QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Plaxis 2D

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    to Tran Duc Cuong: Cái mà Bác gọi là "tự nhiên" thì ko thể hiện được "bản chất" của đất đâu. Plaxis được viết trên cơ sở của môn "Cơ Học Đất Trạng Thái Tới Hạn" (Critical State Soil Machenic). Cái này thì lại khá mới đối với đa số sinh viên và kỹ sư VN mặc dù nó đã đc "khai sinh" từ những năm 60 của thế kỷ trước. Thành tựu lớn của CSSM là thống nhất đựơc mối quan hệ giữa trạng thái ứng suất và trạng thái thể tích của đất. Đất đựơc xem như một môi trường liên tục có qui luật ứng xử được xác định trước, từ đó dẫn đến việc hình thành các mô hình đất mà chúng ta đang sử dụng và thảo luận.

    Nếu bạn có tài liệu hướng dẫn về phần này thì xin được cùng chia sẻ.
    Tôi chỉ có vài cuốn sách về CSSM thôi. Còn lại tất cả đều từ user's manual của Plaxis, các papers và bulletin rất dễ tìm thấy trên Internet.

    Đối với bài tường chắn của Bác thì tôi có một số nhận xét thế này:
    _material: việc Bác đã sử dụng trực tiếp các thông số từ báo cáo ĐCCT là không hợp lý (như những gì chúng ta đã thảo luận). Lưu ý Bác là:tất cả các loại đất sét (không phân biệt trạng thái) đều có phi' >=20(độ) và ở trạng thái tới hạn thì lực dính của đất rất nhỏ (có thể cho bằng 0); Bác có thể tìm thấy bài viết về vấn đề này trong trang web của ĐH Monash (tôi không nhớ rõ địa chỉ).
    _initial condition: 1)bài toán của Bác nước ngầm ko? vì tôi thấy Phreatic line nằm ở bottom của geometric model. 2)Bác không deactivate phần tử beam khi generate initial stresses.
    _calculation: 1)Bác cần thêm phase (staged construction) để activate phần tử beam (đã deactivated ở initial stage). 2) cả traction và point force A đều là thành phần của load system A và cùng bị điều kiển bởi sigma Load A. Vì vậy khi phase 1 của Bác đã hoàn tất thì ko cần đến phase 2 nữa.
    Rất mong được trao đổi thêm với Bác.

    Nguyên văn bởi Pham
    Dịch là hiện tượng "đàn hồi giãn" (hardening) hay "đàn hồi co" (softening) có lẽ sát nghĩa hơn. Bây giờ nghe hơi chối tỉ nhưng "đi lâu thành đường" mà các bác.
    hihihi cảm ơn bác đã tham gia "tửu quán" của bọn này.
    Đúng là "đi lâu thành đường" nên tôi dùng chữ "tăng bền" quen rồi. Nhưng theo tôi thì cũng chẳng nên dịch làm gì, cứ dùng hẳn từ gốc tiếng Anh là xong miễn là hiểu đc bản chất của nó là tốt rồi. HS hay SS thì đều là các danh từ và là các thuật ngữ chỉ "truyền bá" trong "môn phái xây dựng" thôi chứ có đi đâu mà lo người ta không hiểu.
    Tôi chỉ nghiên cứu các phần mềm ở mức độ của một end-user thôi nên cũng không hiểu rõ lắm về các phần tử. Trình độ về PTHH của tôi thì lại ở mức "cấp một trường làng" nên rất mong được các bác chỉ giáo thêm.

    Ghi chú


    • #17
      to tnlinh : việc sử dụng phần tử tam giác 6 nút cho vật liệu không nén được sẽ dẫn đến hiện tượng locking.

      Về CSSM bác nào quan tâm thì thử search trong home page của giáo sư David Muir Wood xem. Tôi nhớ không nhầm thì cũng có nhiều thứ thú vị.
      Does engineering need science?

