QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

    Trong quá trình thi công nền, vì lý do kỹ thuật nên nền bê tông không được phẳng Để tạo phẳng mặt nền đơn vị thi công đưa ra phương án xử lý như sau:
    - Tạo nhám nền BT củ (đục, bờm...)
    - Đổ lớp bêtông đá mi dày 2-5cm
    - Xoa nền tạo phẳng
    Với cách xử lý như trên liệu có tạo sự kết dính giữa lớp BT cũ và mới, hay phải dùng phụ gia để tạo sự liên kết hoặc phải dùng cách gì khác? Nhờ anh em có kinh nghiệm chỉ bảo. Xin cảm ơn.

  • #2
    Ðề: Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

    Bạn phải nói rõ sàn đó dùng để làm gì? Sàn nhà ở hay sàn nhà công nghiệp? mục đích của sàn để làm gì? chịu tải như thế nào? Có cần phải đổ bê tông thêm để tạo phẳng hay không?

    Vói cách xử lý trên có thể được mà cũng có thể không, điều đó tùy thuộc vào mục đích sử dụng của sàn.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

      To thanhsonxd
      Nền bê tông củ đã làm rồi, làm thêm lớp BT mới để tạo phẳng. Nền này làm bãi chứa hàng, tải 2T/m2.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

        Bãi chứa hàng ngoằi trời ah? Nếu vậy có cần thiết phải yêu nghiêm ngặt về độ phẳng không ?
        Theo tôi, nếu chỉ đổ thêm một lớp beton đá mi 2-5cm không dám chắc sẽ chịu nổi các loặi xe nâng hàng, thường là nó sẽ vỡ ra từng mảng sau một thời gian sử dụng.
        Nếu phải thực hiện, cứ theo phương án của bạn, nhớ chú ý đến phụ gia kết dính (bonding agent), phổ biến nhất hiện tại là LATEX (SBR) như ông bạn gì vừa nói ở trên. Băm xờm, vệ sinh, quét 1 đến 2 lớp kết dính, đổ lớp mới khi lớp kết dính vẫn còn ướt.
        Ngoài ra, có một phương án khác, nhanh hơn, hiệu quả hơn (cả về hoàn thiện và hịu lực), nhưng tốn kém hơn, đó là dùng các loại vữa tự san phẳng gốc ximăng (cementitous self-leveling compound). Thường ở dạng bao bột 25 kg, trộn với nước, trải ra mặt sàn beton bằng bay răng cưa và rulô gai, mặt hoà thiện rất mịn và khá phẳng (cái này thì phải tùy thuộc vào tay nghề ông thợ nữa).

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

          Nguyên văn bởi tuantdh
          To thanhsonxd
          Nền bê tông củ đã làm rồi, làm thêm lớp BT mới để tạo phẳng. Nền này làm bãi chứa hàng, tải 2T/m2.
          với tải trọng đó thì có lẽ có nhiều xe đi lại, như thế đầu tiên bạn phải xem lớp bê tông cũ có đủ khả năng chịu tải hay không.
          Về giải pháp đổ thêm 1 lớp BT đá mi 2-5cm trong trường hợp này là không khả thi vì nền chịu tải trọng lớn và chịu ma sát lớn, lớp BT đá mi này sau một thời gian sẽ tróc ra mặc dù có xử lý bề mặt hay dùng phụ gia bám dính giữa 2 lớp.
          Bạn nên cân nhắc việc có nên đổ thêm bê tông không. Nếu có đổ thì nên đổ dày hơn.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

            Bạn nên dùng phụ gia liên kết, có thể là sika latex
            Chỗ mạch dừng nên gia cường thêm thép theo phương vuông góc với mạch dừng, cái này không biết hồi trước BT cũ có kô?

