QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

    Nhiều công trình xây dựng ở TPHCM

    Tiền tỉ trôi theo cọc móng

    Cọc móng ở một công trình xây dựng phường Thảo Điền, quận 2 - TPHCM bị nghiêng lún trầm trọng
    "Gần đây, nhiều công trình xây dựng ở TPHCM hay xảy ra sự cố khi thi công cọc, móng, gây thiệt hại rất lớn. Mới đây nhất là vụ sụp căn nhà 4 tầng ở đường Nguyễn Kiệm, quận Gò Vấp” (Báo Người Lao Động đưa tin ngày 27-7) - kỹ sư Vũ Quang Hoài, Phó Giám đốc Công ty Tư vấn Kiểm định Công nghệ thiết bị và Kiểm định Xây dựng-Bộ Xây dựng, Chi nhánh TPHCM (CONINCO), cho biết.

    Dễ sạt nghiệp vì... sạt cọc

    Ngày 29-7, có mặt tại một công trình xây dựng cao ốc ở khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng (quận 7) chúng tôi không khỏi giật mình khi thấy phần thi công cọc, móng bị xô lệch, làm sạt một phần đường đi. Theo nhận định của CONINCO, nguyên nhân là do phương án chống đỡ không tốt trong lúc thi công cọc bê tông cốt thép đã xảy ra hiện tượng sạt cọc. Ước tính số tiền thiệt hại do sự cố này khoảng 3 - 4 tỉ đồng.

    Đến một công trình xây dựng cao ốc ở phường Thảo Điền, quận 2, cảnh tượng lại càng bi đát hơn khi hầu như toàn bộ phần cọc, móng bị nghiêng, có cái gãy khúc. Nhìn cảnh tượng này, một cán bộ trong ngành xây dựng lắc đầu: “Ngoài thiệt hại ước tính trên 10 tỉ đồng, việc khắc phục sự cố này cũng hết sức gay go. Phần cọc nghiêng nếu nhổ hết lên thi công lại cũng chưa chắc đã bảo đảm chất lượng vì nền đất đã “nát bấy”.

    Ông N.K.T, phó giám đốc một công ty xây dựng, cho biết: “Thi công cọc, móng nếu không bảo đảm kỹ thuật để xảy ra sự cố làm sạt cọc rất dễ bị... sạt nghiệp vì số tiền để thi công lại có thể vượt quá mức bảo hiểm xây dựng nhiều lần. Nghiêm trọng hơn, nếu xảy ra tai nạn chết người thì phải chịu trách nhiệm hình sự”.
    Một công trình ở quận 2 bị sạt cọc

    Công trình kế bên bị vạ lây

    Theo kỹ sư Hoài, các sự cố về cọc, móng ở các công trình trên là do đơn vị thiết kế thiếu kinh nghiệm, hoặc chưa thiết kế biện pháp thi công chống sạt đất. Đồng thời, đơn vị thi công cũng thiếu kinh nghiệm đối với các công trình ngầm. “Dù xảy ra ở những công trình tư nhân, thiệt hại không ảnh hưởng đến ngân sách Nhà nước, nhưng những sự cố về cọc, móng sẽ làm nước chảy rút cát và đất ở tầng sâu nên sẽ làm đất trượt, dễ gây nghiêng lún các công trình kế bên” - kỹ sư Hoài nhận định.

    Kỹ sư Phan Phùng Sanh, Phó Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật xây dựng TPHCM, cho rằng hiện nay do việc thiết kế và thi công phần cọc, móng ở một số công trình chưa bảo đảm kỹ thuật nên dễ xảy ra sự cố hư hỏng. “Đặc biệt, khi thi công trong điều kiện công trình có nhiều nhà xung quanh đòi hỏi đơn vị thiết kế lẫn thi công phải đưa ra đầy đủ các biện pháp xử lý nếu xảy ra sự cố, nhất là cọc, móng. Đơn vị cấp phép cũng phải kiểm tra các biện pháp này, khi thấy bảo đảm an toàn mới cấp phép. Đối với trường hợp nhà đã xây rồi, lại làm thêm tầng hầm nhưng không sửa thiết kế là rất nguy hiểm, dễ xảy ra lún sụp...” - kỹ sư Sanh nhấn mạnh.