      Ghi chú


      • #18
        Các constitutive models thông dụng đều được xây dựng từ các quan sát về ứng xử của đất trong thí nghiệm 3 trục và thí nghiệm cố kết. Vì vậy, trong Plaxis (hay trong các phần mềm khác cũng thế thôi), việc đưa số liệu đầu vào từ kết quả thí nghiệm hiện trường là impossible. Tất cả số liệu hiện trường đều phải được qua xử lý để chuyển thành các thông số cần thiết cho việc tính toán.

        Ở VN khảo sát địa chất công trình thường dùng xuyên tĩnh (phổ biến hơn SPT). Từ kết quả xuyên tĩnh có thể ước lượng được một số thông số dùng cho phân tích ví dụ su, c, phi, OCR... Các thông số về modulus biến dạng thì hơi khó (tham khảo thêm Robertson and Campanella 1983a,b).

        Gama của đất thực ra không ảnh hưởng nhiều lắm trong tính toán (tất nhiên là đừng có đưa vào một giá trị quá vô lý là được). Giá trị hợp lý của gama dựa vào phân loại đất có thể tìm thấy trong hầu hết những fundamental textbook về cơ đất. Từ giá trị gama tổng giả thiết, nếu bạn biết độ ẩm (có thể xác định được từ mẫu không nguyên dạng) bạn có thể tính được gama khô (Gs bằng 2.65 có thể chấp nhận được cho hầu hết các loại đất cát).

        Có được một bộ số liệu đầu vào đầy đủ (như sách!!) khi phân tích tính toán là điều hầu như không tưởng (kể cả lúc làm research chứ chưa nói đến lúc thiết kế). Khi cho bài tập dạy sinh viên, không mấy khi tôi cho đầy đủ số liệu đầu vào cả vì việc này bắt buộc sinh viên (những kỹ sư tương lai) phải động não một tí trước khi làm bài. Nhiều khi chỉ nhìn vào giả thiết họ đưa ra là có thể biết họ có hiểu vấn đề hay không.

        Reference

        Robertson, P.K., and Campanella, R.E. (1983a,b). "Interpretation ò cone penetration tests. Part I: Sand (Part II: Clay)" Canadian Geotechnical Journal, Vol. 20, No. 4, pp. 718-745.
        Last edited by Pham; 17-12-2004, 12:52 AM.

        Ghi chú


        • #19
          To bác longnv và các bác khác:

          Mấy cái đàn hồi co, đàn hồi giãn tôi nói nói ở trên là nói vui thôi (chủ yếu trêu thằng đệ tử phu_ho của tôi là chính ). Tuy nhiên như bác thấy đấy, một trong những lý do mà cơ học đất trạng thái tới hạn chưa phổ biến ở ta cũng bởi vì chưa có ai dịch những thứ này ra tiếng Việt một cách hoàn chỉnh cả. Tìm được những thuật ngữ sát nghĩa mà vẫn đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt là một việc làm cần thiết trong việc nâng cao trình độ kỹ sư và nghiên cứu sinh trong nước. Tuy nhiên đây là một việc làm khá nan giải, đòi hỏi sự kết hợp làm việc của các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương . Mấy anh kỹ sư quèn cả đời điểm văn dưới trung bình như chú phu_ho nhà ta thì suốt đời cũng chỉ biết "cứng lên" với "mềm đi" thôi

          A quên mất, các bác gọi hardening là tăng bền (hay tái bền) thế softening thì gọi là gì? Riêng quả "cứng nguội" thì không hiểu cái thought process của người dịch là gì (chắc là muốn nói cứng như cục sắt nguội chăng?)

