QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Khung Jamil 16m

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Khung Jamil 16m

    Tôi vừa tính toán 1 nhà kho dạng Jamil với các thông số như hình vẽ và có kèm theo File Sap 2000 Ver 10
    Tôi Load lên để anh em tham khảo chung và cùng nhau phân tích theo hướng tôi đã lập hoặc những quan niệm mới hơn để cho hoàn chỉnh hơn
    Hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn.......
    Attached Files

  • #2
    Ðề: Khung Jamil 16m

    Nguyên văn bởi co1972nguyen
    Tôi vừa tính toán 1 nhà kho dạng Jamil với các thông số như hình vẽ và có kèm theo File Sap 2000 Ver 10
    Tôi Load lên để anh em tham khảo chung và cùng nhau phân tích theo hướng tôi đã lập hoặc những quan niệm mới hơn để cho hoàn chỉnh hơn
    Hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn.......
    Tớ nói rồi, đừng có nói từ Zamil hay Da miu gì vào đây nữa, nó chỉ là cái khung tiền chế. Vậy nhé !
    Còn cái khung bạn mô hình mà thể hiện tiết diện thế thì e rằng không ổn, tuy tớ không dùng SAP, nhưng tiết diện của bạn thay đổi theo chiều dài mà gấp khúc thế thì bạn coi lại cách nhập khung có tiết diện thay đổi.
    Steel Design Solution Forum

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Khung Jamil 16m

      Nguyên văn bởi XUAN THUY
      Xà gồ lớn quá, C200x65x20x1.5 hoặc C150x50x15x2 là được (với gió TpHCM, ĐN, BD). Xà gồ C250 như trên, có thể dùng bước 8x3=24m. Nếu bác không xây tường gạch thì nên chọn bước 8mx3.
      Với khẩu độ như vậy, hà tất phải làm khung tiết diện thay đổi, có thể cứ làm thanh H300x150 suốt, cho cả cột và kèo rồi gia cường thêm ở nách và đỉnh sẻ rẻ hơn (cái này tùy điều kiện thi công của bác).

      Bạn nhập như trên SAP cũng không tính được và gồ mà lại làm phức tạp hóa vấn đề, cứ nhập tải đều vào khung đơn cho nhanh. Không chia nhỏ phần tử kèo.
      Cám ơn Bác. Thường thì vẫn dùng khung phẳng để tính toán cho đơn giản nhưng tôi nghĩ giải không gian thì mới tận dụng hết sức mạnh của SAP nhưng khi lên sơ đồ mới thấy phức tạp:
      1.Hình như giải kèo tiên chế theo không gian nếu ta không đưa đủ cấu tạo hệ giằng vào thì nội lực khung rất lớn so với khung phẳng (do độ mất ổn định ngoài mặt phẳng chịu lực của khung tiền chế rất lớn) mặc dù bài toán tôi đã có xà gồ [ vào giằng rồi và tải trọng từ xà gồ truyền xuống khung........... các Bác thấy sao
      2.Trong Sap hiểu là các trục cấu kiện giao nhau nên ta thấy xà gồ đâm vào kèo làm hình vẽ phình ra tôi đang tìm cách làm sao khai báo trục xà gồ nằm trên cạnh kèo?không biết SAP có làm được khổng ............... Bác nào có biết không chỉ giáo?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Khung Jamil 16m

        Nguyên văn bởi haikcvncc
        Đây là lỗi cơ bản khi khai báo thanh có tiết diện thay đổi theo chiều dài. Lý do rất đơn giản là đầu tiên bác ấy khai báo cho một đoạn thanh dài(bước này thì đúng) nhưng khi khai báo thêm hệ xà gồ vào thì lại chia nhỏ thanh dài ra thành các thanh con, khi đó sap vẫn nhận các thanh ngắn có tiết diện đầu - cuối như thanh dài ban đầu dẫn đến kết quả là nội lực sai bét, nhất là lực dọc tăng lên đáng kể. khi bác view extrusion như thế mà không phát hiện ra lỗi mới là chuyện lạ.
        Biết chứ, nghi ngờ chứ
        Thế là tôi phải vào Acad để đo tiết diện tại vị trí giao với xà gồ và khai báo lại tiết diện đầu và cuối cho các đoạn nhỏ đó hả Bác?
        Trong SAP không biết có chức năng xoay góc toạ độ XOY như lệnh UCS của Acad không nhỉ? Nếu xoay được thì tôi Array các xà gồ là xong khỏi cần phải bẻ nút mất công mà không chính xác?
        Có Bác nào còn cao kiến nữa không?Tui sẽ tổng hợp ý kiến chỉnh sửa lại và upload lên kiểm tra lại?Cám ơn

