Thông báo

Collapse
No announcement yet.

tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • tính toán lún theo thời gian bằng pp PTHH

    Hiện nay tôi đang tìm hiểu vấn đề lún theo thời gian bằng PP phần tử hữu hạn sử dụng mô hình nền Cam clay.Bài tóan được đ ưa ra là :
    Nền đường đắp cao tựa trên một lớp đất mềm ( soft clay) có khả năng chịu lực yếu và nền phải chia thành nhiều giai đọan để đắp
    Tôi cần sự giúp đở của các bạn về vấn đề sau :
    1/Theo TCVN về tính tóan nền đất yếu theo thời gian phải tính hai th : ổn định và biến dạng nền .Vậy
    a.Sự tính tóan hai vấn đuề trên có lien quan gì với nhau ?
    b.Nó có xét đến sự tăng sức chịu tải theo thời gian hay không ?
    2/Tính lún cố kết theo thời gian bằng phần mềm PLAXIS có đặc đ iểm chính nào ?
    3/Tính ổn đ ịnh nền đắp theo PLAXIS ?

  • #2
    Bài toán tính lún theo thời gian có liên quan tới vấn đề cố kết và tính từ biến của đất. Tính toán theo ổn định và biến dạng nền là tính toán biến dạng trượt và độ lún của nền đất nên còn liên quan tới cả độ bền chống cắt của đất theo thời gian (phụ thuộc vào áp lực nước lỗ rỗng). Trong PLAXIS đã có sẵn các mô hình đất CAM-CLAY như hardening soil, Soft soil creep,.... ngoài ra trong bản Palxis version 8 bạn còn có thể tự lập được mô hình đất bẳng các quan hệ US-BD và các thông số đầu vào của riêng mình. Khi tính ổn định trong PLAXIS sử dụng phưpowng pháp c-phi reduce để tính hệ số an toàn chứ không tính hệ số an toàn theo phương pháp cổ điển tính ổn định cho mái dốc Trong phần tutorial của PLAXIS 7.2 cũng có 1 ví dụ về tính ổn định của đập đất được thi công theo từng giai đoạn đắp khác nhau, bạn có thể tham khảo thêm. Hiện nay có anh Bùi Trường Sơn là giảng viên trường đại học Bách khoa TP.Hồ Chí Minh cũng đã hoàn thành luận án Ph.D về vấn đề "ổn định của đất đắp trên nền đất yếu bão hòa nước" tại đại học tổng hợp xây dựng quốc gia Moscow. Trong luận văn của anh Sơn cũng có sử dụng mô hình CAm-CLAY của PLAXIS để tính ổn định của nền đất đắp theo thời gian. Bạn có thể liên hệ với anh Sơn để trao đổi thêm.

    Ghi chú


    • #3
      ban tuanibst !
      ban cho minh dia chi email cua Mr Son nhe ! toi dang rat can su giup do ve numerical modelling in Cônsolidation with time and PLAXIS pro
      vui long nhan vao dia chi : tuan_nghuu@yahoo.com

      Ghi chú


      • #4
        Vấn đề của bạn đưa ra rất hay, mình cũng đang nghiên cứu về ảnh hưởng của quá trình cố kết của đất yếu đến ứng xử của hệ tường MSE bằng mố hình SS và HS của Plaxis. Nhưng kiến thức Cơ học đất tới hạn của mính cũng có hạn, chưa dám có ý kiến. Bộ mốn Địa cơ Nền Móng của Đại học Bách Khoa TP.HCM có thầy Trà Thanh Phương, mới tốt nghiệp ở Pháp về, và thầy Trần Xuân Thọ, mới tốt nghiệp ở Slovakia về, nghiên cứu rất sâu về Plaxis và Cơ học đất trạng thái tới. Bạn có thể vào trang WEB của Khoa Xây Dựng - ĐH Bách Khoa để xin địa chỉ mail của các thầy, nếu mình liên lac được thì cũng sẽ gởi cho ban. Hy vọng sau này, chúng ta sẽ trao đổi nhiều về phương pháp số trong phân tích ứng xử của đất, đây là một vấn đề rất hay.
        Cám ơn các bạn đã xem bài này và mong được trao đổi thệm
        Last edited by DNCHAU; 11-12-2004, 05:33 PM.

        Ghi chú


        • #5
          DNCHAU !
          Cam on ban rat nhieu vi da doc van de cua toi.
          Ban co the dua vao Gôgle de tim van de.
          Key word : numerical modelling , soft soil.....( tim kiem thong qua BDF hoac word hoac PP)
          co nhieu bai bao viet rat hạy( Almeida,Britto...)
          ban co the goi email cho minh qua yahoo cho tien lien lac
          Va toi cung co the gui bai cho ban bang Attackment

          Ghi chú


          • #6
            Thiết kết Nền Móng theo Lộ trình ứng suất

            Chào các bạn!
            Các bạn có nguồn tài liệu nào viết về Thiết kết Nền Móng theo Lộ trình ứng suất không chỉ cho mình với, mình đang rất quan tâm về vấn đề này?
            Rất mong được sự giúp đỡ của tất các bạn! Cám ơn.

