QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thao luan RM

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: thao luan RM

    ve mang phân tich nhung vung cuc bọ toi đòng ý vơi bác đức :những phần mềm hiện tại như RM 2004 hoặc MIADS chưa thể phân tích đuơc phải có MOdel riêng tôi không biết RM thế chứ bên MIDAS có model rieng đó là MIDAS FEM chuyên phân tích các vùng neo cục bộ mối nối hay những vị tiếp giáp v.v.....mô hình hoá cũng tưong đối đấy .
    Thế giới phẳng
    Chiếc lexus và cây ôliu
    Chiến tranh tiền tệ
    Science is sexy
    ***GLOBE WARNING***

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: thao luan RM

      dúng là trong RM mô hình kết cấu không tiện lắm, mình nghỉ các công trinh cầu lơn,và mô hình tiện lợi thì dung RM được vì nó củng chính xác cao mà.còn các mô hình phức tạp thi MIDAS,sap thi tiện hơn rất nhiều.mình củng đang nghiên cứu MIDAS đây ,có gì khó mong ccác bác chỉ dùm nghe

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: thao luan RM

        For TuanMidas: Cậu không đọc kỹ ý kiến cua mình, mình nói RM không tính được cục bộ do chỉ có thể mô hình kết cấu bằng phần tử thanh, nhưng Midas thì có thể vì Midas có thể cho phép mô hình (rời rạc) kết cấu bằng các dạng phần tử tấm (vỏ) 3d và phần tử solid với hàm xấp xỉ bậc cao. Và theo quan điểm riêng mình để áp dụng có hiệu quả các phần mềm phân tích kết cấu hiện nay nhất thiết phải có kiến thức nhất định về phương pháp PTHH. Như cậu biết Sap không có phần tử cáp DUL (DUL trong dầm giản đơn dạng parabol là mô hình lực chứ ko phải không phải phần tử) nhưng mình đã đưa ra mô hình dầm liên tục và cáp DUL, cáp DUL được mô tả bằng thanh, đường cáp chạy theo đúng thiết kế, lực kéo đầu thanh,có tính đến mất mát ứng suất chứ không bằng mô hình lực . Sau đó mình so sánh với RM có dùng phần tử cáp DUL, sai số lớn nhất < 7 %. Phần tử cáp DUL trong Midas hay trong RM là bí mật công nghệ, người dùng ko thể tác động hay có tìm hiểu chi tiết về dạng phần tử này. Như cậu nói kỹ sư lâu năm mà còn không nắm được PTHH, vậy mới có truyện TEDI mua bộ RM từ rất lâu rồi nhưng vẫn tốn hàng chục nghìn đô để thuê TDV tính lại Rạch Miễu, nhưng TDV ở đây là thầy Nghĩa ở Tổ tự động hoá thiết kế trường GT tính chứ chẳng phải ông chuyên gia người Áo nào cả. Nói chung bây giờ là xã hội học tập và nền kinh tế học tập, nếu cậu không nắm được bí quyết nghề nghiệp thì phải mất tiền đi thuê thôi. Mình may mắn được tiếp xúc với những chuyên gia tốt nhất trong ngành nên những điều mình nói không phải quan điểm chủ quan riêng của mình. Mấy ý kến như vậy, hy vọng chia sẻ được phần nào.
        Đặng Việt Đức
        Viện KHCN GTVT - 1252 Đường Láng
        Master Program of Computational Engineering
        Bauingenieurwesen Ruhr-Uni-Bochum Deuschland
        Last edited by vietduc; 18-11-2006, 06:31 AM.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: thao luan RM

          cám ơn những thông tin rất thiết thực của bác Đức ,em mong răng qua diễn đàn này anh em kỹ thuật chúng mình cần trao đổi và học tập nhiều hơn nữa?????technology đúng không bác.
          Thế giới phẳng
          Chiếc lexus và cây ôliu
          Chiến tranh tiền tệ
          Science is sexy
          ***GLOBE WARNING***

