QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tuyển Giảng viên đại học

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

    Nguyên văn bởi nguyenthinu168 View Post
    Năm 2009, Bộ môn Địa chất công trình có 2 chỉ tiêu tuyển giảng viên đại học, chuyên ngành ĐCCT- ĐKT, có thể sau này dạy chuyên về cơ học đất -nền móng và cơ học đá.
    Có thông báo chính thức là năm nay cần tuyển 2 nam.
    Tốt nghiệp ngành ĐCCT- ĐKT tại trường Đại học Mỏ -Địa chất hoặc các bằng tương đương tại nước ngoài
    Bằng loại khá trở lên
    Ngoại ngữ thành thạo (vì sau này học Master hay NCS trong nước cũng yêu cầu phải toefl 500 trở lên)

    Thời hạn nộp hồ sơ đến hết 15/8, thi tuyển trong tháng 9
    Last edited by nguyenthinu168; 11-07-2009, 10:49 PM.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

      m cug co suy nghi ve chuyen nay khong biet giua hai con duong giang vien va di lam thuc su con duong nao tot day? co ai co kinh nghiem co the nhan xet dum, thanks

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

        Nguyên văn bởi Toyoura View Post
        Những cái này gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các giảng viên đại học rồi bạn ạ. Nhiều trường họ còn đặt ra lộ trình cụ thể đối với từng giảng viên mới tuyển dụng chỉ có bằng kỹ sư vừa mới ráo mực. Một số giảng viên sau mấy năm không đạt trình độ ThS là báo động đỏ luôn; một số ncs bị phốt ở nước ngoài là về nước bị out luôn.


        Vấn đề này cũng chẳng có gì là khó. Trình độ giảng viên nếu hội tụ các yêu cầu tối thiểu ở trên thừa đủ giúp sinh viên đạt mức lương gấp 5 lần mình sau khi tốt nghiệp vài năm. Vấn đề khó ở đây là giảng viên không có quyền thay đổi đề cương giảng dạy đã được cấp trên duyệt.



        Giảng viên tối ngày nckh nên được khuyến khích vì ít nhiều cũng giúp họ nâng cao trình độ, bài giảng có chất lượng, đồng nghiệp nể phục, thẩm định hồ sơ thiết kế sâu sắc khiến nhà thầu hồn kinh phách đảm, sinh viên chắc chắn được lợi từ kiến thức của thầy, làm sao có thể nói sinh viên khi ra trường không làm được gì?


        Cái này thì đúng quá rồi; chạy sô nhiều thì làm sao dạy có chất lượng tốt được, chấm bài kiểu quạt chả lật qua lật lại "éc" luôn vài chú sinh viên là chuyện thường.

        Cái này thì có phần đúng và có phần sai. Phần đúng tức là các trường đại học trong cả nước đang phấn đấu è cổ có được 30% giảng viên trình độ TS đâu (cụ Nhân đang kêu gọi 20 ngàn TS mà dân tình đang khóc thét kia kìa). Phần sai là để dạy cho ra trò thì không nhất thiết phải cần đến TS mà chỉ cần sinh viên đại học mới ra trường cũng có thể dạy cho ra trò (đại nhiệt tình luôn). TS đứng lớp mà không dạy ra trò thì phải tự xem xét lại trình độ của mình thôi.



        Câu này có vẻ mâu thuẫn với mấy ý ban đầu. Giảng viên muốn dạy giỏi thì phải có kiến thức thực tế. Nhận dự án cũng là một kho kiến thức thực tế rất phong phú, bổ trợ đắc lực cho bài giảng trên lớp. Tuy nhiên cũng phải thừa nhận rằng với hệ thống quản lý chất lượng khá lởm khởm của các chủ đầu tư và nhà thầu trong nước thì trình độ thực hiện dự án cũng không khác trình độ cửu vạn là mấy, ví dụ một số bạn trên diễn đàn đề cập đến việc tính kết cấu bằng trình độ lớp 7, v.v..
        Việc bán thầu không có nghĩa là trình độ giảng viên kém mà chẳng qua có thể là do họ không có thời gian, năng lực tổ chức, quản lý công việc, hoặc chi đơn giản là có lợi hơn từ khoản hoa hồng 10% dễ kiếm để tập trung công việc dạy dỗ sinh viên được tốt hơn. Tất nhiên giảng viên nhận được công trình trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như hiện nay là cao thủ rồi. Mấy chú giảng viên trình độ ThS còn phải theo các cụ có danh GS còn khướt, làm sao dễ dàng có công trình được.

