QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

    3. Tác động của các dự án thủy điện tại Trung Quốc

    * Chú thích : Dựa vào tổng số 90,000 MCM (triệu mét khối) Vân Nam đóng góp hàng năm Thủy lợi : Tổng số thể tích họat động của các đập thủy điện Trung Quốc dự trù xây tại Vân Nam (thể tich nước dùng vào việc sản xuất điện) sẽ lên tới 48 BCM. Trung Quốc sẽ tạm hãm lại 53% tổng số lưu lượng (90 BCM của Vân Nam thường chảy vào Mekong.

    - Chuyên chở phù sa : Những đập thủy điện trên sẽ chận số phù sa Trung Quốc góp vào Mekong tại các hồ chứa tại Vân Nam. Tổng số phù sa mất đi sẽ là 125 triệu tấn/năm hay 50% tổng số trọng tải của toàn thể lưu vực.

    - Ô nhiễm kỹ nghệ : Vùng cao nguyên Vân Nam vốn rất nổi tiếng là có tích trữ nhiều quặng mỏ kim loại và than đá và là bản doanh của Tổng Công ty Luyện Kim Vân Nam. Công ty này có thế lực lớn khó đối phó; nhu cầu điện năng của họ sẽ không
    dễ nhân nhượng và chất thải kỹ nghệ của họ sẽ theo Mekong mà ra biển.

    - Ngư nghiệp : Dân cư tại Thái và Lào đã coi Manwan là nguyên nhân chính làm mực nước sông hạ xuống thấp nhất và thu hoạch ngư nghiệp sút giảm nhiều nhất trong trí nhớ cả đời họ Thái Lan đã chỉ bắt được 69 con cá trê khổng lồ Pla Buek vào năm 1990, và năm ngoái 1998 chỉ còn bắt được có một con Pla Buek mà thôi. Họ cho rằng đập Manwan đã ngăn không cho loài cá này lội về thượng nguồn đẻ trứng sinh con như xưa nữa. Khi hỏi ý kiến về những đập sắp xây, ông Pakprom, Chủ tịch của Nhóm Bảo vệ sông Songkhram, đã tóm gọn quan điển của nhóm này rằng : "Xin thôi xây thêm đập!" [14]

    - An ninh quốc gia và môi trường : Những đập thủy điện Vân Nam sẽ khiến Trung Quốc có một khả năng đáng quan ngại : Có thể gây lụt lội hay hạn hán cho hạ nguồn bất cứ mùa nào và lúc nào. Trung Quốc sẽ có trong tay khả năng quyết định vận mạng của 60 triệu dân sống trong bốn quốc gia : Lào, Thái, Cam Bốt và Việt Nam.

    + Thí dụ : Nếu Trung Quốc ngừng chạy máy điện vài ngày trên Vân Nam vào mùa khô, họ có thể gây ra hạn hán nặng nề cho CTSCL. Nếu chất thải kỹ nghệ từ Vân Nam chảy vào không kiểm soát, họ sẽ biến sông Mekong thành rạch nước thải, Hồ Tonle Sap thành hồ chứa chất thải và CTSCL thành một bãi thấm hút chất thải.

    4. Tác động của các dự án thủy điện trên các phụ lưu Mekong

    Trong khoảng 1991-1994, Thái Lan đã hoàn thành xong một loạt các đập trên các phụ lưu Mekong như: sông Kok, Mun, Lam Di Moi, Chi, Pong and Huay Mong. Bảng 4 liệt kê tổng số 24 đập đã hoàn tất lẫn đang dự trù sẽ xây trên các phụ lưu Mekong tại Lào, Thái, Cam Bốt và Việt Nam. Sau đây là ước lượng các hệ quả của chúng :

    Tổng số nước có thể sẽ bị tạm giữ lại các hồ chứa do 24 con đập nêu trên là 78.6 BCM hay 67% của 117 BCM tổng số lưu lượng do các vùng này đóng góp vào sông Mekong. Tổng số phù sa có thể sẽ bị các đập trên chận lại là 60 triệu tấn/năm.

