rất nhiều người biết lắm đấy , người ta còn giỏi hơn mình. Trước khi làm việc này , tôi đã bỏ công nghiên cứu trên Ansys , SAP , Staad.Pro , rồi SAFE...thậm chí có nghiên cứu đến đất bằng Plaxis. Chứ không đơn thuần chỉ là những việc mình nghĩ đâu. Tôi vẫn biết có nhiều người giỏi hơn mình , đọc qua rồi lướt. Về thực chất , vấn đề gây tranh cải về cái này là chưa có ai mang ra thí nghiệm , do đó cứ " Tỉ thí " như kiểu thế này. Thậm chí nhiều sách đến giờ vẫn còn trốn phần móng chân vịt . Thôi thì anh có kiểu mô hình hóa của anh , tôi có kiểu mô hình hóa của tôi , anh tính kiểu của anh , tôi tính kiểu của tôi. Bàn luận để đưa ra những cái điều hay lẽ phải chứ để cải lộn đâu.

            Chúc anh làm việc tốt. ( Chúng ta dừng tranh cải tại đây được chứ )
            Steel Design Solution Forum

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

              Nguyên văn bởi reivietnam
              Nhận định giải bải toán kết cấu bằng phần mềm.

              Hiện nay , theo tôi , tất cả các phần mềm đều có tính tương đối ( Người ta tính kết cấu theo kiểu Thanh , Khối , Nhưng thực tế chuyện chưa hẳn như vậy.
              Ví dụ : Tiết diện tính có 3 cây thép , ta đặt thêm một cây , bây giờ kết cấu sẽ phân tải Moment ra khác rồi. Cho nên việc sử dụng phần mềm cần xét suy lại. Ví dự sử dụng cái phần mềm có để ý tính đàn hồi , biến dạng dẻo của nó , tính thấm...Nhưng có cái này thật sự tôi chưa biết rằng : Khi phầm mềm giải ra ứng suất bên dưới móng , thì nó lún đến một khoảng 1 Cm , sau đó ứng suất lại phân bố thế nào? Bao nhiêu Kg/cm2 không ? ( Ở đây tôi mới xét về đất , chứ chưa xét đến nước trong đất... )

              Rất nhiều người biết lắm đấy , người ta còn giỏi hơn mình. Trước khi làm việc này , tôi đã bỏ công nghiên cứu trên Ansys , SAP , Staad.Pro , rồi SAFE...thậm chí có nghiên cứu đến đất bằng Plaxis. Chứ không đơn thuần chỉ là những việc mình nghĩ đâu. Tôi vẫn biết có nhiều người giỏi hơn mình , đọc qua rồi lướt. Về thực chất , vấn đề gây tranh cải về cái này là chưa có ai mang ra thí nghiệm , do đó cứ " Tỉ thí " như kiểu thế này. Thậm chí nhiều sách đến giờ vẫn còn trốn phần móng chân vịt . Thôi thì anh có kiểu mô hình hóa của anh , tôi có kiểu mô hình hóa của tôi , anh tính kiểu của anh , tôi tính kiểu của tôi. Bàn luận để đưa ra những cái điều hay lẽ phải chứ để cải lộn đâu.

              Chúc anh làm việc tốt. ( Chúng ta dừng tranh cải tại đây được chứ )
              Các bạn đừng quá nặng lòi với nhau. Trao đổi kỹ thuật có thể lớn tiếng bảo vệ phản biện quan điểm của mình nhưng cũng phải trên tinh thần tìm ra chân lý khoa học.
              Biết đâu ta sai , người ta đúng. Cũng có khi bây giờ chưa đúng, mai sau lại có thể đúng ???
              Nói vậy để hiểu là không nên xúc phạm hoặc coi thường người khác. Tất cả đều học hỏi cả mà.
              Trở lại vấn đề móng chân vịt , tôi có ý kiến thế này:

              1- Lý thuyết Cơ học kết cấu hiện nay là dựa trên hệ quả của các định luật Newton cổ điển. (xem như không bị chi phối gì bởi các giả thuyết vĩ mô về khoa học không gian khác).

              - Một vật thể lớn đứng "im" được trong vũ trụ này là phải cân bằng ngoại lực và ngoại moment và các lực liên kết phân tử gì gì đó ... nếu không thì mãi mãi chuyển động ra xa nhau
              (nếu không bị hành tinh lớn khác hút) hoặc quay vòng vòng ( kiểu như thái dương hệ của mình)

              Cụ thể trên trái đất :

              - 1 ngôi nhà đứng được " im " trên mặt đất và là do phản lực đất nền cân bằng với lực hút trái đất lên ngôi nhà đó (lực đứng qua tâm trái đất). Nếu không có phản lực đất nền thì ngôi nhà lún mất hút vào tâm trái đất mất !!!!.
              Như vậy , tại mặt móng có sự cân bằng về NGOẠI LỰC (lực đứng) và bao gồm cả cân bằng moment thì nhà mới đứng im.
              Phương trình cân bằng lực :
              - Ngoại lực đứng Pcột = Smóng*(Pmin + Pmax)/2 (1)

              - Lấy cân bằng qua moment tâm là điểm đặt của Pcột :

              Myc = Smóng*(Pmin + Pmax)/2* e

              Như vậy nhà chỉ đứng im ở trạng thái mong muốn là nhà đứng thẳng khi và chỉ khi nào có một moment Myc nào đó thỏa (2),
              nếu không thì ngôi nhà sẽ tìm trạng thái cân bằng khác cho bằng được. Vì bản thân ngôi nhà dính một cái vòng lẫn quẫn
              là chính nó (do tác dụng của lực trọng trường) gây ra tải trọng lên nền và móng-cột(và cả kiềng hay dầm giằng nếu cần)
              là cái mà nó lợi dụng để đạt cân bằng . Cột bị gãy thực ra cũng là một trạng cân bằng của nhà nhưng ta không mong muốn mà thôi.