          Ghi chú


          • #20
            Nguyên văn bởi Pham
            To bác longnv và các bác khác:

            Mấy cái đàn hồi co, đàn hồi giãn tôi nói nói ở trên là nói vui thôi (chủ yếu trêu thằng đệ tử phu_ho của tôi là chính ). Tuy nhiên như bác thấy đấy, một trong những lý do mà cơ học đất trạng thái tới hạn chưa phổ biến ở ta cũng bởi vì chưa có ai dịch những thứ này ra tiếng Việt một cách hoàn chỉnh cả. Tìm được những thuật ngữ sát nghĩa mà vẫn đảm bảo sự trong sáng của tiếng Việt là một việc làm cần thiết trong việc nâng cao trình độ kỹ sư và nghiên cứu sinh trong nước. Tuy nhiên đây là một việc làm khá nan giải, đòi hỏi sự kết hợp làm việc của các ngành các cấp từ trung ương đến địa phương . Mấy anh kỹ sư quèn cả đời điểm văn dưới trung bình như chú phu_ho nhà ta thì suốt đời cũng chỉ biết "cứng lên" với "mềm đi" thôi

            A quên mất, các bác gọi hardening là tăng bền (hay tái bền) thế softening thì gọi là gì? Riêng quả "cứng nguội" thì không hiểu cái thought process của người dịch là gì (chắc là muốn nói cứng như cục sắt nguội chăng?)
            Hì chú Phạm không được bôi nhọ cán bộ nhé
            Does engineering need science?

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Plaxis 2D

              Các anh cho em hỏi việc tính toán cọc C.S.P có quy đổi về tường chắn dày tương đương được không ạ ? Nếu tại Sài Gòn khoan xuống sâu 26m bằng cọc CSP fi700 thép I270 (khoảng giao nhau 500) thì khi đào đất xuống 23m sẽ gặp phải các vấn đề gì trong kết cấu và thi công ?
              Kính mong các anh bớt thời gian giải đáp giúp em !
              ARE YOU SURE ? FORMAT Y/N

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Plaxis 2D

                Nguyên văn bởi phu_ho
                Về CSSM bác nào quan tâm thì thử search trong home page của giáo sư David Muir Wood xem. Tôi nhớ không nhầm thì cũng có nhiều thứ thú vị.
                Có mấy cái bong bóng thôi (bubble model), nhưng cũng còn hay hơn cái student model (Schofiled and Wroth, 1968) chán. Tuy nhien, cụ này cũng không mặn nồng gì giới thiệu nó với dân nghịch cát nhà chúng em

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Plaxis 2D

                  Các bác giúp em với - về cái cọc CSP ấy !!! Em vừa mua bộ Plaxis về nhưng dùng chưa được.
                  ARE YOU SURE ? FORMAT Y/N

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Plaxis 2D

                    các Bác ơi , có chương trình nào tính toán nền nóng của việt nam ko mach cho em với,nhưng mà miễn phí đó , vì em là sinh viên mà ; cảm ơn các bác nhiều !!!

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Plaxis 2D

                      Công ty bọn em định mua 1 bộ Plaxis 2D về nhà dùng Không biết các anh có biết giá của nó khoảng bao nhiêu khộng, em hỏi để báo cáo với xếp ! à, bộ plaxis V8 ở 53 lê đại hành không dùng được phần calculation nên cũng chẳng có tác dụng nhiều lắm! Đúng là tiền nào của đấy!

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Plaxis 2D

                        Nguyên văn bởi mhi
                        Công ty bọn em định mua 1 bộ Plaxis 2D về nhà dùng Không biết các anh có biết giá của nó khoảng bao nhiêu khộng, em hỏi để báo cáo với xếp ! à, bộ plaxis V8 ở 53 lê đại hành không dùng được phần calculation nên cũng chẳng có tác dụng nhiều lắm! Đúng là tiền nào của đấy!
                        vì mua cho Công ty bản chính thức có bản quyền thì MHI có thể liên lạc với GS. Nguyễn Công Mẫn (ĐH Thủy lợi) nhờ mua giúp. Cách đây mấy năm, Công ty CDC bọn mình có mua phần mềm của Geo-Slope cũng nhờ GS. Mẫn mua giúp. Về giá cả, nếu là cơ sở đào tạo, giáo dục thì có thể giảm được đến 50-60%. Còn lại các doanh nghiệp có thể đàm phán giảm được 30-40% so với giá gốc của chính hãng (vào www.plaxis.nl để xem thêm, có cả giá PM).
                        ĐT của Thầy Mẫn là 04.852.8512. Bạn có thể trực tiếp gọi điện ngay cho Thầy.
                        Sau khi mua xong có thể nhờ Thầy giảng cho một "cua" hướng dẫn sử dụng luôn.
                        Chúc thành công và càng ngày càng nhiều Tư vấn của VN dám bỏ tiền trang bị phần mềm xịn.
                        ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Plaxis 2D

                          Cam on anh Huy nhieu!