    Sự di chuyển sinh hoạt và tồn tại của các loài cá trên Mekong vẫn còn trong giai đoạn nghiên cứu rất hấp dẫn cho các khoa học gia thế giới. Mỗi khi chuyển mùa người ta quan sát thấy được sự thay đổi toàn bộ các giống cá hiện diện trên sông và không biết chúng đã bỏ đi nơi đâu và đã từ đâu đến. Những đập thủy điện này sẽ hủy hoại sinh hoạt của chúng. Đập Pak Mun đã gây giảm sút 50% thu hoạch ngư sản. Đập Theun Hinboun đã gây tuyệt chủng một số loài cá và giảm 30-90% một số khác chỉ trong vòng hai tháng sau khi con đập hoàn tất [14]. Năm 1994, thu hoạch ngư sản từ Tonle Sap đã giảm mất 50% cùng tỷ lệ với sự hủy hoại 50% diện tích rừng ngập nước.

    Ủy Hội Sông Mekong (MRC) đã nghiên cứu nhiều địa điểm xây đập thủy điện kiểu "run-of-river" trên dòng chính trong vùng hạ lưu Mekong và 9 địa điểm đã được cho là có triển vọng kinh tế và tác hại không trầm trọng. MRC đã bị chỉ trích nặng nề bởi tổ chức International Rivers Netrwork về những thiếu sót trong việc nghiên cứu khả thị Tuy MRC chưa thực hiện dự án nào nhưng MRC cũng không chính thức tuyên bố ý định bãi bỏ dự án đó.

    Trên lý thuyết, loại đập "run-of-river" không cần đến hồ chứa để tích trữ nước theo quy tắc thông thường. Thực tế thì những đập run-of-river dự trù xây trên Mekong vẫn cần đến một kiến trúc chận ngang sông cao trung bình đến 35 mét để gắn turbine. Việc nâng cao mực nước như thế tại 9 địa điểm dọc theo 2,400 km sẽ tạo ra các cơ hội để Thái Lan chuyển nước ra dùng không thể nào MRC theo dõi sát hay ngăn cản gì họ được.

    6. Tác động của những dự án chuyển nước tại Thái Lan

    Bảng 6. Những dự án chuyển nước tại Thái Lan (Watershed, Nov. 98)
    .................
    hate tables , then cut
    .................
    Thỏa Ước 1995 giữa bốn nước hạ nguồn Mekong đã xóa bỏ trở ngại là phải có sự đồng thuận hoàn toàn của tất cả các nước trên bất cứ dự án nào mới được đem ra thực hiện. Thái Lan đã tiến hành những dự án chuyển nước tham vọng nhất châu Á. Dự án Khong-Chi-Mun bắt đầu năm 1990, có một ngân khoản khổng lồ là $US 61.6 tỉ ngang hàng với dự án Three Gorges Dam trên sông Dương Tử. Khối lượng nước Thái Lan sẽ chuyển khỏi Mekong là 8.8 BCM.

    7. Kết Luận

    Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên để mưu cầu phúc lợi cho dân chúng của các quốc gia Mekong phải được tôn trọng; nhưng điều đó không có nghĩa là sẽ phó mặc cho họ khai thác thiên nhiên bừa bãi và để cho họ bất chấp quyền lợi sống còn của những dân cư lân bang trong cùng hệ sinh thái. Đối với một dòng sông quốc tế và thiêng liêng như Mekong, tất cả lợi hại phải được phổ biến công khai và gía trị phải thẩm định trên căn bản toàn thể lưu vực.

    Dân cư của Cam Bốt và Việt Nam vẫn phải nhờ vào những cánh rừng ngập nước theo mùa nơi cá trở về sinh sản hàng năm để bắt lấy, đó là nguồn thực phẩm protein chính yếu vẫn nuôi sống họ. Họ vẫn cần nhiều nước để trồng lúa, và lũ lụt dể chống acid, chống nhiễm mặn và cần phù sa để bảo vệ duyên hải khỏi nạn sói mòn.

    Nhà hải dương học TS Michael Rozengurt đã điều trần tại Quốc Hội Ottawa vào năm 1994 rằng mức độ điều hòa (hay ngăn chận) lưu lượng tối đa của một dòng sông là 25% nếu muốn ngư sinh không bị hủy hoại [13]. Như thế, sự ngăn chận 53% nước sông tại Trung Quốc và 67% tại Lào chắn chắn sẽ đi đến sự hủy hoại vĩnh viễn và hoàn toàn chế độ thủy vận và ngư sinh hiện thời của sông Mekong.

