QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #46
    Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

    Bài viết này có cái không ổn !

    Nguyên văn bởi Báo Tuổi Trẻ
    Thử tải cũng khử được trường hợp lún của đất mặt, của đà giáo. Nếu không, khi sàn bị lún sẽ làm hệ đà giáo hổng chân. Lúc này chỉ có trụ tạm "gánh". Tải trọng dồn hết vào trụ tạm thì kết cấu này bị gãy là điều phải xảy ra.
    Khi tính cầu thường có một trường hợp tải là lún không đều giữa các trụ. Trong trường hợp 2 nhịp thế này thì thường giả thiết trụ giữa sẽ lún so với 2 mố. Tức là trụ giữa chịu chuyển vị cưởng bức, khi đấy lực truyền dần về 2 mố, nội lực trong bản mặt cầu cũng tăng lên và phản lực trụ giữa sẽ giảm đi. Tổ hợp này nhằm kiểm tra độ lún cho phép của trụ giữa so với hai mố nhằm khống chế độ lún của nền móng.

    Vậy mà báo lại viết khi trụ tạm lún, tải trọng dồn hết về trụ tạm gây sập trụ tạm. Không ổn nhĩ, nếu vậy trụ tạm chẳng bao giờ được tháo dỡ đi à ?


    Nguyên văn bởi Re.V
    * Tham khảo:

    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/In...77&ChannelID=3

    Mọi người có ý kiến gì nếu các thông tin sau đây là sự thật:
    Có thử tải hay không?
    http://www.bachkhoadanang.net/forum/...hp?p=7294#7294

    Last edited by tal; 01-10-2007, 06:14 PM.

    Ghi chú


    • #47
      Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

      http://vtc.vn/phapluat/chinhsach/164831/index.htm

      Khởi tố vụ án gây sập cầu Cần Thơ
      Theo nguồn tin của VTC News, hôm nay (2/10), Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố vụ án gây sập cầu Cần Thơ.

      Quyết định khởi tố vụ án cũng như hồ sơ ban đầu do Cơ quan CSĐT - Công an tỉnh Vĩnh Long thực hiện với sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an.

      Tội danh ban đầu mà cơ quan điều tra khởi tố là tội "Vi phạm các quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" theo Điều 229, Bộ luật Hình sự. Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu phạm tội nghiêm trọng hơn, như Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng hay Cố ý làm trái, Cơ quan điều tra sẽ tiến hành khởi tố bổ sung.

      Cũng trong ngày hôm nay, Thiếu tướng Phạm Quý Ngọ, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát- Thủ trưởng Cơ quan CSĐT - Bộ Công an đã có mặt tại Vĩnh Long, trực tiếp chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ tham gia công tác giám định, xác định nguyên nhân gây ra thảm hoạ sập cầu và điều tra về những dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình thiết kế, thi công công trình.

      Điều 229 - Tội vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng.


      1. Người nào vi phạm quy định về xây dựng trong các lĩnh vực khảo sát, thiết kế, thi công, sử dụng nguyên liệu, vật liệu, máy móc, nghiệm thu công trình hay các lĩnh vực khác không thuộc trường hợp quy định tại Điều 220 của Bộ Luật này gây thiệt hại cho tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ 10 triệu dến 100 triệu đồng, cải tạo không giam giữ 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.



      2. Phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.



      a. Là người có chức vụ, quyền hạn;

      b. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.



      3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 8 năm đến 20 năm.



      4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5 triệu đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.



      Phạm Lê Phương

      Ghi chú


      • #48
        Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

        Nhận định của nhà chuyên môn về nguyên nhân sự cố.

        Theo (VietNamNet) 15:59' 02/10/2007 (GMT+7)

        Phó Chủ tịch kiêm TTK Hội Khoa học kỹ thuật cầu đường Việt Nam Chu Ngọc Sủng cho biết: "Tất cả những nhận định ban đầu của các nhà khoa học về nguyên nhân sự cố đăng trên báo chí chỉ là giả thiết. Phải khảo sát kỹ lưỡng chừng 3, 4 tháng mới tìm ra được nguyên nhân".