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: thao luan RM

            Em nói thật bác viet duc nói hơi quá, khi nhận định rằng kỹ sư Tedi không nắm được phần tử hữu hạn để tính cầu dây văng, phải thuê TDV. Em mới ra trường thôi nhưng cũng có kiển thức cơ bản về PTHH. còn các chuyên gia của TEDI thi đầy người kiến thức cũng như kinh nghiệm thiết kế còn siêu hơn em. Tính thì có lý do gì mà không tính được (Nhập đúng số liệu, mô hình kết cầu phù hợp). Nhưng làm công trình to như Rach Mieu làm gì mà chẳng phải có kiểm tra để đối chứng. Một phần mềm có độ tin cậy cao như RM và Midas thì nhiều khi nguời ta không cần hiểu bản chất của PTHH nhưng đầu vào kiểm soát tốt thì kết quả đầu ra là chính xác. Em nói thật chắc gì thầy Nghiã đã nắm chắc PTHH. Em thấy rằng phần tử hũu hạn không quá khó để hiểu bản chất. Và đừng ai mang điều đó ra để doạ dẫm ai cả. Em chỉ quan tâm 1 điều đó là mô hình em đưa ra là hợp lý và được phần mềm tin cậy hỗ trợ.
            Học kết cấu chỉ để vui vẻ tí
            http://vuiveti.com

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: thao luan RM

              Nguyên văn bởi vietduc
              Như cậu biết Sap không có phần tử cáp DUL (DUL trong dầm giản đơn dạng parabol là mô hình lực chứ ko phải không phải phần tử)
              Bác xem lại cho chứ theo tôi hình như SAP2000 v10 có phần tử bó cáp DUL (Tendon), Cable (dùng mô phỏng dây văng dây võng)... đầy đủ cả; kể cá xét hiệu ứng phụ thuộc thời gian (co ngót, từ biến, chung..) của vật liêu.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: thao luan RM

                có lẽ kiến thức về SAP của mình lạc hậu rồi, mình đang đi học nên cũng không có điều kiện tìm hiểu các cập nhật mới của các phần mềm phân tích kết cấu, có vấn đề gì cho mình tham khảo và trao đổi với nha.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: thao luan RM

                  Nguyên văn bởi vietduc
                  có lẽ kiến thức về SAP của mình lạc hậu rồi, mình đang đi học nên cũng không có điều kiện tìm hiểu các cập nhật mới của các phần mềm phân tích kết cấu, có vấn đề gì cho mình tham khảo và trao đổi với nha.
                  Tôi nghỉ Bác cũng là cao thủ về FẸM Mời bác tham gia forom này nhé:
                  http://www.bachkhoadanang.net/

                  Thêm:
                  Một số tính năng phân tích cầu của SAP2000 V10:

                  PARAMETRIC BRIDGE MODELING : MÔ HÌNH CẦU
                  • Bridge Wizard with Step by Step Guidance to Create a Bridge Model

                  Hướng dẫn tạo mô hình cầu từng bước
                  • Parametric Bridge Model Templates

                  CÁC mô hình mẫu
                  • Quick Definition of Highway Layout Lines using Horizontal & Vertical Curves
                  • Super Elevations and Skews: Siêu cao và cầu xiên
                  • Parametric Cross Sections including Concrete Box Girders and Steel Composites: Mô phỏng cắt ngang hộp bê tông và dầm thép liên hợp
                  • Cross Sections May Vary Along Bridge Length: Thay đổi cắt ngang theo phương dọc cầu
                  • Parametric Post Tensioning Tendon Layout for Box Girders: Mô phỏng các bó cáp căng sau cho dầm hộp
                  • Abutments with User Defined Support Conditions
                  • Bents with Single or Multiple Columns
                  • Hinges
                  • Layered Shell Element : Phần tử tấm vỏ phân lớp
                  • Lane Definition using Highway Layout or Frame Objects
                  • Automatic Application of Lane Loads to Bridge
                  • Predefined Vehicle and Train Loads

                  BRIDGE DESIGN OPTIONS
                  • Moving Loads with 3D Influence Surface: Phân tích mặt ảnh hưởng không gian cho tải di động
                  • Moving Loads with Multi-Step Analysis
                  • Lane Width Effects : Hiệu ứng bề rộng làn
                  • P/T Concrete Box Girder Design: Thiết kế dầm hộp DUL căng sau
                  • Composite Steel Deck Bridge Design: Thiết kế bản thép liên hợp BTCT
                  • Straight & Curved Girder Design: Thiết kế dầm thẳng và cong
                  • AASHTO, LFD & LRFD and BS 5400-2 Codes: Hổ trợ các tiêu chuẩn Mỹ, Anh
                  • Dynamic Effects of Moving Loads: Phân tích hiệu ứng động của tải di động