    Nếu tất cả các dự án khai thác Mekong hoàn tất, 75% tổng số phù sa của Mekong sẽ bị ngăn lại ở hồ chứa, 126 BCM nước sông sẽ bị giữ lại thượng nguồn, gần 9 BCM sẽ bị chuyển ra tại Thái, toàn bộ nền ngư nghiệp tại Biển Hồ Tonle Sap và Cửu Long sẽ không còn nữa, cả Châu Thổ Mekong sẽ thành một cánh đồng chua, nước ngầm chỉ còn là những dòng sông mặn, và duyên hải sẽ rã tan dần trước sóng vỗ của biển Đông. Hoa Kỳ và Mễ Tây Cơ đã đánh mất nền ngư nghiệp Châu Thổ sông Colorado, Ai Cập đã mất Châu Thổ sông Nile, Mekong là một dòng sông lớn cuối cùng ít bị chặn hãm và có thể là dòng sông lớn đầu tiên con người giữ được để khỏi rơi vào số phận này trên mặt địa cầu. Vì thế, nhiệm vụ bảo vệ Mekong không phải chỉ là của dân cư Châu Thổ, mà còn là của cả Lưu Vực (DX : khu vực) và cả thế giới.

    Dân cư lưu vực Mekong đã phải gánh chịu liên tục những tai họa trầm kha suốt cả Thế Kỷ này rồi. Đáng buồn hơn thế nữa là ngày nay trong hòa bình, "giỏ cá" của dân Cam Bốt và "bát cơm" của dân Việt Nam lại có nguy cơ không còn giữ nguyên được nữa. Nhưng điều này chỉ xảy ra được nếu không ai làm gì trước những nguy cơ cho họ. Chúng ta có một cơ hội lịch sử trước thềm Thế Kỷ 21 : là cùng nhau bảo vệ kho tàng sinh học phong phú thứ hai của địa cầu -sông Mekong- khỏi rơi vào hiểm họa phải trở thành nạn nhân của thủy điện và khai thác nước. Chúng ta còn giúp phần bảo vệ nguồn thực phẩm an toàn và sinh kế cho 100 triệu dân cư nghèo nhất hoàn cầu khỏi cảnh diệt vong. "Tuyên Ngôn Sông Mekong 1999" sẽ là thông điệp mang hy vọng không những cho cho dân cư Mekong mà cho các thế hệ mai sau của cả thế giới.


    Tài Liệu Tham Khảo

    [1] Steve Rothert: Lessons Unlearned: Damming the Mekong River,
    International Rivers Network, Working Paper 6, October 1995. p. 8

    [2] Steve Rothert: Lessons Unlearned: Damming the Mekong River,
    International Rivers Network, Working Paper 6, October 1995. p. 14

    [3] To Phuc Tuong, An Overview of Water Management of Acid Sulphate
    Soils, Selected Papers of the HCM City Symposium on Acid Sulphate
    Soils, 1992, p. 274

    [4] Le Quang Tri et al, Present Land Use as Basis for Land Evaluation
    in two Mekong Delta Districts, 1992, p.323

    [5] Ropelewski C. F., Reply to Long Pham's Enquiry on Drought in
    Vietnam, International Research Institute, 1999

    [6] http://irịucsd.edu/forecast/net_asmt/, IRI Net Assessment Forcast

    [7] http://www.nnic.noaạgov:80/prodycts/...ummaries/97_3/,
    Special Climate Smmary 97/3, NOAA [8] Tuong et al, (Le Quang Tri)
    Salinity Intrusion in the Mekong Delta, 1991, p. 23

    [9] Nguyen Thanh Tin, Some Characteristics of Water Quality in the
    Mekong Delta, p 1

    [10] Mai Thanh Truyet et al, Arsenic Pollution: Can it happen to Mekong
    Delta, MekongForum, 1999

    [11] Pickardt W., Reply to Long Pham's Enquiry on Vietnam Water Data,
    UNICEF Hanoi Office, Jan.1999.