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Khung Jamil 16m

          Nguyên văn bởi haikcvncc
          Cái nội lực khung tăng lên là do cái kèo của bác chứ không phải do khai báo khung không gian đâu bác nhé. Bác tính khung gian chẳng cần khai báo đầy đủ hệ giằng nội lực vẫn ra nhỏ hơn tính phẳng(ví dụ bác vứt cái xà gồ đi khai báo mỗi cái tấm tôn to đùng trên mái nội lực vẫn ra nhỏ hơn tính phẳng). À mà sao cái khung hồi của bác vẫn làm giống khung giữa vậy nhỉ???
          Cái chính mục đích là tôi muốn mô phỏng gần đúng thực tế sử dụng nên đưa xà gồ, mái tole vào , trước mắt đưa xà gồ vào khai báo tải ph6an bố đều trên xa gồ , nếu cái vụ xà gồ khai báo ổn , phù hợp sẽ tính đến chuyện khai báo tấm tole bằng shell đặt phía trên xà gồ
          Trước mắt lấy khung giữa làm khung đầu hồi để kiểm tra nội lực cho dễ sau đó thay bằng khung đầu hồi cũng nhanh thôi mà
          Bác có thê dựa trên File Sap của tôi để chỉnh đựơc không?Cám ơn

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Khung Jamil 16m

            Nguyên văn bởi haikcvncc
            xà gồ C150x50x20x2 là ok. Tuy nhiên khi bác ấy tính kiểu khung phẳng thì thường không đảm bảo chuyển vị ngang theo TCVN. Em mà thẩm tra thì em cho qua cái chuyển vị ngang(nếu không vượt quá nhiều giá trị theo yêu cầu của tiêu chuẩn) nhưng mà có nhiều đơn vị cũng máy móc nên họ cũng bắt chẹt. Khi đó phải khai báo khung không gian thì mới mong giảm được chuyển vị ngang so với tính theo khung phẳng. Chỉ có điều bác kia cẩn thận quá khai báo thêm cái xà gồ vào đâm ra hỏng bét(còn nếu muốn khai báo có cả xà gồ lại đúng tiết diện kèo thì quá mất thời gian không cần thiết). Nếu chỉ muốn tạo một mặt phẳng mái cứng thì thiếu gì cách phải không các bác???
            Bác Hải hiểu sâu xa về bản chất của kết cấu, phục thiệt !
            Nói cho đúng, mái thì không cứng, lính tráng đi trên đó nó nhịp thấy mà sợ, cho nên chứ chơi thiệt đi.
            Trước kia dùng SAP, không làm việc trong mặt phẳng xà gồ được, đành sang CAD nhập vào, mỗi lần nhập vào thì lỗi tá lã về chỉnh trục tọa độ, tức quá bỏ nó luôn.
            Bác Hải chỉ cho mấy đồ đệ về cách thiết kế dạng Beam-Column trong SAP đi, ví dụ cái kèo ấy, nếu chia ra, mà chiều dài tính toán mình khai báo thế nào ? Sự ảnh hưởng của giằng và xà gồ.
            Steel Design Solution Forum

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Khung Jamil 16m

              Mô hình hóa cả tôn mái vào tôi thấy mất công mà thực tế không có tác dụng gì cả, độ cứng nén của tôn chỉ kể đến theo phương song song với múi tôn, tuy nhiên liên kết bằng đinh vít với xà gồ mái cũng k đảm bảo việc sử dụng độ cứng này.
              Nếu coi tải trọng phân bố đều theo phương dọc nhà, khung không gian chỉ cứng hơn khung phẳng theo phương ngang trong trường hợp phân tích nội lực tuyến tính (không kể đến P-delta) khi độ cứng ngang của mỗi khung đầu hồi cứng hơn 1/2 mỗi khung giữa (vì chỉ chịu tải trọng của 1/2 bước). Cho nên nếu bác muốn giảm chuyển vị ngang của khung mà k muốn thay đổi khung giữa, bác cứ việc tăng độ cứng 2 khung đầu hồi. Để đảm bảo sự làm việc k gian thì cần có thêm các thanh giằng xiên giữa các dầm.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Khung Jamil 16m

