Các xếp cho em hỏi tại sao đến giờ vẫn còn dùng BTGV để lót móng mà kg dùng loại VL khác? Vùng quê miền bắc còn dễ kiếm chứ ở thành phố và miền nam thì lấy đâu ra? Nhiều chỗ đã dùng tấm PVC thay BTGV vậy thiết kế đổi đi có đỡ khổ cho dân thi công hơn kg? Hay chuyển sang BT đá dăm mác thấp cũng được. Các bác hay vẽ cho biết ý kiến với
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
Collapse
X
-
Ðề: Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
ờ thì bây giờ người ta vânc dùng bê tông thường mác 100 để làm lót móng đấy chứ, gạch vỡ chỉ là tận dụng thôi, không có gạch vỡ thì dùng gạch lành, không có gạch lành thì dùng bê tông thường thôi, khó khăn gì đâu. quan trọng là nắm được yêu cầu của lớp lót móng, làm thế nào cho phù hợp thì thôi
-
Ðề: Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
Nguyên văn bởi namPHLớp bê tông gạch vỡ hay cái gì đó chỉ có tác dụng làm phẳng bề mặt đổ bê tông và tránh mất nước xi măng mà thôi. Vậy cho nên tiện gì thì dùng nấy, không quan trọng, miễn là đáp ứng được 2 mục đích trên.
Một là chống ẩm cho giằng hay móng, vì khi thi công đa số lớp bảo vệ thường không đạt theo tiêu chuẩn. Nếu không có lớp lót này thì thép thường bị oxy hoá rất nhanh dẫn đến chất lượng công trình giảm!Chú để anh!
Thôi bác để em!
Ghi chú
-
Ðề: Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
Tôi tán thành ý kiến của bạn namPH, nếu cường độ chịu tải của đất cao, mặt khô ráo thậm chí ta có thể trải nilon mà thi công móng cũng được, tuy nhiên lớp bảo vệ thép móng theo tôi phải >50mm
Hiện nay "BT đá 40x60 M100" (thực chất là trải 1 lớp đá 40x60 _ bây giờ thường lớn lắm khoẳng 50x70 lận _ và vẩy ít cement lên là xong) không còn đúng ý nghĩa của nó. Tôi đề nghị lớp lót phải là BT đá 10x20 M100 nhưng dày 50mm thôi
Và như thế trong định mức, dự toắn XDCB cũng bỏ hẵn luôn mã hiệu "BT gạch vỡ" và "BT đá 40x60 M100" luôn cho phù hợp thực tế hiện nay!
Ghi chú
-
Ðề: Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
Ðã trên 30 năm qua tại Âu-châu :
1) Ðối với sàn đúc thẳng trên đất, không ai còn dùng BTGV (hay nói chung chung là tất cả những đá, gạch nào tìm được, mục đich là rẽ tiền), mà dùng màng mỏng plastic (polyethylene) đặt trên một nền đất đã ép trước (bằng xe hủ-lô);
2) Ðối với móng, phần đông thầu khoán quen đặt cốp-pha trên một nền cứng cho nên họ thích đỗ lớp BTGV trước, đóng đinh để giữ ván khuôn vào BTGV cũng có thể tạm ổn. Hơn nữa thép chờ từ các cọc cũng không phải là mãnh mai cho lắm, đặt plastic không phải dễ bằng đỗ bê-tông.
3) Ðối với những parking, có thể dùng hai lớp : 10cm BTGV, đợi đến khi khô cứng, họ cho máy nén rung để nén đất bên dưới cho dễ (cho máy nén chạy trên bê-tông đã cứng dễ hơn là chạy trên một miếng plastic ), và sau đó họ cho đỗ lớp BT nhựa sau.
Ghi chú
-
Ðề: Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
To Bác Thu:
Ý Bác nói rất đúng tôi thi công các công trình nước ngoài họ vẫn làm vậy và ý của bác là nền, sân lớn còn các ý kiến của các Bác trên diễn đàn muốn nói là vẫn dùng bê tông gạch vỡ cho các loại móng đơn, băng..v..v sử dụng thông thường ở VN.