            Ghi chú


            • #7
              Nguyên văn bởi tuanibst
              Trong PLAXIS đã có sẵn các mô hình đất CAM-CLAY như hardening soil, Soft soil creep,....
              Theo tôi thì mô hình Cam Clay (CC) không bao gồm mô hình HS hay SSC. Đây là các mô hình khác nhau với các giả thiết cơ học ban đầu khác nhau; các thông số của mô hình khác nhau, áp dụng cho các loại đất cũng khác nhau. Mô hình CC áp dụng cho đất sét nói chung; HS có thể áp dụng cho mọi loại đất; SSC áp dụng cho đất sét yếu, bụi, đất cố kết thông thường, SSC có tính đến tính từ biến của đất mà HS không đề cập.
              * Còn về chủ đề cố kết thấm của đất sét, tôi thấy rất thú vị và "khó", giá mà các bạn up lên một vài bài báo cụ thể thì trao đổi dễ hơn. Có thể nói chừng nào người ta còn nghiên cứu về cơ học đất thì người ta còn phải "sờ" đến nó.
              Trần Đức Cường @: duccuong_tran@yahoo.com

              Ghi chú


              • #8
                Bạn Cường nói vừa đúng vừa không đúng. Các mô hình của Plaxis đưa ra không phải là Original Cam-Clay. Thực tế là mô hình H-S của Plaxis, được quảng cáo rất ghê nhưng thực ra là một mô hình khá què quặt (tai sao lai què quặt thì xin xem ở Potts and Zdravkovic (1999). Mô hình này thậm chí đem so với mô hình Cam-Clay sơ khởi của Schofield and Wroth (1968) cũng đã thấy có nhiều hạn chế (tất nhiên là cũng có nhiều ưu điểm). Hai điểm khác biệt cơ bản của H-S (Plaxis) so với họ Cam-Clay là:

                1. H-D sử dụng đường bao cường độ của Mohr-Coulomb chứ không sử dụng đường tới hạn (critical state line).

                2. Hàm dẻo (yield surface) của H-S luôn luôn nằm dưới đường bao cường độ. Điều này dẫn tới nhược điểm cơ bản của H-S là không mô hình hóa được sét quá cố kết và cát chặt (strain-softening materials).

                Mô hình H-S của Plaxis có thể xếp vào họ Cap models. Đặc điểm cơ bản của dòng này là sử dụng nhiều hơn một phương trình để mô tả tính dẻo của đất. Cụ thể là tính dẻo của đất sẽ khác nhau trong điều kiện ứng suất khác nhau (3 trục hoặc đẳng hướng...). Trong khác cap models được thương mại hóa hiện nay thì cap model của ABAQUS theo tôi là khá hơn cả.

                Mô hình Cam-Clay khởi đầu từ năm 68 (see Schofield and Wroth 1968), sau đó được cải tiến lại thành modified Cam-Clay (được ứng dụng rất rộng rãi, trong khi Cam-Clay đã được đưa vào bảo tàng từ lâu). Sự cải tiến của các model họ Cam-Clay sau nay chủ yếu nhằm vào hình dạng của hảm dẻo (Egg Cam-Clay models chẳng hạn).

                References

                1. Schofield, A. N., and Wroth, C. P. (1968). Critical State Soil Mechanics. New York: McGraw-Hill.
                2. Potts, D.M. and Zdravkovic, L. (1999). “Finite element analysis in geotechnical engineering: Volume I - Theory.” Telford Publishing, London.
                3. Plaxis User's Manual
                4. ABAQUS User's Manual

                Ghi chú


                • #9
                  Về câu hỏi thứ nhât của bạn nguyenhuutuan:

                  Trong thiết kế, nếu bạn tính sức chịu tải và lún của nền bằng tay (không dùng PTHH) thì qui trình tính toán hoàn toàn độc lập với nhau.

                  Với sức chịu tải, các công thức của Terzaghi, Meyerhof, Vesic... thường được áp dụng. Các công thức này được derived từ lý thuyết dẻo (plastic theory - upper bound approach) trong đó mặt trượt được giả thiết trước sau đó tải trọng tới hạn sẽ được tính dựa trên hình dạng của mặt trượt giả định kết hợp với cân bằng tĩnh.

                  Tính lún của nền trước hết cần phải xem nền thuộc loại đất gì. Nếu là cát thì dùng lý thuyết đàn hồi. Nếu là sét thì có 2 trường hợp: (1) không thoát nước thì dùng lý thuyết đàn hồi; (2) thoát nước thì dùng lý thuyết cố kết. Phân bố tải trọng theo độ sâu dùng trong công thức tính lún có thể sử dụng mô hình của Buissinesq hay của Westergaard.