        Từ hôm xảy ra tai nạn, ông Chu Ngọc Sủng với tư cách là nhà khoa học cầu đường, Phó Chủ tịch kiêm TTK Hội KHKTCĐ Việt Nam đã có mặt ở Cần Thơ để truy tìm nguyên nhân, thu thập chứng cứ. Từ hiện trường vụ sập cầu, qua điện thoại, ông Sủng chia sẻ với PV VietNamNet những vấn đề liên quan đến kỹ thuật và nhận định ban đầu.


        - Thưa ông, sau mấy ngày có mặt tại hiện trường, ông có thể đưa ra nhận định ban đầu về nguyên nhân ?


        - Chưa thể đưa ra được nhận định về nguyên nhân! Đến bây giờ, mới thấy nó sập trụ đỡ đà giáo, còn nguyên nhân như thế nào thì chưa thể kết luận ngay được. Chúng tôi đang tiếp tục khảo sát.

        - Về góc độ khoa học cầu đường, ông có phát hiện ra điều gì liên quan đến kỹ thuật thi công, địa chất công trình ?

        - Nó bao gồm rất nhiều vấn đề. Nhưng phải có được tất cả ý kiến của nhiều ngành như kết cấu, địa chất, cho nên hiện nay chưa thể nói trước được điều gì. Phải mất một thời gian để khảo sát hết tất cả các khía cạnh, rồi tiếp xúc với tài liệu...

        - Sau khi xảy ra tai nạn, các công trình tạm như đà giáo, ván khuôn được xem xét như thế nào, thưa ông?

        - Nói chung là họ làm chuyên nghiệp, theo đúng các trình tự quản lý thi công. Không có vấn đề gì cả! Tất cả những nhận định các nhà khoa học đưa ra mới chỉ là giả thiết, bây giờ đang khảo sát để tìm chứng cớ. Đây là một tai nạn nên nó phải được khảo sát rất kỹ lưỡng thì mới có thể kết luận được nguyên nhân.

        - Ông có bình luận gì về việc thử tĩnh kết cấu công trình tạm mà một kỹ sư Nhật Bản đã đưa ra cảnh báo? Điều này quan trọng như thế nào đối với một công trình đồ sộ như cầu Cần Thơ?

        - Những cảnh báo đấy đều được thảo luận và xử lý rồi. Vấn đề này sẽ tiếp tục được thảo luận. Tuy nhiên, có những khi không nhất thiết phải thử tĩnh, thử tải. Còn nếu thấy nghi ngờ, phải xem xét lại toàn bộ hồ sơ, quá trình thiết kế công trình tạm và quá trình theo dõi, sau đó lại phải có các khảo sát đối chứng mới đưa ra kết luận được.

        Về mặt khoa học mà nói, thử tải chỉ yêu cầu khi nào mà các sơ đồ tính toán không rõ ràng và những vấn đề giả thiết trong tính toán không rõ ràng thì mới phải thử tải. Chứ không phải là nhất nhất lúc nào cũng phải thử tải. Đấy là vấn đề khoa học, phải như thế. Có nghĩa, trong bất kỳ một kết cấu công trình nào, người ta thấy giả thiết, sơ đồ tính toán và những số liệu đầu vào cho tính toán kết cấu mà nghi ngờ thì lúc đó mới thử tải. Đó là vấn đề mà các cơ quan báo chí phải thông cảm với các nhà kỹ thuật. Nhiều khi thử tải là vô nghĩa, tốn kém.

        - Nhà thầu cho rằng đã thử tải trụ tạm. Nhưng nền đất yếu không được xử lý, xem xét nghiêm túc thì có dễ dẫn đến thay đổi kết cấu thép và đổ gãy không, thưa ông?


