QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

    To all: hiện nay tôi thấy trong tính toán nhà cao tầng có mục bắt buộc phải tính gió động và động đất. nếu tính toán gió động và động đất theo tiêu chuẩn TCVN thì khá lằng nhằng mà cũng cho kết quả không khác mấy so với cái tiêu chuẩn ACI. trong tiêu chuẩn ACI, nếu tính động đất chắc chỉ mất có 1 trang thuyết minh A4 là xong nhưng lại không thấy mấy cái thằng biên soạn nó để phần tính gió động vào mục nào mà tìm không ra.
    khi công trình tính toán cả gió động và động đất thì tôi thường thấy động đất cho kết quả tải trọng ngang lớn hơn rất nhiều so với gió động.
    nếu tính động đất theo ACI, rồi tính gió động theo tiêu chuẩn Việt nam thì mất thời gian quá mà trong khi biết chắc thẻ nào cái động đất cũng lớn hơn.
    Liệu chúng ta có cần tính gió động nữa không? Mong các anh em cho ý kiến!

  • #2
    Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

    Theo em thấy, rõ ràng lực động đất là lớn hơn lực ngang do gió. Nhưng gió là lực tác dụng liên tục còn lực động đất là 1 lực đột ngột. Chịu 1 lực liên tục chắc nó phải khác với 1 lực đột ngột. Vậy cho em hỏi, nếu trước khi xảy ra lực động đất, thì với gió tĩnh và thành phần động của gió, công trình của anh có đáp ứng dc chuyển vị ngang tại đỉnh, gia tốc đỉnh hay ko? Vì dù sao, công trình cũng là nhà cao tầng, trước khi chịu động đất thì nó đã phải chịu gió động và phải đảm bảo rằng nó đã đủ sức "chơi tốt" gió động. Công trình chịu dc động đất có tương đương với việc nó chịu dc gió động hay ko? Em thấy mình phải chứng minh, ko thể áp đặt dc.
    Vài dòng trao đổi, mong dc chỉ giáo thêm.
    Nguyễn Cảnh Toàn

    ---/\----\o/----- help me !

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

      Nguyên văn bởi ngcanhtoan2
      Theo em thấy, rõ ràng lực động đất là lớn hơn lực ngang do gió. Nhưng gió là lực tác dụng liên tục còn lực động đất là 1 lực đột ngột. Chịu 1 lực liên tục chắc nó phải khác với 1 lực đột ngột. Vậy cho em hỏi, nếu trước khi xảy ra lực động đất, thì với gió tĩnh và thành phần động của gió, công trình của anh có đáp ứng dc chuyển vị ngang tại đỉnh, gia tốc đỉnh hay ko? Vì dù sao, công trình cũng là nhà cao tầng, trước khi chịu động đất thì nó đã phải chịu gió động và phải đảm bảo rằng nó đã đủ sức "chơi tốt" gió động. Công trình chịu dc động đất có tương đương với việc nó chịu dc gió động hay ko? Em thấy mình phải chứng minh, ko thể áp đặt dc.
      Vài dòng trao đổi, mong dc chỉ giáo thêm.
      tất nhiên về bản chất gió động hoàn toàn khác với động đất, nhưng về tác dụng của các lực này đều là lực ngang tác dụng vào công trình. lực ngang do động đất gây ra là lực đột ngột nhưng tring tính toán ta không phân biệt lực đột ngột hay dài hạn mà chỉ tính là thành phần hoạt tải phụ thêm tác dụng vào công trình. ta vẫn phải tính toán cấu tạo sao cho công trình chịu được tác dụng của lực này trong bất kỳ thời gian nào. hơn nữa trong tổ hợp tải trọng tính toán tác dụng đồng thời vào công trình thì không bao giờ có tổ hợp vừa gió động vừa động đất tác dụng đồng thời. về giá trị thì lực ngang do động đất tác dụng thường lớn hơn so với tác dụng của gió động, về phương, hướng tác động thì như nhau. vì vậy tôi mới đề nghị giảm nhẹ khối lượng công tác thiết kế bằng cách bỏ phần tính toán gió động đi, có thể thay thế khối lượng công việc bằng việc khác hữu ích hơn. ví dụ như: phối hợp với nhà thầu để tính toán tải trọng cho phù hợp với biện pháp thi công, kiểm tra điều kiện làm việc của móng, cọc, tầng hầm khi xảy ra động đất dưới tác dụng hóa lỏng đất nền....(mà bây giờ có nhiều công trình không có độ cao y/c tính gió động nhưng y/c tính động đất vẫn được đặt ra đấy thôi).
      Mong anh em kỹ sư bốn phương chỉ giáo!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