                Nguyên văn bởi haikcvncc
                Vì tôi dùng sap 7.42 nên không sửa được nhưng tôi đưa ra phương án thế này bác thử xem thế nào nhé. bỏ toàn bộ hệ xà gồ đi, chỉ để xà gồ ở vị trí cuối kèo thôi, khai báo thêm một thanh xà gồ ngay đỉnh kèo (để khỏi phải chia kèo ấy mà). sau đó bác đưa tôn vào, khai báo dạng membrane, chiều dày cứ lấy đúng bằng chiều dày tôn, mỗi tấm chiếm một bước cột và một bên mái. tải trọng mái bác khai báo thẳng tải phân bố tác dụng vào tôn, kể cả tải gió. Nếu bác thấy chuyển vị ngang ok, nội lực nhỏ hơn so với khi tính khung phẳng thì "coi như" là thành công. Nếu vẫn không được, bác chuyển file tính khung phẳng của bác sang file.s2k tôi thử xem thế nào.
                Thân!!!
                Tôi nghĩ cách này cũng không ổn vì nếu khai báo chiều dày tấm tole mỏng quá (mà không có xà gồ giữa, chỉ có 2 đầu) thì tole sẽ võng lúc đó SAP sẽ tập trung phân tích vào tấm tole gây ảnh hưởng đến nội lực khung nhà tiền chế................ nếu không tôi sẽ khai báo tiết diện cho từng đoạn nhỏ giải xem sao

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Khung Jamil 16m

                  Chào cả nhà!
                  Em đồng ý quan điểm với Pác Hải VNCC và Pác Rei, nên đơn giản hóa vấn đề.Zamil chỉ là tên thương hiệu thui, còn ở Vn phải gọi là khung nhà tiền chế. Đối với khung K=16(m) đã thiết kế ở trên thì quá lớn về tiết diện kèo và tiết diện xà gồ. Theo em, C150x50x20x1.8 là quá đủ rùi. Còn khi tính toán, em cũng ít khi quan tâm nhiều đến chuyển vị ngang (cùng quan điểm với Pác Hải VNCC). Các Pác cứ nhập sơ đồ không gian làm gì cho phức tạp, hãy quan tâm đến hệ số Unbraced lenght ratio trong overwrites thì sẽ rõ hết mọi vấn đề, theo các nhân vật trong Zamil, hệ số đó bằng tỷ lệ giữa khoảng cách xà gồ/chiều dài đoạn kèo (hệ số tính toán ngoài mặt phẳng). Hiiiii! Trên đây là ý kiến của em.Mong các Pác góp ý!

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Khung Jamil 16m

                    Nguyên văn bởi co1972nguyen
                    Tôi vừa tính toán 1 nhà kho dạng Jamil với các thông số như hình vẽ và có kèm theo File Sap 2000 Ver 10
                    Tôi Load lên để anh em tham khảo chung và cùng nhau phân tích theo hướng tôi đã lập hoặc những quan niệm mới hơn để cho hoàn chỉnh hơn
                    Hãy cùng làm cuộc sống tốt đẹp hơn.......
                    Chào Pác!
                    Pác nhập SAP khung kèo kiểu gì vậy?
                    Tôi chưa từng thấy ai làm kiểu như Pác đó, Pác quan trọng hoá vấn đề quá, cái khung K16 của Pác nhỏ mà. Hãy thử gia công khung kèo thép đi, Pác sẽ hiểu hết những vướng mắc mà Pác đang gặp.Hiiii.Tôi sẽ Up lên cho Pác cái khung K16(m) mẫu nhé!(để anh em cùng tham khảo)
                    Duc Zamil

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Khung Jamil 16m

                      Nguyên văn bởi reivietnam
                      Bác Hải hiểu sâu xa về bản chất của kết cấu, phục thiệt !
                      Nói cho đúng, mái thì không cứng, lính tráng đi trên đó nó nhịp thấy mà sợ, cho nên chứ chơi thiệt đi.
                      Trước kia dùng SAP, không làm việc trong mặt phẳng xà gồ được, đành sang CAD nhập vào, mỗi lần nhập vào thì lỗi tá lã về chỉnh trục tọa độ, tức quá bỏ nó luôn.
                      Bác Hải chỉ cho mấy đồ đệ về cách thiết kế dạng Beam-Column trong SAP đi, ví dụ cái kèo ấy, nếu chia ra, mà chiều dài tính toán mình khai báo thế nào ? Sự ảnh hưởng của giằng và xà gồ.
                      Chào Pác!
                      Pác làm ở cty thép việt của thầy Huân?????

