Nhiều công trình xây dựng ở TPHCM
Tiền tỉ trôi theo cọc móng
Cọc móng ở một công trình xây dựng phường Thảo Điền, quận 2 - TPHCM bị nghiêng lún trầm trọng
"Gần đây, nhiều công trình xây dựng ở TPHCM hay xảy ra sự cố khi thi công cọc, móng, gây thiệt hại rất lớn. Mới đây nhất là vụ sụp căn nhà 4 tầng ở đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp” (Báo Người Lao Động đưa tin ngày 27-7) - kỹ sư Vũ Quang Hoài, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Kiểm định Công nghệ thiết bị và Kiểm định Xây dựng-Bộ Xây dựng, Chi nhánh TPHCM (CONINCO), cho biết.
Dễ sạt nghiệp vì... sạt cọc
Ngày 29-7, có mặt tại một công trình xây dựng cao ốc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (quận 7) chúng tôi không khỏi giật mình khi thấy phần thi công cọc, móng bị xô lệch, làm sạt một phần đường đi. Theo nhận định của CONINCO, nguyên nhân là do phương án chống đỡ không tốt trong lúc thi công cọc bê tông cốt thép đã xảy ra hiện tượng sạt cọc. Ước tính số tiền thiệt hại do sự cố này khoảng 3 - 4 tỉ đồng.
Đến một công trình xây dựng cao ốc ở phường Thảo Điền, quận 2, cảnh tượng lại càng bi đát hơn khi hầu như toàn bộ phần cọc, móng bị nghiêng, có cái gãy khúc. Nhìn cảnh tượng này, một cán bộ trong ngành xây dựng lắc đầu: “Ngoài thiệt hại ước tính trên 10 tỉ đồng, việc khắc phục sự cố này cũng hết sức gay go. Phần cọc nghiêng nếu nhổ hết lên thi công lại cũng chưa chắc đã bảo đảm chất lượng vì nền đất đã “nát bấy”.
Ông N.K.T, phó giám đốc một công ty xây dựng, cho biết: “Thi công cọc, móng nếu không bảo đảm kỹ thuật để xảy ra sự cố làm sạt cọc rất dễ bị... sạt nghiệp vì số tiền để thi công lại có thể vượt quá mức bảo hiểm xây dựng nhiều lần. Nghiêm trọng hơn, nếu xảy ra tai nạn chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Một công trình ở quận 2 bị sạt cọc
Công trình kế bên bị vạ lây
Theo kỹ sư Hoài, các sự cố về cọc, móng ở các công trình trên là do đơn vị thiết kế thiếu kinh nghiệm, hoặc chưa thiết kế biện pháp thi công chống sạt đất. Đồng thời, đơn vị thi công cũng thiếu kinh nghiệm đối với các công trình ngầm. “Dù xảy ra ở những công trình tư nhân, thiệt hại không ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước, nhưng những sự cố về cọc, móng sẽ làm nước chảy rút cát và đất ở tầng sâu nên sẽ làm đất trượt, dễ gây nghiêng lún các công trình kế bên” - kỹ sư Hoài nhận định.
Kỹ sư Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TPHCM, cho rằng hiện nay do việc thiết kế và thi công phần cọc, móng ở một số công trình chưa bảo đảm kỹ thuật nên dễ xảy ra sự cố hư hỏng. “Đặc biệt, khi thi công trong điều kiện công trình có nhiều nhà xung quanh đòi hỏi đơn vị thiết kế lẫn thi công phải đưa ra đầy đủ các biện pháp xử lý nếu xảy ra sự cố, nhất là cọc, móng. Đơn vị cấp phép cũng phải kiểm tra các biện pháp này, khi thấy bảo đảm an toàn mới cấp phép. Đối với trường hợp nhà đã xây rồi, lại làm thêm tầng hầm nhưng không sửa thiết kế là rất nguy hiểm, dễ xảy ra lún sụp...” - kỹ sư Sanh nhấn mạnh.
Để hạn chế các sự cố về thi công cọc, móng, theo kỹ sư Hoài, nên thuê đơn vị thiết kế có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công hầm. Trước khi thi công, nên nhờ đơn vị kiểm định chuyên nghiệp kiểm định các công trình kế bên. Riêng việc thi công các công trình cao tầng, nên áp dụng phương pháp thi công của các nước tiên tiến cũng như máy móc thiết bị hiện đại để bảo đảm an toàn.
Sửa chữa theo biện pháp của đơn vị kiểm định
Liên quan đến việc khắc phục sự cố thi công cọc, móng cao ốc ở số 30-32 đường Lê Lai, quận 1 - TPHCM làm sạt đất, nứt tường các nhà kế bên (Báo Người Lao Động đưa tin ngày 15-7), ông Phạm Tiến Dũng, chủ đầu tư công trình trên, cho biết đã mời công ty kiểm định nhà nước khảo sát và đưa ra các biện pháp khắc phục và đơn vị thi công sẽ tiến hành sửa chữa cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo biện pháp của đơn vị kiểm định. Về sự cố trên, theo đơn vị thi công, nguyên nhân do gặp phải mạch nước ngầm và trời mưa liên tục trong suốt một tuần.
Một công trình ở quận 7, đang trong tình trạng dang dở vì... sạt cọc
Link trực tiếp:
http://www.nld.com.vn/tintuc/do-thi-hom-nay/197598.asp
Bài và ảnh: TRUNG THANH (Báo người lao động).