    [12] Chapman ẸC. and He Daming, Downstream Implications of Chinás
    Dams on Lancang Jiang, Monash Asia Institute, 1996 p.18

    [13] Riozengurt M., The Demise of Fisheries Due to Large Dams and
    Electric Reservoirs, Expert Testimony at Ottawa Congress on June 6,
    1994.

    [14] Watershed, Volume 4. March - June 1999, p. 10,13 and 30.

    [15] Mekong Secretariat, Mekong Mainstream Run-of-River Hydropower,
    Executive Summary, 1994

    source: http://www.phu-tho.com/community/ind...ay;threadid=94
    Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

      11h08' :

      According to Ref. 2 the following general conclusions could be drawn regarding the soils in the project area of the Inland Waterway Improvement Project:
      • throughout the area to be dredged the in-situ material comprises of young Holocene marine sediments;
        + organic material is present in the soils;

        + the wet bulk density of the clays varies between 12 - 15 kN/m3;

        + very soft clay (approx. shear strength of 5 - 15 kPa) lies over firm to stiff clays (approx. shear strength 35 - 75 kPa)

        + in most waterways the stiff clay appears to be deep enough to preclude its dredging for the purposes of creating the required navigational depth, however, in the waterway from Rach Gia to Kien Luong stiff clay is located quite close to the surface and will probably have to be dredged.


      Dựa theo tham khảo số 2 ta có những kết luận chung sau về tính chất của đất liên quan đến dự án Cải thiện đường thuỷ nội địa:
      • Tại khắp các vùng sẽ được nạo vét, vật chất cấu thành bởi thể Ho-lo-xen của trầm tích biển;

        + Vật chất hữu cơ xuất hiện trong đất

        + Cường độ đất ẩm của đất sét nằm trong khoảng 12 - 15 kN/m3

        + Đất sét rất mềm (lực biến dạng vào khoảng 5 - 15 kPa) nén thành đất sét rắn (lực biến dạng khoảng 35 - 75 kPa)

        + Trong đa số tuyến đường thuỷ, đất sét rắn xuất hiện đủ sâu để ngăn cản việc nạo vét nhằm mục đích tạo ra độ sâu thông thuỷ cần thiết, tuy nhiên, trên tuyến đường thuỷ từ Rạch Giá tới Kiên Lương, đất sét rắn nằm khá gần mặt đủ để có thể bị nạo vét


      -----------
      a part was cut by myself tự kiểm duyệt
      ---------
      Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

        Chiều thứ sáu rảnh chút ngồi đọc bài của bạn zmt. Cảm tưởng đầu tiên là phần tiêng Việt hơi bị lủng củng, thậm trí tôi có cảm giác là nó được dịch ra từ tiếng nước ngoài có phải không bạn zmt ?
        Last edited by zmt; 05-11-2005, 12:52 AM. Lý do: em lỡ bấm lộn thôi, vẫn giữ nguyên chưa sửa gì :D, sorry
        Does engineering need science?

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

          11h36':

          buồn ngủ quá, nghỉ giữa hiệp vậy

          em díp hết cả mắt rồi, bác nào có kinh nghiệm chống buồnngủ nhỉ? zmt sợ cafe lắm, hu hu
          Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

            Nguyên văn bởi phu_ho
            Chiều thứ sáu rảnh chút ngồi đọc bài của bạn zmt. Cảm tưởng đầu tiên là phần tiêng Việt hơi bị lủng củng, thậm trí tôi có cảm giác là nó được dịch ra từ tiếng nước ngoài có phải không bạn zmt ?
            Chiều ạ???hình như em có đọc là anh ở nước gì đó bên Châu Âu, bi giờ là 11h48' bên VN rồi!

            ko phải hơi là mà là.... quá, quá,....quá lủng củng ạ! mới "thô dịch" thôi anh ạ, em dịch xong là post luôn, ko sửa lại, phải có "tinh dịch" nữa thì mới "OK" được anh nhỉ anh cứ nhìn tốc độ post bài thì biết. Còn em nói từ đầu là em dịch mà, sếp em người Nauy mà ông ấy học ĐH-> upper ở Mẽo thì phải, em ko rõ lắm

            anh ngồi rảnh hoặc ai ngồi rảnh thì sửa lại giùm em đi, hu hu, mai em phải nộp rồi.....

