QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính độ võng dầm bêtông

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Hi anh t@l,

    Vậy chắc wuyen đang làm về lý thuyết FEA, trong đó có dính đến tính toán bêtong xem như một ứng dụng nhỏ.
    Còn t@l, thiên về ứng dụng hơn, dùng FE, cụ thể là các phần mềm có sẳn, để tính toán, không đi xa về FE
    wuyen cũng làm phần nhiều về ứng dụng thôi. Chính xác là test 3D concrete models cho kết cấu BT và BTCT cho nhiều cách đặt lực khác nhau: monotonic và cyclic loading sau đó dùng cho artificial earthquakes.
    Ở đây xin trở lại một chút vấn đề về bác hỏi ở email trước về liên quan đến mô hình cho bêtong và cốt thép:

    Mô hình bêtong wuyen đang dùng là loại smeared ***** model, dùng kết hợp lý thuyết plasticity - damage - contact và có xét đến thermodynamics. Ngoài các mô tả phổ biến cho bêtong, mô hình còn có khả năng mô tả (sorry, đoạn này xin viết bằng English): loss of tensile strength with compressive crushing, aggregate interlock on partially and fully formed *****s, ***** opening and closing with both shear and ***** surface movements. Do đó sẽ có khả năng dùng cho các loại đặt lực đề cập ở trên.
    Dù sao đây vẫn là lý thuyết, do đó mình vẫn còn phải test dài dài

    Mô hình cốt thép thì dùng plasticity theory with linear hardening


    Trên thực tế, theo t@l, các trạng thái đó chắc là chỉ tồn tại trong phòng thí nghiệm hay là các mô hình trên máy tính. Chứ ngoài đời, có ai dám để công trình của mình bị nứt đến cả cm, bị võng đến vài cm (với đầm 3 mét và chịu tải đến 'gãy' thì cũng phải nứt và võng đến thế wuyen nhỉ ??? ) mà không chịu sữa chửa hay là đập đi
    wuyen cũng có đề cập giống vậy ở emails trước, hiện giờ mình cũng không dám nghĩ xa hơn ngoằi cái research bé tẹo nhưng lại có quá nhiều assumptions của mình

    Ah, t@l không hiểu ở chổ (mesh dependency) ? hiển nhiên là với vấn đề nào cũng thế, nếu dung FE thì kết quả phải phụ thuộc vào loại phần tử và kích thước được chọn chứ ! về cơ bản, nếu kích thước phần tử càng nhỏ thì kết quả càng chính xác ! Không biết wuyen dùng phần tử nào cho bêtong và kích thước thay đổi như thế nào nhỉ ?
    Về nguyên lý của standard FE, thì khi kích thước phần tử càng nhỏ thì kết quả của FE sẽ hội tụ (converge) đến 1 kết quả giống nhau. Mesh dependency là hiện tượng trái ngược với cách đó. Nếu bác dùng FE như thông thường cho 1 loại vật liệu mà quan hệ ứng suất-biến dạng tại 1 gauss point có dạng softening - tức là ứng suất giảm về zero sau khi đạt giá trị maximum (bêtong thường được giả định loại này) - thì bác sẽ gặp chú mesh dêpndency này

    Theo kinh nghiệm, với bê tông, nếu dùng kích thước phần tử bằng với kích thước lớn nhất (Dmax) của đá (dùng co bê tông đó) thì kết quả mô hình chính xác nhất so với kết quả thí nghiệm (kinh nghiệm thôi, không phải đúng cho mọi trường hợp )
    Cái này chắc nói theo cách dùng non-local model (Bazant, Pijaudier-Cabot, Jirasek). Ở đó vùng bị phá hủy cục bộ được biểu thị thông qua non-local radius (R) và có thể liên quan đến Dmax (có nghiên cứu nói khoảng ~3Dmax thì phải). Do đó, kích thước phần tử phải nằm trong vùng này.
    Nhưng với cách dùng model không theo non-local model, thì kích thước phần tử chọn khá thoải mái không liên quan gì đến Dmax. Tuy nhiên cần đảm bảo năng lượng mất đi trong phần tử là như nhau (concrete model của mình giới thiệu ở trên là theo cách này).

    Nếu ai quan tâm sâu về non-local damage model, wuyen có thể giới thiệu 1 người bạn đang làm về vấn đề này ở Oxford University.

