QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

    Pmdc có 01 cọc khoan nhồi d1000, mác BT B25(M350), cốt thép dọc 20phi20 có cường độ 365Mpa (3650kg/cm2). Bỏ qua ảnh hưởng của độ mảnh. Theo các bạn, cọc này có khả năng chịu lực theo vật liệu là bao nhiêu? (theo TCVN & theo nước ngoài)
    Đây là vấn đề pmdc đang quan tâm nghiêm túc, mong được sự nhiệt tình tham gia của các bạn.
    Cám ơn.

  • #2
    Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

    Nguyên văn bởi pmdc
    Pmdc có 01 cọc khoan nhồi d1000, mác BT B25(M350), cốt thép dọc 20phi20 có cường độ 365Mpa (3650kg/cm2). Bỏ qua ảnh hưởng của độ mảnh. Theo các bạn, cọc này có khả năng chịu lực theo vật liệu là bao nhiêu? (theo TCVN & theo nước ngoài)
    Đây là vấn đề pmdc đang quan tâm nghiêm túc, mong được sự nhiệt tình tham gia của các bạn.
    Cám ơn.
    Em nghĩ vấn đề này bác thừa sức giải quyết cơ mà? Hay bác phát hiện ra vấn đề j trong tiêu chuẩn?

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

      Nguyên văn bởi ninh47xd
      Em nghĩ vấn đề này bác thừa sức giải quyết cơ mà? Hay bác phát hiện ra vấn đề j trong tiêu chuẩn?
      Cũng chỉ vì muốn trao đổi cùng anh em, những vấn đề tưởng chừng như đơn giản nhưng nhiều người không để ý. Không thấy bạn nào cho kết quả hết cả?

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

        Một cấu kiện chịu nén đúng tâm, không có bạn nào cho kết quả tính hết. Thôi pmdc sẽ đưa kết quả tính trước, các bạn nếu không quá bận cùng tranh luận nhé. (mác 350, thép AIII 3650 kg/cm2 )
        Tính toán cọc khoan nhồi theo vật liệu dựa theo công thức:
        Pvl = Ab * Rb + As * Rs
        Ab = pi()*100*100 /4 = 7854 cm2 - Diện tích mặt cắt ngang cọc.
        Rb = 60 kg/cm2 - Cường độ tính toán của bê tông
        As = 20 * 3.14 = 62.8 cm2 - Diện tích cốt thép.
        Rs = 2200 kg/cm2 - Cường độ tính toán cốt thép.
        Vậy Pvl = 7854 * 60 + 62.8 * 2200 = 609 tấn .
        Các bạn cho ý kiến .

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

          Nguyên văn bởi haikcvncc
          Vâng, bác phát hiện ra vấn đề gì thì bác cứ nói thẳng ra, chứ bác hỏi kiểu "đánh đố" thế này ai mà biết đường trả lời (em cũng định ko trả lời nhưng thấy bác có vẻ băn khoăn điều gì đó mà lại muốn mọi người cũng phát hiện như bác). Mà nhiều khi tưởng là phát hiện ra vấn đề nhưng chưa chắc nó đã là "vấn đề" thực sự ấy chứ. Mà nếu bác phát hiện ra cái gì mới thì hay quá, anh em xin được học hỏi bác.
          Tôi đã nói ở trên rồi, vấn đề là nghiêm túc, không đánh đố ai cả. Câu hỏi của tôi là: cách làm ở trên & đáp số đúng hay sai? Tôi không nghĩ tất cả các bạn (đã đọc) cho là đúng (hoặc sai).Thân mến

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

            ACI:
            0.8Pn=0.8[0.85fc'(Ag-As)+Asfy]
            Ag = pi()*100*100 /4 = 7854 cm2 - Diện tích mặt cắt ngang cọc
            As = 20 * 3.14 = 62.8 cm2 - Diện tích cốt thép
            Nhờ các bác nào quy đổi cường độ thép và bê tông từ TCVN sang ACI.

