QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

    Nguyên văn bởi icebuck
    Em xin mời TIẾN SỸ chuyên ngành KẾT CẤU CÔNG TRÌNH kiêm postdoctoral fellow Đinh Văn thuật và Phạm vũ Hiệu(phu_ho) giải thích cho các bạn ở đây rõ ràng hơn cái. Nhất là bác Hiệu đã học (hay ngâm kíu) doctor ở Pháp hehe. Các bác làm postdoct vài năm rồi có cái chứng chỉ postdoc không ạ?

    Khoảng 2 năm tới sẽ nở rộ Doctor và postdoc cho mà xem, hiện nay còn ít, tớ mới chỉ biết 3 người đang làm Postdoc ( Có anh Nguyễn Viết Tùng, không hiểu anh ấy có nick trên này không, chỉ biết bố anh ấy là một member cực kì tích cực của forum ), còn đang làm doctor thì phải có đến vài chục bác mất.

    Theo tớ hiểu thì không có bằng postdoc, mà postdoc là công việc cho doctor khi mà doctor chưa tìm được việc làm như ý. Dù sao thì postdoc vẫn chỉ là hợp đồng ngắn hạn (CDD), chưa phải hợp đồng vĩnh viễn (CDI).

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

      Nguyên văn bởi vatedi
      Khoảng 2 năm tới sẽ nở rộ Doctor và postdoc cho mà xem, hiện nay còn ít, tớ mới chỉ biết 3 người đang làm Postdoc ( Có anh Nguyễn Viết Tùng, không hiểu anh ấy có nick trên này không, chỉ biết bố anh ấy là một member cực kì tích cực của forum ), còn đang làm doctor thì phải có đến vài chục bác mất.
      Hay, hi vọng là trong thời gian ngắn tới sẽ có thêm nhiều anh tài để làm cho Forum ngày càng phong phú và phát triển hơn.
      uống ice-tea, đi BMW

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

        Các chú lại bắt đầu đề cập đến cái chủ đề học vị "lôm côm" mà đài báo cũng đã nói nhiều rồi!!! Giải thích của Toyoura về TSKH là TS về khoa học tự nhiên (Doctor of Science) nghe có vẻ hợp lý đấy! Ở Nhật những người tốt nghiệp thuộc khoa XD công trình thì gọi chung là TS về kỹ thuật Doctor of Engineering, còn những người thuộc về khoa Vật lý thì gọi là TS về Vật lý Doctor of Physis,... Theo tôi gọi như vậy nghe có vẻ khá tường minh!
        Cái tên gọi PhD phổ biến hiện nay mà dùng chung cho tất cả các ngành nghề (như xây dựng, vật lý,...) cũng có cái hay của nó! Như vậy PhD đại khái chỉ nhằm ám chỉ rằng người đó đã phải mất tiêu một khoảng thời gian quy định nào đó (thường là 3-4 năm tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi người) trong cuộc đời trai trẻ của họ để "tu luyện" và đạt được một ngưỡng tối thiểu nào đó về khả năng tư duy và lý luận khoa học! Chứ không ám chỉ gì về sự phân biệt giữa các ngành nghề với nhau! Cũng chính vì lý do này mà gần đây lưu học sinh tốt nghiệp ở Nhật cũng hay được gọi chung là PhD và hơn nữa họ lý giải rằng lưu học sinh ở Nhật sử dụng tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh khá nhiều nên gọi như vậy có vẻ quốc tế hơn và dễ dàng hội nhập khi làm việc ở các nước khác!

        Về chương trình posdoct mà Icebuck đề cập thì ở Nhật bao gồm:

        1. Chương trình của Japan Society for the Promotion of Science (JSPS), hay gọi tắt là chương trình của chính phủ Nhật.
        Tương tự ở Mỹ cũng có chương trình của chính phủ USA National Science Foundation (NSF) http://www.nsf.gov/
        Những người nhận được học bổng của chương trình này thì title gọi đầy đủ là JSPS Posdoctoral Fellow hay NSF Posdoctoral Fellow (?). Theo chương trình này thì khoản tiền financial support cho nghiên cứu nhận được giống như kiểu học bổng scholarship (không phải là salary như đi làm công ăn lương, các văn bản giấy tờ đều ghi là nhận được award!), có nghĩa là cho dù có nhận được bao nhiêu tiền đi nữa thì bản thân người đó vẫn không bị tính thuế thu nhập hay thu nhập là zero! Từ Fellow hay Fellowship ở đây cũng ngụ ý về vấn đề này. Nói chung những người thuộc chương trình này sẽ được chính phủ lo rất chu đáo cho mọi khoản, chẳng hạn đi khám chữa bệnh ở bất kỳ bệnh viện nào đều không phải tự trả một xu nào cả, rồi tiền trợ cấp riêng cho nghiên cứu khá nhiều, thời gian làm việc cũng rất tự do không gò bó,... (trong thời gian này nếu chẳng may có mệnh hệ gì thì con cháu sẽ được hưởng hẳn một cái nhà chung cư cao cấp CCCC tương đương với giá tiền khoảng 5 tỷ đồng )

        Những người nhận được chương trình này không hẳn chỉ có các PhD trẻ (tỷ lệ PhD mới tốt nghiệp cực kỳ ít) mà còn có khá nhiều những GS hay PGS đã nhiều tuổi, có kinh nghiệm ở các trường ĐH hay viện n/c... (thường là dân châu Âu hay châu Mỹ hay được hơn). Mục đích của họ là nhằm tạo điều kiện phát triển, hợp tác, và trao đổi n/c khoa học của các cá nhân với nhau....
        Ở Mỹ ngoài ra còn có các chương trình fellowship của hiệp hội American Society of Civil Engineers (ASCE), hay American Concrete Institute (ACI), .... Những người nhận được học bổng của những chương trình này thì gọi là ASCE Fellow, hay ACI Fellow,... Những cái titles như vậy chắc thỉnh thoảng mọi người vẫn nhìn thấy họ viết kèm theo sau học vị! Nói chung để nhận được các chương trình này chắc là khó. Các đ/c ở Nhật và Mỹ chắc đều biết cả!