    Vậy nhé, nếu wuyen muốn thảo luận cách tính của Model Code hay ACI, phá hoại cục bộ, độ cứng thay đổi theo chiều dại dầm, các giai đoạn làm việc của dầm, mô hình cho từng giai đoạn, chắc phải có công thức, tài liệu và mô hình cụ thể thôi, nói với nhau trên diễn đàn thế này làm sao hết được.
    My pleasure, sẽ đi đêm riêng với anh t@l hé

    wuyen

    Ghi chú


    • #17
      Chào các bác,
      NGhe mấy bác làm research nói chuyện về damage mechanics vui quá. Mấy bác có ebook về món này không cho em xin. Có khi sau này em cũng cần đến.
      Thanh trước.
      P.S: hai cái quyển sách mà bác tal nói bác có thể gửi cho em được không ạ?
      Spread your wings and fly...

      Ghi chú


      • #18
        Hi wuyen,

        t@l không biết là cái "model of concrete behaviour" đó là wuyen đang phát triển hay là đang test nhĩ ! Nếu là đang phát triển thì t@l xin bái phục ! Bởi vì làm về behaviour luôn luôn rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững toán, cơ, vật liệu, lập trình... t@l chịu thôi !

        Hiện tại t@l chỉ dùng các mô hình có sẵn cho bêtong như elastoplastic (Drucker-Prager), thỉnh thoảng có endomagement của Mazars. Chấm hết. Hoàn toàn không thắc mắc tại sạo nó lại thế.

        À, có một chút ở "aggregate interlock" của bêtong với thép, như mình nói trên, mục đích là làm sao kể được sự trượt của bê tông lên trên cốt thép khi BTCT bị nứt khi mô hình, mà thằng "aggregate interlock" lại đóng vai trò chính trong liên kết bêtong - cốtthep.

        Nôm na nó thế này, bình thường mô hình bê tông cốt thép là :

        Bê tông : cốt thép

        Bây giời thành :

        Bê tông : liên kết (bond) : cốt thép

        t@l chỉ thêm liên kết vô giữa, tham số chính của cái liên kết này là quan hệ ứng suất liên kết - trượt tương đối (bt - ct) (bond stress - bond slip relationship).

        Không biết wuyen có kể đến quan hệ bond-slip trong khi tính toán không nhưng thep t@l, nó rất quan trọng trọng trong BTCT ví dụ như nó quyết định sự phân bố các vết nứt, mở rộng các vết nứt nên rất ảnh hưởng đến độ vỏng tính toán được, đặc biệt khi chịu tải động.

        Vậy thôi, hướng đề tài của wuyen khác mình, scale cũng khác nữa (wueyn hơi microscale nhĩ), mình nặng về structural hơn ! Hôm nào rảnh rổi wuyen gửi cho mình vài tìa liệu về damage đi, đặ biệt có quyển gì Jirasek viết chung với Bazant í (nếu có), mình thích nhưng đắt quá mua hổng nổi !

        cheer ( đi đêm nhé wuyen )

        t@l

        Ghi chú


        • #19
          t@l không biết là cái "model of concrete behaviour" đó là wuyen đang phát triển hay là đang test nhĩ ! Nếu là đang phát triển thì t@l xin bái phục ! Bởi vì làm về behaviour luôn luôn rất phức tạp, đòi hỏi phải nắm vững toán, cơ, vật liệu, lập trình... t@l chịu thôi !
          hihi câu hỏi của bác dễ trả lời quá mà…nếu wuyen mà viết model ấy thì bác có bái phục nhiều nhiều lần thì cũng rất vui vẻ nhận ngay! như ở email trên mình cũng nói rồi, công việc của mình là test model và ứng dụng thôi. Đây là model mới ra lò của một ông thầy, nhưng mô tả rất nhiều các ứng xử của bêtông trong 1 model. Thực tế là ông thầy này đã bắt đầu phát triển 3D model này từ 15năm trước (đề tài PhD), tiếp tục nghiên cứu sau đó 10năm (1999) mới phát triển lên mô hình mới dưa trên “frame work” hiện đại để có thể từ đó thêm vào tất cả các mô tả ứng xử của bêtông. Và tiếp theo đó cứ khoảng trong vòng 1 năm ông thầy lại thêm vào 1 yếu tố mới để thành model này. Nếu tính theo cách đó ra không biết model này đáng giá gấp bao nhiêu cái luận án PhD nữa…thêm vào đó hiện nay ông thầy đang có vài PhD và post-doc cùng chỉ để test và dùng model này cho các loại kết cấu khác nhau. Mình thì cũng chỉ là một người đang học cách làm nghiên cứu mà thôi…ngộ hổng dám nhận chíu xíu nào trong đó cả

          Không biết wuyen có kể đến quan hệ bond-slip trong khi tính toán không nhưng thep t@l, nó rất quan trọng trọng trong BTCT ví dụ như nó quyết định sự phân bố các vết nứt, mở rộng các vết nứt nên rất ảnh hưởng đến độ vỏng tính toán được, đặc biệt khi chịu tải động.
          chắc chắn là bác đúng rồi! mình thì giới hạn lại không kể đến bond-slip giữa bêtong và cốtthép. Nhưng có một số kết quả numerical test của mình - khi so sánh với kết quả thí nghiệm - đã chỉ ra điều đó. Tuy nhiên ở các ví dụ mình chọn, sự khác này cũng không lớn lắm, và cũng không phải là mục tiêu chính của mình, nên chấp nhận được.