                  BRIDGE RESULTS & OUTPUT: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CẦU
                  • Influence Lines and Surfaces
                  • Forces and Stresses (with Correspondence) Along and Across Bridge
                  • Displacement Plots
                  • Graphical and Tabulated Outputs

                  ADVANCED ANALYSIS OPTIONS (Requires Advanced): TÍNH NĂNG NÂNG CAO
                  • Segmental Construction Analysis (requires Staged Construction Module): Phân tích công trình xây dựng phân đoạn(cầu đúc hẫng, đúc đẩy, dây văng...)
                  • Include the Effects of Creep, Shrinkage, Relaxation, and Anchorage Slip(Xét hiệu ứng từ biến, co ngót, trượt neo, chùng dảo...)
                  • Pushover Analysis using Fiber Models
                  • Bridge Base Isolation and Dampers : Bộ giảm chấn, bộ cản cho cầu
                  • Explicitly Model Contact Across Gaps : Mô hình phần tử tiếp xúc, hở
                  • Nonlinear Large Displacement Cable Analysis: Phân tích phi tuyến cáp chuyển vị lớn
                  • Line and Surface Multi-Linear Springs (P-y curves): Gối đàn hồi phi tuyến
                  • High Frequency Blast Dynamics using Wilson FNA
                  • Nonlinear Dynamic Analysis & Buckling Analysis: Phân tích ổn định , động lực học phi tuyến
                  • Multi-Support Seismic Excitation
                  • Animated Views of Moving Loads: Hoạt cảnh tải trọng di động


                  NÀO HÃY NGHIÊN CỨU CÁC TÍNH NĂNG PHÂN TÍCH CẦU MỚI NHẤT CỦA SAP 2000 V10 !!!!
                  Last edited by laohac; 03-01-2007, 01:20 AM.

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: thao luan RM

                    theo tôi bác nào cũng có cái lý của mình cả ,thật ra đã lên diễn đàn rồi thì ta cứ trao đổi những gì còn tồn tại trong quá trình chúng ta ngiên cứu (những phần mềm ứng dụng) các bác cũng chỉ là người sử dụng phần mềm thôi ,chứ có phải viết ra phần mềm này đâu.
                    theo tôi được biết ở TEDI có những anh rất giỏi về tính kết cấu nhất là sử dụng phần mềm phân tích kết cấu như RM2000, MIDAS/CIVIL ...
                    ở đây tôi chỉ muốn nói rằng các bác trên diễn đàn đã nghiên cứu từ những phần mềm này thì có thể chia sẽ kinh nghiệm mà mình đã tìm hiểu được .những cái hay mà phần mềm nó mang lại cho mình .
                    tôi nghỉ ai đã vào diễn đàn thì cũng là nghười đã có kiến thức về PTHH rồi khỏi phải bàn ......
                    phần mềm thì chúng ta chỉ hiểu để mô hình hoá cho xác với thực tế nhất thôi ... các bác có nghĩ vậy không ?
                    chúng ta cũng không nên nói đến nguời này người kia làm gì bởi vì :núi cao thì lại có núi cao hơn thôi ..
                    tôi nghỉ chúng ta nên trao đổi những gì mà chúng ta đã và đang tìm hiểu về nó sau đo trao đổi với các anh em trên diên đàn để có kết quả tốt nhất ,các bác có đồng ý không????????
                    Thế giới phẳng
                    Chiếc lexus và cây ôliu
                    Chiến tranh tiền tệ
                    Science is sexy
                    ***GLOBE WARNING***