Tiền tỉ trôi theo cọc móng
Cọc móng ở một công trình xây dựng phường Thảo Điền, quận 2 - TPHCM bị nghiêng lún trầm trọng
"Gần đây, nhiều công trình xây dựng ở TPHCM hay xảy ra sự cố khi thi công cọc, móng, gây thiệt hại rất lớn. Mới đây nhất là vụ sụp căn nhà 4 tầng ở đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp” (Báo Người Lao Động đưa tin ngày 27-7) - kỹ sư Vũ Quang Hoài, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Kiểm định Công nghệ thiết bị và Kiểm định Xây dựng-Bộ Xây dựng, Chi nhánh TPHCM (CONINCO), cho biết.
Dễ sạt nghiệp vì... sạt cọc
Ngày 29-7, có mặt tại một công trình xây dựng cao ốc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (quận 7) chúng tôi không khỏi giật mình khi thấy phần thi công cọc, móng bị xô lệch, làm sạt một phần đường đi. Theo nhận định của CONINCO, nguyên nhân là do phương án chống đỡ không tốt trong lúc thi công cọc bê tông cốt thép đã xảy ra hiện tượng sạt cọc. Ước tính số tiền thiệt hại do sự cố này khoảng 3 - 4 tỉ đồng.
Đến một công trình xây dựng cao ốc ở phường Thảo Điền, quận 2, cảnh tượng lại càng bi đát hơn khi hầu như toàn bộ phần cọc, móng bị nghiêng, có cái gãy khúc. Nhìn cảnh tượng này, một cán bộ trong ngành xây dựng lắc đầu: “Ngoài thiệt hại ước tính trên 10 tỉ đồng, việc khắc phục sự cố này cũng hết sức gay go. Phần cọc nghiêng nếu nhổ hết lên thi công lại cũng chưa chắc đã bảo đảm chất lượng vì nền đất đã “nát bấy”.
Ông N.K.T, phó giám đốc một công ty xây dựng, cho biết: “Thi công cọc, móng nếu không bảo đảm kỹ thuật để xảy ra sự cố làm sạt cọc rất dễ bị... sạt nghiệp vì số tiền để thi công lại có thể vượt quá mức bảo hiểm xây dựng nhiều lần. Nghiêm trọng hơn, nếu xảy ra tai nạn chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.
Một công trình ở quận 2 bị sạt cọc
Công trình kế bên bị vạ lây
Theo kỹ sư Hoài, các sự cố về cọc, móng ở các công trình trên là do đơn vị thiết kế thiếu kinh nghiệm, hoặc chưa thiết kế biện pháp thi công chống sạt đất. Đồng thời, đơn vị thi công cũng thiếu kinh nghiệm đối với các công trình ngầm. “Dù xảy ra ở những công trình tư nhân, thiệt hại không ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước, nhưng những sự cố về cọc, móng sẽ làm nước chảy rút cát và đất ở tầng sâu nên sẽ làm đất trượt, dễ gây nghiêng lún các công trình kế bên” - kỹ sư Hoài nhận định.
Kỹ sư Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TPHCM, cho rằng hiện nay do việc thiết kế và thi công phần cọc, móng ở một số công trình chưa bảo đảm kỹ thuật nên dễ xảy ra sự cố hư hỏng. “Đặc biệt, khi thi công trong điều kiện công trình có nhiều nhà xung quanh đòi hỏi đơn vị thiết kế lẫn thi công phải đưa ra đầy đủ các biện pháp xử lý nếu xảy ra sự cố, nhất là cọc, móng. Đơn vị cấp phép cũng phải kiểm tra các biện pháp này, khi thấy bảo đảm an toàn mới cấp phép. Đối với trường hợp nhà đã xây rồi, lại làm thêm tầng hầm nhưng không sửa thiết kế là rất nguy hiểm, dễ xảy ra lún sụp...” - kỹ sư Sanh nhấn mạnh.
Để hạn chế các sự cố về thi công cọc, móng, theo kỹ sư Hoài, nên thuê đơn vị thiết kế có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công hầm. Trước khi thi công, nên nhờ đơn vị kiểm định chuyên nghiệp kiểm định các công trình kế bên. Riêng việc thi công các công trình cao tầng, nên áp dụng phương pháp thi công của các nước tiên tiến cũng như máy móc thiết bị hiện đại để bảo đảm an toàn.
Sửa chữa theo biện pháp của đơn vị kiểm định
Liên quan đến việc khắc phục sự cố thi công cọc, móng cao ốc ở số 30-32 đường Lê Lai, quận 1 - TPHCM làm sạt đất, nứt tường các nhà kế bên (Báo Người Lao Động đưa tin ngày 15-7), ông Phạm Tiến Dũng, chủ đầu tư công trình trên, cho biết đã mời công ty kiểm định nhà nước khảo sát và đưa ra các biện pháp khắc phục và đơn vị thi công sẽ tiến hành sửa chữa cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo biện pháp của đơn vị kiểm định. Về sự cố trên, theo đơn vị thi công, nguyên nhân do gặp phải mạch nước ngầm và trời mưa liên tục trong suốt một tuần.
Một công trình ở quận 7, đang trong tình trạng dang dở vì... sạt cọc
Link trực tiếp:
http://www.nld.com.vn/tintuc/do-thi-hom-nay/197598.asp
Bài và ảnh: TRUNG THANH (Báo người lao động).
Ghi chú