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Plaxis 2D

                            [/QUOTE]
                            _Tôi chỉ biết có một cách duy nhất để sử dụng các thông số tổng là “phân tích bài toán không thoát nước bằng các thông số không thoát nước” nhưng trong trường hợp này thì phảI chọn Material typeNon-porous và tất cả kết quả nhận được biểu diễn bằng ưs tổng.
                            [/QUOTE]

                            em tính toán cừ vây ngăn sông để thi công hố móng. Mô tả như sau: đóng cừ vây trong nước (1 lớp), rải vải địa kỹ thuật (phía hố móng), sau đó thả rọ đá lên. Hút nước hố móng.
                            Em dùng plaxis để tính toán ổn định cừ vây, tuy nhiên có mấy vấn đề như sau:
                            - chọn mô hình rọ đá là linear elastic, với E=15e3(Kn/m2), v=0.15, chọn material type (MT) là drained. và R_inter chọn = 0.6, liệu có đúng với thực tế ko? (rọ đá thả kiểu bậc thang, dưới đáy rộng, sau thì hẹp dần, cao trình đặt rọ đá gần bằng cao trình đỉnh tường)
                            - nền gồm 3 lớp thứ tự: sét pha, sét pha nặng, sét. em chọn mô hình mohr-culong, với MT là non-porous như bác long nói ở trên,
                            - trong calculation, chọn staged construction 2 gồm giai đoạn mô tả như trên, vậy thì trong giai đoan 1, đóng cừ, thả vải, thả rọ đá (chưa bơm nước ) thì phreatic line cho 3 lớp đất nền có cần generate ko??
                            - trong giai đoạn 2. đã hút nước rồi thì có cần generate phreatic line ko?
                            Rất mong bác Long, bác phạm Hà, bác Cường và các anh em giúp đỡ.
                            Cám ơn

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Plaxis 2D

                              Chào các bác.Thấy các bác bàn nhiều quá mình cũng muốn tham gia tí chút gọi là.
                              Hy vọng các bác không cho em là múa rìu qua mắt thợ nhé.
                              Hardening là tăng bền thì softening là khử bền.
                              Có bác nói mô hình Hardening soil model chỉ dùng cho đất cứng thì chắc là bác chưa hiểu kĩ lắm về vấn đề này.
                              Hardening ở đây người ta chỉ đến hiện tượng tăng bền biến dạng thể tích(mô hình đầu tiên được áp dụng là mô hình Cam clay do trường Đại học Cambridge và sau đó là modified-Camclay) Cha đẻ của lý thuyết trạng thái tới hạn là Roscoe.
                              Trong tăng bền còn phân biệt ra tăng bền thể tích được mô phỏng bằng mặt nắp trong mô hình (cap surface) và tăng bền biến dạng trượt trong HSM là áp dụng đường cong Hyperbolic của Duncan trường Đại học Berkely.
                              Có bác dùng non-porous để phân tích giả undrained cũng được.
                              và còn một cách nữa là các bác dùng các chỉ tiêu thí nghiệm ĐCCT để tính toán bằng nô hình MC và dùng MT là drained(cũng là một phân tích giả undrained).
                              Các bác không biết đã qua khóa học nào về cơ học đất trạng thái tới hạn chưa vậy(critical state soil mechanics). môn học này được dạy cho các sinh viên under-graduate ở các nước ngoài.
                              Ở việ nam có một giáo trình dịch từ bản nước ngoài là : Phương pháp phần tử hữu hạn trong địa cơ học. Không biết các bác có biết qua giáo trình này chưa. Nó cũng là một giáo trình đáng đọc.
                              Hẹn gặp lại các bác nhe
                              Rất vui được tham gia diễn đàn.
                              Thân chào các chú và các bác.
                              nc. oanh