    Để hạn chế các sự cố về thi công cọc, móng, theo kỹ sư Hoài, nên thuê đơn vị thiết kế có kinh nghiệm để thiết kế biện pháp thi công hầm. Trước khi thi công, nên nhờ đơn vị kiểm định chuyên nghiệp kiểm định các công trình kế bên. Riêng việc thi công các công trình cao tầng, nên áp dụng phương pháp thi công của các nước tiên tiến cũng như máy móc thiết bị hiện đại để bảo đảm an toàn.

    Sửa chữa theo biện pháp của đơn vị kiểm định

    Liên quan đến việc khắc phục sự cố thi công cọc, móng cao ốc ở số 30-32 đường Lê Lai, quận 1 - TPHCM làm sạt đất, nứt tường các nhà kế bên (Báo Người Lao Động đưa tin ngày 15-7), ông Phạm Tiến Dũng, chủ đầu tư công trình trên, cho biết đã mời công ty kiểm định nhà nước khảo sát và đưa ra các biện pháp khắc phục và đơn vị thi công sẽ tiến hành sửa chữa cho các hộ dân bị ảnh hưởng theo biện pháp của đơn vị kiểm định. Về sự cố trên, theo đơn vị thi công, nguyên nhân do gặp phải mạch nước ngầm và trời mưa liên tục trong suốt một tuần.
    Một công trình ở quận 7, đang trong tình trạng dang dở vì... sạt cọc
    Link trực tiếp:
    http://www.nld.com.vn/tintuc/do-thi-hom-nay/197598.asp

    Bài và ảnh: TRUNG THANH (Báo người lao động).

  • #2
    Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

    "Sạt cọc" nghĩa là sao?Từ này khó hiểu quá.E chưa nghe bao giờ?Lúc ép cọc hay đóng cọc thì chống đỡ cái gì?Theo em hiểu thì là lúc thi công cọc thì để bảo vệ móng cho các xung quanh thôi .Chứ cái cọc mình đóng nó sạt là sao???Mới đóng cọc đã có móng đâu mà sạt.Bó tay ko hiểu gì cả.Nhìn bài viết thấy toàn cao thủ trả lời toàn từ chuyên ngành.Chắc phải lập 1 topic về giải nghĩa các từ chuyên ngành xây dựng quá

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

      Không hiểu các bác nhà ta ép cọc hay đóng cọc cũng như chiều sâu cắm đến đâu mà đổ lỗi do mưa liên tục và gặp mực nước ngầm. Tôi cũng không hiểu thuật ngữ "sạt cọc" là cái gì, đọc mãi vẫn chưa hiểu

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

        Nguyên văn bởi tranly
        Không hiểu các bác nhà ta ép cọc hay đóng cọc cũng như chiều sâu cắm đến đâu mà đổ lỗi do mưa liên tục và gặp mực nước ngầm. Tôi cũng không hiểu thuật ngữ "sạt cọc" là cái gì, đọc mãi vẫn chưa hiểu
        "Sạt cọc" tức là cọc sau khi ép xong thì chưa có vấn đề gì cả, sau đó tiến hành thi công tầng hầm, tất nhiên là phải đào đất đến cao độ đáy tầng hầm (thường lớn lắm 5-6m)==> cọc xung quanh bị khối đất đẩy (áp lực đất) làm cho cọc sạt thôi. Tất nhiên là có chống cừ lasen xung quanh nhưng nếu tính toán và khảo sát ko kỹ thì sự cố vẫn xảy ra. Vấn đề này hiện nay theo tôi được biết là xảy ra khá phổ biến (ở Tp HCM có 1 công trình thi công sát bờ sông sau khi đào đất làm tầng hầm cọc nhồi bị "đẩy" đi đến 0.5m-1m và chi phí khảo sát, thiết kế ép cọc bổ sung....lên đến hơn 10 tỷ đó). Vì vậy cần cẩn báo anh em ta cẩn thận khi thi công những công trình kiểu này.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

