Bên cạnh kiểu kết cấu đê chắn sóng mái nghiêng đã trở nên phổ biến ở nhiều quốc gia, kinh nghiệm thiết
kế và thi công đã chín muồi, các nhà xây dựng đã nghiên cứu nhiều giải pháp đê mới như đê chắn sóng tường
đứng, đê chắn sóng bằng cọc và cừ, đê chắn sóng hỗn hợp, đê chắn sóng nổi, đê chắn sóng khí ép và thủy lực.
Với mục tiêu tận dụng tối đa các ưu điểm nổi bật của đê chắn sóng mái nghiêng bằng đá đổ, nâng cao
khả năng tận dụng vật liệu tại chỗ, cùng với sự ra đời của vải địa kỹ thuật sử dụng sợi Polypropylene có khả
năng chịu chọc thủng đạt 2,67kN, tuổi thọ đạt trên 50 năm, loại đê chắn sóng với khối đá lõi được thay thế bằng
các ống vải địa kỹ thuật (GEOTUBE) chứa đầy cát đã được nghiên cứu thiết kế và ứng dụng thành công ở một
số dự án như Refuge - Shallow Welder Bay, Texas, USA; Amwaj Islands, Bahrain...
Giải pháp cơ bản của loại đê này là thay khối đá lõi gồm các hạt rời, thi công kiểu đổ tự do và san ủi nên
khó định hình bằng các Geotube với lõi cát được bơm lấp đầy trực tiếp, cho phép sử dụng cát đáy biển tại chỗ.
phần lớp phủ vẫn có kết cấu tương tự như các loại đê mái nghiêng đá đổ khác [5,6].
Hình 2: Sơ đồ công nghệ, thiết bị thi công Geotube của TC Nicolon Corp.
Hình 3: Đóng cọc neo và chằng buộc Geotube
Hình 4: Geotube sau khi được bơm đầy cát
Quá trình thi công đê Geotube có thể chia thành các giai đoạn cơ bản sau:
- Thi công lớp lót nền;
- Đóng cọc neo;
- Rải Geotube và chằng buộc (dùng thiết bị chuyên dùng để may và rải Geotube);
- Bơm cát vào Geotube bằng thiết bị hút phun thủy lực (cát có thể hút từ đáy biển vào khoang
lắng của tàu và bơm vào Geotube);
- Xếp đá chèn chỗ tiếp giáp giữa các Geotube;
- Xếp lớp khối phủ; hoàn thiện đê.
Đê chắn sóng kiểu Geotube áp dụng được trong mọi điều kiện độ sâu nước nếu đáy biển cho phép hạ
cọc neo.
5. Một số so sánh kinh tế - kỹ thuật
Về mặt kỹ thuật, yêu cầu tính toán thiết kế đê chắn sóng Geotube cơ bản tương tự như tính đê mái
nghiêng đá đổ thông thường. Ngoài ra, tốc độ thi công nhanh, khối vật liệu được bao bọc tạo một khối lớn, đồng nhất nên khả năng chịu đựng các yếu tố thiên nhiên bất lợi cao, đặc biệt là khả năng tận dụng được vật liệu tại chỗ thay thế cho khối đá lõi có thể tích rất lớn.
Dưới góc độ kinh tế, người viết tiến hành so sánh chi phí cho khối lõi của đê đá đổ có tiết diện hình thang mặt rộng 10m; mái dốc 2 phía 1:2; chiều cao 10m và đê Geotube có kết cấu tương tự dùng 12 ống Geotube chu vi 23m; kích thước hiệu dụng cao 2m, rộng 10,55m; kết quả cụ thể như sau
Bảng 1: So sánh chi phí 1md khối lõi của đê đá đổ và đê Geotube (thị trường Việt Nam)
Như vậy, bên cạnh các ưu điểm nổi trội về kỹ thuật thi công, rõ ràng giá thành của đê Geotube rẻ hơn nhiều so với giá thành đê chắn sóng đá đổ truyền thống.
6. Kết luận
Qua phân tích, đánh giá một số điểm chính của đê chắn sóng Geotube, chúng ta có thể thấy rằng việc
ứng dụng loại kết cấu này cho khu vực miền Trung Việt Nam là hoàn toàn có tính khả thi. Việc nghiên cứu, áp dụng đê chắn sóng Geotube vào điều kiện Việt Nam cần được sự quan tâm của các nhà xây dựng công trình thủy và đặc biệt là các nhà đầu tư các dự án để xem xét một cách toàn diện các yếu tố kinh tế kỹ thuật với tuổi thọ các dự án.
Hiện nay ở Việt Nam TEINCO là đơn vị cung cấp và thi công sản phẩm Ống địa kỹ thuật cho các dự án đê biển ở Việt Nam.
Công trình mỏ hàn mềm Tại Tam Hải – Núi Thành - Quảng Nam được hoàn thành tháng 7/2009 đã góp phần tạo được ổn định cho bờ biển trước đây bị xâm thực nghiêm trọng.
Sau thời gian sử dụng, dù chịu tác dụng trực tiếp của tâm bão Ketsana ( Số 9) mạnh cấp 12 nhưng công trình vấn ổn định và bờ biển tại vị trí này đã bước đầu hình thành bãi bồi.
Mọi ý kiến thác mắc và yêu cầu trợ giúp kỹ thuật về công nghệ Geotube xin liên hệ Công ty Vật tư Thiết bị Kỹ thuật hạ tầng TEINCO
Ghi chú