QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

    Nguyên văn bởi cmengenie
    đã được giới hạn bởi các nghiên cứu thực nghiệm roài bác.
    Muy max và Muy min của thép: lần lượt là tránh phá hoại cho BT quá sớm và phá hoại cho thép quá sớm.
    sắp bảo vệ đồ án rồi, chú nào đọc được mấy cái dòng này thì TKS a phát nhé
    Hỏi bác phát, trong khi bác đợi thanks từ các "chú" chuẩn bị bảo vệ tốt nghiệp.

    Tại sao cần muy min?

    Ghi chú


    • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

      Nguyên văn bởi cmengenie
      - Về tính toán: ít ra cái gọi là BTCT (tiếng mẽo gọi là ác mê thì phải - k nhớ rõ, lâu quá quên tiệt) phải hơn cái gọi là BT. Tức là ít ra nó chịu được tính uốn (tí bà tiếp tại sao uốn tồn tại nhé ).
      + Chủ yếu khi hàm lượng côt thép tiến về phía min thì nó càng ứng xử giống như dầm BT k cốt, tức là khi đó lực cắt được quan tâm hơn là mô ment (tại vì mô ment khiến BT có cốt phá hủy nhanh hơn lực cắt nên chỉ bàn đến khi có cốt chịu mm - chính là 1 tiêu chí thiết kế trong công trình chống động đất ) do đó ít ra, cần có 1 lượng cốt nào đó để chống được cắt gây phá hoại dòn này
      Hỏi tiếp ở đây:
      1. Tại sao khi cốt thép ít, cứ cho là min thì lực cắt lại được quan tâm? Tại sao mô men khiến bê tông có cốt phá hủy nhanh hơn lực cắt? Cần một lượng cốt để chống cắt gây phá hoại dòn là sao, đề nghị bạn giải thích kỹ hơn.

      2. Sức kháng cắt của cấu kiện bê tông cốt thép phụ thuộc vào gì? Có phụ thuộc vào cốt thép dọc không?

      Nguyên văn bởi cmengenie
      - Thực nghiệm: vì bê tông luôn có tính co ngót và từ biến, nên quá trình này cũng sẽ chắc chắc sinh ra 1 ứng suất trong thép (thép và BT có lực dính mà). Một điều mà các SV k mấy nhận ra: khi thép có tiết diện càng bé thì diện tích tiếp xúc với BT càng nhiều, và khi đó ứng suất này càng tập trung và có điều kiện tự phá hủy cốt thép của chính mình (có người gọi là tự ứng suất đấy).
      1. Nếu theo giải thích này thì cốt thép đường kính to tốt hơn đường kính bé? Hay như thế nào?

      2. Hiện tượng co ngót trong bê tông thì sẽ làm cho cốt thép chịu nén hay kéo? Từ biến gây ra ảnh hưởng như thế nào đối với cốt thép?

      Ghi chú


      • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

        Nguyên văn bởi ninh47xd
        Em nói "gẫy rụp" ở đây ý là dầm bị phá hoại giòn, ko phải là 1 phát đứt đôi (có lẽ bác hiểu như thế ).
        Tôi không hiểu nhầm đâu. Tôi quan tâm đến cái target kia. Bạn không thể nói rằng phá hoại giòn là sai, mà phá hoại dẻo là đúng.

        Nguyên văn bởi ninh47xd
        Ko mới với những ai đã học qua BT1.
        Cái này bạn xem lại giúp bài trên và cái BT1 xem nguyên văn nó nói thế nào nhé. Vì bên trên tôi thấy bạn dùng từ "phải <". Tôi hay tranh luận với tư vấn nên câu chữ tôi cho là quan trọng.

        Nguyên văn bởi ninh47xd
        Ai bảo bác thế, chủ quan duy ý chí rồi .
        Xin lỗi là tình cờ tôi đọc được mấy cái thiết kế tây, ta, âu, á đủ cả

        Nguyên văn bởi ninh47xd
        Khi thiết kế luôn hướng tới mục tiêu tối ưu. Bác lập sơ đồ kết cấu, tính đại 1 cái đủ rồi thì ko gọi là thiết kế.
        Không biết bạn đã học cái gọi là "design optimization" chưa. Tôi chỉ biết một triết lí duy nhất tôi tạm gọi là tối ưu: "zero weigth, zero volume, zero cost" mà cái này là mục tiêu hơi bị khó đạt đấy bạn ạh. Tôi điển hình một việc bạn dùng sơ đồ đàn hồi phân tích kết cấu, rồi lại lấy kết quả đó thiết kế theo TTGH (dẻo) thì thử hỏi nó là gì nhỉ. Cái này ai cũng biết cả đấy mà họ có làm khác đâu. Cái này nếu gặp mấy thằng thiết kế (tôi cũng nằm trong đó) tôi báo chúng nó về vườn hết cho rồi nhỉ.

        Nguyên văn bởi ninh47xd
        Em đã từng theo dõi, còn ko biết bác đã từng xem chưa. Khi dầm bị phá hoại giòn, sự phá hoại diễn ra ngay lập tức, ko có dấu hiệu nào cho thấy kết cấu sắp bị phá hoại. Trong khi đó, khi dầm bị phá hoại dẻo, các vết nứt xuất hiện dần dần và mở rộng ra khi kết cấu bị phá hoại. Do đó, thiết kế để kết cấu bị phá hoại dẻo còn có ý nghĩa để người sử dụng có thể nhận thấy mức độ hư hỏng của kết cấu và có biện pháp xử lý.
        Bạn có thể theo dõi (tôi chưa có cơ hội). Nhưng một câu hỏi nhỏ đặt ra là, peak strength cho hai cái phá hoại đó có khác nhau không nhỉ? Vì cùng một hiện tượng nhưng với nhiều người khác nhau có thể có các nhận thức khác nhau đó bạn. Thực ra thì cũng chẳng nên tranh luận nhiều về giòn với dẻo vì ai cũng hiểu cả. Vấn đề là thực tế người ta làm thế nào? Và kết cấu nếu đặt thừa thép (theo bạn là phá hoại giòn) sẽ có sức chịu tải như thế nào so với cái phá hoại dẻo.

        nc. oanh
        Last edited by nguyencongoanh; 30-06-2009, 09:43 AM. Lý do: high--light
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

          Nguyên văn bởi ninh47xd
          Bác xem lại em có nói thế ko nhé..
          Trích đúng cái bạn đã nói, nên tôi hiểu phần ngược lại là thiết kế sai.

          Đây là nguyên văn.
          Nguyên văn bởi ninh47xd
          Đúng là khi thiết kế, thép bao giờ cũng thừa, nhưng bác phải chú ý là khả năng chịu lực của tiết diện được quyết định bởi diện tích bê tông vùng nén. Và chỉ xét trong trường hợp cốt đơn, khả năng chịu tải của tiết diện thiết kế bao giờ cũng nhỏ hơn khả năng chịu tải tối đa của tiết diện (chiều cao vùng nén tính toán phải nhỏ hơn chiều cao vùng nén giới hạn cho trong tiêu chuẩn), do đó nếu thiết kế đúng, tiết diện sẽ bị phá hoại dẻo. Trong các công trình, thường thì tải trọng nhỏ hơn tải trọng thiết kế nhiều, nên đặt đủ hay thừa cũng ko khác nhau mấy...

          Nguyên văn bởi ninh47xd
          Nếu bác thích tranh luận kiểu "tầm chương trích cú" thì em sẽ cẩn thận với câu chữ hơn . BT1 thì có 2 trường hợp: 1 là A<=Ao, 2 là nếu A>Ao thì phải thiết kế cốt kép, thực chất cũng là để thỏa mãn mục tiêu 1 thôi. Ko biết bác hiểu như thế nào?....
          Vấn đề dấu "=", nhiều lúc rất quan trọng.