Cũng giống như cái nắp cống tròn bằng gang mà Bác đề nghị đến cái lớp BTGV này tất cả là đều do một SỰ DUY Ý TRÍ, BẢO THỦ, TRÌ TRUỆ , LẠC HẬU của các giới thiết kế VN. Giả sử tôi thiết kế lớp BT lót (Clean conr) bằng Nylon thay cho BTGV thì sẽ nhận được những câu hỏi như sau:
* Tiêu chuẩu nào nói sử dụng cái nảy
* Trước đây có thấy ai làm đầu sao tự nhiên mình làm Tao kinh nghiệm thi công 30 năm tòan là BTGV
* Trong dự toán, đơn giá, định mức nhà nước có đâu mà thanh toán
* Và vẫn là điệp khúc: GIÁ NÓ RẺ HƠN
Đó Bác thấy không ở VN ứng dụng cái nhỏ nhỏ mà còn khó chứ gì công nghệ mới khó lắm lấy ví dụ cách đấy 10 năm các công trình nước ngoài ở VN đã sử dụng Sika Expoxy (Loại 2 ống A và B trộn với nhau) để cấy sắt, neo sắt rất thuận tiện mà đến bây giờ cũng ít kỹ sư người biết việc sử dụng rất hạn chế trong xây dựng và coi đó là biện pháp sa xỉ, tốn kém
Ghi chú
-
Ðề: Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
Đúng hơi nhầm lẫn của Hilti
Nhưng Bác XuanThuy thấy đó tôi đi thi công thấy áp dụng kỹ thuật vào để nó giảm bớt những cản trở thi công tăng tiến độ cụ thể:
Ở VN khi đổ BT cột anh em kỹ sư trên công trường phải xem bản vẽ kiến trúc cấu tạo của cửa bao nhiêu? cốt cao độ ra sao? trừ bao nhiêu phân lớp tô đà hoàn thiện? khi đóng coppha phải để thép chờ lanhtô?Nếu sau này kiến trúc thay đổi kích thước cửa coi như sắt đặt chờ coi như sai còn nếu dùng Hilti thì khi thi công không cần quan tâm điều đó cứ đổ thẳng cột sau này tùy vào từng cửa thực tế khoan cấy sắt đổ BT lanhtô vừa chính xác, tiện lợi
Đúng giá thành còn cao nhưng lợi về tiến độ, anh em kỹ sư trên công trường không tính toán những tiểu tiết ấy
Ghi chú
-
Ðề: Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
Nguyên văn bởi namPHChống ẩm cho giằng hay móng? Chắc là bác muốn nói là chống ẩm cho thép trong giằng và móng? Như vậy là bác không phải làm lớp bê tông bảo vệ cốt thép à? Sướng nhỉ !!Trời mưa chó chạy vô nhà
Mấy thằng kỹ thuật chạy ra công trường
Tèn ten ten
Ghi chú
-
Ðề: Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
Bê tông gạch vỡ (BTGV) vẫn được thiết kế đưa vào bản vẽ làm lớp lót móng hiện nay là không phù hợp vì các lý do :
- Hiện không có gạch vỡ (Dây chuyền SX vật liệu và vận chuyển gạch đã hoàn thiện hơn, tỷ lệ vỡ khi vận chuyển đến công trường hầu như không có) Chẳng lẽ lại đập gạch lành thành gạch vỡ.
- Người thiết kế cứ quen tay ghi vào bản vẽ mà vô cảm với thực tế.Thi công đúng thiết kế chắc chắn sẽ tốn kém hơn ở những nơi xa nguồn cung ứng vật liêu.
Theo tôi lớp lót móng chỉ hoàn thành sứ mạng : tiếp xúc tốt với đất nền tạo điều kiện truyền lực từ kết cấu móng xuống đất nền (Kiểu như mạch vữa trong kết cấu gạch đá) và tạo mặt phẳng, cách nước trong giai đoạn thi công móng bên trên. Với lý do như vậy thì dùng BT đá dăm mác thấp hay trải lớp vải....tuỳ theo thực tế nền tại công trình là không có gì sai phạm kỹ thuât.
Đúng là hiện nay còn rất nhiều công trình thiết kế còn lót móng như vậy (Chủ yếu là các công trình nhỏ hoặc các hạng mục phụ trợ ) khi đọc bản vẽ gặp trường hợp này tôi cũng rất hay bị dị ứng.
Ghi chú
-
Ðề: Tại sao vẫn thiết kế BTGV lót móng?
[QUOTE=tvd] Theo tôi lớp lót móng chỉ hoàn thành sứ mạng : tiếp xúc tốt với đất nền tạo điều kiện truyền lực từ kết cấu móng xuống đất nền (Kiểu như mạch vữa trong kết cấu gạch đá) và tạo mặt phẳng, cách nước trong giai đoạn thi công móng bên trên. Với lý do như vậy thì dùng BT đá dăm mác thấp hay trải lớp vải....tuỳ theo thực tế nền tại công trình là không có gì sai phạm kỹ thuât.QUOTE]
Bác lại sai rồi bê tông lót "gạch vỡ, BT đá 1x2, nylon, vải địa..." chỉ có nhiệm vụ tạo phẳng mặt nền cho các công tác khác, chống mất nước khi đổ bê tông chứ không có tham gia chịu lức gì hết , do đó lớp lót này phải được đầm chặt để dảm bảo tương đối đồng nhất, độ cứng với Bê tông móng tránh gây lún, hiện nay nếu có điều kiện thì đổ luôn BT đá 1x2 mác 150 cho BT lót là gọn
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú