QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

    Nguyên văn bởi YANGEM
    Ai cũng biết rằng gió là ngọai lực khi tác động vào công trình thì công trình sinh ra lực quán tính F=m.a , -> gây ra chuyển vị.
    Nguyên nhân gây ra lực quán tính là do "chuyển động" không phải chuyển vị. => lực "động" -> chuyển động -> lực quán tính.
    Nguyên văn bởi YANGEM
    Động đất cũng là ngọai lực nhưng lại tác động dưới chân công trình , sinh ra lực cắt đáy : Fx = Sd(T).W với Sd(T) là phổ thiết kế và W là trọng lượng hữu hiệu , việc xác định W cũng liên quan đến giá trị chuyển vị.
    Động đất là nguyên nhân gây ra dao động cho công trình => sinh ra lực quán tính.
    Nguyên văn bởi YANGEM
    Và cả hai lực này lại phân phối cho từng tâm khối lượng ( nôm na là từng tầng ) và kết quả là càng lên cao cà 2 lực cắt phân phối này càng lớn .
    Chỉ có thành phần "động" của tải trọng gió là liên quan tới dao động của công trình.
    Nguyên văn bởi YANGEM
    Vậy câu hỏi đặt ra là có nên tính cả hai lực này không, nếu có thì để làm gì, và kiểm tra chuyển vị đỉnh bằng cách nào?
    Nếu đặt ngược lại vấn đề thì nếu ko tính gió động được không?
    Cần phải tính cả 2 trường hợp bởi vì ta chưa thể "đoán" được trường hợp nào gây nguy hiểm cho công trình hơn.
    Nguyên văn bởi YANGEM
    Cả 2 tải trọng ngang này trứoc khi tác động và công trình là ngọai lực khi đã tác động là nội lực, vậy có nên so sánh cà 2 ngọai lực này không ???
    Vì nội lực là hàm thay đổi theo thời gian nên "mức độ nguy hiểm cho công trình" phụ thuộc vào các gía trị : Độ lớn lực, chu kỳ dao động của công trình, thời gian tác dụng, .... nên =>???? tự trả lời

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

      Trả lời bạn YANGEM

      1. Bạn hoàn toàn chưa hiểu những điều rất cơ bản của động đất, và động đất tác động đến công trình như thế nào.
      YANGEM
      3. Khi xét mô hình công trình thì tòa nhà như một thanh cong xong và phía dưới ngàm chặt vào đất, tại sao mô hình lại để viên bi phía dưới??
      2. Thí nghiệm thì tôi nêu nguyên lý như vậy, bạn chưa làm thì chưa thể "ĐOÁN" được đâu . Tất cả hệ thống thí nghiệm bàn rung (shaking table) trên thế giới đều hoạt động theo nguyên lý như vậy, tất nhiên là họ có thiết bị gây gia tốc, thiết bị đo.v.v. hiên đai hơn nhiều. Còn việc mô hình công trình ra sao thì tùy theo điều kiện thực tế. Còn nếu họ có tài "ĐOÁN" như bạn thì chắc cũng không mất công làm thí nghiệm làm gì cả

      3. Bạn lại tiếp tục thể hiên cái sai cơ bản, mặc dù các anh chị đã nhắc ở trên rồi.
      YANGEM
      Em xin đi tiếp tục vấn đề :
      Ai cũng biết rằng gió là ngọai lực khi tác động vào công trình thì công trình sinh ra lực quán tính F=m.a , -> gây ra chuyển vị.
      Động đất cũng là ngọai lực nhưng lại tác động dưới chân công trình , sinh ra lực cắt đáy : Fx = Sd(T).W với Sd(T) là phổ thiết kế và W là trọng lượng hữu hiệu , việc xác định W cũng liên quan đến giá trị chuyển vị.
      Và cả hai lực này lại phân phối cho từng tâm khối lượng ( nôm na là từng tầng ) và kết quả là càng lên cao cà 2 lực cắt phân phối này càng lớn .
      Tóm lại, trước khi vào thảo luận về động đất, về gió, hay là trực tiếp thiết kế, thì bạn nên ôn tập lại một cách cơ bản các kiến thưc cơ bản về:

