Bác ơi tiêu chuẩn chặt chẽ đấy chứ. Không biết tài liệu của bác có đúng như tiêu chuẩn in ra không nhưng số mode cần xét được lấy theo các yêu cầu sau :
- Trước tiên là MPF >= 90%.
Nhưng trong trường hợp các dao động xoắn góp phần đáng kể thì việc thoả mãn MPF >= 90% không thể thực hiện được. Khi đó mới xét đến điều kiện tiếp theo như trên. Trong trường hợp xoắn nhiều thì đòi hỏi MPF >=90% khó lắm bác ạ và ta phải chấp nhận một sự kém chính xác hơn như thế.
Ý của tôi là trong trừơng hợp tôi tính động đất theo một phương nào đó mà trong tất cả những dạng dao đông được kể đến như trên mà ko có dạng nào theo phương cần tính thì lực động đất sẽ bằng 0. Tất nhiên với điều kiện như trên thì thường xảy ra với nhà 1, 2 tầng hặc dạng kết cấu khác tương đối cứng hoặc khó xảy ra.
Chào các bạn ! mình cũng xem thiết kế nhiều công trình cao tầng. Mình cũng chia sẻ với bạn đôi điều về tính toán động đất và gió động:
Theo tiêu chuẩn VN 2006: Trong trường hợp một (thường là T<=2s) thì ta lấy mode dao động giống như tính toán gió động vậy. Nhưng tôi thấy một số bạn có quan niệm sai (làm sai) khi tổ hợp là không đúng, đúng phải là tổ hợp theo từng phương (có thể tổ hợp bậc hai).
T/H 2: khi T>2s thì ta phải tính toán nhiều mode dao động (thường là rất lớn) số mode dao động khi khối lượng hữu hiệu chiếm 90% tổng khối lượng khi dao động hay là số dao động phải lớn k>3cbhai (số tầng n). Và tổng hợp bình phương theo từng phương khi các dao động là tự do (đọc kỹ tiêu chuẩn nhé) và bậc 2 đầy đủ khi các dao động có quan hệ không tự do.
- Xin Anh Yangem 2 File PHODUNG.txt va PHONGANG.txt,
Anh tai len Diendang lan nua cho toi nhe.
- cac Dong nghiep chi toi cach Dơwn load TCXDVN 375:2006.
can de hoc them.
Cam on nhieu.
tiêu chuẩn TCXDVN 375:2006 thì mình sẽ up lại luôn nha, còn phần phổ đứng với phổ ngang thì tùy lọai công trình và mode dao động bạn phải tính ra chứ làm sao mình biết mà đưa được.
Cái này có vẻ ngược với tiêu chuẩn GBJ nhưng tiêu chuẩn EC 8 tiếp cận vấn đề này theo hướng khác (bạn thử xem bản gốc công thức vẫn thế). Bạn thử ngẫm nghĩ xem?
Nếu bạn muốn có thể đặt các câu hỏi ở đây để chúng tôi giải đáp trong các buổi thảo luận offline http://www.hostingphpbb.com/forum/in...tructdesignpro
Tôi ngẫm rồi đó bác.
Bác cho tôi hỏi phổ phản ứng của TCVN 375 được xây dựng dựa trên bao nhiêu hàm thời gian và số hàm thời gian được sử dụng phân bố theo vùng miền thế nào.
Đất HN có tầng đất yếu khá dày, nhà cao tầng thường sử dụng móng cọc. Hàm thời gian thường được đo tại mặt đất. Như vậy khi phân tích kết cấu, hàm thời gian đó không thực sự là input motion. Làm thế nào để có được input motion thực sự.
Khi thiết kế móng cọc chịu tải trọng ngang, tải trọng thường xác định do công trình truyền xuống. Nhưng dưới tác dụng của tải trọng động đất. Nền đất chuyển động gây ra nội lực phụ thêm trong móng cọc (tất nhiên là rất lớn). Vấn đề này đã được quan tâm thế nào.
Vài câu hỏi đơn giản, mong bác giải đáp giúp.
Tôi cũng k nghiên cứu sâu rộng lắm đâu. Cảm ơn thông tin bổ ích của bác.
Chỉ có mấy điều chưa nắm được (về xây dựng phổ) và k thấy đề cập đến (thiết kế cọc chịu động đất, tương tác cọc nền và kết cấu) trong TCVN 375 nên hỏi bác thôi. Tôi mà k ở xa thì cũng đến dự thảo luận.
Tôi chỉ có thể trả lời các câu hỏi liên quan đến kháng chấn theo ASCE hoặc IBC, bác hỏi về so sánh với tiêu chuẩn khác thì chịu.
Trả lời câu hỏi 2: Theo ASCE 7-02 (bảng 9.5.2.5.1 trang 140), nếu sử dụng phương pháp Modal Response Spectrum Analysis thì có thể áp dụng cho mọi loại kết cấu. Còn nếu sự dụng phương pháp Equivalent Lateral Force Analysis thì k áp dụng được cho kết cấu có T>3.5Ts và một số kết cấu có T<3.5Ts nhưng có dạng hình học bất thường.
Câu hỏi này không rõ ràng, mời bạn giải thích rõ hơn?
Nếu như hàm thời gian đo được tại mặt móng hay tại sàn tầng 1 của công trình (base motion) thì đó chính là input motion. Nhưng ở đây, hàm thời gian đo được ở mặt đất với điều kiện k có các công trình xung quanh (free-field motion). Do ảnh hưởng của lực quán tính do kết cấu truyền xuống và móng của nó trong nền đất (móng cọc), base motion khác với free-field motion. Làm thế nào để có Base motion từ Free-field motion?
Mong rằng những vấn đề thế này được quan tâm trong phiên bản tiếp theo của TCVN 375
Hai phương pháp này đều phải dùng phổ phản ứng gia tốc cả bác ạ
Tôi lấy 1 ví dụ:
- Động đất gần: khi đó xung vận tốc là nổi trội, chuyển vị là nổi trội do đó không dùng được phổ phản ứng gia tốc.
Hai phương pháp này đều phải dùng phổ phản ứng gia tốc cả bác ạ
Tôi lấy 1 ví dụ:
- Động đất gần: khi đó xung vận tốc là nổi trội, chuyển vị là nổi trội do đó không dùng được phổ phản ứng gia tốc.
bác nói vậy tôi vẫn không hiểu ? có thể trình độ chưa đến mong giải thích thêm
Tại sao xung vận tốc là nỗi trội , chuyển vị nỗi trội lại không thể dùng pp phổ phản ứgn gia tốc ? Chẳng lẽ gia tốc không sinh ra khi dịhc chuyển nền là sự duy chuyển thẳng đều ? không gây ra gia tốc sao ?? trường hợp này có vẽ hiếm và chưa thấy nói bao giờ , Mà nếu nen62 dịch chuyển như thế chắc là giống thuyền trên nước rồi , Như vậy thường giai đoạn động đất kiểu này là giai đoạn nứt gãy địa tầng , và trượt chăng ??
lời giải thích là sự gom nhặt của nhiều người ??? tôi thấy bác cho đường link đến diễn đàn của bác , copy những ý kiến của diễn đàn kết cấu thì cũng chẳng phải câu trả lời thích đáng
Với dao động xoắn , Thực chất nếu chỉ xoắn thì MASS tham gia =0% theo mỗi phương , Như vậy dù có xoắn hay ko xoăn , mà MASS tham gia theo mỗi phương bao nhiêu thì nó tính toán theo bấy nhiêu . Xoắn không có nghĩa là không tính được mà thực chất tính động đất là xem xét nhữgn model nào có mass tham gia giao động theo 2 phương thôi
còn bản chất nó xoắn xuong quanh 1 trục thì động đất chẳng có tác dụng gì .
Ví du ta có 1 kết cấu lý tưởng là 1 công trình chỉ có dao động xoắn , Chắc chắn khi có động đất ch8ãng sinh ra lực cắt chân cột ---
Vì thừa biết rằng gia tốc do động đất sinh ra chỉ xét được theo 3 phương X,Y,Z , nhưng chưa thấy phần mềm nào tính toán hay đo vận tốc khi gia tốc nển là gia tốc GÓC để khi tính toán đến dao động xoắn .
như vậy khi tác động của động đất , gia tốc nền có theo phương xoắn không ??? có giống như gia tốc góc trong 1 cái disk xoay xung quanh 1 trục ....
vì thế xoắn thì phần mềm cũng ko tính được
vậy các a cho e hỏi công trình lam móng cọc thì loại đất nền lấy từ đáy đài hay từ mũi cọc,cái này ỏ trường e vẫn tranh cãi nhiều quá.
theo như em biết thì móng cọc được xem như là 1 khối móng quy ước co chiều sâu đến tận lớp cuối cùng, và 1 công trình như là cầu thì lấy tại đáy đài hay tb 30 m đất đầu tiên cũng ko hẳn, em nghĩ còn tùy loại ct, giải pháp móng đúng ko ah. em xem quyẻn hướng dẫn tính đọng đất theo tc 375 thì các ví dụ mà tác giả đưa ra đều lấy nền loại B tại mũi cọc, trong khi lấy tại đáy đài thì đúng ra là nền loại E, các a cho ý kiến ah.
Ghi chú