        - Tôi chưa tiếp xúc được nhiều tài liệu nên tôi không thể kết luận được nhà thầu có thử tải hay không. Tuy nhiên, có một tài liệu tôi đã tiếp xúc cho thấy họ có thử tải động. Giả thiết nhà thầu đã thử tải trụ tạm nhưng nền đất yếu không được xử lý, xem xét nghiêm túc dẫn đến thay đổi kết cấu thép và đổ gãy cũng có thể là một nguyên nhân. Những nguyên nhân này đều phải được nghĩ đến, cũng phải được nghiên cứu và tìm ra được chứng cớ.

        Hiện nay, trong quá trình tìm ra nguyên nhân, quan trọng là nhận thức được đâu là sai lầm để rút kinh nghiệm cho những vấn đề khoa học và kỹ thuật về sau. Đối với lĩnh vực kỹ thuật, cái gì cũng phải rõ ràng, chính xác. Muốn chính xác thì phải có những khảo sát chi tiết và có cách tiếp cận tài liệu chi tiết. Tôi chưa thể đọc hết một khối lượng tài liệu rất lớn. Hiện nay thỉnh thoảng tôi ra hiện trường, xem những vật liệu người ta moi ra có kết cấu nào cần chụp ảnh thì tôi chụp lại để về sau này đồng nghiệp bàn luận với nhau.

        Tất cả những ai nhận định trên báo chí về nguyên nhân, có khía cạnh có thể đúng nhưng cũng có chỗ có thể sai. Như tôi đã nói, tất cả đang là giả thiết và tôi cho rằng báo chí nên bình tĩnh chờ đợi!

        - Có ý kiến của một nhà khoa học rằng trước khi sự cố cầu Cần Thơ xảy ra, rất nhiều nhà khoa học đã lên tiếng cảnh báo ở nhiều góc độ nhưng nhà thầu và PMU Mỹ Thuận "phớt lờ", không tin tưởng các nhà khoa học trong nước. Cũng là một nhà khoa học, ông có thể chia sẻ quan điểm ?

        - Tôi cho rằng không phải như vậy. Chả có ai cảnh báo gì hết! Ví dụ như phát biểu của anh Đặng Gia Ngải (Chủ tịch Hội đồng Khoa học công nghệ, Phó Viện trưởng Viện Khoa học và Công nghệ GTVT) đăng trên một tờ báo nhận định về nguyên nhân của sự cố là do sự ổn định của nền đất quá yếu và đà giáo quá cao gây nên sự mất ổn định là sai. Tôi còn làm cả Tổng Biên tập Tạp chí Cầu Đường, là người biên tập bài nhận định về vấn đề này của anh Nải. Tôi đã khuyên anh Nải bỏ đi một số chi tiết vì nói đến chuyện thi công ở cầu Thuận Phước về đà giáo đẩy và cao... Nhưng với cách làm đó là rẻ nhất, chỉ có nhà thầu Việt Nam mới làm được (7 triệu đồng/1m2 cầu).

        Tôi cũng đã từng tham gia phản biện đề tài đà giáo đẩy của anh Nải. Đà giáo đẩy này xuất phát ở châu Âu, khi người ta thi công trên các thung lũng dài 2,3 km, chiều cao lớn, nhân công ít. Đầu tiên nó xuất phát ở Đức, sau đó sang Áo... Còn ở Việt Nam, cũng đã từng được kiến nghị dùng, nhưng nước ta không có vị trí để dùng nó và chưa đến lúc dùng. Tôi nghĩ, Việt Nam chỉ dùng khi nào làm cầu cạn trong thành phố dài khoảng 10 km thì dùng cái này rất tốt. Ngày xưa anh Nải nghiên cứu mãi để dùng cho cầu vượt sông nhưng không thể được. Vì các đà giáo trên sông khi lũ về sẽ hỏng ngay. Vì thế, chưa được thẩm định. Chỉ có vừa rồi, phương pháp đà giáo đẩy đã áp dụng ở cầu Thanh Trì do nhà thầu nước ngoài nhiều tiền nên đưa vào đầu tư. Nó rất đắt, gần 1 triệu USD/1 bộ.