        Nói thêm ở đây tí chút. Ở Nhật những PhD thuộc chương trình JSPS thì có status ghi ở trong visa hay các giấy tờ liên quan khác là Professor, tức là tình trạng công việc làm như GS chứ không phải có học hàm là GS. Ngoài ra mọi người chú ý kẻo nhầm là những người có học hàm Assistant Professor, Associate Professor, hay full Professor thì khi người khác gọi hay nhắc đến đều được gọi chung là Professor. Chẳng hạn mặc dù ông giáo là Associate Professor nhưng mình vẫn nên viết là Dear Professor... Tiếng Việt mình vẫn hay gọi rất cụ thể là ông GVC, ông PGS TS, hay ông GS (chưa TS)... Nên khi dịch tài liệu của nước ngoài thì thấy toàn viết là Professor nên nhà mình hay dịch hết là GS (mặc dù thực ra họ vẫn chưa là GS mà có thể chỉ là trợ lý cho GS, Assistant Professor).

        2. Chương trình của Center of Excellence (COE).
        Chương trình này gồm có các trung tâm con đặt ở các trường ĐH, viện nghiên cứu..., và thường là sẽ luân chuyển sau mấy năm gì đó. Những trung tâm con này sẽ thực hiện những dự án nghiên cứu cụ thể nào đó của COE và trực tiếp xét tuyển người đến làm việc cho họ theo những dự án sắp đặt trước và họ trực tiếp trả tiền lương salary dựa theo quy chế chung của COE. Những người làm cho chương trình này các quy chế có vẻ giống như những người làm ở công ty bên ngoài, thu nhập có nhỉnh hơn những người làm ở công ty một chút, cũng phải tự đóng thuế thu nhập, tự đóng bảo hiểm, hàng tuần được quy định làm việc từ thứ 2 đến thứ 6, hàng ngày làm việc từ mấy giờ sáng đến mấy giờ chiều, nghỉ ngày nào là bị cúp lương ngày đó... chỉ có khác là công việc làm chuyên sâu về nghiên cứu trong môi trường academic và thời gian có vẻ cũng thoải mãi hơn làm ở công ty. Nói chung để được nhận vào chương trình này cũng rất khó và cạnh tranh cũng mạnh. Thời gian làm việc khoảng 1 năm.

        3. Chương trình của Trường, Khoa hay trung tâm nào đó.
        Chương trình này là do trường hay khoa trực tiếp xét duyệt, thời gian khoảng 6 tháng đến 1 năm. Về cơ bản chương trình này cũng giống như chương trình COE. Nhưng về thời gian làm việc thì khá bị gò bó vì hàng ngày vào buổi sáng trước giờ làm việc phải đến trường và vào phòng quản lý để ký xác nhận là ngày hôm đó đã đến làm việc, nếu không sẽ bị cúp lương của ngày hôm đó. Những người thuộc chương trình này cũng được gọi chung là posdoct hay researcher gì đó.

        Ngoài ra còn có những chương trình của riêng ông giáo sư nào đó mà có dự án và fund nghiên cứu riêng. Trong trường hợp này ông GS sẽ tự trực tiếp tìm thuê người làm (tất nhiên thủ tục vẫn phải qua khoa hay trung tâm quản lý). Hình thức này khá phổ biến ở Mỹ....

        Thỉnh thoảng tôi cũng có nhận được một số mails hỏi thông tin và kinh nghiệm về vấn đề này. Nói chung đó cũng là những cơ hội rất tốt cho những người theo con đường nghiên cứu (đặc biệt là cho những người từ nước nghèo như VN mình) có điều kiện tự học hỏi, trao dồi kiến thức và phát triển nghiên cứu của mình.
        Viết vội vài dòng như vậy thôi. Nói chung anh em học gì thì học, theo chương trình nào thì theo, nhưng điều quan trọng nhất vẫn là chất lượng, hiệu quả "sản phẩm" đạt được cuối cùng và chính cái đó mới là cái mấu chốt để đánh giá khả năng làm việc của mỗi người...
        Cheers!
        E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

          Nguyên văn bởi Thuatdv
          Tiếng Việt mình thì vẫn hay gọi rất cụ thể là ông GVC, ông PGS TS, hay ông GS (chưa TS)... Nên khi dịch tài liệu của nước ngoài thì thấy toàn viết là Professor nên nhà mình hay dịch hết là GS (mặc dù thực ra họ vẫn chưa là GS mà có thể chỉ là trợ lý cho GS, Assistant Professor).
          Bác Thuật: Assistant Professor không phải là làm trợ lý cho Professor (hay ở Nhật nó quan niệm như thế?) mà là chức danh dùng cho junior faculty (những người mới bước chân vào con đường giảng dạy ở bậc đại học). Thường thì sau 5-6 năm, nếu phấn đấu tốt và đạt được một số tiêu chuẩn đề ra thì Asistant Prof. sẽ được promoted lên thành Associate Prof. Sau 5-6 năm phần đấu nữa, những ông Associate Prof. này sẽ trở thành Full Prof. Như vậy những cái title đi trước chữ Prof. chỉ mô tả cái mức độ seniority của ông Prof. đó chứ không có nghĩa là ông nào làm trợ lý cho ông nào cả. Ông Assistant Prof. hoàn toàn độc lập trong việc giảng dạy, nghiên cứu, hướng dẫn và xin kinh phí.
          Last edited by Pham; 09-06-2005, 01:29 AM.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