              Cái gì tạo ra M đó ? => Là CỘT (nếu cột đủ khả năng kháng lại M) , thiếu thì cần thêm đà kiềng , đà giằng.

              2- Mọi người cũng biết, Các phần mềm gì gì đó được viết ra nhưng chỉ nhanh và khá chính xác chứ không khôn hơn ngưới.
              Nó vẩn bị chi phối bởi ngọn nguồn của lý thuyết kết cấu cổ điển và các giả thuyết vật lý cổ điển đã được khoa học thế giới thừa nhận từ lâu.
              Việc dùng phần mềm vào bài toán này , theo mình chỉ cho biết thêm thông tin về ĐỊNH LƯỢNG, còn về ĐỊNH TÍNH thì không có gì thay đổi .
              Cái gì chịu , ai chịu , cần hay không cần đà giằng thì đúng như ý kiến của bác , tùy trường hợp

              Một vài ý cùng trao đổi với các bạn.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

                Nguyên văn bởi reivietnam
                Nhận định giải bải toán kết cấu bằng phần mềm.

                Hiện nay , theo tôi , tất cả các phần mềm đều có tính tương đối ( Người ta tính kết cấu theo kiểu Thanh , Khối , Nhưng thực tế chuyện chưa hẳn như vậy.
                Ví dụ : Tiết diện tính có 3 cây thép , ta đặt thêm một cây , bây giờ kết cấu sẽ phân tải Moment ra khác rồi. Cho nên việc sử dụng phần mềm cần xét suy lại. Ví dự sử dụng cái phần mềm có để ý tính đàn hồi , biến dạng dẻo của nó , tính thấm...Nhưng có cái này thật sự tôi chưa biết rằng : Khi phầm mềm giải ra ứng suất bên dưới móng , thì nó lún đến một khoảng 1 Cm , sau đó ứng suất lại phân bố thế nào? Bao nhiêu Kg/cm2 không ? ( Ở đây tôi mới xét về đất , chứ chưa xét đến nước trong đất... )

                Rất nhiều người biết lắm đấy , người ta còn giỏi hơn mình. Trước khi
                làm việc này , tôi đã bỏ công nghiên cứu trên Ansys , SAP , Staad.Pro , rồi SAFE...thậm chí có nghiên cứu đến đất bằng Plaxis. Chứ không đơn thuần chỉ là những việc mình nghĩ đâu. Tôi vẫn biết có nhiều người giỏi hơn mình , đọc qua rồi lướt. Về thực chất , vấn đề gây tranh cải về cái này là chưa có ai mang ra thí nghiệm , do đó cứ " Tỉ thí " như kiểu thế này. Thậm chí nhiều sách đến giờ vẫn còn trốn phần móng chân vịt . Thôi thì anh có kiểu mô hình hóa của anh , tôi có kiểu mô hình hóa của tôi , anh tính kiểu của anh , tôi tính kiểu của tôi. Bàn luận để đưa ra những cái điều hay lẽ phải chứ để cải lộn đâu.

                Chúc anh làm việc tốt. ( Chúng ta dừng tranh cải tại đây được chứ )
                Các bạn đừng quá nặng lòi với nhau. Trao đổi kỹ thuật có thể lớn tiếng bảo vệ phản biện quan điểm của mình nhưng cũng phải trên tinh thần tìm ra chân lý khoa học.
                Biết đâu ta sai , người ta đúng. Cũng có khi bây giờ chưa đúng, mai sau lại có thể đúng ???
                Nói vậy để hiểu là không nên xúc phạm hoặc coi thường người khác. Tất cả đều học hỏi cả mà.
                Trở lại vấn đề móng chân vịt , tôi có ý kiến thế này:

                1- Lý thuyết Cơ học kết cấu hiện nay là dựa trên hệ quả của các định luật Newton cổ điển. (xem như không bị chi phối gì bởi các giả thuyết vĩ mô về khoa học không gian khác).

                - Một vật thể lớn đứng "im" được trong vũ trụ này là phải cân bằng ngoại lực và ngoại moment và các lực liên kết phân tử gì gì đó ... nếu không thì mãi mãi chuyển động ra xa nhau
                (nếu không bị hành tinh lớn khác hút) hoặc quay vòng vòng ( kiểu như thái dương hệ của mình)

                Cụ thể trên trái đất :

                - 1 ngôi nhà đứng được " im " trên mặt đất và là do phản lực đất nền cân bằng với lực hút trái đất lên ngôi nhà đó (lực đứng qua tâm trái đất). Nếu không có phản lực đất nền thì ngôi nhà lún mất hút vào tâm trái đất mất !!!!.
                Như vậy , tại mặt móng có sự cân bằng về NGOẠI LỰC (lực đứng) và bao gồm cả cân bằng moment thì nhà mới đứng im.
                Phương trình cân bằng lực :
                - Ngoại lực đứng Pcột = Smóng*(Pmin + Pmax)/2 (1)

                - Lấy cân bằng qua moment tâm là điểm đặt của Pcột :

                Myc = Smóng*(Pmin + Pmax)/2* e

                Như vậy nhà chỉ đứng im ở trạng thái mong muốn là nhà đứng thẳng khi và chỉ khi nào có một moment Myc nào đó thỏa (2), nếu không thì ngôi nhà sẽ tìm trạng thái cân bằng khác cho bằng được. Vì bản thân ngôi nhà dính vào một cái vòng lẫn quẫn là bản thân nó (do tác dụng của lực trọng trường) gây ra tải trọng lên nền (ngoại lực ) và nền lại "đánh trả" lại nó (cũng ngoại lực ) . Bộ phận Móng-Cột (và cả kiềng hay dầm giằng nếu cần) là cái mà nó lợi dụng để có thể đạt cân bằng "đứng im và chịu trận" trước phản ứng của nện Sự chịu trận này khiến nó phải trả giá là bằng nội lực Moment ở đầu cũng được (móng, cột dầm hoặc tất cả ) miễn là được yên thân tồn tại .

