Khi chạy Sap để phân tích kết quả (Analyse Option) tháp Anten thì mình chọn sơ đồ dùng 6 chuyển vị (Space Frame) hay 3 chuyển vị (Space Truss) Mời các cao thủ cho ý kiến
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Mời các cao thủ cho ý kiến
Collapse
X
-
Ðề: Mời các cao thủ cho ý kiến
Nguyên văn bởi hệ số nềnKhi chạy Sap để phân tích kết quả (Analyse Option) tháp Anten thì mình chọn sơ đồ dùng 6 chuyển vị (Space Frame) hay 3 chuyển vị (Space Truss) Mời các cao thủ cho ý kiến
A, tiện hỏi luôn hệ số nền có phải là mr Ngọc không vậy...
Thân
Thái.email: damxuanthai@fpt.vn
mobile: 0983.318405
-
Ðề: Mời các cao thủ cho ý kiến
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=2142
em mạn phép link cái này sang đây, các bác xem kết hợp luôn.
Các bác xem và cho ý kiến, mới có 2 bác Hien Nghiem va Udes tham gia,
Căn bản là em nghĩ cái tên chủ đề nó không được "bắt mắt" lắm nên em chuyển sang đây, hy vọng mọi người sẽ chú ý và tham gia nhiều hơn.uống ice-tea, đi BMW
Ghi chú
-
Ðề: Mời các cao thủ cho ý kiến
tôi có làm 1 thời gian về việt thiết kế trụ điện; việc khống chế 3 thành phần chuyển vị còn lại thì nội lực rất khác xa với việc thiết kế cho cả 6 thành phần chuyển vị;
theo tôi với thanh chịu lực chính ta nên xem là 1 thanh từ đâu2 đến cuối; chỉ có thể tách ra khi thay đổ độ dốc;còn các thanh giằng thì có thể liên kết khớp vào thanh chính; tóm lại là tuỳ; thông thường tôi thiết kế thì cho liên kết NGÀM hết ; lực dọc cho các thanh là chủ yếu ; còn mô men thì qua trời nhỏ; các thanh chủ yếu làm việc chịu nén;TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT
Ghi chú
-
Ðề: Mời các cao thủ kết cấu vào đây
Nguyên văn bởi hệ số nềnKhi chạy Sap để phân tích kết quả (Analyse Option) tháp Anten thì mình chọn sơ đồ dùng 6 chuyển vị (Space Frame) hay 3 chuyển vị (Space Truss) Mời các cao thủ cho ý kiến
Ghi chú
-
Ðề: Mời các cao thủ cho ý kiến
Nguyên văn bởi trung haQeen mất bác ks ơi, thanh chịu kéo cũng nhiều dấy chứ, nguyên nhân là do tải gió ( mà trong dàn thì có mỗi tải gió chứ còn tải nào khác dâu, tải bản thân thì bé tý ty , không chấp,còn tính tải động đất lên dàn thì....em chưa tính ), gió lên các thanh thì nhỏ thật, nhưng 1 dàn thì có tới hàng 1000 thanh, cộng dồn lại thì thành khổng lồ. nhưng cái chính là ít quan tâm đến chịu kéo là nguyên nhân:
khi thanh chịu kéo thì l0 = l => gần như lúc nào cũng ổn định, còn khi chịu nén thì l < l0 ( tùy trường hợp ) mà xét ngoài mặt phẳng thì nguy hiểm hơn nhiều, đa phần mất ổn đinh của thanh trong dàn là độ mảnh. Vì từ độ mảnh => cường độ chịu lực mà.......
vài dòng ý kiến; please help me if you canTÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT
Ghi chú
-
Ðề: Mời các cao thủ kết cấu vào đây
Nguyên văn bởi co1972nguyenTheo như những gì được giảng dạy thì Bác lập bài toán với mô hình 3D thì ấn vào biểu tượng (Space Frame), còn Bác lập bài toán với mô phẳng 2D thì ấn vào biểu tượng (Space Truss ) ngoài ra tuỳ thuộc vào từng bài toán mà giải phóng thêm các liên kết cho phù hợpuống ice-tea, đi BMW
Ghi chú
-
Ðề: Mời các cao thủ kết cấu vào đây
Nguyên văn bởi hệ số nềnEm chưa hiểu lắm, mong bác chỉ giáo thêm, tại sao lập mô hình phẳng 2D ta mới dùng Space Truss, theo em hiểu cái này nghĩa tiếng Anh + hình vẽ trong Sap là : dàn không gian?
