QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Quan điểm tính toán kết cấu

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Quan điểm tính toán kết cấu

    1-Tính toán kết cấu dư thừa tội còn nặng hơn hành vi trộm cướp, vì xét cho cùng thì hành vi trộm cướp chỉ làm tài sản xã hội thay đổi quyền sở hữu, còn việc tính toán thừa là vùi chôn tài sản của xã hội.
    2-Nếu một Nha sỉ có quan điểm như một Kỹ sư Xây Dựng "xin lỗi, không quơ đủa cả nắm" thì thay vì nhổ một cái răng đau, ông ta nhổ hết cả hàm răng của bệnh nhân cho chắc ăn.Thiên về an toàn mà!

    -Bạn đã có quan điểm chưa? thú thật tôi có nhưng chưa áp dụng được!
    -Thưa các bạn, thông thường khi làm một việc gì đó chúng ta phải xây dựng một quan điểm rõ ràng, rồi giữ vững lập trường mà thực hiện. Tôi được nghe thầy cô giảng về cách tính toán kết cấu nhưng tôi không may mắn được nghe những lời khuyên về cách xây dựng quan điểm trong khi tính toán kết cấu. cho đến một ngày kia tôi tình cờ đọc được cuốn sách quan điểm tính kết cấu trong xây dựng của KS Nguyễn Văn Đưc.
    -Tôi thật sự bàng hoàng khi hiểu rằng tất cả những việc tính toán cuả mình đã làm không những không mang lại lợi ích gì cho xã hội mà còn có cảm giác hành vi cuả mình còn tệ hơn một tên trộm cướp như lời trong cuốn sách.
    -Khi tôi hiểu được quan điểm trên thì hồ sơ thiết kế cuả tôi hầu như bị "Kiểm Định" bắt rụng tóc! tuy nhiên biết điều rồi cũng qua và các công trình cũng hiên ngang dưới mưa bão hàng chục năm rồi và đã mang lại cho chủ đầu tư nói riêng và xã hội nói chung một khoảng tiền tiết kiệm đáng kể. Cảm ơn KS Nguyễn Văn Đực.
    -Tuy nhiên nếu mang quan điểm cuả anh lên diễn đàn để tranh luận chắc cũng gây nhiều tranh cãi lắm đây vì bản thân tôi giờ đây cũng không thể áp dụng một cách công khai quan điểm cuả anh. Ví như người ta thiết kế một công trình mà chẵng biết nó tồn tại được bao lâu thì việc tính toán thừa gấp 2,3 thậm chí 4, 5 lần là bình thường và khoác lác với chủ đầu tư là "chúng tôi rất thiên về an toàn", "Xin lỗi" nếu thiên về an toàn kiểu đó thì chẵng cần đến giảng đường mà cứ lấy hồ sơ có sẵn ra rồi nội suy cho khoẻ!
    -Bức xúc vấn đề này với cả bản thân mình, tôi xin được cùng các bạn chia sẽ nỗi ray rức "canh cánh" trong lòng để tự an uỉ mình vậy.
    Mong nhận được sự chia sẽ cuả các bạn.
    ***Nói vậy chứ chưa chắc đã làm như vậy, giải trí mà!***
    Last edited by NPD; 15-01-2007, 02:02 PM.
    www.dutoanonline.com
    Xài miễn phí 100%.

  • #2
    Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

    Sorry ! Who are you?
    BỂ HỌC MÊNH MÔNG , QUAY ĐẦU LẠI LÀ BỜ

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

      Nguyên văn bởi NPD
      2-Nếu một Nha sỉ có quan điểm như một Kỹ sư Xây Dựng "xin lỗi, không quơ đủa cả nắm" thì thay vì nhổ một cái răng đau, ông ta nhổ hết cả hàm răng của bệnh nhân cho chắc ăn.Thiên về an toàn mà!
      .
      xin lỗi bác nhưng đọc cái đoạn này thì tớ buồn cười quá, hài vãi!

