QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thiết kế khung "lắc"

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Thiết kế khung "lắc"

    Nguyên văn bởi neweng View Post
    Nhưng thực tế tham khảo các mô hình do các công ty nước ngoài lập với các mô hình nhà cao tầng ở VN (có công trình cao đến 35 tầng) nhưng họ vẫn không phân tích hiệu ứng P-Delta, mình cũng thấy hầu hết các mô hình của anh em Vn mình cũng ko phân tích. Rất mong có câu trả lời từ anh.
    Bác có thể đưa bảng tính của họ lên để mọi người xem được không ? Bởi nếu họ không kể hiệu ứng này nghĩa là làm sai so với quy định của tiêu chuẩn.
    (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Thiết kế khung "lắc"

      Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
      Cái này phải mời bác thaibinhkx xem lại giúp cái nhé. Nếu trường hợp có giằng theo phương x mà thỏa mãn trường hợp moment do pdelta >5% khi không có hiệu ứng này thì đương nhiên nó là sway frame bác ạ. Thế nên tôi mới nói việc định nghĩa này chẳng liên quan đến giằng (bracing các loại) trong hệ khung.

      nc. oanh
      TB đang làm về mấy cái này nên trong đầu còn đang bốc khói bác ạ Việc chuyển một hệ từ Sway thành Non-Sway cũng là một trong những mục đích của giằng!

      TB cũng đã nói rõ và xin được nhắc lại: khái niệm braced và non sway không phải là một nhưng lại có liên quan đến nhau!

      Ngoài ra một hệ được giằng thì không có nghĩa là không cần phải tính toán kiểm tra với second order effect mặc dù trong nhiều trường hợp điều này là đúng!

      Chúc bác (và các bác) khỏe!
      Last edited by thaibinhkx; 05-08-2009, 03:57 PM.
      Tôi là người Việt Nam

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Thiết kế khung "lắc"

        Nguyên văn bởi thaibinhkx View Post
        TB đang làm về mấy cái này nên trong đầu còn đang bốc khói bác ạ Mục đích của giằng chính là để chuyển một hệ từ Sway thành Non-Sway!

        TB cũng đã nói rõ và xin được nhắc lại: khái niệm braced và non sway không phải là một nhưng lại có liên quan đến nhau!

        Chúc bác (và các bác) khỏe!
        Bác cho tôi hỏi cái. Khi bác đặt bracing vào thì tại sao từ sway lại thành non-sway nhỉ. Tôi không bốc khói như bác nên mong bác chỉ giáo

        nc. oanh
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Thiết kế khung "lắc"

          Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
          Bác cho tôi hỏi cái. Khi bác đặt bracing vào thì tại sao từ sway lại thành non-sway nhỉ. Tôi không bốc khói như bác nên mong bác chỉ giáo

          nc. oanh
          Bác Oanh ơi,

          Trước hết TB xin được nói một chút :

          TB không có ý định làm người chỉ giáo . Thứ nhất là vì TB cũng còn nhiều hạn chế, công lực chưa dồi dào (và có lẽ không bao giờ TB nghĩ là mình đủ dồi dào bác ạ ). Thứ 2 là có lẽ TB ít tuổi hơn so với bác nên dùng từ đó có vẻ như không phải phép. Thứ 3 là TB vào forum này để trao đổi kiến thức và buôn chuyện với anh em đồng nghiệp (cho nó vui ) chứ không phải nhằm đi dạy người khác. TB cố gắng chỉ đưa ra những vấn đến mình đã hiểu, vấn đề nào còn mơ hồ thì tuyệt đối TB không dám nói ra vì nó rất nguy hiểm nếu như có ai đó sử dụng kiến thức "mơ hồ" này để thiết kế công trình thì hậu quả thật khó lường.

          Quay trở lại vấn đề sway và brace:

          Khái niệm sway và non-sway thực tế là để nói đến khả năng ngăn cản chuyển vị (translational restraints) tại vị trí (nút) khảo sát. Khái niệm này được dùng nhiều cho bài toán ổn định (xác định hệ số K - chiều dài tính toán cấu kiện chịu nén).

          Việc đưa vào hệ giằng cho kết cấu chính là nhằm mục đích tăng cường độ cứng của hệ theo phương khảo sát. Điều này đồng nghĩa với việc tăng khả năng ngăn cản chuyện vị của hệ theo phương đó.