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

              Nguyên văn bởi pmdc
              Rb = 60 kg/cm2 - Cường độ tính toán của bê tông
              Rs = 2200 kg/cm2 - Cường độ tính toán cốt thép.
              Bác xem lại hai con số này xem
              Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình- Thương mại C.N.C.C
              Email : cncc.jsc@gmail.com

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

                Nguyên văn bởi PMXD
                Bác xem lại hai con số này xem
                Những con số này pmdc lấy đúng theo TCVN

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

                  Nguyên văn bởi hien nghiem
                  ACI:
                  0.8Pn=0.8[0.85fc'(Ag-As)+Asfy]
                  Ag = pi()*100*100 /4 = 7854 cm2 - Diện tích mặt cắt ngang cọc
                  As = 20 * 3.14 = 62.8 cm2 - Diện tích cốt thép
                  Nhờ các bác nào quy đổi cường độ thép và bê tông từ TCVN sang ACI.
                  Tiếp theo công thức ACI của bác hien nghiem: (để đơn giản, tui thể hiện số gần đúng)
                  fc = ~0.8*350
                  fy = 3900 kg/cm2 (thép AIII)
                  ACI có các hệ số vượt tải n = 1.4 (DL)& 1.7 (LL) và TCVN tương ứng 1.1(DL) & 1.2(LL) chênh lệch ~1.35 lần.
                  Vậy
                  Pvl= 0.8Pn/1.35 = 0.8*[0.85*0.8*35o*(7854-62.) + 62.8*3900]/1.35
                  Pvl= 1240 tấn
                  lớn hơn nhiều so với cách tính theo TCVN.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

                    Nguyên văn bởi haikcvncc
                    Bác tính f'c thế không được bác ạ. Bê tông B25 thì f'c nó vào khoảng 20MPa thôi (theo TC bê tông mới thì cấp độ bền chịu nén của BT đã được quy về xác suất đảm bảo không dưới 95% giống ACI rồi).
                    Hơn nữa em cũng đồng ý với ý kiến của bác Thủy. Công thức tính theo ACI có thể là công thức tính sức chịu tải "cực hạn" của cọc theo vật liệu, chưa chia cho hệ số an toàn nên nó mới to thế.
                    Em nói có gì không phải mong bác đừng giận nhé
                    Bê tông B25 có f'c= 25/0.778 ~ 32 Mpa (gần mác 350 theo TCVN - nhưng theo pmdc chỉ nên cho tương ứng M300).
                    Công thức @hien nghiem là cấu kiện chịu nén đúng tâm bình thường, không phải cực hạn. Tuy nhiên theo ACI hệ số cho cấu kiện phá hoại dòn là 0.65 (chứ không phải 0.8, bác check lại thử)
                    @XUAN THUY: cọc khoan nhồi chịu lực theo vật liệu làm cọc, FS đâu có lớn như vậy (trừ cọc thử tải Pvl>P thử tải). Cọc đóng & ép phụ thuộc vào điều kiện thi công thì có thể chọn FS như vậy.
                    Các công trình pmdc thiết kế trước đây, có sử dụng cọc khoan nhồi tương tự, thử tải Pmax=1000tấn vẫn OK. Trong khi theo TCVN, Pvl~600tấn. Các bác có cách tính nào khác cho biết thêm.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