                              Safety begins with team work

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Plaxis 2D

                                _Tôi chỉ biết có một cách duy nhất để sử dụng các thông số tổng là “phân tích bài toán không thoát nước bằng các thông số không thoát nước” nhưng trong trường hợp này thì phảI chọn Material typeNon-porous và tất cả kết quả nhận được biểu diễn bằng ưs tổng.
                                [/QUOTE]

                                em tính toán cừ vây ngăn sông để thi công hố móng. Mô tả như sau: đóng cừ vây trong nước (1 lớp), rải vải địa kỹ thuật (phía hố móng), sau đó thả rọ đá lên. Hút nước hố móng.
                                Em dùng plaxis để tính toán ổn định cừ vây, tuy nhiên có mấy vấn đề như sau:
                                - chọn mô hình rọ đá là linear elastic, với E=15e3(Kn/m2), v=0.15, chọn material type (MT) là drained. và R_inter chọn = 0.6, liệu có đúng với thực tế ko? (rọ đá thả kiểu bậc thang, dưới đáy rộng, sau thì hẹp dần, cao trình đặt rọ đá gần bằng cao trình đỉnh tường)
                                - nền gồm 3 lớp thứ tự: sét pha, sét pha nặng, sét. em chọn mô hình mohr-culong, với MT là non-porous như bác long nói ở trên,
                                - trong calculation, chọn staged construction 2 gồm giai đoạn mô tả như trên, vậy thì trong giai đoan 1, đóng cừ, thả vải, thả rọ đá (chưa bơm nước ) thì phreatic line cho 3 lớp đất nền có cần generate ko??
                                - trong giai đoạn 2. đã hút nước rồi thì có cần generate phreatic line ko?
                                Rất mong bác Long, bác phạm Hà, bác Cường và các anh em giúp đỡ.
                                Cám ơn[/QUOTE]

                                Bạn chỉ nên dùng tường cừ mà không dùng rọ đá nữa.
                                Nếu dùng mô hình MC thì nên dùng trạng thái drained với các thí nghiệm địa chất công trình của Việt Nam hiện nay, còn dùng non porous thì bạn nên dùng MC với hệ số poisson=0.495 và cu để mô phỏng quá trình không thoát nước(chịu tải nhanh của hệ)
                                Bạn nên dùng Rinter là 1.0 vì ma sát giữa rọ đá và đất nền có thể còn lớn nên việc phá hoại sẽ diễn ra tại đất nền.
                                Bỏ luôn vải địa đi. Vải địa trong bài toán của bạn chỉ có ý nghĩa cấu tạo trong thực tế chứ không ảnh hưởng trong bài toán này.
                                Bạn phải dùng Ko nếu mặt đất bằng phẳng còn không thì bạn phải dùng stageconstruction với Mweight=1. để tính toán ứng suất bản thân.
                                Các giải thích của tôi ứng với thông số đất ứng với trạng thái ứng suất hữu hiệu.
                                tức là c và phi là các thông số trong thí nghiệm cắt chậm có thoát nước (consolidated-drained).
                                Trong giai đoạn ban đầu bạn dùng Phreatic line chứ không phải trong các phase stage construction.
                                Bạn chỉ tính được flow field khi bạn đã định nghĩa điều kiện biên cho nó trong giai đoặn innitial genration.
                                Trong giai đoạn hút nước bạn generate water flow calculation (steady state caculation) chứ không phải là phreatic line
                                Chúc bạn thành công với bài toán của mình.
                                Bạn có thể gỏi file cho tôi để tiện giúp đỡ.
                                địa chỉ mail : nguyencongoanh@yahoo.com
                                mobile 0909214817
                                workstation 08228224
                                home 089810080
                                Thân chào
                                Last edited by nguyencongoanh; 25-07-2005, 09:24 AM.
                                nc. oanh

                                Safety begins with team work

                                Ghi chú

                                Working...
                                X