            --------------
            P/S: có anh phu ho làm chứng em chưa sửa gì bài của anh nhé, hì mà forum mình đi đâu cũng gặp mod nhỉ , hay toàn mod hết
            Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

              ừ, cảm ơn, đi đâu cũng toàn gặp anh em Mod tung hứng nhau thế này chán quá!!!
              Hôm nay nộp bài rồi, rất tiếc phần dịch sau có nội dung hơi "nhạy cảm" và dịch vẫn chuối như phần trước nên ko đưa lên nữa (sau khi đưa cho 1 bác chuyên ngành đường thủy đọc lại, phải dịch lại gần như toàn bộ, nhưng để chơi thôi, vì bản dịch chuối đã được mail ra Bắc, hì, ko biết họ có cần revised version ko )
              Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

                Tốc độ của zmt thế này thì vốn từ vựng phải rất là lớn.Cả bình thường lẫn chuyên ngành nhỉ.Tính cả thời gian học trung tâm và tự hoc.Zmt đã học tiếng anh được bao lâu rồi.Mình thì khá nhiều năm (7 năm thì phải,không tính học trong trường) mà không ngon được như vầy.Zmt có đi nước ngoài ko vậy?
                Last edited by M.thanhminh; 12-12-2005, 06:24 PM.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

                  Nguyên văn bởi M.thanhminh
                  Tốc độ của zmt thế này thì vốn từ vựng phải rất là lớn.Cả bình thường lẫn chuyên ngành nhỉ.Tính cả thời gian học trung tâm và tự hoc.Zmt đã học tiếng anh được bao lâu rồi.Mình thì khá nhiều năm (7 năm thì phải,không tính học trong trường) mà không ngon được như vầy.Zmt có đi nước ngoài ko vậy?
                  Mình không đi nước ngoài, thậm chí mình mới chỉ có 1 cái bằng TN Cấp III thôi! Mình 24 tuổi. Mình không giỏi, theo cách đánh giá của các trung tâm tiếng Anh (cách đây vài tháng, mình thi thử vào một số trung tâm tiếng Anh , kết quả chỉ tầm tầm thôi ). Ngoài ra cái bài dịch ở trên mắc rất nhiều lỗi.

                  Mình ko trả lời câu hỏi : zmt học tiếng Anh bao lâu rồi vì ko hiểu câu hỏi đó có ý nghĩa gì? theo mình mỗi người học tiếng Anh có một mục đích riêng, có một năng khiếu riêng, 1 hoàn cảnh riêng, ko thể so sánh với nhau được. Đặt một người có năng khiếu + kiến thức như bạn vào hoàn cảnh mình, có thể bạn giỏi hơn mình rất nhiều.

                  Nói ngoài lề chút: Mình ko thích công việc dịch thuật lắm, đơn điệu, ít thách thức, và bản thân mình thấy viết bài trên forum thật là tốn thời gian , có lẽ vẫn viết theo thói quen . Còn nhớ một lần mình định ko viết bài nữa, nhưng tư dưng hôm đó có mấy bác khuyên can, với lại nhờ có sự tham gia của anh Xuan Thuy nên cũng đỡ buồn, chứ cứ "một mình một sân, thì còn gì là đá bóng nữa"
                  Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Tường thuật trực tiếp một "trận dịch thuật"

                    tiện post cái này sang:
                    http://vietnamnet.vn/giaoduc/vande/2005/11/516278/

                    Ngoại ngữ hay...ngại ngữ
                    15:36' 27/11/2005 (GMT+7)
                    (VietNamNet) - Những năm học phổ thông được học tiếng Pháp. Lên ĐH, phải làm quen với tiếng Anh. Học Anh văn suốt 7 năm trời, nhưng lên ĐH lại phải học lại A,B,C. Muốn nâng cao trình độ ngoại ngữ thì nên đến...trung tâm. Và khá nhiều SV thú nhận, trình độ ngoại ngữ sau 4 năm ĐH chỉ đủ để hỏi "What 's your name?"