          Nguyên văn bởi ninh47xd
          Ghê, thiết kế thế là hợp lý bác nhể....
          Kết luận hợp lí hay không thì nó còn phụ thuộc nhiều thứ, chẳng phải chỉ là hàm lượng thép, hay tiết diện phá hoại dẻo ....

          Nguyên văn bởi ninh47xd
          Bác cố gắng tránh nhầm lẫn giữa thiết kế theo TTGH và phân tích phi tuyến nhé . Mà việc tối ưu hóa thiết kế với cái bác nói thì có liên quan j tới nhau. Vấn đề này e chưa hiểu
          Trạng thái giới hạn là trạng thái plastic đó bạn àh. Nó liên quan đến nhau đó chứ. Chẳng qua là phân tích đàn hồi, rồi lấy kết quả đó tính theo trạng thái dẻo mà thôi.
          Àh mà vì bạn có nhắc đến tối ưu nên tôi thảo luận chút ấy mà.

          Nguyên văn bởi ninh47xd
          Khi thiết kế luôn hướng tới mục tiêu tối ưu. Bác lập sơ đồ kết cấu, tính đại 1 cái đủ rồi thì ko gọi là thiết kế..
          Nguyên văn bởi ninh47xd
          Em ko chắc về peak strength, em chỉ nói về mặt lý thuyết, như đã nói ở bài trước: thiết kế để kc bị phá hoại dẻo sẽ cho ng sử dụng cơ hội nhận ra kc sắp bị phá hoại để sửa chữa hoặc sơ tán, còn để kc bị phá hoại giòn thì... và theo lý thuyết thì khả năng chịu lực của 2 thằng như em đã phân tích trong các bài trước đây.
          Thực sự ý của tôi không phải bàn về phá hoại giòn hay phá hoại dẻo mà là việc bố trí thép nhiều hơn yêu cầu (thường thấy) thì nó có hại hơn trường hợp thứ nhất về mặt chịu lực hay không thôi. Tất nhiên ai mà chả thích cái dẻo kia, vì về mặt kinh tế là nó tiết kiệm thép ---->chính là tiền mà Nhưng mà mức độ thực tế đạt được như thế nào thôi.
          Việc phá hoại giòn hay dẻo không quan trọng lắm vì lúc kết cấu bị phá hủy người ta phải lo mà té chứ đâu ở đó mà quan sát vết nứt ....Với lại nói phá hoại giòn không có dấu hiệu báo trước là chưa chính xác. Nếu kết cấu của bạn được instrumented thì bạn có thể monitor mọi động thái của nó ấy chứ (một số công trình họ có hệ thống này).

          nc. oanh
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

            Nguyên văn bởi cmengenie
            Câu này bác hỏi k hay. Em xin trả lời: k hiểu nhiều về từ biến.
            Tất cả các câu hỏi của tôi đều dựa trên bài viết của bác mà. Bác đề cập đến cái gì, tôi chưa hiểu ý bác thì hỏi thôi.

            Ghi chú


            • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

              Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
              Tôi điển hình một việc bạn dùng sơ đồ đàn hồi phân tích kết cấu, rồi lại lấy kết quả đó thiết kế theo TTGH (dẻo) thì thử hỏi nó là gì nhỉ. Cái này ai cũng biết cả đấy mà họ có làm khác đâu. Cái này nếu gặp mấy thằng thiết kế (tôi cũng nằm trong đó) tôi báo chúng nó về vườn hết cho rồi nhỉ.
              Theo như tôi hiểu ý của bác là thế này, khi phân tích kết cấu, có thể dùng sơ đồ phân tích tuyến tính. Tuy nhiên, khi có được nội lực rồi, lại lấy cái kết quả nội lực của phân tích tuyến tính đó làm đầu vào để tính cho mặt cắt bê tông cốt thép với trạng thái dẻo, hoặc đơn giản gọi là phi tuyến vật liệu.

              Vậy tồn tại một mâu thuẫn: tính nội lực tuyến tính vật liệu và lại dùng chính kết quả đó để thiết kế mặt cắt phi tuyến vật liệu.