            Nguyên văn bởi Thuatdv
            Các chú lại bắt đầu đề cập đến cái chủ đề học vị "lôm côm" mà đài báo cũng đã nói nhiều rồi!!! Giải thích của Toyoura về TSKH là TS về khoa học tự nhiên (Doctor of Science) nghe có vẻ hợp lý đấy! Ở Nhật những người tốt nghiệp thuộc khoa XD công trình thì gọi chung là TS về kỹ thuật Doctor of Engineering, còn những người thuộc về khoa Vật lý thì gọi là TS Vật lý Doctor of Physis,... Theo tôi gọi như vậy nghe có vẻ khá tường minh!
            Cái tên gọi PhD phổ biến hiện nay mà dùng chung cho tất cả các ngành nghề (như xây dựng, vật lý,...) cũng có cái hay của nó! Như vậy PhD đại khái chỉ nhằm ám chỉ rằng người đó đã phải mất tiêu một khoảng thời gian quy định nào đó (thường là 3-4 năm tuỳ theo khả năng và điều kiện của mỗi người) trong cuộc đời trai trẻ của họ để "tu luyện" và đạt được một ngưỡng tối thiểu nào đó về khả năng tư duy và lý luận khoa học! Chứ không ám chỉ gì về sự phân biệt giữa các ngành nghề với nhau! Cũng chính vì lý do này mà gần đây lưu học sinh tốt nghiệp ở Nhật cũng hay được gọi chung là PhD và hơn nữa họ lý giải rằng lưu học sinh ở Nhật sử dụng tài liệu nghiên cứu bằng tiếng Anh khá nhiều nên gọi như vậy có vẻ quốc tế hơn và dễ dàng hội nhập khi làm việc ở các nước khác!
            ôi các bác ôi, đồng ý với các bác là PhD thì ta gọi là tiến sĩ, nhưng mà cái TSKH ở các nước đông Âu cũ, hay cái Hab. Dr. của Đức hay cái docteur d'état ngày xưa của Pháp (là những cái mà Bộ ĐH công nhận là tương đương với TSKH ở VN) thì nó khác (còn cái DSc thì quả thực em cũng chưa tìm hiểu xem nó là như thế nào nên không biết). Cái bằng TSKH này là một thứ mà các bác sẽ phải tiếp tục chiến đấu sau khi có bằng PhD khoảng 5 năm thì mới có được, và quả thực là một thứ không phải cứ làm là xong. Bác Thuật lại còn kể bác nào kiếm được cái fellowship lam postdoc 1,2 năm xong tự phong mình lên làm TSKH nghe kinh quá (hy vọng không phải là người VN đấy chứ ạ ?)

            Đúng là bằng cấp không phải khuôn vàng thước ngọc để đánh giá mức độ giỏi giang hay kiến thức thực sự, nhưng không nên coi những người có thứ ấy là vớ vẩn phỏng các bác ?

            to bác Thuật: thế bác "xếp loại" postdoc ở Nhật thế là theo tiền lương hay là gì hở bác. À mà quả thực em ở châu Âu chưa bao giờ thấy chú prof nào lại đi làm postdoc như bác nói cả. Bác có ví dụ nào cụ thể không chỉ cho em cho biết cái ?

            to vatedi: docteur ở Pháp thì đang nở như bỏng ngô đấy thôi chứ làm gì phải 2 năm nữa Ở Pháp làm PhD thì riêng dân ĐHXD HN đã khoảng 50 chú, ngoài ra còn các bạn ĐH GTVT và BK TPHCM cũng đông không kém, bây giờ chắc tháng nào cũng cũng có người bảo vệ ấy chứ nhỉ ?

            to icebuck: tớ họ Nguyễn bác ạ
            Does engineering need science?

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

              Cái Dr.Sc. cùng lắm kiểu lắm, ở Bắc mỹ thì chắc tương đương ph.d, chỉ là cách gọi của từng trường (tại nhìn thấy ph.d của MIT là Dr.Sc.), nhưng ở châu Âu chắc khác. vi ông thầy hương dẫn của em hiện tại, sau khi đã tốt nghiệp Ph.D ở nottingham Univerrsity rồi, làm full prof ở CAnada rồi, lại viết thesis hay làm thế quái nào mà có thêm Dr.Sc. của trường Nottingham ấy nữa sau 15 năm, mà ko phải là honour degree nhé.
              Cái quả postdoc fellow sau khi đã là prof mà bác Thuật nói mà bác Hiệu thắc mắc thực ra là một cái fellowship, funding của một tổ chức nào đó để các bác ra nước ngoài ngâm cứu kiểu fulbright, humboldt ấy ạ, em nghĩ thế.
              Last edited by icebuck; 09-06-2005, 05:39 AM.
              Pile Higher and Deeper!

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                Các bác tham khảo bài dưới đây rồi ta lại chiến đấu tiếp .



                Ý kiến về đào tạo sau đại học ở Việt Nam
                (Dr.Nguyễn Văn Tuấn in Australia)
                Ngày gửi: 02-07-2004, 1:54 CH
                Pls Refer to http://vietsciences.free.fr/

                Qua nhiều lần theo dõi các cuộc thảo luận về đường hướng giáo dục hậu đại học ở VN, người viết bài này nhận thấy vài đồng nghiệp trong nước có một số hiểu lầm nhỏ của về sự phân biệt giữa các văn bằng ở các nước như Úc, Anh và Mỹ. Là một người dạy học và nghiên cứu khoa học ở Úc và Mỹ trong nhiều năm qua, tôi muốn trình bày và làm sáng tỏ một vài điểm về hệ thống đào tạo đại học và hậu đại học và văn bằng ở Úc, để góp phần vào việc thảo luận trong nước.