                    Ghi chú


                    • #25
                      Thao luan RM

                      Chào mọi người,
                      Mình là Nguyễn Trọng Nghĩa, hiện đang công tác tại bộ môn Tự động hóa thiết kế cầu đường - Trường Đại học Giao thông vận tải. Mình cùng với Dr. Nguyễn Khánh Tùng, công ty AMADI đang làm đại lý cho TDV về bộ sản phẩm RM và MISES3 tại Việt Nam và Lào.
                      Rất vui vì mọi người quan tâm đến phần mềm tính toán cầu RM.
                      Tháng 12 vừa rồi mình có tham gia đào tạo RM2006 của hãng TDV tại Graz, Austria. Mình xin thảo luận cùng với mọi người về một số nội dung sau:
                      1. Tính năng mới của phần mềm RM2006:
                      - Có thể tính toán với mọi phần tử: phần tử frame, shell, solid với module FEM,
                      - Có thêm wizard về tính toán cầu thi công theo công nghệ đúc hẫng cân bằng.
                      - Mô hình hóa cầu dàn, cầu treo dây văng, dây võng dễ dàng hơn với GP
                      - Có thêm module eriction và camber.
                      - Dễ dàng tính toán điều chỉnh nội lực cầu treo dây văng, dây võng
                      - Kiểm toán kết cấu theo nhiều tiêu chuẩn thiết kế cầu trên thế giới
                      2. Mình muốn đính chính nội dung mà anh Đặng Việt Đức đã nêu ở trên:
                      Công ty tư vấn TEDI rất chyên nghiệp trong tính toán kết cấu cầu, TEDI có thể độc lập tính toán với mọi kết cầu cầu hiẹn nay không như anh Đức đã nêu.
                      Còn về công trình cầu Rạch Miễu TEDI thuê TDV tính toán dựa trên một số lý do sau:
                      - RM sử dụng lý thuyết mới trong phân tích kết cấu với tải trọng gió động theo tieu chuẩn CFD
                      - TDV lúc đó đang thử nghiệm hầm gió (tôi cũng đã được tham quan hầm gió này của TDV) để so sánh với lý thuyết tính toán do vậy việc TEDI thuê TDV là hoàn toàn hợp lý.
                      - Thông tin mà anh Đức đưa ra là tôi tính toán cho TDV về cầu Rạch Miễu là chưa chính xác vì khi tôi sang TDV ông Dorian janjic (hiện nay là ông chủ của TDV) cho tôi xem kết quả tính toán cầu Rạch Miễu và có hỏi tôi về số liệu đầu vào và cách trình bày kết quả theo cách báo cáo của Việt Nam.
                      3. Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của thầy Trung về khả năng tính toán của phần mềm RM:
                      Theo ý kiến của cá nhân tôi đánh giá RM là phần mềm tính toán cầu chuyên nghiệp nhất hiện nay vì nó đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu tính toán của các tiêu chuẩn thiết kế cầu trên thế giới.
                      Phần mềm RM được sử dụng rất nhiều trong các công ty tư vấn lớn trên thế giới và sử dụng trong tính toán các công trình cầu lớn trên thế giới. Tôi cũng sử dụng Midas, tôi thấy Midas cũng có nhiều ưu điểm, đặc biệt trong tính toán nội lực của kết cấu. Midas hiện nay chưa có phần kiểm toán kết cấu theo tiêu chuẩn AASHTO nên không được sử dụng nhiều trong các công ty tư vấn lớn ở Việt Nam và trên thế giới.
                      4. Tôi cũng xin chia sẽ với mọi người về bản quyền sử dụng phần mềm RM. Hiện tại tôi đã xin được phần mềm RM bản education miễn phí trong giảng dạy tại các trường đại học tại Việt Nam. Trước tiên sẽ triển khai tại trường ĐHGTVT cơ sở 1 và cơ sở 2 sau đó sẽ triển khai tại trường ĐHXD, ĐHBK Đà Nẵng và ĐHBK TP Hồ Chí Minh.
                      Nếu bạn nào quan tâm có thể liên hệ với tôi theo số điện thoại 0912011787 hoặc địa chỉ email: nghiant.hnuct@gmail.com. Hiện tại tôi đang ở Đức cuối tháng 1-2007 mới về Việt Nam.