              Có đúng ý bác vậy không?

              Tôi cũng đã từng cảm thấy sự "vô lý" đó. Tuy nhiên sau này lại thấy nó rất có lý, và đó là một đặc điểm làm việc rất hay của cấu kiện bê tông cốt thép.

              Ghi chú


              • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                Nguyên văn bởi tnlinh View Post
                Theo như tôi hiểu ý của bác là thế này, khi phân tích kết cấu, có thể dùng sơ đồ phân tích tuyến tính. Tuy nhiên, khi có được nội lực rồi, lại lấy cái kết quả nội lực của phân tích tuyến tính đó làm đầu vào để tính cho mặt cắt bê tông cốt thép với trạng thái dẻo, hoặc đơn giản gọi là phi tuyến vật liệu.

                Vậy tồn tại một mâu thuẫn: tính nội lực tuyến tính vật liệu và lại dùng chính kết quả đó để thiết kế mặt cắt phi tuyến vật liệu.

                Có đúng ý bác vậy không?

                Tôi cũng đã từng cảm thấy sự "vô lý" đó. Tuy nhiên sau này lại thấy nó rất có lý, và đó là một đặc điểm làm việc rất hay của cấu kiện bê tông cốt thép.
                Đúng thế đấy pác. Có điều hệ đó không có liên hệ chặt chẽ cho lắm, thế nên người ta mới để ra cái constitutive equation cho vật liệu để phân tích tổng thể nó. Chứ còn ở cấp độ thực hành thiết kế thì đâu cần quan tâm nhiều đến thế pác nhẩy. Nó có lí ở mức độ chấp nhận được (không giám nói là sai) vì bài toán kĩ thuật đâu có nghiệm duy nhất. Khi đạt trạng thái plastic thì nội lực sẽ bị phân phối lại pác ạh, cái này ai học elasto plastic theory đều hiểu cả.

                Mà khi kết cấu làm việc phi tuyến thì cái vụ tổ hợp theo cộng tác dụng coi như sai bét nhè ấy chứ.

                Nói thế thôi chứ tôi đây thiết kế thì cũng làm như mọi người từng làm thôi mà.

                nc. oanh
                nc. oanh

                Safety begins with team work

                Ghi chú


                • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                  Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                  Một câu hỏi nhỏ đặt ra là, peak strength cho hai cái phá hoại đó có khác nhau không nhỉ? Vì cùng một hiện tượng nhưng với nhiều người khác nhau có thể có các nhận thức khác nhau đó bạn....
                  Giả sử như giờ chúng ta làm một thí nghiệm cho dầm bê tông cốt thép 3 điểm hoặc 4 điểm. Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu muốn nó phá hoại cắt thì phải làm mẫu như thế nào? Bác nào biết trả lời giúp nhé!

                  Ghi chú


                  • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                    Nguyên văn bởi tnlinh View Post
                    Giả sử như giờ chúng ta làm một thí nghiệm cho dầm bê tông cốt thép 3 điểm hoặc 4 điểm. Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu muốn nó phá hoại cắt thì phải làm mẫu như thế nào? Bác nào biết trả lời giúp nhé!
                    Dầm đơn giản hả pác, 3 điểm 4 điểm là sao? pác làm rõ cái

                    nc. oanh
                    nc. oanh

                    Safety begins with team work

                    Ghi chú


                    • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                      Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                      Mà khi kết cấu làm việc phi tuyến thì cái vụ tổ hợp theo cộng tác dụng coi như sai bét nhè ấy chứ.
                      Ừ, nhưng đối với kết cấu bê tông cốt thép thì lại không sai mấy. Nghĩa là tổ hợp tải trọng tuyến tính hay như bác nói là cộng tác dụng thoải mái.

                      Hay ở chỗ đó.

                      Để lý giải cho điều tôi nói một cách đơn giản, chúng ta có thể xem lại biểu đồ quan hệ mô men và độ cong (liên quan đến độ cứng kháng uốn) trong trường hợp cấu kiện chịu uốn...