                Cột bị gãy thực ra cũng là một trạng cân bằng của nhà nhưng ta không mong muốn mà thôi.

                Cái gì tạo ra M đó ? => Là CỘT (nếu cột đủ khả năng kháng lại M) , thiếu thì cần thêm đà kiềng , đà giằng.

                2- Mọi người cũng biết, Các phần mềm gì gì đó được viết ra nhưng chỉ nhanh và khá chính xác chứ không khôn hơn ngưới.
                Nó vẩn bị chi phối bởi ngọn nguồn của lý thuyết kết cấu cổ điển và các giả thuyết vật lý cổ điển đã được khoa học thế giới thừa nhận từ lâu.
                Việc dùng phần mềm vào bài toán này , theo mình chỉ cho biết thêm thông tin về ĐỊNH LƯỢNG, còn về ĐỊNH TÍNH thì không có gì thay đổi .
                Cái gì chịu , ai chịu , cần hay không cần đà giằng thì đúng như ý kiến của bác ATN-XD88CT2 , tùy trường hơp.

                Trường hợp cột pinned vào bản móng và lệch so với trọng tâm móng (lý tưởng), theo thiển ý của mình , moment lệch tâm do phản lực nền vẫn có và sẽ làm bản móng xoay , cột nhà lún thêm và phát sinh thêm các lực khác tại pin ( lực kéo, cắt chẳng hạn) và đây cũng là một trạng thái cân bằng (đã được tìm thấy).
                Nhà "sụp cái rầm" cũng là một trạng thái cân bằng " hoảng " nhất ...

                Một vài ý cùng trao đổi với các bạn. Mong mọi người hòa nhã trao đổi . Là dân XD cả mà .
                Last edited by Nguyenhoainam; 20-09-2005, 09:53 PM.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

                  Chào chú REIVIETNAM
                  Toi mới đọc có vài bài của chú mà tôi thấy tức cho bác B52.Đặt biệt là bài nội và ngoại lực.Chú quan điểm cứ cho rằng phản lự là nội lực tác dụng lên công trình thì quả là chú suy nghĩ hơi lạ.Hồi đó học cơ (bao gồm cơ kết câu, cơ lý thưyết, Sức bền.) có ai nói với chú là phản lực tạo nên ứng suất trong kết cấu không.
                  Đã không tạo ứng suất thì có thể gọi là ngoại lực kh.Chú cứ thí nghiệm với mô hình thấy thì hay dó nhưng tối hỏi chú hoc Xd trương trình sau này hay trước kia.nếu học sau này thì với suy nghi do tôi kh trách vì chú kh biết,nếu chú học trương trình trước kia chú sẽ học về phương pháp phân phối momen chú sẽ có khái niệm về việc ứng xử của kết cấu nếu chú học thêm chú đọc cơ kết cấu nâng cao về biến dạng dẻo, khi đ1o chú sẽ biết tại sao thí nghiệm chú không dùng được.còn bác B52 bác ấy nói đúng nhưng thiếu phần thực tế nửa là đủ.
                  Chú cũng đúng nhưng quan niệm về kết cấu là 1 thể đồng nhất như thép, keo là chú chỉ dừng lại ở mức cưởi ngựa xem hoa.Đúng là chương trình tính kết cấu chỉ có tính tương đối nhưng đó là chú nghĩ.PTHH là pp để xây dựng nên các chương trình này hay còn gọi là pp chia nhỏ và tổ hợp nó hoàn chỉnh đến mức chú thử lên mạng xem mọi phần mềm mo phỏng đều dùng.vậy theo chú Kq nó cho có thể hiện đúng không.ma chú thử dùng PTHH tính kết cấu chưa?
                  Nói đây để chú biết thật ra móng chân vịt chỉ nguy hiểm khi kết cấu chưa ổn định thôi,vì tải động ảnh hưởng động ảnh hưởng đến nó nhiều nhất.khi đả ổn định mọi phần trong kết cấu sẽ cùng làm việc kể cả tường.vì vậy nó có sự phân phối lại momen và ứng suất để cho phần nào trên kết cấu có độ cứng bé sẽ chảy dẻo the lý thuyếy Von Misse, hoặc Tressca.Do vậy m1ong chân vịt sẽ bị phá huỷ khi những phần còn lãi chảy dẻo hết.Chú đừng dùng định luật Newton o đây, vì để hiểu kết cấu chú phải đọc các cuốn cơ và quan trọng chú đọc Lý thuyết Đàn Hồi.Khi đó sẽ thây mối liên hệ và tại sao phản lực kh là lực gây ra ứng suất
                  Kết cấu không phải là vật đơn và càng không phải là vật đồng chất để dủng thí nghiệm của vật đồng chất để so sánh,Chú sai ngay từ lúc chú lấy dụng cụ thí nghiệm.nên đừng xem kq lam gi
                  Nói đây để chú đọc thêm để hiểu về kết cấu đi rồi mình tiếp.chứ tôi thấy chú siêng lên mạng post bài mà chú kh đọc nhiều thì đọc bài chú thấy kh có gì mới cả.
                  Còn chú thích nghiên cứu về thép, kết cấu dạng mỏng thư thép dập nguội ống thép liên hệ với tôi
                  Last edited by minhduc115; 20-09-2005, 11:00 PM.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