      - Sức bền vật liệu (ngoại lực, nội lực, tính toán và mô hình đặc trưng tiết diện...)
      - Cơ học kết cấu và Động lực học Công trình (đọc lại tất cả.
      - Sau khi có kiên thức tạm tạm, thì bạn nên tìm đọc cuốn tiếng Việt sau về động đất và tkế kháng chấn:
      "Tính toán và Cấu tạo Kháng chấn các công trình nhiều tầng", Phan Văn Cúc & Nguyễn Lê Ninh (đều là GS ĐH XD HN), Nhà XBKhoa học kỹ thuật, 1994.
      Theo tôi, cuốn trên là rất hay và cô đọng, nếu ở mức cơ bản-cơ sở, cũng chẳng cần đọc sách Tây-Tàu thêm nào cả.

      Sau khi đã đọc một cách bài bản như vậy, thì bạn sẽ nhận thấy được nhưng cái sai cơ bản trên như thế nào.

      Chúc bạn may mắn.
      Last edited by Nguyendv; 09-01-2008, 01:21 PM.
      Đinh Văn Nguyên, PhD, Assistant Professor,
      Dept. of Civil and Environmental System Engg,
      Konkuk University, Seoul, South Korea

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

        Có lẽ anh Nguyên cho rằng em yếu về các bộ môn trên.
        Em chưa bao giờ nói thì nghiệm của anh là sai cả, em chỉ hỏi thêm giữa thí nghiệm của anh và thực tế công trình có đúng không thôi, còn việc đóan là em cố ý nói là đóan luôn, chưa bao giờ nói là đã làm, vì vậy em mới nói lên đây và cùng thảo luận.

        Em cũng chưa bao giờ nhận mình là giỏi về động đất chỉ mới tìm hiểu TCXDVN 375:2006 và :
        - Hướng dẫn thiết kế kháng chấn theo TCVN 375:2006 của IBST Việt Nam ( thầy Nguyễn Xuân Chính chủ biên - thầy Nguyễn Đăng Bích)
        - Động Đất Thiết Kế Công Trình Chịu Động Đất - thầy Nguyễn Lê Ninh 2007
        - Một vài tài liệu của thầy Đinh Văn Thuật về UBC -97

        có lẽ em dùng thuật ngữ trên sai chăng?

        TCXDVN 375:2006 thừa nhận hòan tòan EC-8 có điều chỉnh một số hệ số phù hợp với điều kiện VN, là một tiêu chuẩn kháng chấn tiên tiến.

        Đọc 1 quyển sách và rút ra " nội lực" cho mình không phải ai cũng làm được, chính vì thế Gem cần forum này để thảo luận và làm cho ý nghĩ mình về vấn đề thảo luận đúng hơn, huống hồ gì đây là một vấn đề rất mới tại VN.
        ----------------------------------------------

        Những câu hỏi của Gem thì Gem thấy rất thực tế nhưng các anh cũng chỉ trả lời ngòai lề đó ( chăc muốn Gem tự tìm hiểu) tại sao không đi vào trọng tâm luôn và dẫn chứng cụ thể.

        Có suy nghĩ sai mới thấy mình sai và sữa chữa, và để thấy được điều sai này là nhờ các bậc tiền bối chỉ bảo.
        ---------------------------------------------------

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

          Nguyên văn bởi YANGEM
          Có lẽ anh Nguyên cho rằng em yếu về các bộ môn trên.
          Em chưa bao giờ nói thì nghiệm của anh là sai cả, em chỉ hỏi thêm giữa thí nghiệm của anh và thực tế công trình có đúng không thôi, còn việc đóan là em cố ý nói là đóan luôn, chưa bao giờ nói là đã làm, vì vậy em mới nói lên đây và cùng thảo luận.

          Em cũng chưa bao giờ nhận mình là giỏi về động đất chỉ mới tìm hiểu TCXDVN 375:2006 và :
          - Hướng dẫn thiết kế kháng chấn theo TCVN 375:2006 của IBST Việt Nam ( thầy Nguyễn Xuân Chính chủ biên - thầy Nguyễn Đăng Bích)
          - Động Đất Thiết Kế Công Trình Chịu Động Đất - thầy Nguyễn Lê Ninh 2007
          - Một vài tài liệu của thầy Đinh Văn Thuật về UBC -97

          có lẽ em dùng thuật ngữ trên sai chăng?

          TCXDVN 375:2006 thừa nhận hòan tòan EC-8 có điều chỉnh một số hệ số phù hợp với điều kiện VN, là một tiêu chuẩn kháng chấn tiên tiến.

          Đọc 1 quyển sách và rút ra " nội lực" cho mình không phải ai cũng làm được, chính vì thế Gem cần forum này để thảo luận và làm cho ý nghĩ mình về vấn đề thảo luận đúng hơn, huống hồ gì đây là một vấn đề rất mới tại VN.
          ----------------------------------------------

          Những câu hỏi của Gem thì Gem thấy rất thực tế nhưng các anh cũng chỉ trả lời ngòai lề đó ( chăc muốn Gem tự tìm hiểu) tại sao không đi vào trọng tâm luôn và dẫn chứng cụ thể.

          Có suy nghĩ sai mới thấy mình sai và sữa chữa, và để thấy được điều sai này là nhờ các bậc tiền bối chỉ bảo.
          ---------------------------------------------------
          bạn muốn hiểu thí nghiệm của NGUYEN thì bạn tìm dọc cuốn sách dynamic of structure; và Non-linear Structural Analysis as Real-Time animation thì sẽ rõ như ban ngày về bản chất luôn
          chúc thành công
          TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

            Nguyên văn bởi ksminh
            basis shear : nghĩa là lực cắt chân cột tại mặt móng
            Base shear!

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

              Nguyên văn bởi dovi
              Lam sao xem duoc gia trị động đất trong ETABS
              xây dựng phổ thiết kế động đất ; sau đó cho run ; sau đó vào showtable
              Attached Files
              TÌNH YÊU HẠNH PHÚC VÀ SỰ NGHIỆP THÀNH ĐẠT

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

                Nguyên văn bởi YANGEM
                Em đang tính một công trình vừa chịu tải trọng gío động (>40m) và chịu tải trọng đất đất ( tính bằng phương pháp tĩnh lực ngang tương đương TCXDVN 375:2006).
                Nhà 20 tầng , mặt bằng đối xứng, có lõi cứng và các vách xung quanh.

                Chu kỳ dao động đầu tiên khỏang 1,526 s xuất từ ETABS, sở dĩ chu kỳ nhỏ do em bố trí vách cứng biên hơi nhiều.

                Có thầy hỏi em là khi công trình chịu tải động đất rồi vậy có nên tính gió động hay không ?

                Em nghĩ câu hỏi của thầy khá hay bởi vì cả hai đều phân phối lực tĩnh như nhau và càng lên trên tải tác dụng ngang càng lớn ( do chuyển vi của từng tầng lớn ). Em có xét đến giới hạn chuyển vị đỉnh tính bằng tay theo UBC như sau :

                Ds <= h/35R với R là hệ số kết cấu cho phép kể đến biến dạng dẻo R = 5,5 . h : là chiều cao công trình

                => Ds = 69,5/35.5,5 = 0,361 m = 36,1 cm là giới hạn chuyển vị đỉnh.

                Xuất bảng Table trong Etabs với trường hợp COMBO cả Gió + Động Đất thì là Ux= 0,0416 m và Uy = 0,0472 điều này thõa giới hạn chuyển vị đỉnh.