                Hệ thống giáo dục đại học ở Úc giống Anh hơn là Mỹ, ở Úc, hệ thống đào tạo đại học khá đơn giản. Sau khi học xong lớp 12, học sinh phải trải qua một kỳ thi tốt nghiệp trung học. Tất cả các học sinh đều được cấp chứng chỉ tốt nghiệp trung học, với một số điểm (hay hạng) mà học đạt được trong kỳ thi. Số điểm này sẽ quyết định học sinh có thể xin học ngành gì ở bậc đại học. Chẳng hạn như, muốn theo học các ngành y hay luật khoa, học sinh phải có số điểm cao nhất. Các ngành khác như kỹ thuật, kinh tế, khoa học thường đòi hỏi học sinh phải có điểm trên trung bình. Các ngành văn chương, toán và y tá chỉ đòi hỏi học sinh có điểm trung bình. Các trường đại học lớn, lâu đời và có uy tín thường đòi điểm cao hơn các trường nhỏ và mới. Do đó, một học sinh có thể có đủ điểm để vào học Y khoa ở trường A, nhưng lại chỉ đủ điểm học kỹ sư ở trường B. Điều cần chú ý ở đây là, không như ở Việt Nam, học sinh Úc không phải thi vào đại học sau khi đã thi xong trung học; số điểm thi trung học là yếu tố quyết định được vào đại học hay không.

                Thời gian học bằng cử nhân (bachelor) cho các ngành khoa học cơ bản
                (sinh học, vật lý, hóa học, toán v.v...), khoa học nhân văn, văn chương thường là ba năm. Tuy nhiên các ngành như kỹ sư điện, dược và luật khoa thường từ 4 tới 5 năm. Tùy theo ngành học, sau khi xong
                chương trình cử nhân, tất cả các sinh viên được cấp bằng BA (Bachelor of Arts), BSc (Bachelor of Science) hay BE (Bachelor of Engineering).
                Riêng ngành y khoa, các sinh viên thường phải học 6 năm và làm tập sự (internship, residence) 1-2 năm trong bệnh viện để được cấp bằng cử nhân. Những sinh viên này được cấp hai bằng cử nhân viết tắt là M.B
                (bachelor of medicine) và B.S (bachelor of surgery). Cần được nói thêm là mặc dù văn bằng là cử nhân, nhưng danh xưng của họ là "bác sĩ" (doctor).

                Những sinh viên xuất sắc thường được khuyến khích học thêm một năm nữa và tập làm nghiên cứu ở phân khoa. Sau khi xong một năm, học sinh sẽ phải viết một luận án tốt nghiệp, và được cấp bằng cử nhân nhưng có kèm theo chữ "honours" như BA (Hons), BSc (Hons), BE (Hons) hay MB BS (Hons).

                Mô hình đào tạo hậu đại học ở Úc được kết hợp từ hai mô hình của Anh
                và Mỹ. Và vì thế, nó có vẻ khá đa dạng, nhưng rõ ràng. Phần lớn các ngành khoa học và kỹ thuật, có ba chương trình đào tạo : Graduate Diploma, Masters và Doctorate Graduate diploma thường dành cho :

                (a) Những người muốn theo học các môn học mà không cùng môn học ở bậc cử nhân mà họ đã có (chẳng hạn như sinh viên đã có bằng cử nhân về toán, nhưng muốn theo học hậu đại học ngành quản lý).

                (b) Những người không đủ khả năng hay điều kiện học bậc masters. Thời gian học graduate diploma thường từ 1 tới 2 năm. Tuy nhiên phần lớn là 1 năm. Sinh viên không cần làm luận án tốt nghiệp.

                Ngày nay, với sự cạnh tranh giữa các trường đại học càng ngày càng gay gắt, số lượng sinh viên theo học Graduate Diploma ít đi dần, vì phần đông họ tìm cách học chương trình masters. Thật ra, phân nửa các môn học của Graduate Diploma là nằm trong chương trình học Masters.

                Chương trình học Masters, cũng giống như chương trình Graduate Diploma, là nhằm vào mục tiêu đào tạo những chuyên viên kỹ thuật cho các cơ quan chính phủ và công ty. Sau khi tốt nghiệp, những người này phải có một khả năng chuyên môn vừa sâu, vừa vững vàng, có thể đáp ứng cho nhu cầu thực tế của một cơ quan hay công ty. Chương trình Masters thường dành cho những sinh viên đã có bằng cử nhân cùng ngành. Tuy nhiên, tùy theo trường hợp cá nhân và kinh nghiệm, các sinh viên cũng có thể theo học các ngành chuyên môn khác với văn bằng căn bản cử nhân mà họ đã có.

                Ngày nay, sinh viên trong các ngành khoa học thuần túy cũng có thểđược nhận vào học bên các ngành kinh tế hay xã hội học. Chương trìnhmasters thường kéo dài từ 1 tới 2 năm. Nhưng cũng có trường dạy MBA (Master of Business Administration) trong vòng 1 năm, với một chương trình học rất nặng và đòi hỏi sinh viên phải học ngày học đêm. Hầu như không có sinh viên cử nhân danh dự (honours) nào theo học Masters hay Graduate Diploma.

                Chương trình học tiến sĩ (Doctorate) là nhằm mục đích đào tạo những khoa học gia chuyên nghiệp (professional scientists), những chuyên viên nghiên cứu cao cấp cho các công ty kỹ nghệ và các cơ quan nghiên cứu thuộc chính phủ. Những người này đóng vai trò then chốt cho nền khoa học của Úc và là nguồn cung cấp giảng dạy cho các trường đại học. ở Úc, có ba dạng tiến sĩ riêng biệt: PhD (doctor of philosophy) cho tất cả các ngành (kể cả y khoa), MD (doctor of medicine) riêng cho y khoa, và DSc (doctor of science) cho tất cả các ngành khoa học.