                    Gởi chú : minhduc115

                    Riêng về cái móng này , tôi đã nói rằng , rất nhiều tranh cải .Tôi chẳng phải viết nhiều bài để lấy thành tích , vả lại Online cũng chẳng ai cho tôi một xu nào. Nhưng điều đó cũng chứng tỏ rằng. Chú là con người thiếu suy nghĩ khi viết bài bằng cách nói xấu người khác với cái kiểu đó. Nếu tôi sai chổ nào , hãy nói thẳng tôi ngay chổ đó. Chứ đừng nói chuyện vu vơ nhé. Yếu thì đừng ra gió

                    Ai cũng có cái lý lẽ của nó. Chuyện thí nghiệm có phù hợp không thì các chú cứ làm , tôi đã làm rồi . Nếu bây giờ có người đứng ra phân giải thì chưa chắc ai chịu đâu , và nếu có thí nghiệm thì chắc sẽ có người không chấp nhận rằng kết quả thí nghiệm đúng.

                    Ví dụ : Nếu cái móng xây xong , thì mình tiến hành chất tải. Kết cấu làm việc đúng hay không vào việc thử tải đó. Điều đó phụ thuộc vào cách chất tải trọng của mình. Tuy nhiên cũng sẽ có cách làm việc gần sát với thực tế nếu chúng ta suy nghĩ đúng. Thậm chí , hôm nay ta quan niệm kết cấu khác , ngày mai gặp người nào đó nói về kết cấu khác , chúng ta sẽ thay đổi quan niệm ngay lập tức. Tuy nhiên cái đúng nó vẫn còn đấy , nếu ai hiểu sâu về bản chất thì sẽ làm việc tốt hơn. Nếu sai thì sẽ xảy ra hậu quả. Và thật sự tôi không biết các chú đang có kiểu tính móng này như thế nào mà tranh cải thế này.

                    Còn theo tôi , mục đích mình tính toán lý thuyết là để đơn giản hóa việc tính toắn. Chứ tính đúng thì rất khó khăn. Nếu chú nào mạnh dạn trình bày cách tính móng chân vịt. Tôi mới tranh cải tiếp , chứ hiện giờ 3 , 4 người lao vào cái box này thì tôi không có hiểu hết mọi ý tưởng như thế nào cho hợp lý .

                    Tôi đưa ra một cái ví dụ cho các chú đã từng tính kết cấu thử suy nghĩ rồi trả lời thế nào. Thông thường ta tính tường là bao che , nếu xây tường gạch dày 200. cao chừng 6 m, khoảng cách các cột là 5 m Cột hai bên tiết diện 400x400mm, Dầm đỡ tường tiết diện 250x400, dầm bên trên tiết diện 250x400. Như vậy bây giờ sơ đồ tính của mình là tải trọng chất lên dầm , sau đó chạy nội lực. Tính xong ta được con số Moment , lực cắt. Tiếp đó tính thép. Như vậy việc mô hình hóa và tính đó có đúng không , kết cấu làm việc có hợp lý không

                    Tôi thì có quan niệm tính hơi khác một chút rằng nếu mà xây xong , chừng 1 tháng , đập cái dầm đó đi thì tường vẫn đứng nguyên. Không sập gì cả.
                    Steel Design Solution Forum

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

                      Chào chú ReiVietnam

                      Hê hê.Chù quá căng thẳng rồi mà lại không nhìn thấy cái mình sai lại còn chê người khác yếu trong khi chú biết gì về tôi nhỉ.
                      Chỉ chú mới có cái nhìn tệ như vây, "mục đích mình tính toán lý thuyết là để đơn giản hóa việc tính toắn. Chứ tính đúng thì rất
                      khó khăn." Tôi cũng đang bận làm Lv chẳng thời gian tranh cải với chú làm gì cho mệt.Tại tội thấy chú là ky su Xd vậy mà vẫn khônh hiểu bản chất của XD là thực hành, lý thuyết không làm việc tính toán đơn giản hơn mà là mô phỏng lại thực tế. Lý thuyết XD xuất phát từ thực tế vậy sẽ có lý thyết và tính toán sai khi thí nghiệm không tuân thủ và không hợp với tự nhiên.Bêtông cốt thép Phi tuyến vậy mà chú dùng vật liệu tuyến tính thí nghiệm vậy mà chú vẫn nghĩ đó là đúng, là chỉ mình chú hiếu, người khác là yếu.
                      Chú muốn tính móng chân vịt cho đúng thì chú phải hiếu cả cách mà kết cấu ứng xử.như chú nói. "Thông thường ta
                      tính tường là bao che , nếu xây tường gạch dày 200. cao
                      chừng 6 m, khoảng cách các cột là 5 m Cột hai bên tiết
                      diện 400x400mm, Dầm đỡ tường tiết diện 25x40. Như vậy
                      bây giờ sơ đồ tính của mình là tải trọng chất lên dầm
                      , sau đó chạy nội lực. Tính xong ta được con số Moment ,
                      lực cắt. Tiếp đó tính thép. Như vậy việc mô hình hóa
                      và tính đó có đúng không , kết cấu làm việc có hợp
                      lý không "
                      .chú nghĩ đó là sai kh chính xác rồi chú lại đưa ra kết luận nửa.Thực ra điều chú nói ai cũng biết ,người ta bỏ qua sức chịu tải của tường gạch trong tính toán kết cấu không phải người ta không biết mà tại người ta thứ nhất tăng tính an toàn, thứ hai việc mô phỏng liên kết giữa tường và kết cấu BTCT làm được nhưng khi đó khối lượng công việc tăng lên nhiều không cần thiết.
                      Cũng như móng chân vịt trong sách"NỀN MÓNG " của thầy Châu Ngọc Ẩn.thầy đã đưa nhiều lý thuyến khái niệm mới về móng từ các thí nghiệm về nền móng của Bộ XD Pháp, và EU, nhưng vẫn có 1 thứ đọc chú cần xem lại,momen có được từ cổ móng dùng để tính móng.
                      và còn nửa đó là có sự bỏ qua áp lực đất gây ra momen ngược chiều và tâm xoay trong móng chân vịt không hợp lý, còn nửa chú cừ thí nghiệm này nọ tôi thầy phí thời gian quá.tôi hỏi chú chứ chú nghiên cứu về phần gì móng hay kết câu.nếu về móng phải đặt xuống đất mà nhìn, nếu về KC phải đùng đúng đối tượng để thí nghiệm.cả hai chú đều không phải vậy chú đang làm gì? .Vậy mà tôi thấy chú cứ lên mạng bàn luận hoài.Muốn tính móng chân vịt thì phải biết.
                      1.Momen tính lấy từ đâu.
                      2.Những momen khác từ đâu mà có
                      3.Khi nền lún không đều tâm xoay dịch chuyển, phải tính lại tâm xoay,
                      4. Khi đã có tâm xoay xác định thành phần nào gây biến dạng trong móng ,từ đó sử dụng quan hệ U/S - Biến Dạng tính ra ứng suất
                      Đó là về phần móng.Còn về phần đất
                      1 Có tâm xoay mới xác định lại giá trị phân bố US
                      2.sau đó làm như tính toán móng nông
                      Tâm xoay ở đây là toạ dộ mà khi móng bị AH của MM sẽ xoay quanh đó.