        - Báo TP từng phỏng vấn PGĐ Công ty Vĩnh Thịnh, ông này cho rằng: "... sau khi phát hiện lún, nhà thầu càng muốn đẩy nhanh tiến độ thi công đúc mặt cầu... Lúc chúng tôi đổ bê tông sàn cầu qua quan trắc, đo đạc, chúng tôi phát hiện sàn cầu dẫn bị lún có nơi lên tới gần 7cm. Độ lún bình quân theo tính toán là 3,5 cm. Nhà thầu đều biết rất rõ việc này...". Ông có bình luận gì không?

        - Cái này tôi cũng chưa tiếp cận được tài liệu, tôi đang yêu cầu cung cấp. Đây là tài liệu theo dõi biến dạng trong quá trình thi công.

        - Bộ GTVT và các cơ quan đang vào cuộc truy tìm nguyên nhân, tuy nhiên với tư cách TTK Hội KHKT cầu đường VN và đang ở hiện trường tai nạn, ông có thể cho biết nếu mỗi cơ quan sẽ đưa ra một kết luận về nguyên nhân cũng như giả thiết nguyên nhân tai nạn, thì mức độ chuẩn xác sẽ dựa vào đâu và vấn đề phản biện lại như thế nào?


        - Bộ GTVT đã thành lập một tổ nghiên cứu, đánh giá nguyên nhân này. Bộ cũng thuê một công ty tư vấn độc lập cùng tìm nguyên nhân. Bộ GTVT cũng yêu cầu phía nhà thầu phải báo cáo độc lập, tự đánh giá nguyên nhân, phía tư vấn giám sát cũng thế. Thế nhưng, quyết định cuối cùng là của Hội đồng khoa học Bộ GTVT. Họ sẽ họp, thảo luận và ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân nhân sập cầu Cần Thơ. Đó là kết luận của Bộ GTVT. Tôi cho rằng, nó có thể có nhiều nguyên nhân nhưng không phải là không thể tìm được nguyên nhân và các cơ quan sẽ đi đến thống nhất sau khi khảo sát và tính toán kỹ lưỡng.

        - Đang truy tìm nguyên nhân, các nhà khoa học có gặp khó khăn gì không?

        - Không. Hiện nay chúng tôi đang tiếp cận tài liệu và ra hiện trường tai nạn chụp ảnh, lấy lại mẫu vật liệu còn nguyên vẹn hoặc đã biến dạng để phục vụ cho việc nghiên cứu, truy tìm nguyên nhân thôi.

        - Sau sự cố cầu Cần Thơ, là một nhà khoa học về cầu đường, lại đang nghiên cứu nguyên nhân tại hiện trường, ông có cảnh báo gì đối với các công trình cầu lớn đang xây ở VN?

        - Thực ra, không thể nào đưa ra lời cảnh báo được cả. Bởi vì cảnh báo ở đây chỉ thực hiện sau khi tìm ra nguyên nhân ở đây, chỉ có thể cảnh báo là có thể có những lúc xảy ra những tai nạn như thế. Còn mỗi một công trình, mỗi địa phương có những đặc điểm riêng. Và trong ngành cầu đường này, khó một chỗ là đối xử với môi trường mỗi nơi một khác. Bấy lâu nay, quy định về quản lý sắt thép trong kỹ thuật thì ở đâu cũng làm, nhất là hệ thống kiểm soát ISO được thực hiện. Thế nên cũng chả biết phải cảnh báo như thế nào lúc này.