          Vậy thôi, hướng đề tài của wuyen khác mình, scale cũng khác nữa (wueyn hơi microscale nhĩ), mình nặng về structural hơn ! Hôm nào rảnh rổi wuyen gửi cho mình vài tìa liệu về damage đi, đặ biệt có quyển gì Jirasek viết chung với Bazant í (nếu có), mình thích nhưng đắt quá mua hổng nổi !
          ok mình có quyển đó, bác xem contents và báo phần cần, sẽ scan hoặc chụp và gửi bác. Cách tốt nhất là bác search theo title quyển sách đó, sau đó download các chương đang available trên mạng. Các phần còn lại, bác cần phần nào, wuyen sẽ gửi.

          cheers,
          wuyen

          Ghi chú


          • #20
            Hay quá

            Cái topic này ban đầu tưởng ít người quan tâm vậy mà có mấy tuần bận rộn quay lại no đã khác hẳn, như vậy là cũng nhiều cao thủ về lĩnh vực này quá. Thực ra trước kia vì câu hỏi của wuyen chỉ gói nhỏ trong chuyện cái dầm nay cái đề tài này đã đi đến bàn luận rất căn bản mà có thể tổng kết bằng câu hỏi
            1. Mô hình Moment-curvature và mô hình FEM cho RC cái nào hơn?
            Tôi cho rằng đây là cả một chalenge và có nhiều ý kiến trái ngược nhau về tính ứng dụng. Một số người cho rằng không cần phải mổ sẻ đến tận những mesh li ti (thậm chí cả khi nếu mô hình hóa cả đến level "nguyên tử" là khả thi ) bởi vì Moment-curvature model đã thỏa mãn tính ứng dụng thực tế của nó. Cá nhân tôi thì hào hứng với FEM hơn vì thấy nó có nhiều tương lai cho mảng RC này. Qua thực tế thì thấy thế mạnh và yếu của 2 hướng mô hình hóa là thế này
            Moment-curvature model:
            Đơn giản dễ implement hơn hẳn và có độ chính xác thỏa mãn nhu cầu cho thiết kế.
            Mô hình này có yếu điểm sau: Không chắc chắn được trạng thái ứng suất của bê tông (chẳng hạn do không nắm được hiệu quả "bó"(confine) của thép đai một cách chính xác). Hầu hết phải thông qua thí nghiệm nén đúng tâm để tìm quan hệ sigma-epsilon nhưng thí nghiệm nén này không mô tả chính xác được trạng thái ứng suất khi nén uốn và phụ thuộc quá nhiều yếu tố như hàm lượng thép đai và thép chủ, cường độ vật liệu vv..nói tóm lại là độ chính xác khi mô hình hóa quan hệ ứng suất-biến dạng có sai số. Sau đó là chuyện bond slip như anh em đã nói mô hình hóa hiện tượng này không khó nhưng độ chính xác cũng là vấn đề.
            FEM model (chẳng hạn smeared ***** model): Cái này elegant hơn là rõ rồi. Sự khác nhau của nó với mô hình trên giống như bác sỹ tây y thì mổ bụng ra để chữa còn bác sỹ đông y thì bắt mạch cho thuốc thôi.
            Ở Nhật có Maekawa K. đi sâu về lĩnh vực này ông ý đã cho ra cuốn Nonlinear Mechanics of Reinforced Concrete. Chắc anh em cũng biết đến Chen. rồi Bazant tên tuổi không thể thiếu được trong vụ này.
            Tuy nhiên tôi cho rằng cũng còn nhiều khó khăn trước khi hướng này có ứng dụng hoàn hảo nó cũng vấp phải đủ thứ đặc biệt là chuyện interaction của vật liệu.
            Vừa rồi tôi có làm một bài toán so sánh. Simulate biến dạng của cái cột bằng cả hai phương pháp. Tôi làm cái M-curvature còn cậu người nhật làm FEM thì thấy cái thô sơ của tôi vẫn gần với thí nghiệm hơn. Cũng có thể do anh chàng Nhật chưa biết refine cái mô hình của mình.
            Hình dưới là kết quả thực nghiệm (Load-displacement histeresis) và kết quả giải tích (Load-displacement skeleton curve) của một cái cột mà đã có lần tôi post lên đây khi nói về plastic hinge. Riêng đối với việc dùng M-curvature lại sinh thêm chuyên có tính đến P-delta effect không ở hình dưới có cả hay trường hợp tính đến và không tính đến. Thực nghiệm nằm giữa hai trường hợp này. Các bạn có thể thấy tại yield load dipslacement của thực nghiệm lớn hơn giải tích đó chính là do bond slip mà tôi đã không kể đến khi tính toắn
            HNTuanJP
            Attached Files
            3 fundametal questions of mankind:
            Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