                      Tôi nói thiệt nhé qua những bài trao đổ với chú tôi thấy chú có các điể kh thể đi xa hơn
                      1.Chú đọc quá ít, và hay muốn chứng tỏ, Chú biết ngay cả thầy Châu Ngọc Ẩn ổng dạy tôi mà ổng còn chưa dám nói là ổng hoàn toàn đúng nửa huốn hồ chú.Thí nghiệm con nít của chú kh để làm gì cả
                      2.Chú vột đánh giá người khác không đúng là yếu kém , xem suy ngĩ của chú kh ai biết.hì hì.Tại chú kh biết nhiều chứ bất cứ ai TN KSXD đều hiểu vậy cả.
                      3.Tôi nói thay vì tranh cải với tôi chú về đọc những cuốn sách tôi chỉ chú như thế chú sẽ hiểu rộng hơn nói sẽ đúng hơn.
                      4. CHú là KSXD vậy mà lại thích làm nhà phê bình văn học, toàn là VD.. VD.Còn nửa tôi hỏi chú có đi sửa nhà chưa là để xem chú có bao giờ đào 2/3 móng chân vịt của 1 nhà nào đó để làm lại chưa.khi đó chú mới hiểu chú nên tính móng chân vịt như thế nào là hợp lý.
                      Nói thiệt tôi không biết nên gọi chú là dân thiết kế hay dân thi công nửa vì chú là thiết kế mà hay đánh giá thì thiết kế chỉ dừng lại ớ lúc chú bắt đấu. Nghe chú nói nhiều đến thí nghiệm cứ như là dân thi công nhưng lại không có cái nhìn tổng quát.vậy chú là ai??????
                      Biết chết liền !!!!!
                      Còn chú online để đăng bài lấy tiếng thì OK tôi không nói nửa, nhưng muôn nói hay hơn chú nên đọc nhiều hơn , chứ kiến thức chú chỉ vỏn vẹn những gì chú được thầy dạy không thì không nói chuyện đc
                      Còn nửa chú nói tôi yếu mà ra gió.chú nói đúng yếu ra gió mới biết gió nào mình cần. Chứ gió chú đưa tôi thấy chả giúp tôi hiểu thêm về móng chân vịt tý nào cả.
                      mà nè nóng không tốt. Chú nóng như vậy làm lính còn lâu lắm.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

                        Nguyên văn bởi ducxd
                        He he bà con sôi nổi dữ. Nói chung em thì không biết tí nào về vụ này nên không dám nói nhiều ! Để cho công bằng hay anh Minh Đức làm 1 cái mô hình hóa bằng Ansys đi ( theo em mô hình hóa coi như gần đúng, nói có sách mách có chứng ). Như thế mới có thể tâm phục khẩu phục ! Chứ cải nhau biết chừng nào xong.
                        Em nghĩ đây là diễn đàn trao đổi kiến thức nên không nên cải nhau làm gì !
                        - Không đả kích , không phản bác ( chúng ta có thói quen thấy cái gì mới khác với cái mình từng biết là phản bác cho rằng nó sai mà chưa kịp tìm đủ bằng chứng khẳng định đây chính là tính ì tâm lý), đây là diễn đàn trao đổi kiến thức mà nếu các bác làm vậy đã đi lệch mục tiêu ban đầu đề ra.Nên xem xét vấn đề 1 cách toàn diện.
                        - Mọi người nên coi vấn đề là gì ( chẳng hạn móng chân vịt ) cùng nhau đưa ra giải pháp cụ thể , nếu quan niệm khác nhau thì đưa ra chính xác con số tính toán , mô hình hóa ( minh chứng cụ thể ).
                        - Nếu mình sai thì chấp nhận sai ( vì kiến thức của mỗi người là hạn chế đâu ai biết hết đâu) , vì tự ái mà cố cải thị khó tiếp thu kiến thức mới và như thế khó tiến bộ.Kiến thức là vô bờ đâu ai dám tự hào là mình biết tất đâu. Em có ý kiến như vậy.
                        Chào Ducxd
                        em có thể cho anh khuất cở 2 tháng nửa được không vì mô hình ansys phiền lắm , vả lại 7/12/2005 này anh phải nộp LV Th.S của nh rồi.
                        e đợi được chứ.nhưng anh chỉ mô hình cho em về kết cấu thôi, phần lập trình trong ansys mô hình nhiều pha của đất anh chưa làm được.
                        ok.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