        Nguyên văn bởi ducxd
        Theo quan điểm của em là tính động đất thì không cần tính gió động ( bản chất gió cũng tạo ra dao động cho công trình với chu kì hơn của động đất ). ví dụ nếu ta tính gió động thì coi như đã tính cho công trình chịu động đất cấp nhẹ. Em có ý kiến như vậy xin anh chỉ giạo
        To Ducxd: thì mụ đích của anh chính là như vậy đấy chú Duc ạ, hy vọng ý kiến góp ý của anh em mình được mấy bác bên IBST chú ý đưa vào trong tiêu chuẩn TCVN mới nhỉ!

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

          Nếu tính động đất thì e rằng kết quả khá lớn, có thể gây lãng phí đối với các công trình ở Việt Nam. Các TCDXVN cũng không bắt buộc tính tải động đất cho công trình.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

            Theo tôi thì phải tính cả động đất và gió động dù biết rằng có thể động đất lớn hơn gió động.Tiêu chuẩn quy định phải tính cả 2 thế cũng đúng thôi, vì có biết công trình của mình thiết kế có dạng như thế nào đâu( nhà có 1 bề mặt đón gió lớn hơn so với bề mặt kia, hoặc nhà được xây dựng trên sườn đồi núi cao chẳng hạn, mà lại nằm ở vùng có vận tốc gió lớn thì lúc đó tải trọng ngang do gió lớn hơn nhiều so với động đất.)
            Cứng thẳng dễ gãy
            Sạch quá dễ bẩn.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

              Tôi xin góp chuyện cho vui.Hom nay Chủ nhật mà
              Tôi là kỹ sư cầu đuong, không biết nhiều về xây nhà. Tuy nhiên khi biên soặn các loại TC cầu thi cũng phải bàn đến động đất và gió. Đã có may mắn đuọc nhiều dịp thảo luận với các vị tham gia biên soặn TC ở các Bộ về soặn TC chống động đất. Tôi thấy lịch sử ngành xây dựng VN để lại dấu ấn là ai đã học ở nuoc nào về thì đều nặng tình với nước đó và yêu các TC của nước đó lắm. Ngày xua bên Liên xô có 3 Bộ: XD, GT, TL, bên ta cũng có 3 Bộ giống vậy. Mỗi Bộ có liên quan đến XD của Liên xô có 1 Viện nghiên cứu riêng, soặn ra 1 TC riêng về XD.Vay là bên Liên xô có 3 TC xây dụng với các công thức khác nhau , mà là cùng bàn về duyệt mặt cắt BTCT chẳng hạn.cac Bộ bên ta cũng có 3 TC xây dung riêng về Cầu đuong, về XD dân dụng-công nghiệp, về công trình thủy lợi.
              Đieu này khác với nhiều nuóc Chau Au là chỉ có 1 TC về kết cấu,con mỗi loại công trình thì chỉ càn có thêm TC về tải trọng chẳng hạn.

              Nói vê TC động đát:TC của Liên xô đuọc soan dụa trên nhũng kinh nghiệm về các trân động đất ở Liên xô, luc đó gồm cả nuoc Uzbekistan, co đông đất khung khiếp phá hủy cả Thủ đô Tasken vao năm nào đó . Nay thì nuóc Nga và Uzbekistan đã tách ra rồi.