        Tóm lại nghiên cứu khoa học là một yêu cầu bắt buộc đối với bất kỳ giảng viên nào nếu có tâm huyết trở thành giảng viên. Ví dụ trường đại học Tây Bắc còn yêu cầu hoành tráng luôn. Link

        Vần đề là phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng thì mới có lớp kỹ sư ra trường có chất lượng. Tuy nhiên đối với các nước có trình độ giáo dục khoa học phát triển, chẳng hạn Nhật Bản, thì sinh viên tốt nghiệp bất cứ trường top nào cũng phải học làm người trong vòng 1-2 năm.
        Tình cờ đọc được mấy bài trong cái topic này, tôi thấy ý kiến của bạn Toyoura là đúng mức. Chỉ xin mở rộng mấy ý là:
        1- Tiêu chuẩn tuyển GV của một trường đại học đúng là như đã nêu trên, và các bạn chú ý rằng dù có thể có những bộ môn của một số trường nào đó không tuyển được người đạt yêu cầu nhưng không không vì thế mà những người không đạt lại có thể vào được.
        2- Các bạn muốn có những người thầy như thế nào? tận tụy, cống hiến hết mình vì sinh viên, lại vừa có nhiều kiến thức thực tế, có uy tín cả về khoa học lẫn ngoài đời,... Các bạn có thấy để đạt được cùng một lúc tất cả những tiêu chi trên là rất khó khăn không (nếu các bạn làm nghề này thì có làm được không?). Tuy nhiên, may mắn thay chúng ta vẫn thấy có rất nhiều thầy (ví dụ: ở trường DHXD, DH GTVT Hà Nội) đạt được các điều đó.
        3- Có một số anh chị là KS ra đời, đã ghi nhận được tên tuổi thông qua việc thực hiện một số công trình thật tế. Tuy nhiên, nếu đem phân tích thì thấy hơn 90% trong tổng số công trình của chúng ta chỉ cần áp dụng đúng qui trình tính toán (bước 1, bước 2,...) cộng thêm vài cái phần mềm là có thể giải quyết được cho nên nhiều ks ngộ nhận mình là quá siêu phàm. Nhưng giả sử, nếu bạn nào dùng SAP, MIDAS,... để thể hiện sự từ biến trong bê tông và cho rằng từ biến có gì đâu thì chỉ cần thi môn đó của thầy Ngô Thế Phong là thấy ngay vấn đề,... Với cái đà đó mà các bạn coi thường người thầy, thậm chí phủ nhận tất cả các giá trị của các môn học trong trường Đại học là không đúng.
        Có thể những kỹ năng bạn dùng để sinh ra tiền bây giờ là do bạn tự học được sau khi ra trường (dùng phần mềm chẳng hạn,....) nhưng đó là bạn tự học được dựa trên các lý thuyết nền tảng trong trường Đại học.
        Ở các nước tiên tiến, người ta còn học toán kỹ hơn rất nhiều so với ở ta, còn ở ta sinh viên nói rằng hợc toán để làm gì, dùng phần mềm mà giải quyết hết cho rồi. (đấy là chưa nói đến kết quả mà các bạn tính được từ các phần mềm ấy có hợp lý hay chưa)
        4- Ở khoảng 20 năm về trước, thì có thể có chuyện một số GV lấy được công trình nhờ mình là GV ĐH, nhưng thời nay, việc đó hết rồi. Người GV ĐH bây giờ đi bắt việc còn khó hơn người ở ngoài nhiều. Lý do: vì không chủ động được thời gian, vì thời gian làm việc không thể liên tục, ... và thậm chí vì có những cái ngoài chuyên môn mà nhiều người ở ngoài có thể làm được thì với người thầy lại không thể làm được, và chính các bạn cũng không coi trọng người thầy thì làm sao người thầy lại lấy cái danh đó mà bắt việc được. Người thầy mà còn bắt được việc thì do chính năng lực của họ là chủ yếu, và do vậy, tôi thấy người GV nào mà ngày nay còn có việc để làm thực tế cũng là đáng nể.
        Last edited by THANH BK-DN; 13-08-2009, 07:57 AM.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