        Tóm lại, chỉ đưa ra cảnh báo khi đã có nguyên nhân và kết luận sự cố cầu Cần Thơ. Lúc đó, sẽ nói là "đã từng xảy ra sự cố ở đâu, vì nguyên nhân gì...".
        Last edited by DVCI-4-P; 03-10-2007, 12:18 AM.

        Ghi chú


        • #49
          Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

          có quá nhiều giả thiết về nguyên nhân, nhưng hiện nay nói nhiều nhất vẫn là việc không thử tải đà giáo, ở đây đáng lẽ ra họ phải tính đến trường hợp trụ tạm và đà giáo lún hết chứ nhỉ! Có điều lạ là hôm đó tập trung hơn 200 người ngay tại phần cầu nhịp biên đó!?

          mấy ông nhà báo thì kiếm cách viết tin lung tung cả lên, kiếm đâu "chuyên gia XD" nói nhặng xị cả lên

          cho dù thế nào cũng không thể hiểu nổi, các thầu Nhật đã thi công hàng trăm cầu dây xiên trên TG, cầu extradosed... năng lực thi công rất tốt tại sao đền VN lại xảy ra tai nạn này?

          đang tính xin về Cần Thơ làm nhưng sau vụ này thấy buồn và nản quá đi mất! biết bao nhiêu người mất...
          Huynh Kim An  - Site Implementation
          Site Business Department
          Huawei Technologies (Vietnam) Co.,Ltd
          Contact No. +84 904 880 836

          Ghi chú


          • #50
            Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

            [sửa] Điều tra nguyên nhân
            Bộ Giao thông Vận tải kết hợp với Bộ Công an đã thành lập một ủy ban điều tra do trung tướng Phạm Nam Tào - phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát - làm công tác điều tra sự cố, song song với việc tìm kiếm số người bị nạn[8].


            [sửa] Những giả thiết ban đầu
            Theo PGS-TS Trần Chủng (Cục trưởng cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng): Cầu Cần Thơ sập có thể do hệ thống giàn giáo đã bị dịch chuyển trong khi bê tông của cầu chỉ mới đổ được 2 ngày, chưa đủ độ liên kết[cần chú thích].

            Trụ T14 - T13 - T12 có độ cao từ 35 đến 40 m, thường ở độ cao này người ta thi công bằng cốp pha (tức khuôn đúc bê tông) lao như những nhịp ở giữa sông. Làm kiểu này chỉ cho phép đúc mỗi lần một khẩu 6 m (gọi là phương pháp đúc hẫng bằng khuôn đúc di động theo phương ngang), sau đó chờ kết cấu bê tông đông cứng và đạt tới cường độ nhất định, đủ để bê tông có thể chịu lực được (ít nhất là trọng lượng bản thân khẩu dầm đó) mà không cần khuôn đúc, thì mới di chuyển khuôn đúc theo phương ngang để đúc khẩu tiếp theo. Cách này an toàn nhưng thời gian thi công lâu hơn và cốp pha đắt hơn.

            Có tin cho biết công ty Vĩnh Thịnh thấy nhịp này tuy cao nhưng còn ở trên bờ nên đã sáng tạo ra cách thi công mới rẻ hơn và nhanh hơn là dùng giàn giáo dân dụng chống từ dưới mặt đất lên và đổ luôn một lần mấy chục mét[cần chú thích]. Theo một công nhân kỹ thuật làm cầu hơn 10 nãm nay thì cách này chỉ dùng được khi độ cao mặt cầu thấp (khi đó độ cao của giáo chống thấp, đảm bảo giáo chống ổn định khi chịu nén) và chống bằng dàn giáo chuyên dụng cho làm cầu (giáo cầu) vì khối lượng được ước tính lên tới 2000 tấn mà dùng dàn giáo dân dụng lắp ráp lên tới độ cao 40 m nên càng yếu và mất ổn định do độ mảnh của giáo chống trở nên rất lớn. Ngày hôm trước (24/9) đổ bê tông xong một đoạn, lẽ ra phải chờ đoạn đó ổn định kết cấu (đủ thời gian để bê tông đạt tới cường độ có thể cho phép tháo dỡ khuôn đúc chịu lực) theo tiêu chuẩn quy phạm kỹ thuật thi công nhưng sáng hôm sau đã cho công nhân gỡ cốp pha và đổ tiếp. Khi bê tông chưa đạt tới cường độ cho phép tháo dỡ cốp pha, đã gỡ cốp pha và có nhiều tác động mạnh trên đó nên gây sập đúng vào đầu giờ làm việc.