              Tu Uzbekistan, sang đến VN thi xa lắm. Nói về cấu tạo các mảng lục đia đang trôi dạt va vào nhau gây ra đông đất và sóng thần thì Việt nam và Uzbekistan, hay Nga chẳng có gi giống nhau cả. Viet nam cung không the giông Chau Au duoc. cho nên theo tôi nghĩ thì chép TC động đất của Nga hay của Chau Au (EroCode) đều có phần duy tâm. Chỉ nên học nguoi ta về nhũng lý thuyết thôi.

              Lại nói về cái cách lập bản đồ phân vùng động đất theo kiêu TC Liên xô mà hiện nay đang ghi trong Quy chuẩn XD VN. Hai địa điểm cách nhau đọ 3 km mà nằm gần rìa của 2 vùng cạnh nhau ( ví dụ vùng cấp 6 và cấp 7) thật khó phan biệt chính xác trên cái bản đồ bé tí tẹo. Xin nho la 2 câp này chênh nhau theo mũ của luy thua 10 nghia là chênh hau 10 lần . Nếu anh bảo là công trinh thuộc vùng cấp 6 thì không xét Đ, nếu anh bảo là thuộc vùng cấp 7 thì phải tính. Thế là rắc rối rồi.Tat nhiên để cho ngủ ngon thì anh kỹ sư thiết kế chọn là vùng cấp 7. Tốn tiền lắm.

              TC của Mỹ không phân vùng động đất mà vẽ bản đồ các đuong đẳng múc của gia tôc động đất.Vay là tránh đuọc tình trạng nói trên.

              Khi biên soan phần tính toắn Động đất của TC thiết kế cầu 22TCN 272-01, tôi đã đến gặp GS Nguyễn đình Xuyên , khi đó là Viện truong Vien Vat ly địa cầu VN để xin ý kiến. Chúng tôi muốn có 1 bản dồ thể hiện các đuong đẳng múc gia tốc động đất của VN. Đáng tiếc là do không có tiền nên đến nay cũng không có ban do.

              Bây giờ mỗi lúc thiết kế cầu lớn lại phải mua số liệu về gia tôc đông đất cho riêng cái cầu đó thôi. Rất là lãng phí. Có lẽ rồi sẽ có ai có chúc vụ cao đúng ra giải quyết vụ này cho cả ngành xây dụng đuọc nhò.

              Khi tinh cầu thi tải trọng động đất và va xô tầu thuyền đuọc coi là TTGH các sụ kiện đặc biệt, còn tải trọng gió lại đuọc tính theo các TTGH khác > Tôi không rõ chính xác là bên Xây dụng nhà làm nhu thế nào. Riêng về gió động thì đối với các cầu treo mảnh dẻ truóc gió , chúng tôi có bài toàn khí động học riêng phải giải.Vi dụ, cầu X cao khoang 150 m so vói mặt đất thì áp lục gío tính với tốc độ đến 50 m/s, chuyển vị tinh toắn khoang 2 m trên đinh Tháp.

              Vẫn còn câu hỏi là Gió hay động đất sẽ khống chế thiết kế.
              Tôi nghĩ là phải tùy theo độ cao của Nhà hay Tháp , tùy theo bản đồ mà tính toắn thì mới biết được chính xác.

              Hình như tôi viết lan man quá rồi, xin dừng ở đây
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

                Có một điều tâm đắc khi đọc bài viết của Thầy Trung là: khi tham khảo ở người ta thì tốt nhất ta tham khảo lý thuyết tính thôi. cái này mới quan trọng
                Rely alot to the computer, we lose our structural sense.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