                          Chào các bạn:
                          Sau khi tôi đưa ra nhận định rằng móng chân vịt ( móng đơn lệch tâm ) không gây ra môment làm gãy cổ cột như nhiều người hiểu nhầm, khiến nhiều người cảm thấy “sốc” và sau thời gian theo dõi diễn đàn, lắng nghe ý kiến của nhiều người ; Thấy các bạn tranh cãi hăng quá, có vẻ chẳng ai chịu ai, tôi xin góp vài ý kiến như sau:

                          1.Lý do dẫn tới hiểu nhầm :
                          Hầu hết những ai hiểu nhầm điều này, thường suy nghĩ rằng móng lệch tâm gây moment rất lớn làm gãy cổ cột (đã thiết kế an toàn từ trên xuống) là vì các bạn hay hình dung theo cách lật ngược móng lên, với tải là Pđn. Tuy nhiên cách này chỉ là để hình dung hình ảnh conson của móng và thớ căng của tiết diện móng mà thôi. Nó hoàn toàn không là sơ đồ tính tương đương cho cả hệ móng và cột vì các lí do sau:
                          a.khi đó bạn không thể vẽ vị trí ngàm của hệ móng - cổ cột ở vị trí tiếp xúc giữa cột và đà kiềng như những người đang hiểu nhầm hình dung để có biểu đồ moment có vẻ rất chính xác là cổ cột bị gãy… Mà vị trí ngàm đúng của tiết diện móng phải ở ngay tại tiết diện móng tiếp xúc với cạnh cổ cột , có nghĩa là không còn thấy cột nữa.
                          b.Phản lực đất nền không phải là ngoại lực tác dụng lên hệ kết cấu bên trên, cụ thể là không tác dụng lên cổ cột và cột. Vậy phản lực đất nền là gì ?. Tôi sẽ giải thích dưới đây:

                          2.Lý luận tìm lời giải đáp
                          Để một hệ kết cấu cân bằng và có phát sinh nội lực, cần có điều kiện cần và đủ là hệ bất biến hình bị tác dụng của ngoại lực (hiểu rộng ngoại lực bao gồm lực , môment, chuyển vị cưỡng bức… ) và bị căn ngản chuyển vị của hệ để tìm đến trạng thái cân bằng mới sau khi bị ngoại lực tác dụng.
                          Khi hệ kết cấu được xây dựng trên trái đất, KC bên trên bị trọng lực tác dụng ( tạm bỏ qua các tải khác). Để giải được hệ ta phải giả thiết xem trái đất là một miếng cứng ngăn cản các chuyển vị của công trình dưới lực hút của chính trái đất ( mọi tính toán dù tính tay hay dùng phần mềm đều phải đưa loại liên kết nối đất vào). Sau khi đã có giả thiết ngăn cản các chuyển vị rồi ta mới tìm nội lực trong hệ, rồi thiết kế để Công trình bền vững trước nội lực phát sinh. Đó là nhiệm vụ của các bộ môn kết cấu và sức bền vật liệu, BTCT, KCThép. Ta thường gọi các công việc đó là thiết kế kểt cấu bên trên. Sau khi hệ kết cấu bên trên đã bền vững và biến dạng trong phạm vi nhu cầu sử dụng cho phép ta phải thiết kế mối liên kết giữa KC bên trên và trái đất sao cho thoả mãn các ngăn cản chuyển vị mà ta đã giả thiết lúc đầu (thiết kế cái móng).
                          Chưa hết , xét một các tổng quan thì trái đất và công trình là tác dụng lẫn nhau nên để cả hệ tồn tại như ý ta muốn thì trái đất cũng phải được thiết kế để đảm bảo độ bền không bị phá hoại, biến dạng trong phạm vi cho phép. Đó là nhiệm vụ của các bộ môn địa cơ, nền – móng. Để thiết kế “kết cấu đất” thì phải xem công trình là một miếng cứng (ta đã thiết kế để đảm bảo nó là miếng cứng ở phần trên) ngăn cản chuyển vị của trái đất (đổi ngược vai trò vậy mà). Với ngoại lực tác dụng lên trái đất là phản lực ta giải được khi thiết kế hệ kết cấu bên trên, ta hay gọi là phản lực đất nền. Phản lực đất nền chính là lực hút của công trình tác dụng lên trái đất. Nó có phương hướng tâm trái đất và chiều về phía công trình và quan trọng là điểm đặt của lực là ở trái đất thuộc trái đất vì tác dụng lên trái đất, đỉêm đặt đó ngay tại móng. (Do đó có thể hiểu nôm na xem móng là thuộc về trái đất chứ không phải thuộc về hệ kết cấu bên trên). Thật vậy, ta thiết kế móng tức là thiết kế một lớp đất nền nhân tạo bằng bê tông hay gạch đá mà thôi. (các loại móng khác cũng thế cả)
                          Vậy, đã rõ rằng Pđn không tác dụng lên cột và cổ cột do đó không thể lật hệ móng và cổ cột lên một các máy móc. Pđn này gây moment cho tiết diện móng cần thiết kế (để tính thép móng). Cần nhớ moment này khác môment do tải trọng thẳng đứng chân cột lệch tâm so với trọng tâm móng và moment do bên trên phân phối xuống chân cột. Lực dọc lệch tâm so với trọng tâm móng gây ra moment tác dụng lên đất nền thông qua tấm bản móng làm ứng suất trong các phần tử đất nền không đều nhau.
                          Đối với móng chân vịt, khi ta tính thì môment gây ra do tải trọng thẳng đứng lệch tâm so với trọng tâm móng (hoặc bên trên phân phối xuống) chỉ gây tác dụng làm cho mép móng bên kia bị vênh lên làm phân bổ phản lực không đểu. Khi đó diện tích thực chịu tải (diện tích hữu ích của móng) bị giảm, làm cho vùng đất phía chân cột bị Pmax chứ không còn theo ý chúng ta là phân bố đồng đều sao cho Pđn < Rđn. Tuy nhiên theo quy phạm thì nếu quá 1,2Rđn thì đất nền mới bị phá hoại, và trong các công trình có các tải động thì phải đảm bảo nghiêm ngặt cả điều kiện Pmin > 0 (Anh nào biết có thể giải thích cho anh em nghe về điều kiện này giúp tôi – Hình như anh MinhDUC115 biết đấy? ).
                          Do đó nếu gặp điều kiện địa chất tốt, các bạn kiểm tra Pmax < 1,2 Rđn, Pmin >0, hoặc Pmin <0 nhưng không có yếu tố tải trọng động nhiều như các nhà xưởng có cầu trục , thang máy … thì bạn vẫn có thể thiết kế móng chân vịt thoải mái, chẳng phải lo kiểm toán cái cột hay cổ cột gì cả. Thật vậy, Chẳng có giáo trình nào hay thầy nào bắt bạn phải kiểm toán lại kết cấu bên trên sau khi thiết kế chọn loại móng !!??
                          Các bạn cũng không cần phải dùng các lý thuyết biến dạng, chảy dẻo, phân phối lại moment …hay cái gì cao siêu hơn để giải thích về cái móng chân vịt người ta vẫn dùng mà không sao. Đơn giản chỉ vì nó không là cái mà chúng ta đang hiểu nhầm.
                          Đừng suy diễn điều không xảy ra. Và đừng vội nói rằng lý thuyết tính toán của chúng ta “có vấn đề “ vì sao thấy thực tế không phải vậy ? có bạn đã nói thế thì phải. Tại có những vấn đề chúng ta hiểu chưa thấu đáo thôi. Theo thiển ý của tôi lý thuyết kết cấu của chúng ta đang dùng rất đẹp rất chuẩn, tuy nhiên vì nghiệm số của một bài toán kết cấu lớn là quá nhiều khiến chúng ta không thể giải một cách thật chính xác, với các phần mềm tính toán, các phương pháp tính toán và mô hình hoá hiện nay chỉ là để giúp giải chính xác chứ không hề thay thế xô ngã lý thuyết kết cấu đang dùng.