                Nhưng em thấy vẫn chưa thuyết phục lắm, Vì Tải trọng Gió rất nguy hiểm trên đỉnh mái và ở từng điểm khác nhau.

                Vậy em xin hỏi làm cách nào để kiểm tra, và phải trả lời câu hỏi ra sao cho hợp lý nhất, có nên bắt buộc tính tải trọng gió và động đất chung không, và kiểm tra bằng cách nào?
                Chào bạn, tôi cũng muốn góp chút ít bình luận về tính toán động đất như sau:
                + Theo tính toán thì tôi có thể kết luận rằng giá trị động đất lớn hơn giá trị gió động khoảng 4÷5 lần (tính theo tiêu chuẩn 375-2006 TCVN đó cũng là tiêu chuẩn EU).
                + Đúng là câu hỏi của bạn đặt ra rất hay nhưng thực ra ai cũng có thể nhận thấy rằng khi tổ hợp không bao giờ có trường hợp tải gió và động đất trong cùng một tổ hơp. Vì tính chất có khác nhau (động đất thường xảy ra rất nhanh --> lực quy tương đương giảm nhanh từ đỉnh xuống đất so với gió giảm rất chậm) vì thế nên tính toán và kể vào cho hết các trường hợp bạn àh.
                Hơn thế nữa, động đất thường xảy ra rất nhanh nên tiêu chuẩn cũng cho phép chuyển vị lớn hơn chuyển vị của gió đông.
                ..........
                Thân chào, chúc các bạn thành công

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

                  Nguyên văn bởi YANGEM
                  Em đang tính một công trình vừa chịu tải trọng gío động (>40m) và chịu tải trọng đất đất ( tính bằng phương pháp tĩnh lực ngang tương đương TCXDVN 375:2006).
                  Nhà 20 tầng , mặt bằng đối xứng, có lõi cứng và các vách xung quanh.

                  Chu kỳ dao động đầu tiên khỏang 1,526 s xuất từ ETABS, sở dĩ chu kỳ nhỏ do em bố trí vách cứng biên hơi nhiều.

                  Có thầy hỏi em là khi công trình chịu tải động đất rồi vậy có nên tính gió động hay không ?

                  Em nghĩ câu hỏi của thầy khá hay bởi vì cả hai đều phân phối lực tĩnh như nhau và càng lên trên tải tác dụng ngang càng lớn ( do chuyển vi của từng tầng lớn ). Em có xét đến giới hạn chuyển vị đỉnh tính bằng tay theo UBC như sau :

                  Ds <= h/35R với R là hệ số kết cấu cho phép kể đến biến dạng dẻo R = 5,5 . h : là chiều cao công trình

                  => Ds = 69,5/35.5,5 = 0,361 m = 36,1 cm là giới hạn chuyển vị đỉnh.

                  Xuất bảng Table trong Etabs với trường hợp COMBO cả Gió + Động Đất thì là Ux= 0,0416 m và Uy = 0,0472 điều này thõa giới hạn chuyển vị đỉnh.

                  Nhưng em thấy vẫn chưa thuyết phục lắm, Vì Tải trọng Gió rất nguy hiểm trên đỉnh mái và ở từng điểm khác nhau.

                  Vậy em xin hỏi làm cách nào để kiểm tra, và phải trả lời câu hỏi ra sao cho hợp lý nhất, có nên bắt buộc tính tải trọng gió và động đất chung không, và kiểm tra bằng cách nào?

                  Theo tôi thì tùy theo vị trí công trình mà ảnh hưởng của gió và động đất tác dụng vào công trình khác nhau, tùy tần số và cường độ động đất, vận tốc gió bão tại khu vực đó mà xét.Trước đây khi tại Việt Nam chưa xôn xao về các vụ động đất thì "hầu như" các công trình cao tầng ở Việt Nam các kỹ sư thiết kế thường bỏ qua trường hợp tải động đất.
                  Bạn nên tính thử cho một vài công trình rồi rút ra kinh nghiệm cho bản thân mình xem cái nào ảnh hưởng nhiều hơn.

                  Về giới hạn chuyển vị đỉnh công trình, theo tôi nếu bạn thiết kế công trình tại Việt Nam thì Bạn nên tham khảo thêm TCVN 198-1997 mục 2.6.3 quy định về chuyển vị ngang công trình (công trình bạn nêu cao 69,5m mà chuyển vị đỉnh giới hạn lên đến 36.1cm theo tôi là quá lớn)
                  Chúc bạn thành công !

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Gió động và động đất- cái nào lớn hơn?

                    Nguyên văn bởi 123nvt
                    Chào bạn, tôi cũng muốn góp chút ít bình luận về tính toán động đất như sau:
                    + Theo tính toán thì tôi có thể kết luận rằng giá trị động đất lớn hơn giá trị gió động khoảng 4÷5 lần (tính theo tiêu chuẩn 375-2006 TCVN đó cũng là tiêu chuẩn EU).
                    + Đúng là câu hỏi của bạn đặt ra rất hay nhưng thực ra ai cũng có thể nhận thấy rằng khi tổ hợp không bao giờ có trường hợp tải gió và động đất trong cùng một tổ hơp. Vì tính chất có khác nhau (động đất thường xảy ra rất nhanh --> lực quy tương đương giảm nhanh từ đỉnh xuống đất so với gió giảm rất chậm) vì thế nên tính toán và kể vào cho hết các trường hợp bạn àh.
                    Hơn thế nữa, động đất thường xảy ra rất nhanh nên tiêu chuẩn cũng cho phép chuyển vị lớn hơn chuyển vị của gió đông.
                    ..........
                    Thân chào, chúc các bạn thành công
                    1- Không biết bạn tính toán với số liệu đầu vào như thế nào mà dám khẳng định giá trị động đất lớn hơn 4-5 lần giá trị gió động? theo tôi điều này cần phải xem xét lại. Nếu công trình nằm trong vùng ít động đất và cường độ (hay những dữ liệu liên quan có giá trị rất nhỏ - theo nghiên cứu tổng hợp của các bộ phận chuyên môn) rất nhỏ mà gió ở vùng đó rất lớn thì sao?
                    2- Theo TCVN 2737 thì tải trọng động đất được qui định là tải trọng đặt biệt, còn tải trọng gió là tải trọng tạm thời. Mặc khác khi tính toán cho từng loại công trình cụ thể thì các tải trọng có tính chất khác nhau. Có tổ hợp chung động đất và gió hay không thì do quan điểm của từng KS thiết kế (phải xét đến khả năng xảy ra đồng thời của các loại tải trọng). Không biết bạn dựa vào đâu mà nhận thấy rằng khi tổ hợp không bao giờ có trường hợp tải gió và động đất trong cùng một tổ hơp? Vì tôi chưa từng được xem 1 tài liệu nào nói khi xảy ra động đất thì không có gió và có gió thì không có động đất cả.
                    Tóm lại thì tùy thuộc vào quan điểm thiết kế của mình mà đưa ra các trường hợp tính toán miễn sao bạn giải thích và thuyết phục được Chủ đầu tư (hay thầy giáo của bạn).


                    Vấn đề ảnh hưởng của động đất lên phần khung của công trình thì đã được nêu ra nhiều , các bạn nào có nhiều kinh nghiệm về ảnh hưởng của động đất đối với nền cọc nhà cao tầng xin cho ý kiến để anh em học hỏi nha (cách tính toán, các hệ số có kể đến chất kượng cọc khoan nhồi khi thi công trong đất.....) và các trường hợp cần chú ý khi thiết kế cọc chống động đất

                    Ghi chú

                    Working...
                    X