                    Soạn: AM 631906 gửi đến 996 để nhận ảnh này
                    Học ngoại ngữ càng đông, càng ít cơ hội đàm thoại với giảng viên
                    Sợ tiết ngoại ngữ

                    Trần Toàn Phong, trường Sư phạm Kỹ thuật, tiếp xúc với tiếng Pháp từ nhỏ. Suốt thời phổ thông, Phong cũng theo đuổi tiếng Pháp. Khi lên ĐH, nhà trường không có lớp tiếng Pháp. Đành phải bỏ qua một bên để làm quen với tiếng Anh.

                    Nói chuyện với tôi, thỉnh thoảng chêm vài từ tiếng Pháp. Nhưng khi hỏi về việc học Anh văn, anh bạn cho biết: "Một chữ bẻ đôi cũng không biết. Đang cố gắng học lại từ đầu". Lớp Phong có rất nhiều bạn nói tiếng Anh như gió, thậm chí "các bạn ấy còn dạy cho em khá tốt". Học trong một lớp mà trình độ không cân sức, Phong phải cố gắng nhiều. Cũng không tránh những lúc, muốn bỏ ngang.

                    Trường ĐHDL Văn Hiến có kiểm tra đầu vào trình độ ngoại ngữ của SV. SV nào có trình độ ngoại ngữ tương đối thì được sắp xếp để học chung với nhau. Riêng những SV còn kém, hoặc chưa biết gì thì buộc phải học bồi dưỡng vào ban đêm. Để khi vào chuyên ngành, tất cả đều phải dùng được Anh văn chuyên ngành.

                    Tuy nhiên, với trình độ ngoại ngữ như hiện nay, Ngô Thành Thuận, SV của trường cho biết: "Sẽ không đủ để ra đi làm. Nhà trường chỉ chú trọng đến khả năng đọc hiểu. SV ra sức học từ vựng. Chỉ có 180 tiết cho Anh văn chuyên ngành, làm sao kham nổi các đòi hỏi của môn ngoại ngữ".

                    Không phân biệt trình độ, cả lớp của Hoàng Thảo Linh, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đều phải học theo cuốn giáo trình nhà trường quy định sẵn, cuốn Lifelines. Người đã từng học Anh văn thì...biết rồi, không cần học. Người chưa có một ngày học ngoại ngữ thì lại...chạy theo không kịp. Tuy nhiên, nhà trường cũng sắp xếp cho SV học song song giáo trình căn bản và Anh văn chuyên ngành khi bắt đầu học chuyên ngành.

                    Linh sợ tiết học ngoại ngữ vì giáo viên khảo bài rất nhiều. Lúc còn học chương trình căn bản, SV phải học thuộc các đoạn đối thoại có trong sách. Vì nếu xui xẻo, giáo viên bắt lên bảng đối thoại. Còn lúc vô chuyên ngành, ngày nào cũng phải học thuộc tất cả các từ vựng trong bài. Mỗi tiết học, có ít nhất là 10 người lên bảng để kiểm tra từ mới.

                    Chủ động...cắt
                    Soạn: AM 630850 gửi đến 996 để nhận ảnh này
                    Tại buổi hội thảo ngày 25/11
                    Ngoài những yếu kém về cơ sở vật chất, trình độ giảng viên, tại hội thảo khoa học dạy ngoại ngữ cho SV không chuyên trong các trường ĐH,CĐ tổ chức tại TP.HCM hôm 25/11, nhiều giáo viên, nhà khoa học đã phân tích những khó khăn hiện nay.

                    Hiện chưa có một giáo trình ngoại ngữ không chuyên chung cho các trường. Mỗi trường tự quy định giáo trình. Giáo trình môn tiếng nước ngoài hiện được sử dụng cũng rất đa dạng. Chỉ riêng tiếng Anh thôi, nơi dùng Headway, nơi dùng Lifelines, có nơi lại là English File. Ở các trường có số tiết ngoại ngữ chuyên ngành thì dùng giáo trình chuyên ngành tự biên soạn.

                    "Không có giáo trình cụ thể nên SV thường phải học lại những kiến thức cũ, việc dạy, học ngoại ngữ trở nên không thiết thực, không tạo hứng thú cho người học và cả người dạy", thạc sĩ Lê Văn Ân, trường CĐ Sư phạm Quảng Trị phàn nàn.