            Ghi chú


            • #21
              Cám ơn bác HNTuanJP

              1. Mô hình Moment-curvature và mô hình FEM cho RC cái nào hơn?
              ở email này bác mới đưa ra vấn đề số 1., như vậy chắc còn nữa lúc nào bác giúp post lên luôn nhé

              FEM model (chẳng hạn smeared ***** model): Cái này elegant hơn là rõ rồi. Sự khác nhau của nó với mô hình trên giống như bác sỹ tây y thì mổ bụng ra để chữa còn bác sỹ đông y thì bắt mạch cho thuốc thôi.
              haha bác đưa ví dụ sinh động và hay thiệt!
              nhưng không biết có cần phải thêm là "bác sỹ đông y thì bắt mạch cho thuốc thôi, nhưng chỉ có thể bắt mạch trên một số con bệnh có đặc điểm là gầy quá, hay là béo quá nào đó thôi" có đúng không hả bác?
              wuyen nói vậy vì không biết Moment-curvature model có thể áp dụng cho loại geometry và boundary conditions của kết cấu như thế nào.

              Simulate biến dạng của cái cột bằng cả hai phương pháp. Hình dưới là kết quả thực nghiệm (Load-displacement histeresis) và kết quả giải tích (Load-displacement skeleton curve) của một cái cột mà đã có lần tôi post lên đây khi nói về plastic hinge.
              bác phân tích cột chịu axial load không hay có cả lực khác nữa vậy? đấy là cột BTCT a? bác đã post column này ở topic nào, nhờ bác giúp cho đường link để wuyen xem thêm với. Hình vẽ không rõ lắm nhỉ, nhưng p-delta effect thì thật là rõ. Bác dùng mô hình p-delta effect của Macrae à?

              cheers
              wuyen

              Ghi chú


              • #22
                Wuyen đang nghiên cứu về vấn đề dầm BT đơn giản không cốt thép à? Nghe có vẻ lý thuyết quá nhỉ vì thực tế thường thì ít nhiều cũng có tí cốt thép? Liệu hướng nghiên cứu của Wuyen và ông GS có mở rộng được cho kết cấu dầm hay cột (có lực dọc lớn) mà có hàm lượng thép đai ít... không, tức là dầm hay cột sẽ bị phá hoại cắt trước khi thép chính (theo phương dọc) đạt đến trạng thái chảy dẻo? Vấn đề này nói chung khá phức tạp và vẫn cần phải nghiên cứu thêm nhiều nữa! Trong trường hợp khi tiết diện mặt cắt lớn mà lại không bố trí thép cross ties hay bố trí chúng không hợp lý để đảm bảo điều kiện confinement cho BT thì hình dạng vùng biến dạng cắt dưới tác dụng của cyclic loading sẽ có xu hướng 3D chứ không phải đơn giản giống 2D như vẫn hay giả thiết! Cái này hơi khó hình dung? Vấn đề n/c này hiện nay anh đang tạm dừng, nhưng hy vọng sắp tới sẽ có thời gian để tiếp tục làm thêm!

                Nguyên văn bởi wuyen
                như ở email trên mình cũng nói rồi, công việc của mình là test model và ứng dụng thôi. Đây là model mới ra lò của một ông thầy, nhưng mô tả rất nhiều các ứng xử của bêtông trong 1 model. Thực tế là ông thầy này đã bắt đầu phát triển 3D model này từ 15năm trước (đề tài PhD), tiếp tục nghiên cứu sau đó 10năm (1999) mới phát triển lên mô hình mới dưa trên “frame work” hiện đại để có thể từ đó thêm vào tất cả các mô tả ứng xử của bêtông. Và tiếp theo đó cứ khoảng trong vòng 1 năm ông thầy lại thêm vào 1 yếu tố mới để thành model này. Nếu tính theo cách đó ra không biết model này đáng giá gấp bao nhiêu cái luận án PhD nữa…thêm vào đó hiện nay ông thầy đang có vài PhD và post-doc cùng chỉ để test và dùng model này cho các loại kết cấu khác nhau. Mình thì cũng chỉ là một người đang học cách làm nghiên cứu mà thôi…ngộ hổng dám nhận chíu xíu nào trong đó cả
                Wuyen có thể cho biết tên của ông GS và giới thiệu một số bài báo của Wuyen và ông Thầy đó có được không?
                E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                Ghi chú


                • #23
                  Lại phức tạp rồi !