                          Vài suy nghĩ trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp. Mong các bạn đóng góp ý kiến với thái độ hoà nhã xây dựng và tôn trọng nhau, trên tinh thần học hỏi đóng góp.

                          Nhắn tin với bạn MinhDUC115 : có vẻ như bạn đồng tình với tôi ?. Bạn có thể cho biết cụ thể rằng bạn có đồng ý với tôi là móng chân vịt không gây moment lên cổ cột không ? Còn các bạn khác thì sao ? tranh luận nhiều rồi, lý giải nhiều rồi. Bây giờ biểu quyết đi : ai đồng ý thì giơ tay lên hê 1 tiếng là đồng ý khỏi lý giải. Nếu biểu quyết phản đối không đồng ý thì phải giải thích, lý luận thật xác đáng cho mọi người nghe thấy có lý mới phản biện được chứ đừng viết chung chung theo kiểu "có ngàm là có moment" không giải quyết vấn đề nữa. Để chúng ta còn chuyển sang nhiều đề tài khác hấp dẫn hơn đang chờ phía trước.
                          Last edited by B52; 24-09-2005, 03:32 AM.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

                            bác B52: bác đã phân tích là tải trọng lệch tâm làm ưng suất đáy móng trở nên không đồng đều do móng bị vênh lên một ít. Hay nói cách khác là cái móng của bác phải xoay đi một góc nào đó. Đối với kết cấu bên trên, điều này có nghĩa là bác có một chuyển vị xoay cưỡng bức tại vị trí chân cột. Như thế trừ trường hợp liên kết móng-cột là liên kết khớp, còn không thì nó sẽ gây ra moment ở chân cột chứ ?

                            (còn 1 trường hợp khác ma chuyển vị xoay tại móng làm cả công trình xoay theo với cùng một góc kiểu như cái Chùa Một Cột thì không tính đến nhé )

                            Tuy nhiên tôi cũng nghĩ là moment ở cổ cột sẽ nhỏ hơn Pe nhiều do còn có ảnh hưởng của công trình nữa. Muốn kiểm tra bằng phương pháp số thì tôi nghĩ chỉ cần một cái khung đơn giản với nền Winkler là được rồi các bác ạ, chứ không đến nỗi phải phần tử khối phi tuyến lại cộng thêm cả nước nôi nữa đâu
                            Does engineering need science?