                Về chương trình đào tạo PhD : ở Úc, không giống như chương trình masters (mà sinh viên phải tham dự học trong lớp, tức course-work và
                nghiên cứu), học sinh tiến sĩ không học course-work mà chỉ làm nghiên cứu. Dĩ nhiên, trong thời gian nghiên cứu cho luận án, sinh viên phải dự những buổi thảo luận khoa học trong trường hàng tuần, phải tham gia các buổi tham luận này, phải dự những hội nghị chuyên ngành trong nước, phải dự ít nhất là một hội nghị quốc tế chuyên ngành v.v. Những sinh viên được nhận vào học PhD thường là những người :

                (a) Đã có bằng masters hay có kinh nghiệm research;
                (b) Cử nhân hạng danh dự như đề cập trên;
                (c) Cử nhân thường, nhưng đã làm nghiên cứu ít nhất là một hai năm.
                Thời gian học thông thường từ 3 tới 6 năm. Sinh viên phải có ít nhất là 2 hay 3 bài báo đăng trên các tạp chí có peer-review để có thể bảo vệ luận án. Luận án thường được hai khoa học gia có uy tín trong nước(thông thường từ các trường đại học khác) và một khoa học gia uy tín ngoài Úc duyệt xét và phê chuẩn. Thời gian duyệt xét luận án có thể từ
                6 tháng tới 1 năm.

                Chương trình đào tạo MD chỉ dành cho các sinh viên đã tốt nghiệp bác sĩ y khoa (MB BS). Mục đích của chương trình học này là huấn luyện cho các bác sĩ cách nghiên cứu khoa học lâm sàng (clinical medicine) hơn là khoa học cơ bản (basic science). Thông thường, sinh viên phải làm một hay hai cuộc nghiên cứu lâm sàng (clinical studies) và sẽ viết luận án dựa trên các nghiên cứu nàỵ Chương trình học MD thông thường là 2 cho tới 3 năm (ngắn hạn hơn PhD). Tuy nhiên, trên lý thuyết, MD được xem là một văn bằng PhD (hậu đại học) của medicine, khác với MD của Mỹ là một văn bằng căn bản về y khoa. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, đã có khuynh hướng bỏ chương trình học này và nhập vào chương trình học PhD.

                Ngoài ra, các sinh viên đã có bằng MB BS cũng có thể theo đuổi học chuyên ngành (specialist training) thay vì học PhD hay MD. Chương trình huấn luyện specialist training không do đại học đảm nhận, nhưng được các bệnh viện đào tạo. Thời gian thường từ 4 tới 6 năm, và các bác sĩ phải trải qua một cuộc thi lý thuyết và thực hành (lâm sàng) được xem là gay go nhất trong đời làm bác sĩ. Sau khi đỗ cả hai kỳ lâm
                sàng và lý thuyết, các bác sĩ sẽ được kếp nạp vào các trường chuyên môn với chức vụ Fellowship of the Royal Australian College of Physicians (FRACP), Fellowship of the Royal Australian College of Surgeons (FRACS) v.v... ở Anh, những danh xưng tương đương này là FRCP, FRCS, v.v...

                (còn tiếp)

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                  (tiếp theo và hết)

                  DSc là một văn bằng có tính cách danh dự. Văn bằng này được cấp cho
                  những khoa học gia (những người đã có PhD hay MD) đã bỏ ra một thời gian dài để theo đuổi một đề tài khoa học trong cuộc đời họ. Thí sinh không "học" như các sinh viên PhD, mà chỉ viết luận án về một đề tài chuyên môn, dựa vào những bài báo (thông thường là khoảng 20 bài trở lên) đã được công bố trên các tạp chí khoa học. Trên lý thuyết, văn bằng DSc ở Úc và Anh được xem là cao hơn văn bằng PhD. Nhưng trong thực tế, văn bằng này không nhận được một sự kính nể bằng những người PhD nhưng đã có nhiều thành tích cao trong nghề nghiệp. Ngày nay, rất hiếm sinh viên theo học DSc.

                  Không nên nhầm lẫn giữa văn bằng DSc của Úc và của Mỹ. ở Mỹ, văn bằng cao nhất là tiến sĩ, cụ thể là PhD hay tương đương. Những văn bằng tương đương PhD ở Mỹ thường gặp là DSc, EdD (doctor of education), DrPH (doctor of public health), DrEng (doctor of engineering). Vài trường, chẳng hạn như Havard, họ gọi tiến sĩ của ngành public health là DSc, trong khi đó ở các trường khác lại gọi là DrPH hay PhD. Tương tự, ở trường đại học Boston, những tiến sĩ về sư phạm được gọi là EdD, nhưng phần lớn ở các trường khác thì lại được gọi là PhD. Văn bằng PhD cũng được cấp cho các tiến sĩ về kỹ thuật (engineering), nhưng có trường ở Mỹ lại gọi là DREng !

                  Bằng cấp là một hình thức tưởng thưởng cho quá trình học vấn của sinh viên, học sinh. Bằng cấp không phải là thước đo về khả năng nghiên cứu khoa học. Trong thực tế, sau khi đã tốt nghiệp tiến sĩ, các sinh viên còn phải làm việc, thực tập nghiên cứu với vai trò "hậu tiến sĩ"
                  (postdoctoral fellow) từ 1 tới 3 năm trong các trung tâm nghiên cứu hay trường đại học. Đây là thời gian mà nghiên cứu sinh phải tranh thủ làm đêm ngày để công bố những công trình mình đã làm trong khi học tiến sĩ nhưng chưa có đủ thời gian công bố. Đối với một nhà khoa học,đây cũng là giai đoạn quyết định chiều hướng nghiên cứu và bắt đầu một sự nghiệp nghiên cứu khoa học độc lập của mình.

                  Chức vụ khoa bảng (academic position) như giáo sư (professor), phó giáo sư (associate professor), v.v... cũng không nói lên được trình độ và khả năng làm khoa học. Những chức vụ khoa bảng có tính cách địa phương và tùy thuộc một phần vào sự đóng góp của người làm khoa học cho trường của họ. Ở Úc, Anh hay Mỹ, tất cả các chức vụ giáo sư, phó giáo sư, giảng sư (lecturer) đều do hội đồng của trường đại học phong, chứ không phải do chính phủ như ở các nước xã hội chủ nghĩa cũ. Tiêu chuẩn được đề bạt vào những chức vụ này rất khác nhau giữa các trường đại học, và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như số và chất lượng các công trình nghiên cứu khoa học, thời gian phục vụ tại trường, số lượng tiền tài trợ cho nghiên cứu đã đạt được, tham gia vào cộng đồng v.v... và v.v... Do vậy, giữ chức giáo sư của trường A không có nghĩa là giáo sư đó sẽ được đương nhiên bổ nhiệm cùng chức ở trường B. Về mặt ngoại giao và với tính lịch sự, vị giáo sư đó vẫn được gọi bằng danh xưng "professor". Một "visiting professor" cũng không đồng nghĩa với một giáo sư thực thụ được bổ nhiệm qua kênh chính thức (official channel).