                      Ghi chú


                      • #26
                        RM thật khó sử dụng, khó học

                        chưa thấy có tài liệu nào hướng dẫn cả,có ai có ko? đưa ra cho anh em tham khảo thì mục này mới đông đươc.
                        các tutorial.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: thao luan RM

                          Chào cả nhà!
                          Về tính năng hay lý thuyết tính của các phần mềm thì mình nghĩ là chúng ta không nên đặt nặng vấn đề quá như vây.
                          Có nhiều tính năng mà Midas có thì RM cũng có và ngược lai.
                          Có những tính năng mà phần mềm này có thì phần mềm kia ko có
                          Theo mình, nếu giỏi cả hai hoặc biết càng nhiều càng tốt
                          Nhưng để làm được TK cầu ở VN như hiện nay thì mình nghĩ chỉ cần tìm hiểu thật kỹ một phần mềm là đươc. vả lại nếu một chương trình thiếu tính năng mà chương trình khác có thì mình chăc chắn là cty viêt ctrinh đó sẽ sớm update vào thôi.
                          Vì đây là box về RM nên mình nghĩ nên tập trung vào vấn đề chuyên môn. Như thầy Nghĩa nói hiện thầy là đại diện và cũng có bản Edu, vậy mong thầy có tiếng nói nhiều hơn trong box này, và nếu chúng em muốn xin ban edu thì phải liên hệ với thầy thế nào.
                          Em cũng muốn hỏi thêm là giữa bản Edu và bản ***** có dầy trên thị trường thì có khác gì nhau không. (Về tính năng).
                          Mong các vị tiền bối và cao thủ đóng góp thêm cho box để box có chất lượng hơn.
                          better wear out than rust out!

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: thao luan RM

                            For all, specially for Nghia.
                            Thực sự tôi không muốn sa đà vào mấy cái truyện tranh cãi này vì mỗi người đang hiểu vấn đề theo cách riêng của mình và đó là quyền của mỗi người. Hình như mọi người không đọc kỹ phần viết của từng thành viên thì phải, "...Như cậu nói kỹ sư lâu năm mà còn không nắm được PTHH, vậy mới có truyện TEDI mua bộ RM từ rất lâu rồi nhưng vẫn tốn hàng chục nghìn đô để thuê TDV tính lại Rạch Miễu . . ." đâu có nghĩa là TEDI không phân tích thiết kế được kết cấu. đây chỉ là vấn đề về sự tin tưởng. OK, tôi có 1 phần mềm có thương hiệu, tôi nghĩ là đội ngũ kỹ sư của tôi nắm rõ hết các thông số đầu vào, và biết đầu ra tôi sẽ có những gì giống như đút 1 con bò vào 1 đầu cái máy và đầu kia sẽ ra xucxic. Tôi hiểu Nghĩa đang đại diện cho Midas và TDV thì Nghĩa đều phải bảo vệ cho hãng đang trả cho mình, cái thông tin là Nghĩa tính lại Rạch Miễu mà mình nghe được nếu là sai (hoặc không nên nói) và tôi xin lỗi về điều đó. Nhưng có 1 số vấn đề mang tính quy luật mà tôi khẳng định lại:
                            - Các version cũ RM chỉ tính với phần tử thanh mà chỉ với phần tử thanh thì ko xét đến cục bộ được ví dụ, khu vực đầu neo, khu vực dưới gối hoặc xét đến nứt nếu có. Nếu Rm có có các Modul về xét cục bộ như 1 số người nói thì nó cũng chỉ dựa trên các công thức chuyển đổi xây bởi thực nghiệm hoặc xét gần đúng vì với mô hình phần tử thanh Timoseno (beam element) ứng xuất được tính từ gián tiếp moment và lực cắt trên toàn bộ mặt cắt chứ không phải từ quan hệ strain - stress trong 1 phạm vi nhỏ hữu hạn. Đây chính là vấn đề về mô hình bài toán theo phương pháp PTHH cho kết cấu chứ không phải vấn đề là ta dùng phần mềm nào. Và tôi cũng chỉ muốn nhấn mạnh vào điều này.
                            - Còn về cá nhân tôi tôi cũng có thể nói về phần mềm RM : tôi không tin mô hình phi tuyến cho vật liệu bê tông mà RM đưa ra là đúng, tôi không tin kết quả giải hệ phương trình phi tuyến của RM giải đủ hội tụ và chính xác, tôi không tin response spectra của RM đưa ra để tính cho động đất phù hợp với điều kiện Việt Nam,tôi thấy phần tử solid của tại sao chỉ có 8 điểm nội suy mà không phải hơn, tôi không tin .bla bla bla . . Vậy để cho mọi người tin thì hãng hãy cung cấp tất cả thông tin về vấn đề đó và chắc chắn TDV sẽ không là như vậy. Vậy vấn đề tin tưởng của khách hàng sẽ phụ thuộc vào cách giới thiệu và quảng bá.