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Khung Jamil 16m

                        Nguyên văn bởi ozzyvn03
                        Chào Pác!
                        Pác nhập SAP khung kèo kiểu gì vậy?
                        Tôi chưa từng thấy ai làm kiểu như Pác đó, Pác quan trọng hoá vấn đề quá, cái khung K16 của Pác nhỏ mà. Hãy thử gia công khung kèo thép đi, Pác sẽ hiểu hết những vướng mắc mà Pác đang gặp.Hiiii.Tôi sẽ Up lên cho Pác cái khung K16(m) mẫu nhé!(để anh em cùng tham khảo)
                        Duc Zamil
                        Sao các Bác cứ chê cái khung em nhịp nhỏ vậy L=16m ta giải quyết 16m ổn thoả thì 100m ta làm cũng xong
                        Các Bác thân mến quan điểm của tôi là chúng ta sử dụng phần mềm tính toán không gian 3D thì chúng ta phải mô phòng nó cho đúng với tình hình làm việc không gian của chúng sao cho phù hợp nhất
                        Chúng ta hãy mồ sẻ để cùng học hỏi và làm cho nó chính xác thế thôi
                        Chứ cái khung này chúng ta chỉ mất 30phút nhập dữ liệu là xong nhưng quan trọng là mô phỏng có đúng hay sai mà thôi
                        Cám ơn tất cả các Bác nhưng tui vẫn chưa thông nhiều điều các Bác góp ý thêm
                        Chứ khung phẳng tôi chẳng dám làm phiền các Bác mất thì giờ quý giá
                        Tôi có xem các bài tập phân tích kết cấu của cao học Bách khoa mà cũng dựa trên kết quả khung phẳng nên tôi tự hỏi trình độ cao như vậy sao tầm nhìn thấp thế nhỉ?
                        Bác Duc zamil nếu làm tại hãng Zamil xin hãy cho thêm ý kiến , Hãng Bác có sài Sap, Staad tình toán không vậy?
                        Bác có địa chỉ Mail không cho tôi để tôi hỏi thêm nhiều vấn đề tính toán nữa? Cám ơn Bác nhiều
                        Last edited by co1972nguyen; 10-10-2006, 05:47 PM.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Khung Jamil 16m

                          Nhân tiện có đông đủ mọi người các pác cho hỏi cái! Cái vụ tường biên thì các bác làm giằng cho nó thế nào? Ở đây em làm tường ra ngoài cột thép! Em định làm 1 cái giằng tường ở cốt lanh tô , để râu thép chờ rùi hàn vào cột thép. Không biết có ổn không? Mong các bác chỉ giáo!

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Khung Jamil 16m

                            Nguyên văn bởi haikcvncc
                            Em nói thật với bác em cũng không khoái cái vụ khai báo tôn này lắm, nhưng đảm bảo chắc chắn với bác là khai báo tôn chỉ nhằm mục đích nhập tải cho dễ thôi (nhanh lắm bác ạ, thủ thuật nhập tải thôi, nếu bác khai báo là membrane thì nó đưa thành tải phân bố về kèo đấy).
                            Không những mái mà cả tường đầu hồi, dọc nhà đều có thể khai báo Memberane để nhập tải gió cho dễ. Các bác cứ quây hết tôn bao quanh nhà rồi nhập tải phân bố của gió vào đấy, tự khắc SAP nó qui hết về Cột, Kèo cho mình ngay. Khà Khà, tuy nhiên khi chia Shell rồi tính xong thì chuyển vị của nó đến hàng mét (nhớ đừng click chuột nhầm khi xem chuyển vị đỉnh cột vào shell này nhé, )

                            Mà em thấy là trong SAP10 nó có cho khai báo thêm 2 loại tiết diện xà gồ loại chữ Z và chữ C đấy! Tuy nhiên khi view ở Extrude thì vẫn chỉ là thanh thôi, không fill đầy như tiết diện thông thường (không biết đây là LỖI hay là cách thể hiện của SAP với 2 loại tiết diện này? )

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Khung Jamil 16m

                              Vấn đề cơ bản ở đây là bài toán ổn định, các bác cứ lòng vòng nói tứ tung, rốt cuộc chẳng cái nào xong.
                              Giờ thì mình giải quyết 3 vấn đề sau:
                              1. Làm sao để nhập khung có tiết diện thay đổi, mà khi chia xà gồ ra thì nó không bị gãy như cái lỗi bác làm như trên (Với SAP, còn Staad.pro thì dễ hơn)
                              2. Chất tải thì dễ, nhưng tiến hành khai báo chiều dài tính toán, các hệ số liên quan đến ổn định ở chổ nào, lẽ nào cứ để mãi chữ Default và lật chương 9 của AISC ra mình tính cái khung có tiết diện thay đổi.
                              3. Sau khi thiết kế xong, đọc dữ liệu thế nào ?
                              Steel Design Solution Forum

                              Ghi chú

                              Working...
                              X