QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cùng nhau học SAP nào.

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Cùng nhau học SAP nào.

    Mình là sinh viên cầu đường. Đang nghiên cứu tìm hiểu chương trình SAP ở mức độ của 1 beginner. Mình chủ yếu học qua các files hướng dẫn và tài liệu trên mạng, nói chung tự học chính. Trong diễn đàn chắc có nhiều anh chị và các bạn đạt đến expert, mình mong mọi người có thể bớt chút thời gian giúp đỡ trong quá trình học. Cám ơn các bạn.

    Hiện mình có 1 vài thắc mắc sau, không rõ là về tiếng anh hay về chuyên môn nữa. Khi đọc về phần Joint, mình gặp 1 vài từ sau: Degree of freedom (Bậc tự do??), Trong Degree of freedom (DOF) có 2 loại là: Available Degree of freedomUnAvailble of degree of freedom. Tiếp tục, Availble chia ra làm: Restrained DOF; Constrained DOF; Active DOF; Null DOF.

    Không hiểu những từ này dịch sao tiếng việt thế nào nhỉ? Ý nghĩa của nó là gì? Mong các bạn chỉ giáo.

  • #2
    Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

    Nhân tiện mình hỏi mọi người luôn cuốn structural Analysis của Russell C. Hibbeler. Mình tìm trong diễn đàn thấy nhiều anh chị giới thiệu, nhưng chưa có ai up lên cả. Bạn nào có quyển này có thể share với mình được không. Tại vì mình đọc manual bằng tiếng anh thấy nhiều từ chuyên ngành khó hiểu quá, nên muốn đọc 1 sách viết cơ kết cấu bằng tiếng anh để hiểu từ của nó. Bạn nào có giúp mình nhé. Cảm ơn rất nhiều.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

      Hic, hic, mọi người giúp mình với.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

        Degree of freedom: Bậc tự do, ở đây là 6 thành phần chuyển vị cho trường hợp tổng quát là bài toán 3D
        Available Degree of freedom: Bậc tự do được kể đến trong tính toán tức là các thành phần chuyển vị được tính toán khí phân tích kết cấu
        Restrained DOF: Các thành phần chuyển vị biết trước: bao gồm:
        Chuyển vị bằng 0: Là thành phần chuyển vị theo phương nào đó bị ngăn cản (gối tựa cứng)
        Chuyển vị khác không: chuyển vị cưỡng bức biết trước của gối tựa
        Constrained DOF: Là thành phần chuyển vị không được tính toán trực tiếp từ việc giải hệ phương trình cân bằng mà được tính từ điều kiện ràng buộc (Constraint) với các thành phần chuyển vị khác ví dụ:
        hai thành phần chuyển vị theo phương x của nút 1 và 2 ràng buộc nhau bởi phương trình:
        ux1+ux2=1 -> Nếu lấy nút 1 làm nút Master thì nút 2 là nút Slave có chuyển vị được tính toán thông qua chuyển vị của nút 1:
        ux2=1-ux1 trong đó ux1 được tính từ việc giải hệ phương trình cân bằng
        Active DOF: Các bậc tự do được tính từ việc giải hệ phương trình cân bằng
        Null DOF: Các DOF k phải Restrained DOF, Constrained DOF, Active
        thường là các DOF của các nút "mồ côi", không là nút của bất kỳ phần tử nào cả.
        Unavailable: tôi cũng k hiểu nó là DOF nào nữa.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

          Cảm ơn anh Hien Nghiem rất nhiều ạ. Em sẽ tìm hiểu thêm có gì sẽ hỏi anh và các bạn sau ạ.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

            Em hỏi mọi người thêm cái nữa: Sau khi đã cho chương trình tính, làm thế nào để thay đổi được dữ liệu đầu vào? Làm lại từ đầu thì lâu quá.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

              Bạn ghi lại dữ liệu, click vào nút unlock để xóa bỏ kết quả tính và để chương trình ở chế độ nhập dữ liệu.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

                Nguyên văn bởi hien nghiem
                Degree of freedom: Bậc tự do, ở đây là 6 thành phần chuyển vị cho trường hợp tổng quát là bài toán 3D
                Available Degree of freedom: Bậc tự do được kể đến trong tính toán tức là các thành phần chuyển vị được tính toán khí phân tích kết cấu
                Em hỏi, Tại sao trong sap khi khai báo Available Degree of freedom, nó có cái hình cột điện bằng thép. Khi kích vào đó thì Rx, Ry, Rz được bỏ đi (not checked). Phải chăng khi tính toán cột điện, chuyển vị xoay của tất cả các nút đều đc giả thiết là bằng 0

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

                  Tôi nghĩ đó chỉ là biểu tượng. Các thanh đứng của cột điện thường chạy suốt từ chân đến đỉnh và khi có nối thì cũng bằng liên kết được coi là ngàm. Như vậy khi tính toán cột điện k thể bỏ 3 thành phần chuyển vị xoay ấy đi được. Nếu bỏ 3 thành phần chuyển vị xoay đó đi, kết cấu tự nhiên bị áp đặt điều kiện biên.
                  Đối với bài toán 3D, 3 thành phần chuyển vị xoay tại 1 nút chỉ có thể bỏ đi trong trường hợp tất thanh quy tụ tại nút đó được giải phóng cả 3 thành phần chuyển vị xoay (khớp cầu). Thông thường các phần mềm khi gặp trường hợp này tự động loại bỏ 3 thành phần chuyển vị xoay tại một nút có đặc điểm như trên.
                  Như trong bài về Tháp thép tôi đã trình bày, hệ kết cấu dạng này vẫn để Available Degree of freedom là 6, còn thanh nào có liên kết khớp ở hai đầu thì giải phóng liên kết của thanh đó.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