                  Các bác làm việc căng quá nhĩ, thứ 7 chủ nhật mà vẫn suy nghĩ post bài lên forum.

                  Bác Tuấn ơi, cái dầm nó còn chưa xong, bác lại kéo thêm cái cột vào, rồi cả Confined Concrete, P-delta... Cứ tiếp tục thế này không biết cái dầm của wuyen nó về đâu

                  Nhân tiện, bác Tuấn chỉ cho em cách kể đến bond-slip trong cách tính moment-curvature với ah.

                  Nguyên văn bởi wuyen
                  wuyen nói vậy vì không biết Moment-curvature model có thể áp dụng cho loại geometry và boundary conditions của kết cấu như thế nào.
                  Không hiểu rỏ lắm ý wuyen lắm nhưng trên nguyên tắc, nếu vẽ được biểu đồ moment cho kết cấu thì dùng moment-curvature tính được độ võng mà ! Có moment, tính curvature cho từng tiết diện, dùng tích phân hoặc Navier-Bresse thì có được độ võng ? (Ở đây không tính đến độ chính xác so với thí nghiệm)

                  Ở đây cũng có nhiều người làm về FEA trong RC quá nhĩ, hy vọng hồi nào các bác hợp lại, viết một cái raport be bé kiểu như sổ tay í về cách dùng FEA cho RC. t@l nghĩ là rất hữu ích cho sinh viên hay kỹ sư khi dùng các phần mềm để tính kết cấu, chứ dùng phần mềm nhiều, công trình bằng BTCT cũng nhiều, nhưng cứ dùng như cái 'hộp đen' í, thiết nghĩ cũng lãng phí nhĩ ?

                  Vài lời đầu tuần chúc các bác một tuần làm việc hiệu quả.
                  t@l

                  Ghi chú


                  • #24
                    RC đi đâu về đâu?

                    Ông Thuật ơi: Ông nói đến cái biến dạng cắt 3D khiếp thế tôi cũng muốn biết cái đó lắm thí nghiệm thế nào để biết nó nhỉ, hình dung cũng đã khó rồi. Mà nói đến cắt là ngán có lẽ phải học thêm về cắt mất ông cho một "trưởng" về vụ này đi
                    To Tal: Ý Wuyen về điều kiện biên rất đơn giản thực ra có cái mà chỉ FEM mới làm được ví như cái dầm của ông có hunch(không biết dùng đúng từ không) dạng curve hay các cấu kiện có hình dáng sinh ra ứng suất tập trung. Nếu chỉ nghĩ đến dầm cột thì mới như tal nói là có Moment thì có biến dạng. Còn bond-slip thì đem mô hình hóa quan hệ lực rút-masat-chiều dài rút sau đó mô hình hóa cái này ở sát nút thép bị rút như một lo xo để tính thêm ảnh hưởng của lượng này. Họ nói có bond slip nhưng thấy mấy ai tính ảnh hưởng đó đâu có lẽ vì khó làm đúng được cái này. Tôi cũng không ưa cái này lắm không biết so với ảnh hưởng của cắt cái nào nhiều hơn.
                    to Wuyen: Cái cột là BTCT(bê tông nhẹ) chịu nén uốn dưới tác động của tải trọng lặp. trước kia có post rồi hình như vào mục vách viếc gì đó đây này http://www.ketcau.com/showthread.php?t=48&page=3&pp=10

                    P.S
                    Tôi thấy có thể có thành viên của ketcau.com đọc các thảo luận ở đề tài này thấy không liền mạch và chẳng liên quan gì.Để tiện cho các bạn theo dõi ,nhất là những người chưa làm việc với phi tuyến của BTCT xin giải thích ngắn gọn như sau:
                    Các thảo luận ở đây đang xoay quanh các cấu kiện hàng ngày các bạn làm việc rất binh thường bao gồm cả dầm cột...
                    Thảo luận bàn về phương pháp tính toán lực và biến dạng của dầm mà chủ yếu là mô hình hóa thế nào để tính toắn được cấu kiện từ khi nó có phản ứng tuyến tính cho đến khi bị phá hoại. Khác với những tính toắn truyền thống coi cấu kiện là tuyến tính ở đây nó được xem là phi tuyến(có lẽ vì chưa nắm được nội dung thảo luận này nên có bạn đã khuyên wuyen đọc cơ lý thuyết và KCBTCT). Và như các bạn thấy mọi người đang bàn 2 phương pháp
                    Moment-curvature: thực chất là mô hình thanh như frame element mà mọi người vẫn dùng chỉ khác là nó mô tả được cấu kiện ngay cả sau khi bị nứt, thép chủ bị chảy cho đến lúc phá hủy
                    FEM : ở đây cũng giống như FEM truyền thống có điều phần tử được mô tả "chuyên dụng" cho bê tông cốt thép. Ý tưởng này tiến hành thế nào cũng đang được bàn, thực tế nghiên cứu về lĩnh vực này cũng rất nhiều. Và một lần nữa nó không đơn thuần cho môi trường liên tục mà mô tả vật liệu ngay cả khi môi trường đã bị gián đoặn (do nứt chẳng hạn)
                    HNTuanJP
                    3 fundametal questions of mankind:
                    Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