          Nguyên văn bởi PhanTuHuong
          Cái khổ của GV ĐH là yêu cầu phải có trình độ + lương thấp. Đó là nghịch lý. Sống không được phải đi làm thêm ---> ảnh hưởng đến việc giảng dạy. Còn 1 số GV không có điều kiện thì nghĩ quẩn ---> tiêu cực.

          GV ĐH đi làm thêm thường được uy tín do làm ăn cẩn thận hơn ---> chi phí cao hơn ---> bên A không thích . Nhiều Ban QLDA chỉ thích % cao, kô quan tâm chất lượng nên hay giao cho người làm rẻ + láo.
          Cái này phải xem lại. Cũng tùy trường hợp bác ơi. Năm ngoái tôi từng đuổi một chú thầy ra khỏi công trường (thầy trường có tiếng hẳn hoi-không tiện nói ra) vì làm ăn lếu láo bác ạ. Ai đời thử bàn nén đến 5 giờ chiều mà giám alibaba số liệu thành 6 giờ. Khi tôi phát hiện tôi đuổi thẳng cổ, định làm cái thư đến trường kia nhưng lại thôi (tôi cũng điện thoại cảnh cáo). Do mình cũng nắm về kĩ thuật nên không qua mặt được chứ như dân thường thì không biết còn đến mức độ nào nữa.

          nc. oanh
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

            Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
            5- Bộ môn của cô Nữ cũng không nên tuyển người ở đây nữa, cứ thông tin lên báo chắc cũng có khối người nộp. Trong diễn đàn đang có nhiều ý kiến này nọ mà mình liên tục đưa tin tuyển người, là đồng nghiệp của cô, tôi thấy hơi buồn.
            Tôi đưa lên đây không phải vì Bộ môn ĐCCT không tuyển được người, với mục đích đưa thông tin rộng rãi, mong muốn ai không có điều kiện về trường hoặc không đọc được những thông báo chính thức để biết.
            Hiện tại, BM tôi cũng đã hết chỉ tiêu thi tuyển.
            Còn việc tranh luận trên diễn đàn là quyền của mọi người!

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

              Các anh có biết các thầy suy nghĩ gì khi đọc những dòng tranh cãi này ?
              Tôi nghĩ là các anh nên cẩn trọng khi dùng từ khi nói về thầy giáo, cô giáo của mình. Mỗi ngành nghề đều có đặc trưng riêng của nó, có cái được, cái mất... Các anh không nên thấy vài trường hợp rồi quy cho tổng thể được. Nếu ai thật sự có khả năng, tâm huyết với nghề Giáo, thì tự biết lựa chọn con đường đi cho mình. Nếu đã lựa chọn thì không hối tiết.
              Vậy thôi ! Nên dừng tranh luận ở đây.
              Last edited by BirdNguyen; 12-08-2009, 09:03 PM.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                Nguyên văn bởi THANH BK-DN
                Tiện đây, tôi cũng xin giới thiệu mọi người một địa chỉ: http://bauxitevietnam.info/
                một trong 3 người lập ra trang này là thầy của tôi: GS.TS Nguyễn Thế Hùng.
                Thầy Hùng khoa Thủy lợi hả? Coi chừng giới thiệu vậy lại có hại cho thầy ...

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Tuyển Giảng viên đại học

                  Sao lại hại? nhưng thôi không nêu cụ thể người nào ở đây nữa, tớ xin rút lại bài giới thiệu về bauxitvietnam... nhưng nếu có dịp các bạn cũng nên vào đó mà xem

                  Ghi chú

                  Working...
                  X