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

        Tui nghĩ bạn NPD nên bỏ nghề cho đỡ mệt.
        Không hiểu bạn có biết ks Nguyễn Văn Đực không? mà lúc bạn phong làm "giáo sư" lúc thì phong làm "thầy".
        Tui biết anh Đực từ năm 95 (Anh Đực khoá 1970 ĐHBKtp HCM), cuốn sách, tui cũng biết từ năm 96~97 có đọc một vài trang, nhưng thấy không có gì phù hợp với mình nên thôi.
        Nói thì dễ, làm mới khó. Tui cũng từng trao đổi kết cấu với anh Đực, cũng có hồ sơ thiết kế của anh và thấy không khác các hồ sơ thiết kế bình thường khác.
        Thôi vài dòng trao đổi.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

          -Rất vô cùng xin lỗi về việc gọi chức danh, cảm ơn bạn pmcd đã cho biết chính xác tác giả, thú thật đọc cuốn sách này cũng lâu quá rồi. Các bạn thông cảm. Có điều 2 câu nói trên là chính xác của KS Nguyễn Văn Đực rồi chứ? ở đây chúng ta không nặng về vấn đề tác giả mà chỉ đặt vấn đề về quan điểm mà thôi. Xin phép sửa lại ội dung để cácbạn khác đọc không phải hó chịu vì vấn đề này.
          -Tôi đồng tình với bạn là nói thì dễ nhưng làm mới khó, có điều ở đây chúng ta đang bàn để làm rõ quan điểm cho cuộc sống và công việc trôi chảy nhẹ nhàng hơn. Cuối cùng thì cũng cho vui thôi, đâu có dễ làm thay đổi quan điểm của một người khác vì những câu chuyện thế này.
          -Tôi cũng đang buồn vì chưa có ai đồng tình với quan điểm của KS NV Đực mà tôi ngưỡng mộ, có lẽ quan điểm này chẵng đúng chút nào chăng?
          Last edited by NPD; 15-01-2007, 01:59 PM.
          www.dutoanonline.com
          Xài miễn phí 100%.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

            Nguyên văn bởi NPD
            1-Tính toán kết cấu dư thừa tội còn nặng hơn hành vi trộm cướp, vì xét cho cùng thì hành vi trộm cướp chỉ làm tài sản xã hội thay đổi quyền sở hữu, còn việc tính toán thừa là vùi chôn tài sản của xã hội.
            2-Nếu một Nha sỉ có quan điểm như một Kỹ sư Xây Dựng "xin lỗi, không quơ đủa cả nắm" thì thay vì nhổ một cái răng đau, ông ta nhổ hết cả hàm răng của bệnh nhân cho chắc ăn.Thiên về an toàn mà!

            -Bạn đã có quan điểm chưa? thú thật tôi có nhưng chưa áp dụng được!
            -Thưa các bạn, thông thường khi làm một việc gì đó chúng ta phải xây dựng một quan điểm rõ ràng, rồi giữ vững lập trường mà thực hiện. Tôi được nghe thầy cô giảng về cách tính toán kết cấu nhưng tôi không may mắn được nghe những lời khuyên về cách xây dựng quan điểm trong khi tính toán kết cấu. cho đến một ngày kia tôi tình cờ đọc được cuốn sách quan điểm tính kết cấu trong xây dựng của thầy Nguyễn Văn Đưc.
            -Tôi thật sự bàng hoàng khi hiểu rằng tất cả những việc tính toán cuả mình đã làm không những không mang lại lợi ích gì cho xã hội mà còn có cảm giác hành vi cuả mình còn tệ hơn một tên trộm cướp như lời trong cuốn sách.
            -Khi tôi hiểu được quan điểm trên thì hồ sơ thiết kế cuả tôi hầu như bị "Kiểm Định" bắt rụng tóc! tuy nhiên biết điều rồi cũng qua và các công trình cũng hiên ngang dưới mưa bão hàng chục năm rồi và đã mang lại cho chủ đầu tư nói riêng và xã hội nói chung một khoảng tiền tiết kiệm đáng kể. Cảm ơn thầy Nguyễn Văn Đực.
            -Tuy nhiên nếu mang quan điểm cuả thầy lên diễn đàn để tranh luận chắc cũng gây nhiều tranh cãi lắm đây vì bản thân tôi giờ đây cũng không thể áp dụng một cách công khai quan điểm cuả thầy. Ví như người ta thiết kế một công trình mà chẵng biết nó tồn tại được bao lâu thì việc tính toán thừa gấp 2,3 thậm chí 4, 5 lần là bình thường và khoác lác với chủ đầu tư là "chúng tôi rất thiên về an toàn", "Xin lỗi" nếu thiên về an toàn kiểu đó thì chẵng cần đến giảng đường mà cứ lấy hồ sơ có sẵn ra rồi nội suy cho khoẻ!
            -Bức xúc vấn đề này với cả bản thân mình, tôi xin được cùng các bạn chia sẽ nỗi ray rức "canh cánh" trong lòng để tự an uỉ mình vậy.
            Mong nhận được sự chia sẽ cuả các bạn.
            Đọc bài của bạn tôi thấy thầy của bạn còn ấu trĩ và bạn cũng ấu trĩ như thầy của bạn là điều rễ hiểu thôi.
            Thứ nhât : Quan điểm thế nào là tính kết cấu dư thừa? Hiện nay các kết cấu sư mới chỉ tính toán theo quan điểm và lý thuyết của một số trường phái kết cấu hiện có (Chưa kể phải kết hợp cơ sở lý thuyết và lý luận của một số ngành khác như Địa chất,thủy văn, sắc xuất thống kê, xã hội học....) Xét trên quan điểm mà đến nay loài người đã biết. Còn những điều mà loài người chưa biết hoặc chưa lường hết thì cho vào hệ số an toàn (Nói chung là hệ số ngu) như vậy cái gốc chưa chắc chắn thì sao cho rằng cái ngọn lại dư thừa. Ví dụ cụ thể : Một số công trình thiết kế cho nước ngoài quy định phải lấy hệ số an toàn lớn hơn trong nước. Còn nữa : một số công trình được coi là tính toán kỹ mà vẫn có sự cố....
            Thứ hai : "Nếu một Nha sỉ có quan điểm như một Kỹ sư Xây Dựng "xin lỗi, không quơ đủa cả nắm" thì thay vì nhổ một cái răng đau, ông ta nhổ hết cả hàm răng của bệnh nhân cho chắc ăn.Thiên về an toàn mà" Điều này chẳng ăn nhập gì đến vấn đề chúng ta đang thảo luận cả (Tếu không đúng chỗ trở thành dở hơi)