VÀI Ý KIẾN GÓP ÝLast edited by ksminh; 09-11-2006, 02:21 PM.TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT
Ghi chú
-
Ðề: Mời các cao thủ cho ý kiến
Nguyên văn bởi trung haAi bảo với bác là tính ổn định kéo là thừa đấy??? chưa chắc đâu, đôi khi vẫn sảy ra trường hợp N kéo thì lớn mà N nén thì bé ti ti...
mà mấy cái đấy trong quy phạm nói rõ rồi, ổn dịnh thanh thì cứ công thức theo quy phạm mà...phệt. Theo tôi, chúng ta nên thảo luận về cách tính toán buloong, liên kết hàn, tiết diện giảm yếu...... tôi nghĩ cái đó quy phạm nói còn nhiều cái chưa rõ ràng, chúng ta nên thảo luan.....
Ghi chú
-
Ðề: Mời các cao thủ cho ý kiến
Nguyên văn bởi trung haỦa, cái từ ngàm em thấy nhiều người sử dụng quá trời??? Ngàm là điều kiên biên chứ, theo em thì là liên kết cứng thì đúng hơn. Mà làm về tháp thép em cũng cho vào sáp, để liên kết cứng, chạy ào ào, vẫn vô tư.... hề hề.
Thực ra theo em thì không cần giải phóng liên kết làm gì, mà không khéo cứ giải phóng.....bừa bãi lại thành hệ biến hình tức thời thì teo.
Lý do không giải phóng liên kết : Khi nút bị chuyển vị, xoay,.....như thé nào thì em không quan tâm ( đúng ra là " đếch " biết ). Chỉ quan niệm rằng, khi nút bị chuyển vị thì sẽ tắt mômen = > M gần gần = 0 = > là khớp rồi. lúc đó chỉ còn lực dọc thôi. Nếu bác nào không tin, thử tính 1 cái vì kèo đơn giản, 1 cái có giải phóng liên kết, 1 cái thì để liên kết cứng, em khẳng định 2 kết quả gần gàn như nhau thôi, 1 cái cho M = 0, 1 cái thì M =0.01 hê hê, khác gì nhau đâu
- Về vấn đề kết quả tính toán nội lực của vì kèo khi khai báo các liên kết khác nhau. Cái này có lẽ bạn quên ở trong môn cơ học kết cấu đã chứng minh: khi một hệ khung (liên kết cứng và khớp hoặc tất cả là liên kết cứng) chịu tải trọng tập trung đặt tại các nút thì nội lực trong các phần tử sẽ chủ yếu là lực dọc, mô men uốn là không đáng kể và có thể bỏ qua (Cơ học kết cấu Tập 2 của ĐHXD). Cho nên đối với dàn chỉ chịu tải trọng đặt tại nút, giả thiết liên kết khớp là hoàn toàn chính xác. Và kết quả bạn nhận đc khi chạy SAP là chuyện hiển nhiên. Nếu bạn cho tải trọng đặt ở giữa các thanh thì kết quả sẽ khác.
- Giải bài toán ở mô hình nào gần sát với cách làm việc thực tế nhất của kết cấu là mô hình "chính xác" nhất, tức là mô hình 3 chiều. Trong một số trường hợp do kết cấu phức tạp và có thể đơn giản hóa tính toán trong mô hình 2 chiều thì có thể áp dụng phương pháp này. Đối với tháp thép thì theo tôi tính toán trong mô hình 3 chiều chính xác hơn nhiều mặc dù mất công lập sơ đồ.
- Thanh chịu kéo không phải xét ổn định. Chỉ có 3 loại mất ổn định đối với kết cấu: mất ổn định dọc trục của thanh khi bị nén uốn, mất ổn đinh lệch của bản khi bị uốn (ví dụ dầm thép chữ I) và mất ổn định xoắn do bị nén hoặc cắt. Bình thường mình không chú ý đến 2 loại mất ổn định sau và thường giải quyết trong phần cấu tạo. Tiêu chuẩn thiết kế nước ngoài quy định rất chặt chẽ những vấn đề này, ví dụ trong Eurocode 3 (tiêu chuẩn châu Âu cho kết cấu thép).