          Cái vụ này nếu các bác có dịp đi ngang Cần Giờ thì các bác sẽ thấy có 1 số cầu vừa mới đóng cọc xong, chưa kịp đổ trụ thì nguyên hệ cọc 40x40cm bị đẩy lệch sang từ 0,5~2m. Điều này thật sự kì lạ, lần đầu tiên em mới chứng kiến chuyện này và tới bây giờ vẫn chưa có quan điểm nào thật sự giải thích trọn vẹn hiện tượng này. Đến nổi sau này phải thay đổi lại chiều dài nhịp để chuyển từ hệ cọc đóng sang hệ cọc nhồi. Như vậy thì công trình mới ổn định và đến nay thì chưa thấy chuyện gì xãy ra thêm cả.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

            Nguyên văn bởi makhoingo View Post
            "Sạt cọc" tức là cọc sau khi ép xong thì chưa có vấn đề gì cả, sau đó tiến hành thi công tầng hầm, tất nhiên là phải đào đất đến cao độ đáy tầng hầm (thường lớn lắm 5-6m)==> cọc xung quanh bị khối đất đẩy (áp lực đất) làm cho cọc sạt thôi. Tất nhiên là có chống cừ lasen xung quanh nhưng nếu tính toán và khảo sát ko kỹ thì sự cố vẫn xảy ra. Vấn đề này hiện nay theo tôi được biết là xảy ra khá phổ biến (ở Tp HCM có 1 công trình thi công sát bờ sông sau khi đào đất làm tầng hầm cọc nhồi bị "đẩy" đi đến 0.5m-1m và chi phí khảo sát, thiết kế ép cọc bổ sung....lên đến hơn 10 tỷ đó). Vì vậy cần cẩn báo anh em ta cẩn thận khi thi công những công trình kiểu này.
            Vậy khi sảy ra hiện tượng này , cọc bị sạt . thì khắc phục thế nào ???
            TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

              Nguyên văn bởi ksminh View Post
              Vậy khi sảy ra hiện tượng này , cọc bị sạt . thì khắc phục thế nào ???
              nói rồi đó : " ...chi phí khảo sát, thiết kế ép cọc bổ sung "

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

                Nguyên văn bởi quynhnt View Post
                "Sạt cọc" nghĩa là sao?Từ này khó hiểu quá.E chưa nghe bao giờ?Lúc ép cọc hay đóng cọc thì chống đỡ cái gì?Theo em hiểu thì là lúc thi công cọc thì để bảo vệ móng cho các xung quanh thôi .Chứ cái cọc mình đóng nó sạt là sao???Mới đóng cọc đã có móng đâu mà sạt.Bó tay ko hiểu gì cả.Nhìn bài viết thấy toàn cao thủ trả lời toàn từ chuyên ngành.Chắc phải lập 1 topic về giải nghĩa các từ chuyên ngành xây dựng quá
                Mình e rằng rồi đây các cao thủ sẽ còn đẻ thêm nhiều từ không hiểu nổi. Chắc gì đã dừng lại ở cái "cọc sạt" không có trong chuyên ngành xây dựng từ xưa đến nay..., tưong lai rồi sẽ còn nhiều sáng tạo !?! Bạn hãy cố mà hiểu thêm những từ hiện đại mới có thể theo kịp với những cải cách của tuổi trẻ hôm nay.
                Không cần phải thêm topic về ngữ nghĩa gì cả cứ để tự phát cho phong phú thêm tiếng nước nhà.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

                  cái này ngoài HN gọi là trôi đầu cọc phải ko các bác.
                  Em nghĩ đây là do địa chất trong đó phức tạp.tầng đất tốt (tầng Vĩnh Phú) ở độ sâu lớn.nên nếu ép cọc thì sẽ ko đến nơi do đó cọc phần ma sát là quan trọng.khi các cọc chưa được lên kết nhau bằng đài cọc mà có địa chất kiểu "dung dịch" thì dễ bị trôi thôi.
                  chúc ý kiến có j ko đúng mong các pro chỉ giáo