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

              -Thật cũng khó biết thế nào là dư nhỉ?
              -Tôi hiểu tính toán dư là khi có người khác kiểm tra lại rồi yêu cầu giảm vật tư, cuối cùng thuyết phục được chủ đầu tư và tiến hành thi công, công trình vẫn ổn định và hoạt động tốt. Không kiểm tra lại thì trời biết!
              -Quan điểm của tôi trong kết cấu là sự cân đối trong việc phân bố hệ số an toàn cho cấu kiện là tối ưu nhất. Nếu cho hệ số của phần cột quá lớn mà phần móng không có hệ số tương xứng (yếu hơn) tức là phần cột tính dư.
              -Khi đã có sự cân đối thì tuổi thọ công trình mới xác định được. Chỉ biết tới đó, xin các bạn buông tha đừng nặng lời làm cho tôi nặng lòng thêm tội nghiệp. Xin đừng xúc phạm đến thầy cô vì đây là chỗ chúng ta tranh luận cho vui thôi. Chân thành cám ơn.
              Last edited by NPD; 15-01-2007, 02:23 PM.
              www.dutoanonline.com
              Xài miễn phí 100%.

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

                Nguyên văn bởi NPD
                [COLOR="red"]-Khi tôi hiểu được quan điểm trên thì hồ sơ thiết kế cuả tôi hầu như bị "Kiểm Định" bắt rụng tóc! tuy nhiên biết điều rồi cũng qua và các công trình cũng hiên ngang dưới mưa bão hàng chục năm rồi và đã mang lại cho chủ đầu tư nói riêng và xã hội nói chung một khoảng tiền tiết kiệm đáng kể. Cảm ơn KS Nguyễn Văn Đực.
                Không biết cuốn sách nhỏ mà ông Dực viết về các kỹ thuật trong xây dựng thực tế , rồi còn nào đưa ra nếu phương án này phương án nọ thì tiết kiệm cho nhà nước bao nhiêu tỷ đồng đúng không nhỉ?????
                Nếu quả là cuốn sách này thì quả là nó đã làm cho Ông Đực bay khỏi cái ghế kiểm định tại sở xây dựng TP.HCM bời từ cái ghề náy ông ta mới có đềiu kiện tiếp xúc các hồ sơ đi kiểm định và đưa những lời phán rồi tự in sách tâng bốc gây sốc cho các Bác nên các Bác XỬ ............ không nói nữa và cho đến hôm nay ông Đực đang làm giám đốc cty TNHH đất lành thì phải........ haha quá rõ
                ôNG Đực đâu đến nỗi tài giỏi mà là thần tượng dữ zậy là quan điểm thiết kế to tát thế cũng là KS bình thường nhưng có cái nói to miệng và có làm thế thôi