          Tăng khả năng ngăn cản, chứ không có nghĩa là ngăn cản được hoàn toàn. Đây chính là chỗ để bàn cãi. Trong Eurocode 3, người ta đề nghị là một hệ được gọi là hệ giằng nếu như sự có mặt của nó trong kết cấu góp phần giảm ít nhất 80% chuyện vị ngang so với hệ khi chưa có giằng. Và khi đó hệ được đồng nhất với hệ non-sway !

          Vậy câu trả lời đã rõ, nếu như ta thêm hệ giằng mà độ cứng của nó không đủ giảm được 80% chuyện vị ngang thì hệ đó coi như là không có giằng và việc thêm giằng vào như vậy là ít (vô) tác dụng hay hệ giằng đó không đảm bảo được vai trò « giằng » của nó !

          Vài lời như vậy hy vọng giải đáp được phần nào thắc mắc của (các) bác !

          Chúc các bác khỏe !
          Tôi là người Việt Nam

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Thiết kế khung "lắc"

            Nguyên văn bởi thaibinhkx View Post
            Bác Oanh ơi,

            Trước hết TB xin được nói một chút :

            TB không có ý định làm người chỉ giáo . Thứ nhất là vì TB cũng còn nhiều hạn chế, công lực chưa dồi dào (và có lẽ không bao giờ TB nghĩ là mình đủ dồi dào bác ạ ). Thứ 2 là có lẽ TB ít tuổi hơn so với bác nên dùng từ đó có vẻ như không phải phép. Thứ 3 là TB vào forum này để trao đổi kiến thức và buôn chuyện với anh em đồng nghiệp (cho nó vui ) chứ không phải nhằm đi dạy người khác. TB cố gắng chỉ đưa ra những vấn đến mình đã hiểu, vấn đề nào còn mơ hồ thì tuyệt đối TB không dám nói ra vì nó rất nguy hiểm nếu như có ai đó sử dụng kiến thức "mơ hồ" này để thiết kế công trình thì hậu quả thật khó lường.

            Quay trở lại vấn đề sway và brace:

            Khái niệm sway và non-sway thực tế là để nói đến khả năng ngăn cản chuyển vị (translational restraints) tại vị trí (nút) khảo sát. Khái niệm này được dùng nhiều cho bài toán ổn định (xác định hệ số K - chiều dài tính toán cấu kiện chịu nén).

            Việc đưa vào hệ giằng cho kết cấu chính là nhằm mục đích tăng cường độ cứng của hệ theo phương khảo sát. Điều này đồng nghĩa với việc tăng khả năng ngăn cản chuyện vị của hệ theo phương đó.

            Tăng khả năng ngăn cản, chứ không có nghĩa là ngăn cản được hoàn toàn. Đây chính là chỗ để bàn cãi. Trong Eurocode 3, người ta đề nghị là một hệ được gọi là hệ giằng nếu như sự có mặt của nó trong kết cấu góp phần giảm ít nhất 80% chuyện vị ngang so với hệ khi chưa có giằng. Và khi đó hệ được đồng nhất với hệ non-sway !

            Vậy câu trả lời đã rõ, nếu như ta thêm hệ giằng mà độ cứng của nó không đủ giảm được 80% chuyện vị ngang thì hệ đó coi như là không có giằng và việc thêm giằng vào như vậy là ít (vô) tác dụng hay hệ giằng đó không đảm bảo được vai trò « giằng » của nó !

            Vài lời như vậy hy vọng giải đáp được phần nào thắc mắc của (các) bác !

            Chúc các bác khỏe !
            Tôi chỉ muốn bạn làm rõ hơn thôi. Trong diễn đàn còn có cả những sinh viên, hoặc kĩ sư vừa mới ra trường nên nếu không làm rõ thì dễ hiểu lầm kết quả là việc có thể hiểu sai vấn đề.

            nc. oanh
            nc. oanh

            Safety begins with team work

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Thiết kế khung "lắc"

              Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
              Tôi chỉ muốn bạn làm rõ hơn thôi. Trong diễn đàn còn có cả những sinh viên, hoặc kĩ sư vừa mới ra trường nên nếu không làm rõ thì dễ hiểu lầm kết quả là việc có thể hiểu sai vấn đề.

              nc. oanh
              Thực ra đây là một bài toán không đơn giản nên bất kỳ ai (kể cả những kỹ sư lâu năm) nếu chưa tìm hiểu kỹ cũng có thể mắc sai lầm. Khi chưa hiểu kỹ thì việc nhầm lẫn giữa các khái niệm là khó tránh khỏi.
              Đó cũng là lý do vì sao TB lại tham gia ý kiến là để nhằm bổ sung thêm chút kiến thức.

              Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
              Cái này không phải là side way mà là side sway bạn ạh. Nó chẳng liên quan đến giằng hay không giằng. Việc định nghĩa sway frame khi mà phần moment nút thanh phát sinh do hiệu ứng P-delta (second order hiệu ứng bậc 2) vượt quá 5% moment nút thanh do hiệu ứng bậc 1 (first order, không kể đến hiệu ứng P-delta).
              Tiện đây TB xin gửi tới (các) bác một hệ hoàn toàn liên kết khớp. Hiển nhiên nó chẳng có moment ở các nút và điều đó có nghĩa là Moment(1st order) = Moment(P-Delta) = 0. Tuy nhiên nếu vai trò "giằng của thanh số 1 không đảm bảo, hệ vẫn được cho là sway!
              Attached Files
              Tôi là người Việt Nam

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Thiết kế khung "lắc"

                Nguyên văn bởi thaibinhkx View Post
                Thực ra đây là một bài toán không đơn giản nên bất kỳ ai (kể cả những kỹ sư lâu năm) nếu chưa tìm hiểu kỹ cũng có thể mắc sai lầm. Khi chưa hiểu kỹ thì việc nhầm lẫn giữa các khái niệm là khó tránh khỏi.
                Đó cũng là lý do vì sao TB lại tham gia ý kiến là để nhằm bổ sung thêm chút kiến thức.



                Tiện đây TB xin gửi tới (các) bác một hệ hoàn toàn liên kết khớp. Hiển nhiên nó chẳng có moment ở các nút và điều đó có nghĩa là Moment(1st order) = Moment(P-Delta) = 0. Tuy nhiên nếu vai trò "giằng của thanh số 1 không đảm bảo, hệ vẫn được cho là sway!
                Vì bạn đưa ra nên mình bổ xung thêm cho nó đủ luôn. Trường hợp hình trên thì lại không dùng second order bending moment mà dùng một tiêu chuẩn khác để xác định nó là sway hay non-sway bạn ạ.

                Tiêu chuẩn đó là:

                Q = SIGMAPu*DELTAo/(Vu*Lc)

                Trong đó:
                SIGMA là kí hiệu tổng (không gõ được công thức)
                SIGMAPu và Vu lần lượt là tổng tải thẳng đứng và lực cắt tầng
                DELTAo là chuyển vị tương đối giữa đỉnh và chân của tầng đang xét (có nơi người ta gọi cái này là story drift khi chia giá trị này cho chiều cao tầng Lc)
                Lc: chiều dài thanh nén trong tầng (nó là chiều cao tầng)

                Nếu Q<=0.05 thì tầng được định nghĩa là non-sway bạn ạ.

                Không biết bạn đang làm ở đâu vậy thaibinhkx

                nc. oanh
                nc. oanh

                Safety begins with team work

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Thiết kế khung &quot;lắc&quot;

                  Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                  Không biết bạn đang làm ở đâu vậy thaibinhkx).
                  TB đang làm concept design cho một công ty tư vấn thiết kế tại Paris bác ạ.

                  Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                  không gõ được công thức).
                  Bác phuho có hướng dẫn cách gõ công thức, TB không còn nhớ là ở topic nào. Ngoài ra bác có thể vào:

                  http://www.codecogs.com/components/e...tioneditor.php

                  để soạn công thức mà bác muốn.

                  Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                  Cái này không phải là side way mà là side sway bạn ạh. Nó chẳng liên quan đến giằng hay không giằng. Việc định nghĩa sway frame khi mà phần moment nút thanh phát sinh do hiệu ứng P-delta (second order hiệu ứng bậc 2) vượt quá 5% moment nút thanh do hiệu ứng bậc 1 (first order, không kể đến hiệu ứng P-delta).

                  Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                  Vì bạn đưa ra nên mình bổ xung thêm cho nó đủ luôn. Trường hợp hình trên thì lại không dùng second order bending moment mà dùng một tiêu chuẩn khác để xác định nó là sway hay non-sway bạn ạ.

                  Vấn đề đã có vẻ sáng hơn rồi (các) bác nhẩy

                  Thực ra việc TB post ví dụ lên chỉ để chứng minh cho (các) bác thấy là việc chỉ dùng second order bending moment để xác định hệ sway hay non-sway là không đầy đủ (chứ không phải là sai).