                            Ghi chú


                            • #29
                              Móng chân vịt trong nhà xây chen

                              Nguyên văn bởi B52
                              Còn các bạn khác thì sao? tranh luận nhiều rồi, lý giải nhiều rồi. Bây giờ biểu quyết đi:ai đồng ý thì giơ tay lên hê 1 tiếng là đồng ý khỏi lý giải. Nếu biểu quyết phản đối không đồng ý thì phải giải thích, lý luận thật xác đáng cho mọi người nghe thấy có lý mới phản biện được chứ đừng viết chung chung theo kiểu "có ngàm là có moment" không giải quyết vấn đề nữa. Để chúng ta còn chuyển sang nhiều đề tài khác hấp dẫn hơn đang chờ phía trước.
                              Xin các bác đừng cười (do không phải dân trong XD) chứ mới đầu khi đọc chủ đề này tôi còn không biết đà kiềng, móng chân vịt, cổ cột... Nhưng đọc rồi cũng biết hơn, thấy các bác bàn luận hăng quá tôi cũng xin đóng góp ý kiến. Xin nói về vấn đề chính:
                              Móng chân vịt có gây M lên cổ cột không?
                              Trước tiên là xin đồng ý với bác B52. Không phải là cái móng lệch tâm gây ra M bẻ gẫy cổ cột. Cột chỉ chịu lực và Mc do kết cấu phần trên truyền xuống và không vì cái móng chân vịt mà bị tăng thêm M. Mọi người thường thắc mắc, có Pmax, Pmin tất sinh ra M ở cổ cột. Nhưng Pmax, Pmin là "kết quả" do Mc, và lực đặt lệch tâm ở móng gây nên chứ không phải là "nguyên nhân". Nếu ai đó lật ngược cái móng lên, dùng các P để tính ra momen ở cổ cột thì sẽ lại ra cái Mc "nguyên nhân" ở trên. Nên đúng như bác B52 nói, phần trên đã xong thì chỉ cần kiểm toán cái móng và đất nền thôi, không phải lật ngược lên nữa. Cái móng chân vịt bản thân nó không gây ra M bẻ gẫy cổ cột, thí nghiệm của bác B52 (tuy chưa cụ thể lắm) chắc cũng nhằm mục đích giải thích rằng: Cái cột chịu tải ở trên xuống thì dù cái móng xây lên có bị lệch tâm nhiều hay ít cũng không ảnh hưởng đến nó mà sự thay đổi là ứng suất trong đất nền sẽ khác đi.

                              Cũng xin phép nói thêm một chút về Pmin > 0. Người ta khống chế điều này là do đất nền không "kéo" cái móng xuống được mà chỉ "đẩy" nó lên thôi. Nếu để Pmin < 0 thì lúc này có nghĩa không có P nữa, tương tự như cái ghế bị kênh lên thì chỉ có những chân không bị kênh là chịu lực thôi, cho nên sơ đồ tính sẽ thay đổi, P sẽ lớn hơn Pmax tính được.

                              Cũng có những chỗ tôi cũng chưa đồng ý lắm với bác B52. Ví dụ, bác cho rằng: Phản lực đất nền là lực hút của công trình lên trái đất, điểm đặt ngay tại móng. Tôi nghĩ viết như vậy chưa chính xác lắm. Vì lực hút trái đất lên công trình sẽ đặt tại tâm công trình, còn phản lực của nó là lực hút công trình lên trái đất, sẽ đặt tại tâm trái đất. Do có cặp lực, phản lực này mới gây ra phản lực đất nền tại chân công trình. (Có thể minh hoạ trái đất và công trình là 2 cục nam châm hút nhau, trái đất là cục nam châm đặt ở tâm một quả bóng, còn công trình đặt trên quả bóng đó). Nhưng tôi thấy nói chung ý bác là đúng. Tôi cũng thấy bác chắc đã tính móng chân vịt thật rồi vì điều bác viết hợp với điều người ta làm. Tôi ủng hộ bác vì thế!
                              Vậy hưởng theo lời kêu gọi của bác tôi "Đồng ý"! Nhưng mà vẫn "lý giải"! Có gì thiếu sót hoặc đã hiểu nhầm, hiểu sai thì tôi sẵn sàng lắng nghe và sửa đổi. Thank!
                              "A small dwelling in the wild meadow will be enough if you are there with me"
                              Mít Đặc

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Móng chân vịt trong nhà xây chen

                                À bây giờ có lẽ tôi hiểu ý các bác rồi Vấn đề ở chỗ là khi các bác tính pmax và pmin gây ra do cột truyền bằng cách đặt một lực P tại vị trí lệch tâm (e) thì ngầm định là các bác đã coi liên kết móng-cột là liên kết khớp rồi còn đâu. Nên khi các bác lật ngược lên để tính tổng moment tại vị trí chân cột thì chắc chắn kết quả phải bằng 0 là đúng rồi. Cách tính pmax và pmin này là thiên về an toàn cho việc kiểm ứng suất đất ở đáy móng chứ không phải dành cho moment cổ cột.

                                Như tôi thấy thì cái moment lệch tâm sẽ gây ra chuyên vị xoay cho bản móng. Để kháng lại cái chuyển vị xoay này thì bản móng sẽ chịu hai thành phần moment "phản lực", một là do ứng suất đáy móng, hai là do moment cổ cột. Tổng hai cái này sẽ bằng Pe. Còn cái nào nhiều cái nào ít sẽ còn phụ thuộc vào tương quan vào "độ cứng" giữa nền đất và kết cấu bên trên.

                                Các bác chịu khó vẽ cái hình chuyển vị của cột và móng thì các bác sẽ thấy là moment ở cổ cột là không thể không có được (trừ khi là liên kết khớp). Thậm chí nếu chịu khó nữa thì tôi nghĩ để chứng minh bằng công thức có lẽ cũng không phức tạp lắm.
                                Does engineering need science?

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X