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

                  Nguyên văn bởi NPD
                  -Thật cũng khó biết thế nào là dư nhỉ?
                  -Tôi hiểu tính toán dư là khi có người khác kiểm tra lại rồi yêu cầu giảm vật tư, cuối cùng thuyết phục được chủ đầu tư và tiến hành thi công, công trình vẫn ổn định và hoạt động tốt. Không kiểm tra lại thì trời biết!
                  -Quan điểm của tôi trong kết cấu là sự cân đối trong việc phân bố hệ số an toàn cho cấu kiện là tối ưu nhất. Nếu cho hệ số của phần cột quá lớn mà phần móng không có hệ số tương xứng (yếu hơn) tức là phần cột tính dư.
                  -Khi đã có sự cân đối thì tuổi thọ công trình mới xác định được. Chỉ biết tới đó, xin các bạn buông tha đừng nặng lời làm cho tôi nặng lòng thêm tội nghiệp. Xin đừng xúc phạm đến thầy cô vì đây là chỗ chúng ta tranh luận cho vui thôi. Chân thành cám ơn.
                  Chào bạn. Diễn đàn là nơi giao lưu , học hỏi nên không có gì là xúc phạm cả. Diễn đàn chỉ là nơi mà chúng ta trao đổi để có thêm hiểu biết và giải quyết các bức xúc trong nghề nghiệp thôi. Theo tôi đã là dân cùng nghề thì không nên phân biệt tuổi tác , chức vụ , ra trường sớm hay muộn. khi đã vào diễn đàn là bình đẳng. Diễn đàn tôn trọng sự hiểu biết và chia sẻ trên tinh thần đồng đội. Thầy của bạn nhưng có thể là học trò của tôi thì sao (Có thể lắm chứ). Chúc bạn vui vẻ không nên kỳ thị để diễn đàn của chúng ta ngày càng lớn mạnh và bổ ích.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

                    -Tôi thấy các bạn chưa bình luận thẳng vào vấn đề, Vấn đề KS NV Đực chỉ là quan điểm của anh ta, tôi chỉ muốn nói rằng ít ra anh ấy là người có quan điểm rõ ràng, còn chúng ta thì sao? Hãy bàn bạc xem cuối cùng thì quan điểm nào là tối ưu nhất! hợp thời nhất! Có ai cao kiến thì cứ mời mang quan điểm của mình ra thuyết phục mọi người đi, nhất định chúng ta sẽ tìm ra được một quan điểm được nhiều người đồng tình nhất cho chủ đề này. Tôi rất nóng lòng chờ đợi có quan điểm nào đó tối ưu để mình vận dụng.
                    Last edited by NPD; 15-01-2007, 04:46 PM.
                    www.dutoanonline.com
                    Xài miễn phí 100%.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

                      Giải thích như bác tvd là tương đối hợp lý rồi!
                      Ví dụ bác tính ra thép A, cho tiền chắc bác cũng không dám bố trí thép A' < A, đúng không? Nếu trót bố trí như vậy rồi thì chắc cũng lo lắng mất ăn mất ngủ!

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

                        Nguyên văn bởi tvd
                        Thứ nhât : Quan điểm thế nào là tính kết cấu dư thừa? Hiện nay các kết cấu sư mới chỉ tính toán theo quan điểm và lý thuyết của một số trường phái kết cấu hiện có (Chưa kể phải kết hợp cơ sở lý thuyết và lý luận của một số ngành khác như Địa chất,thủy văn, sắc xuất thống kê, xã hội học....) Xét trên quan điểm mà đến nay loài người đã biết. Còn những điều mà loài người chưa biết hoặc chưa lường hết thì cho vào hệ số an toàn (Nói chung là hệ số ngu) như vậy cái gốc chưa chắc chắn thì sao cho rằng cái ngọn lại dư thừa. Ví dụ cụ thể : Một số công trình thiết kế cho nước ngoài quy định phải lấy hệ số an toàn lớn hơn trong nước. Còn nữa : một số công trình được coi là tính toán kỹ mà vẫn có sự cố....
                        -Các công thức phân tích nội lực của phần tử kết cấu chúng ta phải sử dụng tích phân tới 2,3..n lớp mong tìm ra được con số thật chính xác, nhưng cuối cùng chúng ta lại cũng phải sử dụng hệ số "ngu". Vậy nếu không biết đến tích phân là gì chúng ta có thể tính toán được không nhỉ? Nói như bạn TVD tôi chưa hiểu tóm lại quan điểm của bạn là sao? bạn nói theo trường phái tức là có quan điểm rồi, và như thế tùy theo mỗi công trình có một quan điểm khác nhau? Bạn còn nói một số công trình được coi là tính toán kỹ mà vẫn có sự cố.... như thế thì cuối cùng kết luận tùy thuộc vào sự may mắn?
                        -Khi tính toán ngoằi những tham số khách quan bắt buộc như số liệu địa chất, tải trọng công trình v.v... tôi nghĩ rằng mỗi KS tính sẽ cho ra một kết quả khác nhau, như vậy rõ ràng chúng ta còn có những tham số thuộc về "Quan điểm". Bạn nghĩ thế nào?
                        Last edited by NPD; 15-01-2007, 05:44 PM.
                        www.dutoanonline.com
                        Xài miễn phí 100%.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