                    Môn ngoại ngữ là môn dễ bị cắt xén nhất. Nói như ông Vũ Thành Công, giảng viên tiếng Anh, Học viện Báo chí Tuyên truyền: "Phần lớn các trường đều thực hiện chương trình 20 đơn vị học trình do Bộ quy định, có thể thay đổi ít nhiều. Trong chương trình này, mảng ngoại ngữ chuyên ngành còn trống, dành cho các trường tự quyết. Các trường lại dành cho các khoa xác định có học ngoại ngữ chuyên ngành hay không. Do nhiều nguyên nhân, đặc biệt là do quan niệm về dạy học ngoại ngữ chưa đúng, nhiều khoa, nhiều trường đã cắt không thương tiếc và không đưa học phần ngoại ngữ chuyên ngành vào chương trình. Có một thực tế, các nhà quản lý giáo dục luôn than phiền trình độ ngoại ngữ của người học không đáp ứng nhu cầu, mặt khác lại sẵn sàng cắt giảm giờ học ngoại ngữ trong chương trình, cả ở hệ sau ĐH cũng vậy".

                    Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Liên, trường CĐ Sư phạm Hà Nội lên tiếng về tình trạng hầu hết các lớp học đều rất đông SV (từ 45 đến 60 em) khiến việc trao đổi, đàm thoại với nhau không hiệu quả.

                    Và.. những giải pháp

                    Theo thạc sĩ Lê Văn Ân, trường CĐ Sư phạm Quảng Trị, không nên tiếp tục dạy ngoại ngữ phổ thông mà cần phải có và giảng dạy giáo trình ngoại ngữ chuyên ngành. Trên cơ sở ngữ âm, ngữ pháp căn bản và hướng đến việc rèn luyên 4 kỹ năng chủ yếu, các chủ điểm và ngữ liệu của bài học trong giáo trình nên đề cập từ những vấn đề chung nhất của giáo dục ĐH đến chuyên ngành đào tạo và đến từng môn học.

                    Bà Vũ Thị Hồng Vân, trường ĐH Sư phạm TP.HCM đề xuất ý kiến các trường nên tổ chức phân loại trình độ ngoại ngữ đầu vào của SV để sắp xếp giảng dạy cho phù hợp. SV có trình độ ngoại ngữ yếu thì cần bồi dưỡng tăng cường trong năm đầu để có thể theo kịp chương trình đào tạo chung trong những năm tiếp theo.

                    Đồng tình với ý kiến của bà Vân, bà Nguyễn Kim Anh, ĐH Sư phạm TP.HCM bổ sung thêm, để làm được điều này, các trường phải thay đổi phương thức quản lý SV, xây dựng hệ thống cố vấn học tập thay cho giáo viên chủ nhiệm vì cơ cấu lớp học không ổn định theo năm học. Giáo viên cố vấn có trách nhiệm tư vấn hướng dẫn SV đăng ký các lớp học thế nào cho phù hợp.

                    Ông Nguyễn Phú Thọ, trường CĐ bán công Công nghệ và Quản trị doanh nghiệp lại cho rằng, Bộ có thể chỉ đạo trong việc xây dựng hệ thống liên kết và giảng dạy ngoại ngữ không chuyên theo cấp liên trường dựa vào những tương quan giữa các trường như: vị trí, đối tượng tuyển sinh, ngành học, điều kiện giảng dạy... Các trường trong cùng khối liên kết có thể thường xuyên trao đổi thông tin, phương pháp giảng dạy, hỗ trợ giảng viên, trao đổi học tập kinh nghiệm, giúp đỡ lẫn nhau theo các quy định bàn bạc thống nhất.

                    Còn ông Phạm Văn Chủ, ĐH Hồng Đức (Thanh Hóa) đề nghị Bộ nên thành lập hội Ngoại ngữ cấp quốc gia như các hội Tâm lý, hội Vật lý mà những người đứng đầu, lãnh đạo hội là những chuyên gia đầu ngành có uy tín về ngoại ngữ có mục đích, tôn chỉ, chương trình, nội dung và kế hoạch hoạt động cụ thể.
                    Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                    Ghi chú

                    Working...
                    X