                  Dĩ nhiên trong nghiên cứu khoa học không có biên giới quốc gia. Vì thế, một người làm khoa học chuyên nghiệp và chân chính là một khoa học gia quốc tế (international scientist). Người đánh giá khả năng và trình độ nghiên cứu của một khoa học gia không ai khác hơn là đồng nghiệp trong và ngoài nước của họ, chứ không phải do một trường đại học riêng biệt nào hay do bộ giáo dục. Trong thực tế, chất lượng và số lượng của những bài báo khoa học công bố trên các tạp chí khoa học uy tín, nghiêm tÚc trên thế giới được xem là một thước đo về trình độ làm khoa học và sự thành công trong nghiên cứu của một khoa học gia. Lịch sử đã chứng minh rằng nhiều bài báo được công bố bởi các sinh viên chưa có bằng tiến sĩ, nhưng lại được đánh giá cao trong chuyên môn.
                  Qua những bài báo này, mà người làm khoa học có thể xác định vị trí của mình trong chuyên môn. Trong giới làm khoa học, sự kính nể của đồng nghiệp dành cho một người làm công tác khoa học không bao giờ dựa vào bằng cấp của người đó, nhưng là dựa theo những công trình đã được công bố, và thường được biểu hiện qua những lời mời tham dự các hội thảo khoa học ngắn hạn, keynote lecture, v.v...

                  Trong nhiều năm qua, mặc dù gặp muôn vàn khó khăn, các nhà khoa học ở Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào kiến thức khoa học của nhân loại. Tuy nhiên, những đóng góp này vẫn còn gói gọn trong các môn và đề tài khoa học có tính hẹp. Quan trọng hơn nữa, so với các nước trong khối ASEAN, đóng góp của các nhà khoa học ở Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn. Tôi tin rằng với sự cải tổ giáo dục hậu đại học nhanh chóng, hữu hiệu, và với một đầu tư đúng mức của nhà nước, các nhà khoa học VN sẽ gây nhiều tiếng vang trên trường khoa học quốc tế hơn nữa trong tương lai.

                  Tôi đề nghị Việt Nam nên có hai chương trình đào tạo masters : một chương trình nhắm vào mục tiêu huấn nghệ (vocational training) và một chương trình nhắm vào nghiên cứu (academic training). Chương trình huấn nghệ nhằm mục tiêu đào tạo các chuyên viên cho các cơ quan nhà nước và công ty, hãng xưởng kỹ nghệ. Các sinh viên chỉ cần học hai năm và chú trọng vào các môn học có tính thực tế, và với một luận văn tốt nghiệp như hiện nay. Chương trình masters cho nghiên cứu nhằm mục đích đào tạo những nhà nghiên cứu để sau này tiếp tục theo học tiến sĩ (TS) hay dạy học trong các trường đại học, cao đẳng. Sau hai năm học, sinh viên cần phải trình một luận án tốt nghiệp. Tôi tin rằng với sự quan tâm đúng mức, các sinh viên chương trình masters vẫn có thể cống hiến các công trình nghiên cứu của họ trên các tạp chí trong và ngoài nước.

                  Tôi cho rằng đặt ra một cái mốc thời gian cho chương trình đào tạo tiến sĩ là không nên. Tôi cũng cho rằng thời gian (2 năm sau khi đã có bằng masters như qui định hiện nay ở VN) cần để bảo vệ luận án tiến sĩ
                  là tương đối ngắn. Thông thường, một sinh viên TS cần phải có một năm làm quen với đề tài mình nghiên cứu, và một năm để phát triển các lý thuyết, phương pháp, kết quả v.v... Thời gian để viết báo cáo khoa học và công bố những bài báo này cũng mất ít nhất là một năm. Ở Úc và Mỹ, tôi biết có vài sinh viên phải nghiên cứu cả 10 năm để có một văn bằng PhD. Thời gian đào tạo tiến sĩ không nên dựa vào thí sinh đã có bằng masters hay chưa, mà nên dựa vào sinh viên đó đã hoàn thành cái luận án tới đâu. Một sinh viên TS không thể tốt nghiệp nếu như đề tài mình nghiên cứu chưa đến nơi đến chốn.

                  Ngày nay, ở các nước phương Tây, văn bằng tiến sĩ (doctorate) được coi là một giấy thông hành quốc tế (international passport) để nghiên cứu khoa học. Vì thế, người có văn bằng này phải xứng đáng là một nhà khoa học chuyên nghiệp, có thành tích trên trường khoa học quốc tế, và có thể làm việc trong bất cứ cơ quan nghiên cứu nào trên thế giới trong ngành nghề của họ mà không cần qua một khóa huấn luyện nào khác.
                  Tôi đề nghị bộ Giáo Dục và Đào Tạo nên quan tâm đến chất lượng đào tạo hơn là danh xưng, tên gọi của văn bằng. Cần phải tạo điều kiện và hướng dẫn cho sinh viên tiến sĩ sao cho khi tốt nghiệp, họ phải có ít nhất là hai bài báo công bố trên các tạp chí quốc tế. Cần phải có một đội ngũ những người làm hướng dẫn làm luận án mạnh và có uy tín trong khoa học. Những người này phải có ít nhất là 10 bài báo hay công trình nghiên cứu đã được đăng trên các tạp chí uy tín trên thế giới. Cần phải có một hệ thống bảo vệ và duyệt luận án nghiêm chỉnh hơn, kể cả tranh thủ sự hợp tác của những nhà khoa học ở các nước phương Tây, kể cả Việt kiều, trong các hội đồng xét duyệt luận án. Có như thế thì văn bằng tiến sĩ và người có văn bằng đó từ các trường đại học ở VN mới được kính trọng từ các đồng nghiệp, và quan trọng hơn hết là nâng caochất lượng đào tạo hậu đại học ở Việt Nam ./.