                          Bác NPD đưa ra nội dung quá rộng từ tâm thiết kế đến quan niệm thiết kế đến kỹ năng thiết kế đến kinh nghiệm thiết kế và ví dụ NHỔ RĂNG NỮA CHỨ
                          Bác có bức xúc vấn đề gì thì tìm từng chủ đề riêng để tham luận, tôi thất trên diễn đàn có đầy đủ các nội dung của Bác:
                          Hệ số ngu n
                          Cái Tâm người thiết kế
                          Kinh nghiệm thiết kế
                          ..v.....v
                          Chứ tranh luận mênh mông biển cả chỉ cãi nhau chứ không giải quyết vấn đề cụ thể nào cả

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

                            Nguyên văn bởi XUAN THUY
                            Theo tui àh, nếu tính ra A thì đúng là không thể bố trí A' < A được. Nhưng chúng ta phải xem lại từ đầu, liệu A đã hợp lý chưa?.

                            Sơ đồ khung tổng thể từ móng, cột, dầm, sàn (kích thước, chiều dài, bê tông, cốt thép vv) phải đồng bộ với yêu cầu kiến trúc (từ khách hàng/chủ đầu tư) thì mới cho ra kết quả sau cùng hợp lý.

                            Luôn luôn phải xét đến yếu tố kinh tế tính tại thời điểm thi công. Ví dụ, hơn 1 năm trước, tôi sẽ chọn chiều cao dầm ấy là h=600mm, với cốt thép là Fa, nhưng năm nay, tôi sẽ chọn nó là h=700mm, với Fa1, nhỏ hơn Fa năm ngoái. Vì thép năm nay đắt hơn so với năm ngoái nhiều, bớt tiền thép mà tăng tiền xây tường vẫn thấy rẻ hơn vv.

                            Móng cọc nói chung thì đắt hơn móng nông, nhưng nếu có một điều kiện thuận lợi nào đó, ví dụ đang bị tồn kho cọc, hay đang thi công cọc gần đó, thì một vài hạng mục phụ có thể đổi thiết kế từ móng nông thành móng cọc.

                            Nếu công trình đó chỉ có một vài cọc (ví dụ móng biển quảng cáo), thì nên làm móng nông vì khối lượng bê tông có thể tăng (về tuyệt đối) nhưng chỉ cần một vài cọc mà phải chuyển thiết bị vào ra thì rất tốn kém và còn tiến độ chậm nữa, nếu biển đó nằm trong lòng thành phố thì càng phức tạp hơn vv.

                            Làm nhà nhịp lớn thì tốn kém, tuy nhiên nếu nhịp nhỏ quá cũng tốn kém, vậy từ đầu phải can thiệp vào kiến trúc để đưa ra phương án nhịp hợp lý nhất, hạn chế lãng phí cho công trình.

                            Tóm lại, nếu người thiết kế luôn nhìn "từ công trường vào văn phòng" thì sẽ thiết kế hợp lý hơn là ngược lại. Điều này cũng đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm về thi công.
                            -Cám ơn bạn, quan điểm của bạn thật rõ ràng về hiệu quả kinh tế. với quan điểm này 100 năm nữa máy tính cũng không làm thay KS được. tôi cũng đã áp dụng cách tăng chiều cao tiết diện để giảm thép giống như bạn khi giá thép tăng, thật thú vị nhưng cũng bị "Kiểm định" vật vì mật độ thép tới mức min !!!.
                            www.dutoanonline.com
                            Xài miễn phí 100%.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Quan điểm tính toán kết cấu

                              Nguyên văn bởi XUAN THUY
                              Theo tui àh, nếu tính ra A thì đúng là không thể bố trí A' < A được. Nhưng chúng ta phải xem lại từ đầu, liệu A đã hợp lý chưa?.