                    Ghi chú


                    • #25
                      Em không hiểu

                      Hi bác Tuấn,

                      Nguyên văn bởi HNTuanJP
                      Ý Wuyen về điều kiện biên rất đơn giản thực ra có cái mà chỉ FEM mới làm được ví như cái dầm của ông có hunch(không biết dùng đúng từ không) dạng curve hay các cấu kiện có hình dáng sinh ra ứng suất tập trung
                      Hic hic, ở đây đang nói dầm mừ, các bác ôm nhiều thứ vào quá !

                      Nguyên văn bởi HNTuanJP
                      Còn bond-slip thì đem mô hình hóa quan hệ lực rút-masat-chiều dài rút sau đó mô hình hóa cái này ở sát nút thép bị rút như một lo xo để tính thêm ảnh hưởng của lượng này. Họ nói có bond slip nhưng thấy mấy ai tính ảnh hưởng đó đâu có lẽ vì khó làm đúng được cái này. Tôi cũng không ưa cái này lắm không biết so với ảnh hưởng của cắt cái nào nhiều hơn.
                      Đoạn này em khó hiểu quá ! Ý em hỏi (ở bài trên) là bác làm thế nào để kể bond-slip trong cách tính với Moment-curvature cơ ! Tại vì em tìm mãi chẳng thấy có tài liệu này, trong Model Code thì chỉ thêm vào hệ số beta = 0.8 hoặc 0.5 để kể đến chất lượng của bề mắt tiếp xúc thép - bê tông thôi.

                      Còn ở trên, hình như bác nói trong phần tử hữu hạn thì phải Nếu bác dùng link element (2 lò xo để nối bêtong - thép) thì hình như D. Ngo và Scordelis dùng lâu lắm rồi thỉ phải. Tuy nhiên, bond-slip nó không được tuyến tính cho lắm nên người ta mới phát triển thêm nhiều dạng quan hệ khác như Coulomb joint, Eligehausen joint... đấy chứ !

                      Nguyên văn bởi HNTuanJP
                      Họ nói có bond slip nhưng thấy mấy ai tính ảnh hưởng đó đâu có lẽ vì khó làm đúng được cái này. Tôi cũng không ưa cái này lắm không biết so với ảnh hưởng của cắt cái nào nhiều hơn.
                      Cái này thì em cũng chịu, mà em cũng không biết bác muốn so sánh ảnh hưởng của bond và shear lên cái gì cơ ? Shear thì phần lớn do cốt đai chịu, còn bond thì lại do cốt chính (giới hạn trong dầm ), bởi thế theo em nếu tính độ võng (như đề topic) thì bond ảnh hưởng đến nhiều hơn

                      Ngoài lề một một chút, thực tế mọi người khi tính BTCT vẫn dùng đến bond đấy chứ ! ví dụ tính chiều dài neo, chiều dài nối cốt thép. Mà không neo, không nối thì làm sao có BTCT được ạh

                      t@l.

                      Ghi chú


                      • #26
                        to Tal: Có lẽ mình trả lời với cái nghĩ trong đầu mình thôi nên mới khó hiểu.
                        Ảnh hưởng shear hay bond slip mình nói đến độ võng.Dùng M-fai model thì hai cái ảnh hưởng đó bị bỏ qua (mà thực tế thiết kế kháng chấn cho cầu họ bỏ qua). Bond thì đúng là ảnh hưởng hơn nhưng khi thiết kế neo tốt thì không biết sự kiện diễn ra thế nào (ở đây mình chỉ bàn đến bond slip ở nút ne thôi)
                        Tất nhiên chuyện Bond cho neo là phải tính đến rồi...hiển nhiên như ban ngày
                        Ừ mà bond-slip dính đến cái chỗ neo đó đấy vì mình cứ nghĩ trong đầu cái thí nghiệm của mình nên nói không "cơ bản" chuyện đó. Thế này nhé đầu tiên là mô hình hóa cái slip quan hệ với ứng suất ở thép chủ này nọ..sau đó là muốn tìm xem thép chủ thực tế bị "rút" ra khỏi nút neo bao nhiêu. Phần rút đó sẽ sinh ra "xoay" làm tăng độ võng cái lò xo xoay phi tuyến đó là ở thanh dùng M-fai. Cách này thô sơ và mình cho không chính xác.
                        Tôi thấy Tal siêu cái vụ này thế ông ở đâu thế?
                        Thân
                        HNTuanJP
                        3 fundametal questions of mankind:
                        Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