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

                    Hiện tượng trôi cọc(hay sạt cọc) đều là một cả. Hiện nay ở Tp.HCM xảy ra hiện tượng này rất nhiều như Q7, Q8, Bình Chánh, Cần Giờ.
                    Vì địa chất ở những vùng này yếu:đất chảy (nước lưu thông trong đất rất nhiều). Lúc đầu khi ép cọc vào trong đất thì chưa vấn đề gì xảy ra cả nhưng khi thi công tầng hầm phải đào sâu xuống làm nước trong đất chảy kéo theo bùn cát làm cho cọc bị nghiêng do áp lực của đất lúc đó lớn rất nhiều.
                    Hiện công trình chung cư đang làm ở Bình Chánh đang gặp sự cố này, xử lý tốn tiền lắm.
                    Ngoài hiện tượng trôi cọc còn có các hiện tượng khác như nổ cọc, tụt cọc.
                    Những từ ngữ này thật ra không có gì xa lạ cả, lúc còn đi học thì không nghe nói nhưng khi đi làm sẽ biết thôi mà! Nếu xảy ra sự cố này thì mệt rồi!
                    Last edited by honglich; 20-07-2010, 09:11 AM.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

                      Công trình anh ksminh làm ở bình chánh . cọc bị nghêng khoảng 500 mm . Cọc ly tâm ust .Anh Minh sử lý thế này : khi thử PDA thì cọc không khuyết tật . và SCT vẫn đảm bảo là 400 tấn . Như vậy chỉ sử lý lệch tâm thôi . Còn nếu PDA báo là bị nứt hay gãy cọc . thì xem nó gãy ở đoạn nào thì cắt đoạn nó . rồi nối lên đúng cao trình thiết kế . Nhưng nếu gãy sâu quá thì phải bổ xung cọc khoan nhồi .

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

                        anh em nào có hình ảnh về sự cố này up lên để các kỹ sư trẻ rút kinh nghiệm trong quá trình thiết kế cũng như thi công.

                        Cảm ơn đã đọc bài viết .
                        Nơi cư ngụ : Q9- Tp.HCM

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

                          Nguyên văn bởi honeydiep View Post
                          Công trình anh ksminh làm ở bình chánh . cọc bị nghêng khoảng 500 mm . Cọc ly tâm ust .Anh Minh sử lý thế này : khi thử PDA thì cọc không khuyết tật . và SCT vẫn đảm bảo là 400 tấn . Như vậy chỉ sử lý lệch tâm thôi . Còn nếu PDA báo là bị nứt hay gãy cọc . thì xem nó gãy ở đoạn nào thì cắt đoạn nó . rồi nối lên đúng cao trình thiết kế . Nhưng nếu gãy sâu quá thì phải bổ xung cọc khoan nhồi .
                          Có vài đặc điểm của cọc ly tâm mình muốn đưa ra như sau:
                          - Cọc ly tâm chịu lực dọc rất tốt (SCT vật liệu)
                          - Khả năng chịu lực ngang kém, tiết diện nhỏ, thép ít.
                          Vì vậy trường hợp bạn đưa ra chưa hẳn là cọc bị nghiêng (cọc nghiêng 0.5m là quá lớn), mà là cọc đã bị gãy ở phần nào đó rồi - thường là gãy ở phía trên do các tác động ngoại tải.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

                            trước khi ép coc đại trà thì phải ép thí nghiệm một số cọc rồi lấy kết quả để bên thiềt kế kiểm tra và tính toán lại số lượng coc và chiều dài cọc cho phù hợp với địa chất và tải trọng công trình.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Sự cố cọc trôi (hiện nay đang phổ biến)!

                              Cái này anh em liên hệ với thầy Lê Anh Hoàng bên trường ĐH MỞ nha, lúc trước (2006) tôi học bồi dưỡng tvgs thầy có giới thiệu biện pháp thi công xử lý cọc bị nghiêng, sạt...Và Thầy Hoàng nhận thi công xử lý luộn
                              KS. NGUYỄN THANH HIỀN
                              Phone: 0907.714.779 - 0932.714.779
                              Mail:hien_focusgroup@yahoo.com
                              SỰ BỀN CHÍ LÀ CỘI NGUỒN CỦA THỊNH VƯỢNG

                              Ghi chú

                              Working...
                              X