                              Sơ đồ khung tổng thể từ móng, cột, dầm, sàn (kích thước, chiều dài, bê tông, cốt thép vv) phải đồng bộ với yêu cầu kiến trúc (từ khách hàng/chủ đầu tư) thì mới cho ra kết quả sau cùng hợp lý.

                              Luôn luôn phải xét đến yếu tố kinh tế tính tại thời điểm thi công. Ví dụ, hơn 1 năm trước, tôi sẽ chọn chiều cao dầm ấy là h=600mm, với cốt thép là Fa, nhưng năm nay, tôi sẽ chọn nó là h=700mm, với Fa1, nhỏ hơn Fa năm ngoái. Vì thép năm nay đắt hơn so với năm ngoái nhiều, bớt tiền thép mà tăng tiền xây tường vẫn thấy rẻ hơn vv.

                              Móng cọc nói chung thì đắt hơn móng nông, nhưng nếu có một điều kiện thuận lợi nào đó, ví dụ đang bị tồn kho cọc, hay đang thi công cọc gần đó, thì một vài hạng mục phụ có thể đổi thiết kế từ móng nông thành móng cọc.

                              Nếu công trình đó chỉ có một vài cọc (ví dụ móng biển quảng cáo), thì nên làm móng nông vì khối lượng bê tông có thể tăng (về tuyệt đối) nhưng chỉ cần một vài cọc mà phải chuyển thiết bị vào ra thì rất tốn kém và còn tiến độ chậm nữa, nếu biển đó nằm trong lòng thành phố thì càng phức tạp hơn vv.

                              Làm nhà nhịp lớn thì tốn kém, tuy nhiên nếu nhịp nhỏ quá cũng tốn kém, vậy từ đầu phải can thiệp vào kiến trúc để đưa ra phương án nhịp hợp lý nhất, hạn chế lãng phí cho công trình.

                              Tóm lại, nếu người thiết kế luôn nhìn "từ công trường vào văn phòng" thì sẽ thiết kế hợp lý hơn là ngược lại. Điều này cũng đòi hỏi người thiết kế phải có kinh nghiệm về thi công.
                              Nói như bạn Xuân thủy cũng chỉ hợp lý ở một khía cạnh của vấn đề thôi. Nó chỉ phù hợp với trường hợp TK nhà công nghiệp và móng ...
                              Tại sao tôi lại nói thế : Thực tế các trường hợp dân kết cấu có được lựa chọn tiết diện kết cấu đâu (Dân kiến trúc đã áp đặt ngay từ phương án kiến trúc để đạt được ý đồ kiến trúc của họ cho công trình )
                              Các bạn thử suy nghĩ xem người Pháp có lạc hậu về môn tính toán kết cấu không (Chưa kể họ lại xây dựng ở Việt nam là nước thuộc địa ) mà nhà 2 hoặc 3 tầng của họ tường, dầm , cột, móng... to vậy (Tầng 1 tường 450 , tầng hai tường 330....)
                              Vấn đề an toàn kết cấu (Vừa đủ) ở đây nên quan niệm thỏa mãn các yêu cầu sử dụng, tuổi thọ....trên cơ sở các lý thuyết, phương pháp tính mà chúng ta được đào tạo. Mặt khác phải phù hợp với các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành của nhà nước (Tất nhiên là các công trình nhà nước rồi) có như vậy thiết kế của chúng ta mới được phê duyệt và triển khai thi công (và chúng ta mới có thù lao để tồn tại )
                              Nếu tôi ở miền trung (Khu vực bão lụt vừa qua ) thì tôi sẽ thiết kế cho mình một ngôi nhà vững chắc hơn quy phạm hiện hành của nhà nước nhiều và lúc đó chắc chắn bà xã sẽ đồng ý và ngủ ngon (Còn phê duyệt hay không còn phụ thuộc và hầu bao mà bà ta có thể bỏ ra !!!)

                              Ghi chú

                              Working...
                              X