QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp

    Nguyên văn bởi nguyentrongquan View Post
    Lún do san nền phải tính qua từng giai đoạn đắp, theo từng giai đoạn cố kết. Phần này qua thằng Plaxis thì làm rất ngon, mô phỏng từng giai đoạn đắp san nền. Theo tôi được biết nhiều đơn vị khi tính toán san nền chưa tính đến đắp bù để sau khi lún thì đạt được cao trình thiết kế, hoặc có tính thì chỉ tính sau khi đắp xong mà không tính lún cộng dồn theo từng giai đoạn và thời gian khác nhau dẫn đến khối lượng vẫn thiếu.
    Khâu xử lý bình đồ sau khi đo đạc vẫn chưa thật kỹ (thường phó mặc cho bên khảo sát) ví dụ trong khu vực san nền có tuyến kênh, hồ ao, chưa cấy điểm hợp lý để dẫn đến khối lượng bị thiếu, khi đơn vị thi công san lấp mới phát hiện --> tính toán lại , giải trình??
    Vài kinh nghiệm nhỏ trao đổi, mong được góp ý!
    ************************************************
    Nguyễn Trọng Quân - DĐ:0977.270.347
    Công ty cp tư vấn Sông Đà - G9 Thanh Xuân, Hà Nội
    Làm như vậy là sai bét nhè rồi bác ơi. Kết quả là các lớp đắp bù lún sau đó và tải trọng sử dụng sẽ trở thành tác nhân gây lún mạnh (giai đoạn cố kết thường).

    nc. oanh
    nc. oanh

    Safety begins with team work

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp

      Bác Oanh phát biểu thế có vẻ không ổn lắm. tải trọng sử dụng thì đã tính ở giai đoạn cuối rồi, tải trọng của lớp đắp bù cũng phải đưa vào trong giai đoạn tính toán, tính gần đúng dần để có chiều cao tương ứng của lớp đất đắp bù = tải trọng phân bố của lớp đắp bù / (gama đất đắp*Skhu đất).
      Vài ý kiến cá nhân xin được thọ giáo!

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp

        Nguyên văn bởi nguyentrongquan View Post
        Bác Oanh phát biểu thế có vẻ không ổn lắm. tải trọng sử dụng thì đã tính ở giai đoạn cuối rồi, tải trọng của lớp đắp bù cũng phải đưa vào trong giai đoạn tính toán, tính gần đúng dần để có chiều cao tương ứng của lớp đất đắp bù = tải trọng phân bố của lớp đắp bù / (gama đất đắp*Skhu đất).
        Vài ý kiến cá nhân xin được thọ giáo!
        Mấy cái này mình làm hàng ngày bác nguyentrongquan ạ. Cái trường hợp của bác đang nói ở trên rơi vào trường hợp pitfall phải nói là nguy hiểm nhất trong công trình đắp (gia tải) là không có giai đoạn dỡ tải vì phần đắp này đã lún đến cao độ thiết kế hoặc thấp hơn chẳng hạn. Khi đó tải trọng sử dụng lại chính là nguyên nhân gây ra cái biến dạng kéo dài bác ạ. Một vài công trình (không tiện nêu ra) đã áp dụng sai hoàn toàn cái quy trình (gia tải và dỡ tải) ----->lún kéo dài khi đưa vào sử dụng----->bù lún------->lại tiếp tục lún ------->quá trình lặp lại nhiều lần làm cho một vài người hiểu lầm (chưa muốn nói là sai) biện pháp gia tải trước bác ạ (kết luận bằng văn bản hẳn hoi ấy chứ).

        Việc đắp tải đúng mức phải có phần dỡ tải > hay chí ít là = tải trọng sử dụng (ở đây có thể là tải xe cộ, tải container đối với bãi container,.....) thì mới tránh được hiện tượng theo cái màu xanh bên trên đấy bạn.

        Nếu bác ở SG thì em có thể nói sâu hơn, chi tiết hơn và có thể bàn về một ít lí thuyết nữa. Bác còn phải chú ý độ lún thứ cấp (secondary compression) nữa đấy chứ chẳng phải mỗi cái lún cố kết sơ cấp không thôi đầu.

        Rất vui được trao đổi

        nc. oanh
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Chênh lệch giữa lún tại góc và tại tâm của nền đất đắp

          ban co the dua so lieu dia chat minh se tinh lai theo phan men minh viet xem co gan giong voi ket qua cua ban ko?

          Ghi chú

          Working...
          X