                  (PhD. Nguyễn Văn Tuấn, University of New South Wales)
                  http://forum.edu.net.vn/ShowPost.aspx?PostID=11671

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                    "vì mục đích cuối cùng là học nghề ra để làm", đúng thế, nhưng mỗi người có 1 nghề khác nhau

                    "cầm bằng Ts đưa cái nhà 5 tầng mà không tính được thì khôi hài quá", thế nếu chú đi làm kỹ sư thi công bị tay thợ nào hỏi có tô tường hay trộn vữa được như nó không mà đòi giám sát thì sao?

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                      To Ducxd: Chứng chỉ Professional Engineer (PE) cũng tương tự như cái chủ trì nhà mình. Đại khái có cái đó thì mới được làm project manager, được ký bản vẽ... Ở Mỹ thì người có bằng bachelor mới ra trường phải đi làm tối thiểu 4 năm mới được quyền thi lấy bằng PE. Bài thi PE gồm rất nhiều câu hỏi liên quan đến hầu hết các lĩnh vực trong xây dựng: tính kết cấu, cơ đất, quản lý thi công, đấu thầu, kinh tế xây dựng... Tất nhiên các câu hỏi chỉ ở mức cơ bản nhưng để trả lời được cũng cần phải có vốn thực tế lớn và trước khi đi thi cũng phải ngồi gạo bài khá mệt. Cứ tưởng tượng một bác sau khi ra trường toàn ngồi tính khung mà bây giờ hỏi bác ấy về cơ đất, đấu thầu... thì cũng gọi là gãi toét gáy chứ còn gì. Trước khi thi PE, kỹ sư ở Mỹ còn phải thi một kỳ thi gọi là FE nữa (Fundamentals of Engineering). Cái này thì đơn giản hơn nhiều tuy nhiên các câu hỏi của nó liên quan đến engineering nói chung chứ không phải chỉ có civil engineering. Thường là bọn sinh viên đang học năm thứ 3,4 gì đó là có thể thi được FE. Nhiều bang ở Mỹ nếu có bằng PhD thì cũng được đặc cách cái FE này. Còn cái PE thì ai cũng phải thi. Ở Mỹ có rất nhiều GS không có bằng PE. Đơn giản vì họ chưa bao giờ ra làm ở industry cả (những ông này là những ông TS không biết tính khung như đ/c nói đây ). Tuy nhiên nếu những GS này muốn được tenure (kiểu như vào biên chế chính thức nhà mình) thì bắt buộc phải thi bằng này. Gần đây trong giới đại học Mỹ có tranh luận rất ghê là có nên chăng bắt các GS phải có bằng PE thì mới được dậy. Hiện hai trường phái có và không vẫn còn đang chiến đấu nhưng mà trường phái có vẫn đang chiếm ưu thế.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                        Bổ sung thêm với bác Phạm, cái PE, thực ra gọi chính xác là chứng chỉ hành nghề (licenced profession), ở Uk gọi là chattered thì phải. Là vì ngành kỹ sư của mình là ngành nghề phải có giấy phép giống như kế toán, bác sỹ, luật sư. ở nhà cũng vậy nhưng không có kỳ thì như ở các nước. Thằng nào có PE xong, là có con dấu riêng thì phải, coi như đươc chủ trì, tự mình chịu trách nhiệm. Đúng như bác Phạm, nói, nhiều bác prof chả có PE, nên có khi trong nghề nó coi trọng PE hơn cả cái ph.d hay sao ây nên cứ thấy bác nào P.E là bác ấy đặt lên đầu tiên trước cả học vị tiến sỹ.
                        bọn nó thi test cũng buồn cười phết, nhiều câu quái đản, có thằng còn bị câu hỏi là nếu ở công trường sếp bảo mày làm, nhưng mày thấy sai với kiến thức đã học thì mày xứ lý thế quái nào? Hehe.
                        Pile Higher and Deeper!