                        Ghi chú


                        • #27
                          Nguyên văn bởi HNTuanJP
                          Vừa rồi tôi có làm một bài toán so sánh. Simulate biến dạng của cái cột bằng cả hai phương pháp. Tôi làm cái M-curvature còn cậu người nhật làm FEM thì thấy cái thô sơ của tôi vẫn gần với thí nghiệm hơn. Cũng có thể do anh chàng Nhật chưa biết refine cái mô hình của mình.
                          Hình dưới là kết quả thực nghiệm (Load-displacement histeresis) và kết quả giải tích (Load-displacement skeleton curve) của một cái cột mà đã có lần tôi post lên đây khi nói về plastic hinge.
                          Bác Tuấn ơi thế số liệu để bác lám cai M-curvature cho ví dụ này thì bác lấy từ thí nghiệm nào thế? Em hỏi thế vì nếu bác simulate lại đúng cái thí nghiệm ấy thì anh bạn Nhật làm sao mà so bì với bác được
                          Does engineering need science?

                          Ghi chú


                          • #28
                            To wuyen

                            Thằng Nhật nó có cái thí nghiệm rất giống với mình nó làm về tương tác uốn-xoắn (interaction curves) trong đó có thí nghiệm cả uốn thuần túy như mình. Kích thước cấu kiện của nó giống hệt hay nói cách khác mình với nó simulate một test column.
                            Cái thí nghiệm mình làm liên quan đến seismic peromance of RC column using artificial lightweight aggregate concrete
                            Thân
                            HNTuanJP
                            3 fundametal questions of mankind:
                            Where we are from? Why we exist? What is our ultimate aim?

                            Ghi chú


                            • #29
                              To: bác Thuật,

                              Wuyen có thể cho biết tên của ông GS và giới thiệu một số bài báo của Wuyen và ông Thầy đó có được không?
                              Đã gửi cho bác đường link đến bài báo về model của ông thầy đó. Đồng thời cũng kèm 2 conference papers của wuyen có liên quan đến dùng models cũ và mới.

                              Wuyen đang nghiên cứu về vấn đề dầm BT đơn giản không cốt thép à? Nghe có vẻ lý thuyết quá nhỉ vì thực tế thường thì ít nhiều cũng có tí cốt thép?
                              Đúng rồi bác à, nhưng cũng chỉ xung quanh việc test và dùng concrete models thôi. Trong đó, với các models này, wuyen test cho cả kết cấu BT và BTCT để dùng cho kết cấu trụ BTCT dưới tải trọng động đất (đụng món của bác và bác HNTuanJP, Phu_ho... thì phải )

                              Liệu hướng nghiên cứu của Wuyen và ông GS có mở rộng được cho kết cấu dầm hay cột (có lực dọc lớn) mà có hàm lượng thép đai ít... không, tức là dầm hay cột sẽ bị phá hoại cắt trước khi thép chính (theo phương dọc) đạt đến trạng thái chảy dẻo?
                              Mô hình concrete model wuyen đang dùng đã có mô tả shear cho concrete bác à. Để mô tả vết nứt nghiêng tương ứng với một số vị trí xoay của trục ứng suất chính, mô hình áp dụng hướng 'mô hình vết nứt không vuông góc' (non-orthogonal *****ing model - de Borst & Nauta[1]). Thực tế là wuyen đã dùng concrete model này cho các kết cấu dầm không có cốt đai để chứng minh model có khả năng mô tả shear failure. Thí nghiệm của Bresler and Scordelis [2] là như trường hợp anh nói "dầm bị phá hoại cắt trước khi thép chính (theo phương dọc) đạt đến trạng thái chảy dẻo". Wuyen đã dùng model này và cho kết quả như thế.
                              Đây là một trong những thông số cần test, là quan trọng với model và với mục tiêu research của mình, nên wuyen không chọn các kết cấu có cốt đai. Trong trường hợp không thể tránh khỏi, như cột BTCT, thì chọn cột có cốt đai thưa và khi modelling thì bỏ qua cốt đai (dù rằng có thể thêm vào rất dễ dàng)

                              Riêng đối với trường hợp cột có lực dọc lớn, nếu không kể đến buckling của cốt thép thì chắc có thể coi là BT bị crushing (không biết có thể dịch "crushing" là "bị nén vỡ" và "buckling" là "bị nén cong" được không?). Nếu vậy thì concrete model cũng có khả năng mô tả crushing effects.