                  Cám ơn thầy trung đã góp ý cho. đúng là bên cầu và XDDD có khác nhau thật nhưng em nghĩ trong tương lai ta vẫn phải xây dựng bản đồ phân vùng động đất thôi, cho nó đỡ tốn kém trong xây dựng, anh em thiết kế có một cái cơ sở mà làm. chứ thực ra bây giờ không có bản đồ phân vùng, tùy vào độ liều của chủ đầu tư mà làm, ông nào bảo công trình của tôi quan trọng phải tính theo cấp động đất cấp 8, bảo ít quan trọng hơn thì tính với cấp 7. không có tính thống nhất gì cả, cái này gây lãng phí ghê lắm, tăng một cấp động đất thì thép công trình tăng lên rất nhiều. thày có ý kiến gì về cách chọn hệ số trong tính toán động đất không ạ. em thấy biên độ của các hệ số lớn quá, gấp nhau hơn 40 lần, không sát với thực tế, rất chung chung (trong TCXD tập III - phần tải trọng động đất).
                  Thanks Thầy và các bạn!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

                    Nguyên văn bởi arc_ngotau
                    To all: hiện nay tôi thấy trong tính toán nhà cao tầng có mục bắt buộc phải tính gió động và động đất. nếu tính toán gió động và động đất theo tiêu chuẩn TCVN thì khá lằng nhằng mà cũng cho kết quả không khác mấy so với cái tiêu chuẩn ACI. trong tiêu chuẩn ACI, nếu tính động đất chắc chỉ mất có 1 trang thuyết minh A4 là xong nhưng lại không thấy mấy cái thằng biên soạn nó để phần tính gió động vào mục nào mà tìm không ra.
                    khi công trình tính toán cả gió động và động đất thì tôi thường thấy động đất cho kết quả tải trọng ngang lớn hơn rất nhiều so với gió động.
                    nếu tính động đất theo ACI, rồi tính gió động theo tiêu chuẩn Việt nam thì mất thời gian quá mà trong khi biết chắc thẻ nào cái động đất cũng lớn hơn.
                    Liệu chúng ta có cần tính gió động nữa không? Mong các anh em cho ý kiến!
                    Trong các tiêu chuẩn của USA thì không có phần tính gió động cho nên Arc-Ngotau không cần phải tìm kiếm. Thông thường các công trình nhà cao tầng ở USA thì lực do gió gây nên được quy đổi theo equivalent static wind load (tĩnh tải) (UBC/CBC Section 1615 to 1625). Với các công trình cao tầng thì dùng wind tunnel tests để tính sự ảnh hưởng của các nhà cao tầng bên cạnh đến building mà mình đang thiết kế. Ngoài ra wind tunnel tests sẽ cho ta biết tại những góc cạnh của building, nơi mà wind loads có thể rất cao để thiết kế phần kính/exterior cladding cho chính xác.

                    Không phải lúc nào lực động đất cũng lớn hơn gió. Building càng cao, chu kỳ càng lớn, lực động đất càng nhỏ. Trong khi đó building càng cao, lực do gió gây nên càng tăng vì diện tích và wind pressures tăng theo chiều cao của building. Cho nên phải xét cả hai trường hợp động đất và gió. Một ví dụ là ngay trong vùng động đất lớn nhất (california, seismic zone 4) thì building cao trên 45 tầng thì tải trọng gió đã có thể lớn hơn tải trọng động đất. Tuy nhiên cho dù là wind loads govern design thì structural elements vẫn phải đươc cấu tạo (detail) giống như để chống động đất để có được ductile behavior.

                    Tóm lại, để đơn giản hóa vấn đề thì ta dùng gió tĩnh để tính total base shear. Tuy nhiên những nhà cao tầng có hình dáng phức tạp thì nên cần wind tunnel tests để kiểm tra local wind pressure.
                    Vè về Bà Triệu Thị Trinh:
                    "Dzú dài 3 thước vắt ngang lưng!!!!
                    Đầu voi xung đột, kinh Ngô quốc.
                    Lưỡi kiếm tung hoành khắp Việt quân."