            Cũng có thông tin rằng có hiện tượng sụt lún đất do gần bờ sông. Nếu có hiện tượng này thì đây cũng có thể là một nguyên nhân gây ra chuyển vị của hệ giáo chống dẫn đến nghiêng đổ chúng gây sập cốp pha. Theo vnexpress.net thì: "...Các biện pháp cứu hộ chỉ thực hiện được từ xa (dùng cần cẩu cẩu bê tông, sắt thép cứu người bị kẹt), do khu vực xung quanh nhiều nhịp cầu có nguy cơ sập tiếp, nên không dám điều thêm nhân lực vào trong cứu trợ. Đất ở khu vực đầu cầu vẫn đang tiếp tục bị lở"[9].

            Trả lời báo chí, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Hồ Nghĩa Dũng cho biết: "...Thông tin sơ bộ là có dấu hiệu lún dàn giáo. Nếu thực tế công trình bị nứt thì nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm. Cũng có thể là do dàn giáo bị xê dịch trước khi bê tông đủ độ khô, dẫn đến sập cầu." [10]


            (Theo Wikipedia Tiếng Việt)
            Huynh Kim An  - Site Implementation
            Site Business Department
            Huawei Technologies (Vietnam) Co.,Ltd
            Contact No. +84 904 880 836

            Ghi chú


            • #51
              Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

              - Theo thông tin tời giờ em được nghe nói là nguyên nhân chính dẫn đến sập cầu Cần Thơ ngay tư ban đầu như các báo chí và mọi người phán đoán (trong đó có em) là lổi thiết kế đà giáo, đất nền dưới đà giáo ko đủ tải trong các điều kiện bất lợi, gây ra lún trụ tạm, làm sập trụ tạm dẫn đến... như mọi người đều biết.
              - Em nghĩ là thật ra chuyện này nếu những ai có mặt trực tiếp ở công trình thì đã biết nguyên nhân này từ lâu lắm rồi. Ko phải đợi đến lúc nhà nước mình tổ chức ban thanh tra gì đâu, rồi đến giờ vẫn chờ đợi "tuyên bố" lổi về ai. Vấn đề chính là ở chổ khác, chổ tế nhị ban giao quốc gia, phải làm cách nào để xoa dịu lòng dân là chính. Do đó nên nới lỏng thời gian ra, càng lâu càng tốt + với thiện chí rất tốt của người Nhật thì bây giờ chắc mọi người và cũng như em đã thấy. Anh em mình đi làm nghề cầu đường đã quá rành với cái việc, tế nhị, nhẹ nhàng với dân chúng rồi mà.
              - Theo em thì em thấy bây giờ lổi về ai cũng ko còn quan trọng nữa. Mà em nghĩ nhà nước mình cũng ko đặt vấn đề lổi phải của ai ra làm tiêu chí hàng đầu nữa (vì thật ra, tư vấn, thiết kế, nhà thâù đều của Nhật mà). Vấn đề là chờ cho sự việc nó êm đềm rồi "tuyên bố" sơ sơ thôi.
              Last edited by civilbd; 15-01-2008, 03:53 PM.

              Ghi chú


              • #52
                Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

                lâu quá các bác
                Attached Files
                so kute!!!!!