                            Mỗi người đều có 1 cách nhận vấn đề, và đây là nhìn nhận vấn đề của tôi.Neu Admin không thích cách viết này thì co thể band nick
                            Than
                            Last edited by vietduc; 21-01-2007, 09:46 PM.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: thao luan RM

                              tôi rất đồng ý với bác Đức quan điểm này, mỗi phần mềm đều có thế mạnh của nó cả , ở diễn đàn thì chúng ta nên tập trugn vào chuyên là tốt nhất . anh em trên diễn đàn nên trao đổi về chuyên môn . phần mềm nào cũng hay cả , những công trình cầu lớn trên thế giới đều có mặt cả 2 phần mèm này rồi tôi nghĩ không phải bàn cải nữa.
                              tôi hỏi anh Đức : theo tôi được biết thì muốn giải bài toán cục bộ ví dụ như ở những mấu neo của dầm hộp hay những vị trí neo ở đỉnh tháp thì những phần mềm phân tích kết cấu mạnh phải có riêng một muđun hoàn chỉnh mới có thể phân tích được ở nnhững điểm này .????????


                              các bác nào cần học phần mềm RM 2004 , cả file tutorial bằng hình ảnh của phầm mềm này thì liên hệ với tôi nhé.
                              chào thân ái.
                              Thế giới phẳng
                              Chiếc lexus và cây ôliu
                              Chiến tranh tiền tệ
                              Science is sexy
                              ***GLOBE WARNING***

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: thao luan RM

                                Theo cách hiểu nôm na của mình thì xét sự làm việc cục bộ trong kết cấu tực từ xét đến trạng thái stress - strain trong khu vực "nhỏ" mà mình quan tâm. Mình cũng xin nhấn mạnh "trạng thái ứng suất", và theo mình phần tử solid cung cấp trạng thái ứng suất đầy đủ nhất [ zigma x, zigma y, zigma z, gama yz, gama xz, gama xy]. theo phương pháp chung vẫn là vẫn là xung quanh khu vực chịu tải trọng như xung quanh khu vực neo, gối sử dụng các phần tử solid 8 cạnh (lập phương) và phần tử 6 cạnh, có kích cỡ nhỏ, ra xa khu vực chịu xét cục bộ thì dùng phần tử có khích cỡ lớn hơn. Khi mình học lớp chuyển giao phần mềm MIDAS/CIVIL do cậu Nghĩa và Linh ở tổ tự động hoá thiết kế trường giao thong giảng, có 1 phương pháp khá hay là sử các phần tử solid xung quanh khu vực cần xét cục bô và ở ngoài khu vực làm việc cục bộ của kết cấu thì có thể sử dụng phần tử thanh như bình thường và sử dụng các dạng liên kết hạn chế chuyển vị giữa các nút để liên kết giữa phần tử thanh và phần tử solid.
                                Tuy nhiên mô hình trên chỉ là tương đối phù hợp dưới tải trọng đặt trên trên mặt phưởng bề mặt như khu vực dưới bánh xe, trên gối caosu. Còn đối với neo cáp DUL thì ứng suất truyền từ bát neo ( tương tự như nửa mặt elipxoit) do vậy cơ chế chuyền ứng suất biến dạng sẽ có đôi chút khác biệt. Mà mô hình dạng bát neo cứng và tải trọng từ bát neo là rất phức tạp. Với trường hợp này theo tôi vẫn dùng mô hình như đã nói ở trên nhưng chấp nhận độ độ chính xác giảm đi.
                                Nếu mọi người có ý kiến hay mô hình nào hay thì cùng chia sẻ nha.
                                Thân.
                                Last edited by vietduc; 23-01-2007, 12:51 AM.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X