                      Ghi chú


                      • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                        Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                        Dầm đơn giản hả pác, 3 điểm 4 điểm là sao? pác làm rõ cái.
                        Đúng vậy, thường thì ta dùng nó làm thí nghiệm chuẩn cho trường hợp chịu uốn. Rõ ràng, khi đặt tải trọng tập trung, thì ngoài uốn ra nó còn chịu cắt. Với thí nghiệm uốn cho dầm giản đơn 4 điểm thì đoạn giữa xem như chịu uốn thuần túy..

                        Câu hỏi của tôi là, làm thế nào để khi thí nghiệm, ta làm rõ được cái phần phá hoại do cắt, chứ không phải do uốn. Nôm na là tách cái phá hoại cắt ra khỏi uốn..

                        Ghi chú


                        • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                          Nguyên văn bởi tnlinh View Post
                          Ừ, nhưng đối với kết cấu bê tông cốt thép thì lại không sai mấy. Nghĩa là tổ hợp tải trọng tuyến tính hay như bác nói là cộng tác dụng thoải mái.

                          Hay ở chỗ đó.

                          Để lý giải cho điều tôi nói một cách đơn giản, chúng ta có thể xem lại biểu đồ quan hệ mô men và độ cong (liên quan đến độ cứng kháng uốn) trong trường hợp cấu kiện chịu uốn...
                          Mối quan hệ đó có khá nhiều giả thuyết chứ nhỉ. Nhưng nói chung thiết kế vẫn phà phà có chết thằng tây pa lô nào đâu pác nhẩy. Thế nên ta vẫn cứ làm theo những gì người khác vẫn làm bla..bla...bla...bác àh. Hình như nếu tôi nhớ không nhầm thì trong giáo trình BTCT cũng có đề cập đến vấn đề này thì phải (không phải học lại nên ít nhờ..hì..hì)


                          "Safety begins with teamwork"
                          nc. oanh

                          Safety begins with team work

                          Ghi chú


                          • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                            Nguyên văn bởi tnlinh View Post
                            Đúng vậy, thường thì ta dùng nó làm thí nghiệm chuẩn cho trường hợp chịu uốn. Rõ ràng, khi đặt tải trọng tập trung, thì ngoài uốn ra nó còn chịu cắt. Với thí nghiệm uốn cho dầm giản đơn 4 điểm thì đoạn giữa xem như chịu uốn thuần túy..

                            Câu hỏi của tôi là, làm thế nào để khi thí nghiệm, ta làm rõ được cái phần phá hoại do cắt, chứ không phải do uốn. Nôm na là tách cái phá hoại cắt ra khỏi uốn..
                            Cũng trực tiếp làm thí nghiệm cái cọc của dự án chịu uốn đến phá hủy. Tuy nhiên cũng đoán mò xem sao.

                            Nếu muốn làm cho nó phá hoại cắt mà không phá hoại do uốn thì lực tác động nên gần gối tựa (hoặc là gia cường phần nào chịu moment để nó không bị phá hủy uốn trước khi phá hủy cắt). Không biết có đúng ý pác tnlinh. Còn vị trí lực đặt ở đâu thì phải tính toán cụ thể phải không pác.

                            Nhân tiện gửi pác mấy cái hình coi thử
                            "Safety begins with teamwork"
                            nc. oanh
                            Attached Files
                            Last edited by nguyencongoanh; 30-06-2009, 04:16 PM. Lý do: pót hình lên
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                              Để tôi tạo một chủ đề mới cho tập trung...Rồi bác nhảy qua đó nhé.

                              Ghi chú


                              • Ðề: Tính kết cấu bằng kiến thức lớp 7

                                Nguyên văn bởi cmengenie
                                Trích:
                                "2. Hiện tượng co ngót trong bê tông thì sẽ làm cho cốt thép chịu nén hay kéo?"

                                Kéo.
                                Bác giải thích tại sao cốt thép lại chịu kéo nhỉ ? Tôi không hiểu.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X