                  Ngoài ra nó không phải dùng để định nghĩa thế nào là một hệ sway và non-sway!!!! Nó chỉ là một trong những tiêu chí để định lượng và phân loại kết cấu (là sway hay non-sway) mà thôi.

                  Còn về định nghĩa của hệ sway và non sway thì trong eurocode 1993-1-1 : 1992 mục 5.2.5.2 đã chỉ rõ:

                  (1) A frame may be classified as non-sway if its response to in-plane horizontal forces is sufficiently stiff for it to be acceptably accurate to neglect any additional internal forces or moments arising from horizontal displacements of its nodes.
                  (2) Any other frame shall be classified as a sway frame and the effects of the horizontal displacements of its nodes taken into account in its design, see 5.2.1.2.
                  Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post

                  Tiêu chuẩn đó là:

                  Q = SIGMAPu*DELTAo/(Vu*Lc)

                  Trong đó:
                  SIGMA là kí hiệu tổng (không gõ được công thức)
                  SIGMAPu và Vu lần lượt là tổng tải thẳng đứng và lực cắt tầng
                  DELTAo là chuyển vị tương đối giữa đỉnh và chân của tầng đang xét (có nơi người ta gọi cái này là story drift khi chia giá trị này cho chiều cao tầng Lc)
                  Lc: chiều dài thanh nén trong tầng (nó là chiều cao tầng)

                  Nếu Q<=0.05 thì tầng được định nghĩa là non-sway bạn ạ.

                  nc. oanh
                  Không biết bác lấy công thức này ở tiêu chuẩn nào Nhưng nó (có vẻ) giống công thức [5.6] ENV 1993-1-1:1992.


                  Và giá trị khuyến cáo là 0.1 chứ không phải là 0.05 như bác viết.

                  Ngoài ra cần lưu ý đó là công thức gần đúng và vì vậy không phải lúc nào cũng áp dụng được.

                  Rất vui được tiếp tục bàn luận với (các) bác!

                  Chúc (các) bác khỏe
                  Tôi là người Việt Nam

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Thiết kế khung &quot;lắc&quot;

                    Nguyên văn bởi thaibinhkx View Post
                    TB đang làm concept design cho một công ty tư vấn thiết kế tại Paris bác ạ.



                    Bác phuho có hướng dẫn cách gõ công thức, TB không còn nhớ là ở topic nào. Ngoài ra bác có thể vào:

                    http://www.codecogs.com/components/e...tioneditor.php

                    để soạn công thức mà bác muốn.







                    Vấn đề đã có vẻ sáng hơn rồi (các) bác nhẩy

                    Thực ra việc TB post ví dụ lên chỉ để chứng minh cho (các) bác thấy là việc chỉ dùng second order bending moment để xác định hệ sway hay non-sway là không đầy đủ (chứ không phải là sai).

                    Ngoài ra nó không phải dùng để định nghĩa thế nào là một hệ sway và non-sway!!!! Nó chỉ là một trong những tiêu chí để định lượng và phân loại kết cấu (là sway hay non-sway) mà thôi.

                    Còn về định nghĩa của hệ sway và non sway thì trong eurocode 1993-1-1 : 1992 mục 5.2.5.2 đã chỉ rõ:





                    Không biết bác lấy công thức này ở tiêu chuẩn nào Nhưng nó (có vẻ) giống công thức [5.6] ENV 1993-1-1:1992.


                    Và giá trị khuyến cáo là 0.1 chứ không phải là 0.05 như bác viết.

                    Ngoài ra cần lưu ý đó là công thức gần đúng và vì vậy không phải lúc nào cũng áp dụng được.

                    Rất vui được tiếp tục bàn luận với (các) bác!

                    Chúc (các) bác khỏe
                    Của chú SAM bạn ạ.

                    nc. oanh
                    nc. oanh

                    Safety begins with team work

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Thiết kế khung &quot;lắc&quot;

                      Nguyên văn bởi ninh47xd
                      Không hiểu phương pháp mà bác nói tới là phương pháp nào vậy?
                      Phương này này gọi là phân tích trực tiếp không dùng chiều dài tính toán. AISC đã lập ra 1 ủy ban đặc biệt để nghiên cứu phương pháp này hơn 10 năm nay trước khi đưa vào tiêu chuẩn năm 2005. Trong tương lai phương pháp này có thể sẽ thay thế phương pháp dùng chiều dài tính toán.
                      (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                      Ghi chú

                      Working...
                      X