                              Riêng về trường hợp mô hình cốt thép đai chịu kéo và BT chịu cắt (nếu có) trong trường hợp buckling này thì wuyen cũng chưa thử bao giờ, nhưng chắc sẽ nằm ở buckling của cốt thép.
                              Không biết đây có phải là câu hỏi của anh Thuật ở trên?

                              [1] de Borst, R., and Nauta, P., 1985. Non-orthogonal *****s in a smeared finite element model. Engineering and Computations Vol. 2, 35-46.
                              [2] Bresler, B., and Scordelis, A.C., 1963. Shear strength of reinforced concrete beams. Journal of the American Concrete Institute January, Vol. 60, No. 4, 51-72.


                              To: bác T@l

                              Không hiểu rỏ lắm ý wuyen lắm nhưng trên nguyên tắc, nếu vẽ được biểu đồ moment cho kết cấu thì dùng moment-curvature tính được độ võng mà ! Có moment, tính curvature cho từng tiết diện, dùng tích phân hoặc Navier-Bresse thì có được độ võng ? (Ở đây không tính đến độ chính xác so với thí nghiệm)
                              Cái này bác HNTuanJP đã trả lời thay wuyen rồi (thankyou), chắc mải bàn luận nên chạy ra khỏi dầm như t@l đang nghĩ. Tuy nhiên, cho dù là dầm thì như wuyen đề cập ở lần post trước: moment-curvature có thể tính chính xác, chứ độ võng -nếu tính cho cả giai đoạn dầm đã nứt- thì chắc cần xem xét trước khi "tính tích phân" như t@l đề cập vì lúc này độ cứng trên chiều dài dầm đã thay đổi.


                              To: bác HNTuanJP,

                              Cái thí nghiệm mình làm liên quan đến seismic peromance of RC column using artificial lightweight aggregate concrete
                              Thế bác đã/đang dùng moment-curvature model để phân tích à? kết quả của bác chắc là tuyệt vì bác fit các thông số của model với kết quả thí nghiệm? (như Phu_ho nói)... joking
                              wuyen đoán phương pháp này cho kết quả và nhất là cho phép phán đoán và phân tích ứng xử nhanh chóng hơn rất nhiều so với dùng FE constitutive model. Chưa nói gì đến các thông số khác, dùng FE model cho kết cấu dưới seismic loading toàn failed toàn failed to converge ở vài chục nhát đầu tiên, thế mới đau!
                              Xin quay lại sau để hỏi bác về xét đến các ảnh hưởng như pinching, strength degradation, Bauschinger effects trong hysteresis model nhé .


                              Cheers
                              wuyen

                              Ghi chú


                              • #30
                                Hi wuyen,

                                Nguyên văn bởi wuyen
                                Cái này bác HNTuanJP đã trả lời thay wuyen rồi (thankyou), chắc mải bàn luận nên chạy ra khỏi dầm như t@l đang nghĩ. Tuy nhiên, cho dù là dầm thì như wuyen đề cập ở lần post trước: moment-curvature có thể tính chính xác, chứ độ võng -nếu tính cho cả giai đoạn dầm đã nứt- thì chắc cần xem xét trước khi "tính tích phân" như t@l đề cập vì lúc này độ cứng trên chiều dài dầm đã thay đổi.
                                Dùng moment-curvature vẫn tính được cho đoạn dầm đã nứt đấy chứ ! ở đây curvature được tính cho từng mặt cắt (mặt cắt tại vết nứt, mặt cắt làm việc đàn hồi (stage I) và mặt cắt ở bên cạnh vết nứt (chịu ảnh hưởng của vết nứt). Độ cứng EI (stiffeness) như wuyen nói phụ thuộc và trạng thái làm việc của các mặt cắt nên thay đổi la đương nhiên.

                                Sau khi tính cho từng curvature cho từng mặt cắt rồi có thể tích phân hoặc đơn giản hơn là dùng Navier-Bress để tính độ võng.

                                Minh họa đây, ở đây t@l tính độ võng cho cái dầm bị ăn mòn cốt thép nên tiết diện cốt thép thay đổi theo mặt cắt, bond cũng thay đổi, tiết diện bê tông cũng thay đổi (do bị nứt "dọc dầm" do thép bị ăn mòn), khi chịu tải lại thêm nứt do tải (nứt ngang). t@l tính curvature tại các mặt cắt đặ trưng, sau đó dùng công thức Navier-bress để tính lại độ võng !

                                Á wuyen, t@l cũng tò mò muốn biết thêm một tẹo cái wuyen làm, wuyen gữi cho mình cái conference papers được không

                                Ở đây nhiều bác làm về động đất thế, hình như đang mode thì phải, ở chổ em cũng có nhiều người làm về động đất lắm, cho kết cấu mixte gì gì đó thì phải.

                                best regard
                                t@l
                                Attached Files

                                Ghi chú

                                Working...
                                X