Xin có vài lời như vậy, rất vui được bàn luận thêm.
Ghi chú
-
Ðề: Mời các cao thủ cho ý kiến
Nguyên văn bởi NBGTớ cũng xin có vài lời:
- Về vấn đề kết quả tính toán nội lực của vì kèo khi khai báo các liên kết khác nhau. Cái này có lẽ bạn quên ở trong môn cơ học kết cấu đã chứng minh: khi một hệ khung (liên kết cứng và khớp hoặc tất cả là liên kết cứng) chịu tải trọng tập trung đặt tại các nút thì nội lực trong các phần tử sẽ chủ yếu là lực dọc, mô men uốn là không đáng kể và có thể bỏ qua (Cơ học kết cấu Tập 2 của ĐHXD). Cho nên đối với dàn chỉ chịu tải trọng đặt tại nút, giả thiết liên kết khớp là hoàn toàn chính xác. Và kết quả bạn nhận đc khi chạy SAP là chuyện hiển nhiên. Nếu bạn cho tải trọng đặt ở giữa các thanh thì kết quả sẽ khác.
- Giải bài toán ở mô hình nào gần sát với cách làm việc thực tế nhất của kết cấu là mô hình "chính xác" nhất, tức là mô hình 3 chiều. Trong một số trường hợp do kết cấu phức tạp và có thể đơn giản hóa tính toán trong mô hình 2 chiều thì có thể áp dụng phương pháp này. Đối với tháp thép thì theo tôi tính toán trong mô hình 3 chiều chính xác hơn nhiều mặc dù mất công lập sơ đồ.
- Thanh chịu kéo không phải xét ổn định. Chỉ có 3 loại mất ổn định đối với kết cấu: mất ổn định dọc trục của thanh khi bị nén uốn, mất ổn đinh lệch của bản khi bị uốn (ví dụ dầm thép chữ I) và mất ổn định xoắn do bị nén hoặc cắt. Bình thường mình không chú ý đến 2 loại mất ổn định sau và thường giải quyết trong phần cấu tạo. Tiêu chuẩn thiết kế nước ngoài quy định rất chặt chẽ những vấn đề này, ví dụ trong Eurocode 3 (tiêu chuẩn châu Âu cho kết cấu thép).
Xin có vài lời như vậy, rất vui được bàn luận thêm.
Trước hết tôi xin tán đồng với ý kiến đã trích ở trên. Năm 2001 tôi đã thực tập và làm đề tài tốt nghiệp về trụ điện và cũng đã đọc qua để tài nghiên cứu tiến sỹ của Nguyễn Văn Kháng do thầy Phạm Quang Viên hướng dẫn. Lúc đó, mô hình mà tôi và anh Kháng đưa ra đều là mô hình không gian 3 chiều với sơ đồ làm việc gần giống như sơ đồ thật. Đó là mô hình chính xác nhất. Còn về liên kết ở các thanh, tuy theo cấu tạo của mô hình thật mà khai báo là khớp hay ngàm vì thực tế, do tại trọng đặt tại các nút nên các thanh trong hệ chủ yếu chịu kéo và nén. Thực tế thi công cho thấy rằng 99% các trụ điện cao áp và tháp truyền hình tại VN hiện nay đều có các liên kết là sự kết hợp của Bulong và liên kết hàn. Các thanh thép ống được liên kết bản mã tại hai đầu bằng bulong và hàn còn bản mã liên kết vào Bích bằng bulong. Như vậy các bác khai báo như thế nào cho hợp lý? Khớp hay ngàm?. Tôi đã thiết kế tháp truyền hình Hải Dương cũng đã xuống xem lắp dựng tháp truyền hình tỉnh Bình Dương thấy đều có kiểu liên kết giống như tôi đã mô tả. Trên đây là vài ý kiến đóng góp. Mong anh em chỉ giáo thêm.
Ghi chú
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Ghi chú