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

                      Thanks ATN-xd88ct2, nhưng hình như ở Việt nam chưa có cái wind tunnel test hay sao ấy. mình cũng chưa có dịp nào thiết kế nhà cao đến 45 tầng ở Vn thành ra chưa có kinh nghiệm nên mới hỏi vậy.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

                        Nguyên văn bởi nguyenviettrung
                        Lại nói về cái cách lập bản đồ phân vùng động đất theo kiêu TC Liên xô mà hiện nay đang ghi trong Quy chuẩn XD VN. Hai địa điểm cách nhau đọ 3 km mà nằm gần rìa của 2 vùng cạnh nhau ( ví dụ vùng cấp 6 và cấp 7) thật khó phan biệt chính xác trên cái bản đồ bé tí tẹo. Xin nho la 2 câp này chênh nhau theo mũ của luy thua 10 nghia là chênh hau 10 lần . Nếu anh bảo là công trinh thuộc vùng cấp 6 thì không xét Đ, nếu anh bảo là thuộc vùng cấp 7 thì phải tính. Thế là rắc rối rồi.Tat nhiên để cho ngủ ngon thì anh kỹ sư thiết kế chọn là vùng cấp 7. Tốn tiền lắm.
                        Em xin thầy Trung cho em biết, tài liệu (có tính pháp lý) nào hay cách hiểu nào cho rằng (hay quy định rằng) động đất cấp 6 (thang MSK- nứt tường gạch..) thì không cần tính động đất không thầy. Em đang cố tìm tài liệu như thế mà không được.

                        Em cảm ơn thầy trước nhé.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

                          Với lại thêm một câu hỏi nữa cho tất cả mọi người: "Thế nào là nhà cao tầng?" Chẳng hạn cao bao nhiêu tầng hay bao nhiêu mét.

                          Em đã tìm hết trong bộ TCVN Vol.1-Vol.11 và Quy Chuẩn Vol.1-Vol.3 mà chẳng thấy đâu cả. Chẳng lẽ cứ phải "cảm tính" mà coi nhà là cao hay thấp hay sao?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

                            Nguyên văn bởi XUAN THUY
                            Với lại thêm một câu hỏi nữa cho tất cả mọi người: "Thế nào là nhà cao tầng?" Chẳng hạn cao bao nhiêu tầng hay bao nhiêu mét.

                            Em đã tìm hết trong bộ TCVN Vol.1-Vol.11 và Quy Chuẩn Vol.1-Vol.3 mà chẳng thấy đâu cả. Chẳng lẽ cứ phải "cảm tính" mà coi nhà là cao hay thấp hay sao?
                            Theo tụi Phòng cháy Chữa cháy Âu-châu thì trên 25m đã gọi là cao tầng, lý do vì thang của họ không lên cao hơn được.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Có cần thiết phải tính gió động cho nhà cao tầng không?

                              Nguyên văn bởi XUAN THUY
                              "Thế nào là nhà cao tầng?" Chẳng hạn cao bao nhiêu tầng hay bao nhiêu mét.
                              Có nhiều khái niệm và phân loại khác nhau về nhà cao tầng trên thế giới (theo chiều cao, số tầng, kết cấu,..). Hội thảo quốc tế lần thứ 4 về nhà cao tầng tại Hongkong (Tháng 11-1990) đã thống nhất khái niệm nhà cao tầng là các công trình có từ 9 tầng trở lên. Quy định này tương tự như quy định của nhiều nước trên thế giới.

                              Tại VN, các công trình nghiên cứu khoa học về nhà cao tầng cũng tuân thủ cách phân loại này - ngay cả đề tài gần đây của thầy Trâm về nhà cao tầng cùng vậy.

                              Khái niệm nhà cao tầng còn có thể định nghĩa là nhà nhiều tầng có chiều cao lớn hơn chiều cao giới hạn cho việc cứu hoả; đòi hỏi phải sử dụng thang máy và chiều cao có ảnh hưởng lớn đến quy hoạch, kiến trúc, xây dựng và khai thác sử dụng công trình.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X