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

              Chào càc ban!
              Sao các bạn ko xem "nền bt cũ là đất nền". Ta làm 1 lớp bt mới trên đất nền đó, và lớp bt mới phải đủ khả năng chịu lực , cùng với khả năng chịu lực và biến dạng của nền. Cũng như ta đặt móng lên trên nền móng, thì các bạn có chắc rằng giữa móng và nền có là 1 khối ko? Thực tế, móng chỉ đặt lên trên nền mà thôi.
              1. Móng đủ khả năng chiu lực (ko bị phá hoại)
              2. Nền đủ khả năng chịu lực và biến dang.
              3. Nếu ko thoả, thì gia cố nền (lớp bt cũ)) và tính toán lại móng (lớp bt mới).
              Với sức chịu tải 2T/m2 là rất lớn (có xe cộ đi lại và hàng hoá nhiều và nặng). Mình nghỉ, bạn nên tham khảo thiết kế và thi công đường ,quan trọng là sử lí nền hạ (có thể dùng đá 04), lu lèn kĩ, trải nilông, đổ bt cốt thép (mình nghỉ rằng nên đặt thép phi 10a100), dầy 12-15 cm.
              Có điều gì thiếu sót hoặc sai. Xin các bạn góp ý chân thành..!
              Xin được góp ý và học hỏi cùng các bạn...!
              Last edited by trung_2576; 23-04-2006, 10:21 AM.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

                Liên kết giữa beton cũ và mới:
                -Đục sờm beton cho đến khi lòi thép (dọc, đai...)
                -Hàn nối thép cũ và mới
                -Rửa sạch diện tích đã băm sờm (đảm bảo không còn dính tạp chất hữu cơ)
                -Dùng súng phun cát làm sạch mặt tiếp giáp
                -Quét phụ gia SIKADUR 732 theo định lượng nhà SX
                -Thi công beton (nên dùng beton cốt liệu nhỏ nếu phần cấu kiện tăng tiết diện nhỏ)
                Ghi chú : loặi SIKADUR 732 này gồm 2 thành phần A,B trộn đều với nhau, dùng cọ quét đều lên bề mặt đã xử lý, loặi này khô rất nhanh nên cần sử dụng nhanh sau khi trộn tối đa chừng 15 phút)

                Trên đây là một số kinh nghiệm khi thiết kế cải tạo, gia cố BTCT

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

                  Theo tôi với sân bãi để chứa hàng và có xe nâng đi lại ở trên thì chỉ cần xử lý mặt bê tông đảm bảo độ cứng chống mài mòn là được. Muốn đạt được độ cứng các bác cứ dùng epoxy phun lên bề mặt, nếu cần đòi hỏi cao hơn thì pha thật loãng epoxy phun lên mặt bê tông cho epoxy thấm sâu vào bê tông, khi epoxy đóng rắn tạo thành lớp bê tông có cường độ cao và chịu mài mòn ở bề mặt. Nếu đổ lớp bê tông đá mi dày 2-5cm tôi nghĩ là không ổn, nó sẽ bị vỡ khi chịu tải trọng lặp lại thường xuyên như các bác đã nói ở trên

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tạo liên kết giữa nền bêtông củ và mới

                    Thông thường tại Âu-châu, ta chỉ dùng sơn epoxy cho bên trong nhà kho, nó chịu sức ma sát tốt, sạch sẽ, nhưng đắt tiền, lâu lâu phải sơn lại (5-10 năm).

                    Ở ngoài, tôi cho đỗ bê-tông dày 17cm + 1 màng PE + 1m cát + 1 vải điạ chất trên đất khá xấu (0.5kg/cm²), nhưng cái này chịu tải trọng 10T/m².
                    Khi thợ tô đến, họ rải đá quartz xay nhỏ như cát trên mặt (300g/m²) và tô lên trên mặt, lớp này dùng chịu sức ma sát.
                    Tuy vậy, với độ dốc 1%, đôi khi những bờ mép hơi dốc 2-3% mấy xe clark chạy không được, vì bê-tông trơn quá, sau này những lối đi tôi cho xịt cát cho mặt nhám thì tất cả đều OK.
                    Rút kinh nghiệm, đừng cho thợ tô quá láng, tô sơ sài đỡ tốn công, rẽ tiền hơn, mà xe chạy không trợt bánh.

                    Ghi chú

                    Working...
                    X