                  Như vậy, nếu áp dụng qui trình tính toán nêu trên thì hiện tượng sức chịu tải của nền tăng theo thời gian (vì cố kết) sẽ không được kể đến.

                  Hiện tượng tăng sức chịu tải của nền do cố kết là hệ quả của:

                  1. Ứng suất hữu hiệu (effective stress) tăng theo thời gian do áp lực nước lỗ rộng giảm. Điều này dân cơ đất đương nhiên ai cũng hiểu.

                  2. Liên kết của các hạt đất (soil fabric) thay đổi (cái này mới, ít người nghiên cứu).

                  Nếu sử dụng phần tử hữu hạn, hiện tượng tăng cường độ của đất theo thời gian hoàn toàn có thể mô hình hóa được. Việc mô hình hóa sự tăng cường độ do soil fabric thay đổi theo tôi hiện nay vẫn chưa ai đề cập tới.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Gửi các bạn đồng nghiệp,
                    Trong công thức tính sức chịu tải nền xét đến dung trọng đẩy nối khi lớp đất dưới mực nước ngầm, tuy nhiên theo tôi dung trọng đẩy nối chỉ hợp lý với cát, còn với đất sét thì chưa rõ có cần tính dung trọng đẩy nổi hay không và nếu tính thì công thức tính thế nào đối với từng loại đất sét. Mong các anh chia sẻ kinh nghiệm.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Không hiểu ý của hacidmember ở post bên trên. Theo như hacidmember thì:

                      1) Dung trọng đẩy nổi trong công thức tính sức chịu tải của nền chỉ hợp lý với đất cát mà không hợp lý với đất sét?

                      2) Cách tính dung trọng đẩy nổi của các loại sét khác nhau có thể khác nhau?

                      Tại sao???

                      Theo tôi hiểu trong công thức tính sức chịu tải của đất nền: qult = cNc + qNq + 0.5gBNg thì q (trọng lượng lớp đất trên đáy móng) được tính dựa trên dung trọng đẩy nổi của đất. Không cứ là cát hay sét, dung trọng đẩy nổi LUÔN LUÔN được tính bằng hiệu số của dung trọng tự nhiên trừ đi dung trọng của nước.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Nhân đang nói về sức chịu tải của nền, tôi có câu đố vui cho các kỹ sư trẻ như sau:

                        Sức chịu tải của cùng một loại đất, ở cùng một độ sâu là như nhau - Đúng? sai? tại sao?

                        Ghi chú


                        • #13
                          Sức chịu tải của nền

                          Với cùng một loại đất và ở cùng một độ sâu nhưng sức chịu tải của nó sẽ khác nhau, bởi sức chịu tải của nền đất còn phụ thuộc vào hình dạng, kích thước móng và quá trình gia tải. Do đó, phương án trả lời là: Sai.
                          96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
                          TEL: 9763564-FAX: 9745233
                          @: ACE@FPT.VN

                          Ghi chú


                          • #14
                            Bạn trả lời vậy là đúng rồi. Sức chịu tải của nền đất không phải là một giá trị cố định. Với cùng một loại đất và ở cùng một độ sâu thì sức chịu tải của nền phụ thuộc vào những yếu tố sau đây:

                            1. Hình dạng đáy móng (cụ thể là chiều rộng đáy móng)
                            2. Vị trí mực nước ngầm
                            3. Sắp xếp của các lớp đất dưới đáy móng
                            4. Hình dạng bề mặt đất (nằm ngang hay nằm nghiêng)
                            5. Đặc điểm của tải trọng (đúng tâm, lệch tâm, tải trọng ngang...)

                            Ghi chú


                            • #15
                              em cũng xin hỏi bác về trường hợp móng như thế này thì có cần lưu ý gì không ạ. Cám ơn bác trước.
                              Attached Files
                              96 ĐỊNH CÔNG, PHƯƠNG LIỆT, THANH XUÂN
                              TEL: 9763564-FAX: 9745233
                              @: ACE@FPT.VN

                              Ghi chú

                              casino siteleri bahis siteleri
                              erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                              bahis siteleri
                              bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                              hd sex video
                              Mobilbahis
                              antalya escort bayan
                              gaziantep escort
                              betpas gncel link
                              gaziantep escort
                              bonus veren siteler
                              pinbahis pinbahis dizitune.com
                              bostanci escort pendik escort
                              ?stanbul Escort
                              Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                              betbonusking.com deneme bonusu
                              deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                              gvenilir casino siteleri
                              Kacak iddaa Siteleri
                              mraniye escort sancaktepe escort
                              quixproc.com
                              Working...
                              X