                    Nguyên văn bởi hien nghiem
                    Tôi nghĩ đó chỉ là biểu tượng. Các thanh đứng của cột điện thường chạy suốt từ chân đến đỉnh và khi có nối thì cũng bằng liên kết được coi là ngàm. Như vậy khi tính toán cột điện k thể bỏ 3 thành phần chuyển vị xoay ấy đi được. Nếu bỏ 3 thành phần chuyển vị xoay đó đi, kết cấu tự nhiên bị áp đặt điều kiện biên.
                    Đối với bài toán 3D, 3 thành phần chuyển vị xoay tại 1 nút chỉ có thể bỏ đi trong trường hợp tất thanh quy tụ tại nút đó được giải phóng cả 3 thành phần chuyển vị xoay (khớp cầu). Thông thường các phần mềm khi gặp trường hợp này tự động loại bỏ 3 thành phần chuyển vị xoay tại một nút có đặc điểm như trên.
                    Như trong bài về Tháp thép tôi đã trình bày, hệ kết cấu dạng này vẫn để Available Degree of freedom là 6, còn thanh nào có liên kết khớp ở hai đầu thì giải phóng liên kết của thanh đó.
                    Em cũng nghĩ giống hệt như bác.Cái nào cần giải phóng thì ta sẽ giải phóng release.
                    Em mạo muội suy đoán là : bên tây khi làm cột điện họ cho bản mã để liên kết các thanh nên họ coi đó là ngàm Rx, Ry, Rx, chỉ còn lại các chuyển vị xoay tại nút ? Bác thấy ý kiến đó thế nào ?

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

                      Nguyên văn bởi nhung
                      Cảm ơn anh Hien Nghiem rất nhiều ạ. Em sẽ tìm hiểu thêm có gì sẽ hỏi anh và các bạn sau ạ.

                      này nhung Thầy "Hien Nghiem" là thầy giáo trường ĐH kiến trúc Hà nội đấy nha

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

                        Nguyên văn bởi CNPM
                        Em hỏi, Tại sao trong sap khi khai báo Available Degree of freedom, nó có cái hình cột điện bằng thép. Khi kích vào đó thì Rx, Ry, Rz được bỏ đi (not checked). Phải chăng khi tính toán cột điện, chuyển vị xoay của tất cả các nút đều đc giả thiết là bằng 0
                        Bạn chọn cái cột điện là giàn ko gian (space truss) cho nên cái nút của nó chỉ ngăn cản chuyển vị thẳng của thanh thôi, nút coi là khớp lí tưởng nên cho phép thanh quay thoải mái, vì thế nên nó mới bỏ đi Rx, Ry, Rz (Rotation). Ý nghĩa ở đây là ko ngăn cản cvị xoay chứ ko fải là cvị xoay bằng 0.
                        Last edited by ninh47xd; 13-10-2006, 12:33 AM. Lý do: Bổ sung 1 tí

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

                          Nguyên văn bởi ninh47xd
                          Bạn chọn cái cột điện là giàn ko gian (space truss) cho nên cái nút của nó chỉ ngăn cản chuyển vị thẳng của thanh thôi, nút coi là khớp lí tưởng nên cho phép thanh quay thoải mái, vì thế nên nó mới bỏ đi Rx, Ry, Rz (Rotation). Ý nghĩa ở đây là ko ngăn cản cvị xoay chứ ko fải là cvị xoay bằng 0.
                          Ý nghĩa ở đây là: trong bài toán dàn không gian (khi tất cả các thanh đều giải phóng 3 thành phần chuyển vị xoay) 3 bậc tự do này k tồn tại, có hay không cũng k ảnh hưởng đến kết cấu.
                          Trong SAP, Khi bỏ đi 3 thành này đi, giá trị của nó được gán bằng 0. do vậy ý nghĩa của nó cũng là chuyển vị xoay bằng 0. Bạn có thể thử như sau:
                          Bạn k giải phóng liên kết một thanh nào đó. Trong trường hợp bỏ 3 thành phần chuyển vị trên, thanh k giải phóng liên kết có mô men và lực cắt do chuyển vị xoay bằng 0 gây ra.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

                            Nguyên văn bởi ninh47xd
                            Bạn chọn cái cột điện là giàn ko gian (space truss) cho nên cái nút của nó chỉ ngăn cản chuyển vị thẳng của thanh thôi, nút coi là khớp lí tưởng nên cho phép thanh quay thoải mái, vì thế nên nó mới bỏ đi Rx, Ry, Rz (Rotation). Ý nghĩa ở đây là ko ngăn cản cvị xoay chứ ko fải là cvị xoay bằng 0.
                            ý trời. Bạn ninh này nói sai quá. Bạn mà quan niệm thế thì giàn thép không gian và cột điện nội lực to đùng .
                            . DHXD Kính bút
                            Tran Anh Binh

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Cùng nhau học SAP nào.

                              Các anh và các thầy cho em hỏi: Trong phần định nghĩa tải trọng có type là dead và live. Theo em biết tải trọng động là tải trọng đơn vị chạy trên kết cấu và liên quan đến khái niệm đường ảnh hưởng. Nhưng mà trong SAp em thấy, khi khai báo tải trọng cho kết cấu, có nhiều tải trọng thuộc loại live nhưng lại có độ lớn nào đó. Nói chung là không giống với cái tải trọng động trên kia của em. Hic. Chắc là em hiểu sai rồi. Như vậy thì dead, live ý nghĩa như thế nào ạ?

                              Em hỏi ngô nghê quá, mọi người đừng cười em nhé.

                              @Thầy hien_nghiem, em cám ơn thầy rất nhiều ạ.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X