                Ghi chú


                • #53
                  Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

                  Chào các bạn, anh chi.
                  Mình mới tham gia diễn đàn , thấy diễn đàn này quá hấp dẫn, có nhiều thành viên rất giỏi , phân tích kết cấu thật sâu sắc, bái phuc.
                  Về thảm họa cầu Cần Thơ, buồn lắm, nên mình chỉ có một ít ý kiến như sau:
                  1. Anh Taisei này là một tập đoàn xây dựng ở top của Nhật Bản về doanh thu, một trong những nguyên nhân đưa Taisei lên hàng Top là giá cạnh tranh, một trong những nguyên nhân chính làm nên giá cạnh tranh là thi công không đúng chất lượng, xem nhẹ vấn đề an toàn lao động, tại VN thực tiễn đã được chứng minh qua một số sự cố chất lượng của công trình.
                  2. Anh này trúng thầu vì đơn giãn là công trình này có vốn ODA của Nhật Bản.
                  3. Việc làm ý nghĩa và đáng học hỏi nhất trong vụ việc này là sự phản ứng nhanh chóng của Chính phủ Nhật Bản trong việc cứu trợ nạn nhân cũng như việc hổ trợ danh tiếng của 3 công ty Nhật liên doanh thầu chính.
                  4. Theo mình , nếu không đứng về góc độ chính trị thì nên đưa Taisei vào "black list".
                  Vài dòng bình luận, nếu có bạn nào đang làm việc cho Taisei thấy mình việc quá chủ quan thì mong được góp ý.

                  Ghi chú


                  • #54
                    Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

                    Nguyên văn bởi ThantienV
                    Chào các bạn, anh chi.
                    Mình mới tham gia diễn đàn , thấy diễn đàn này quá hấp dẫn, có nhiều thành viên rất giỏi , phân tích kết cấu thật sâu sắc, bái phuc.
                    Về thảm họa cầu Cần Thơ, buồn lắm, nên mình chỉ có một ít ý kiến như sau:
                    1. Anh Taisei này là một tập đoàn xây dựng ở top của Nhật Bản về doanh thu, một trong những nguyên nhân đưa Taisei lên hàng Top là giá cạnh tranh, một trong những nguyên nhân chính làm nên giá cạnh tranh là thi công không đúng chất lượng, xem nhẹ vấn đề an toàn lao động, tại VN thực tiễn đã được chứng minh qua một số sự cố chất lượng của công trình.
                    2. Anh này trúng thầu vì đơn giãn là công trình này có vốn ODA của Nhật Bản.
                    3. Việc làm ý nghĩa và đáng học hỏi nhất trong vụ việc này là sự phản ứng nhanh chóng của Chính phủ Nhật Bản trong việc cứu trợ nạn nhân cũng như việc hổ trợ danh tiếng của 3 công ty Nhật liên doanh thầu chính.
                    4. Theo mình , nếu không đứng về góc độ chính trị thì nên đưa Taisei vào "black list".
                    Vài dòng bình luận, nếu có bạn nào đang làm việc cho Taisei thấy mình việc quá chủ quan thì mong được góp ý.
                    đúng như bạn phát biểu, nhà thầu này thư công rất ẩu, theo mình biết nhà thầu thi công đã không thử tải dàn dáo, coffa. họ biên minh cho việc hạ đã thử ở ngoài sông rồi, thì vị trí làm dàn dáo, coffa có địa chất tương tự nên họ không thử, kết quả lún trụ tạm làm cho đà giáo sập theo

                    Ghi chú


                    • #55
                      Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

                      Vụ này bây giờ chìm xuống sông theo cái cầu rồi hả mấy bác? Cuối cùng trách nhiệm thuộc về ai?

                      Ghi chú


                      • #56
                        Ðề: Sập cầu Cần Thơ đang xây; hàng trăm người chết, mất tích

                        Chắc chìm vào wên lãng luôn rồi, chả ai chịu trách nhiệm gì cả vậy!!!Đúng là mấy bác nhà ta giỏi thật!!!

                        Ghi chú

                        Working...
                        X