                      Nguyên văn bởi XUAN THUY
                      ***
                      Có lẽ tiêu chuẩn (có TCVN) xét đến các hệ số về trình độ thi công phổ thông lớn nên quy định SCT theo vật liệu thấp để giữ mức an toàn cao, nếu hằng năm mà có sự soát xét lại tiêu chuẩn thì có thể SCT này dần dần được nhích lên.
                      Cũng mong các nhà soạn TCVN có thời gian soát xét lại hàng năm. Mong các chủ đầu tư không bắt buộc xác định Pvl cọc khoan nhồi theo TCVN nhất là các cọc thử tải. (thử tính cọc trên chịu 1000T - theo TCVN, thép sẽ là bao nhiêu????).
                      Mong TCXD 45-78 sẽ sớm được rà soát lại (gần 30 năm rồi còn gì!!!!!)
                      @XUAN THUY: Tôi cũng có tính 01 công trình ở VL, cọc ống d500 dài 54m chỉ chịu tải đứng, thử kiểm tra cọc đơn chịu tải ngang nhưng không ổn định (theo bài toán của bác) - không hiểu bác bố trí cọc chịu tải trong ngang ntn? (đài thấp --cọc xiên???). Trong TC 286 có nói đến hạ cọc = pp đóng & rung, bác xem thử nó có giúp ích được gì không? (áp dụng các thông số của máy vào công thức đóng &rung).

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

                        Nguyên văn bởi haikcvncc
                        Không biết bên bác thế nào chứ em vẫn xác định SCT theo VL của cọc khoan nhồi theo TCVN, nhưng chẳng bao giờ xác định với cọc TN thì cái Pvl phải lớn hơn Ptn cả. Thí nghiệm đến 200% tải cọc chưa vỡ bác ạ. Mà cũng chẳng có chủ ĐT hay thẩm tra, thẩm định nào có ý kiến gì về chuyện ấy cả.
                        Vì nó an toàn quá thôi mà.
                        Tiêu chuẩn cũng thiếu sót nữa, đối với cọc thử thì thiết kế vật liệu khác với cọc không thử để Pvl>Pthử.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

                          Nguyên văn bởi haikcvncc
                          Không bác ạ. Cọc thử nếu dùng vật liệu ấy mà nén đến 200% tải vẫn ok mà bác.
                          Tôi hiểu mà, tại mấy ông thẩm định k biết bác thiết kế Pvl của cọc thử nhỏ hơn Pthử (hoặc các ông ấy cũng chẳng thèm để ý), nếu biết bác phải thiết kế lại mấy cái cọc thử. Vì đơn giản là bác thiết kế không đảm bảo mấy cái cọc thử. Còn cái việc thử nó k vỡ là chuyện khác (tiêu chuẩn thiết kế Pvl quá an toàn)

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

                            Nguyên văn bởi XUAN THUY
                            Công trình của tui là móng máy (đài thấp), có rung, và còn phải xem đến động đất nữa. Bác kiểm tra cọc đơn chịu tải trọng ngang theo tài liệu nào vậy. Sức chịu tải theo VL ct Vĩnh Long bác lấy bao nhiêu vậy (cọc Loại A, B, hay C).

                            Theo công thức trên: quy đổi từ mẫu ASTMC39 (D15x30L) sang TCVN 3118 (15x15x15) cần nhân với hệ số quy đổi hệ số 1.2.
                            Tải trọng ngang, tui kiểm tra theo phụ lục G TC 205. Cọc VL sử dụng cọc loại A, Pvl dài hạn là 160Tấn.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

                              Nguyên văn bởi haikcvncc
                              Thế theo bác cái B25 nó là mẫu gì và cái f'c nó tính theo mẫu gì mà bác chia như thế. Bác về xem lại đi nhé (Bác mà cãi nữa là em kính bác lên chiếu trên ngồi không dám tranh luận tiếp đâu). Tính SCT của cọc nhồi theo VL theo tiêu chuẩn VN không phải để áp dụng cho tải trọng nén tĩnh đâu bác nhé (vì nó tính cường độ max của BT là 60 và ct là 2200kg/cm2) trong khi đó nếu chỉ nén tĩnh trong 2 ngày thì BT có thể chịu gấp 3 lần như thế mới bị phá hoại.
                              Bạn có thể tham khảo phụ lục A2 TCXDVN 356:2005

                              Ghi chú

                              Working...
                              X