QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

    Tôi xin phép quay lại chủ đề ban đầu: Tôi cũng gặp trường hợp như bác pmdc bị thẩm tra ghi là sức chịu tải nén tĩnh lớn hơn sức chịu tải của cọc. Đơn vị thẩm tra là 1 Công ty tư vấn khá lâu năm ở Hà Nội. Thực tế là chưa thấy cọc nào bị phá hủy vật liệu do nén tĩnh nhưng nói thế thì dễ, họ cứ mang TCVN ra phang thì bó tay luôn. Nếu thiết kế cọc thử nhiều thép lên thì tốn và cũng không đúng vì cọc thử không được khác cọc đại trà.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Tính toán khả năng chịu lực theo vật liệu cọc khoan nhồi d1000

      Sức chịu tải theo vật liệu của cọc khoan nhồi tính theo TCVN là quá an toàn do cường độ bê tông cọc sử dụng trong tính toán bị giảm do xét đến phương pháp thi công làm giảm mác bê tông.
      Sức chịu tải dự báo của cọc khi thiết kế bằng giá trị nhỏ hơn của P vật liệu và P đất nền, thí nghiệm nén tĩnh không phá hoại lại được xây dựng dựa trên sức chịu tải dự báo khi thiết kế, với cọc khoan nhồi chống lên nền đá gốc thì thường Pđn tính được > Pvl, vậy là lấy Pvl làm sức chịu tải dự báo, thật quá lãng phí.
      Với công trình lớn có điều kiện thí nghiệm nén tĩnh đến phá hoại và đưa ra sức chịu tải thiết kế là tốt nhất. Cọc thí nghiệm phải được thiết kế và thi công giống nhất với cọc đại trà để kết quả nén tĩnh phản ánh được sức chịu tải thực tế của cọc.

      Ghi chú

      Working...
      X