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                          Tôi đồng ý với các bạn trên quá. Học lên mà không giúp ích được gì (học mà không hành) thì củng chằng tới đâu. Học vị củng uổng công cha mẹ, anh em tốn tiền nuôi dạy mình nên người. Đúng là có nhiều vị PhD chẳng có tính khung được đâu. Tôi có làm việc với nhiều PhD, có cái họ rất chuyên, nhưng có cái họ chẳng biết gì cả. Một anh PhD về Structural từ Berkerley về làm việc cho một công ty thiết kế cầu rất nổi tiếng tại California chẳng biết làm thế nào design cái nắp sắt đậy hầm điện cho cầu tàu (Power Train Cover-Wharf Crane Structure) khi tôi hỏi anh ta. Nhưng anh rất giỏi về modelling các khớp nối chịu tải trọng động đất (seismic expansion joint). Một anh PhD khác không thể tính toán kết cấu gổ nhưng rất giỏi về modelling cho kết cấu chịu lực nổ (Structures under exposion load). Một anh khác PhD từ USC (các bạn ở Mỹ chắc biết trường này University of Southern California) mất 2 tuần để thiết kế cái mái hiên gổ nhà 1 tầng (Wood Front Port of 1 story Single Family Dwelling)...Nói chung thì tôi nghĩ họ nên có P.E nghĩa là ít nhất có kiến thức thực tế.
                          Khi chọn nhân viên vào làm việc, tôi có chú trọng đến bằng cấp, bằng PhD thì dĩ nhiên là tốt hơn BS (Bachelor of Science), nhưng đó không phải là yếu tố quyết định. Kinh nghiệm quan trọng hơn, người ấy có khả năng làm việc độc lập, năng nổ, biết cách giao thiệp rộng, có làm việc nhiều nơi, nói chung là có kiến thức ở đời, có óc tổ chức, ngăn nắp, có khả năng làm việc với người khác, có kỷ năng ngôn ngử tốt, và có kiến thức cập nhật, thì tôi chọn. Nói chung là mình cần người làm việc, chứ không cần lý thuyết xuông, và cần việc gì thì mình chọn người thích hợp cho việc ấy. Bạn Icebuck nói đúng, tôi bị hỏi câu này lúc xưa khi mới ra trường, xếp bảo mà mình thấy xếp sai (đừng nói chi đến chuyện khác ở trường, đó là chuyện thường ngày ở huyện) thì làm sao?. Bây giờ thì tôi củng hỏi các bạn trẻ mới vào nghề như vậy. Câu hỏi này để đánh giá nhận thức của bạn, xem kiến thức kỹ thuật của bạn đến đâu, bạn tự tin đến mức nảo, bạn biết cách giải quyết nó không, và bạn nghỉ gì về chuyện đó? Làm sao xử lý conflict? Nói chung không có câu trả lởi đúng, không có câu trả lởi sai, nó chỉ cho biết bạn đứng ở đâu trong danh sách ứng viên thôi. Đúng là bạn có PE thì có con dấu riêng, ở California thì phải gia hạn 5 năm 1 lần. Muốn biết thêm vế chuyện này thì vào California Consumer Affairs, State of California website. Ban Quiet hỏi về chuyện trộn vửa, thật ra thì khi giám sát, mình phải biết việc mình làm. Nếu mình không trả lời được thì kẹt rồi. Nếu không biết thì mình phải chịu tra cứu để lần sau không bị kẹt nữa. Việc tuyển chọn vào dạy đại học thì các bạn củng nói đúng nữa. Tùy trường, vá củng tùy ngành. Bằng PhD ở bên Mỹ nhiều quá, thành ra phải là chuyên gia suất sắc thì người ta mới chọn. Mà đã có PhD rồi mà không chịu tiếp tục nghiên cứu thì sẽ thui chột thôi. Bên California ngoài PE còn có SE (Structural Engineer) đây là chứng chỉ hành nghề cao nhất về mặt kêt cấu. Sau 4 năm hành nghề với PE, và được 3 người SE viết giấy Recommendation thì mình được nộp đơn đi thi SE. Hằng năm, tiểu bang California có khoẳng 1500 đến 2000 tân PE, nhưng chỉ có 90 đến 100 tân SE. Nói chung là bài thi 2 ngày (16 giờ) phải biết nhiều thứ lắm, tôi không vô chi tiết. Đa số các vị giáo sư ở trường chỉ có PE mà không có SE, vì nếu không có hành nghề thì ai mà viết recommendation cho? Dù sao nền giáo dục ở VN mình củng đào tạo nhiều người giỏi. Cái đáng buồn là sau khi học xong thì không có môi trường để dụng võ, tôi nói đây là khoảng gần 20 năm về trước, bây giờ thì chắc các bạn trong nước hiểu rỏ hơn tôi, xin góp ý thêm.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                            Bác sinhvienmoi nói thế này thì bỉ mấy anh PhD quá . Mỗi người mỗi nghề chứ bác. Cái câu học mà không có hành mà bác lại đi áp dụng cho mấy anh PhD đi làm thiết kế thì tôi thấy hơi bị non applicable. Các anh PhD mài đũng quần 4-5 năm trong trường đại học là để nghiên cứu sâu về một lĩnh vực cực hẹp nào đó chứ có được đào tạo về tính khung với design nắp cống đâu. Ra trường nếu không kiếm được việc dính đến nghiên cứu mà lại phải lặn lội ra industry thì mấy ông ấy cũng ngơ ngơ như bò đội nón thôi bác ạ. Bác tính kinh nghiệm thì bằng 0, may ra được một mớ kiến thức hổ lốn vứt đi chẳng ai thèm nhặt thì mất 2 ngày để design một cái nắp cống cũng đã là giỏi rồi .

                            Theo tôi cái sự "hành" của mấy anh PhD là làm sao nghiên cứu cho hay, publish cho nhiều (vì đó là những cái họ được đào tạo) chứ không phải đã là PhD thì phải biết cả đến tô tường trộn vữa nếu không thì "tốn cơm cha mẹ lắm" được bác ạ

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                              Nói chung thì dân academic với dân practical có phải bao giờ cũng trìu mến nhau đâu. Gặp nhau ở các conference đều “xoè tay ngửa mặt không nhìn”. Cái giá phải trả cho 1 chú PhD “bột ngoại” sau khi mài đũng quần 5 năm là mất đi một khoảng thời gian vàng, đối với VN thì nó phải là kim cương, đúc rút kinh nghiệm, tăng cường chiến hữu, làm nên những chiến công hiển hách cỡ mà hai Luỹ thần đèn phải hồn kinh phách đảm. Nhưng cái được của các chú PhD này là tư duy khoa học, cách giải quyết vấn đề sáng tạo- những tố chất cần thiết + time làm nên 1 manager tương lai, nếu chú chấp nhận cuộc chơi, tỷ như chấp nhận các hệ số ngu trong thiết kế, ví dụ, geotechnical design. Nhiều cụ ở ta có thói quen chỉ xăm xoi những vấn đề chưa bao giờ hoặc ít động đến của vài tân PhD nhưng các cụ phải hiểu rằng nếu cùng thời gian như nhau, các cụ knock out họ phỏng?. Nhưng tạo hoá cũng rất công bằng, nếu không có những hy sinh thầm lặng của các PhD students ngày đêm miệt mài trong các Geotechnical/Structrual/Bridge labs với những thiết bị đo đạc “chúa sừng”, các mô hình vật liệu “tanh tưởi”, leading journal papers khét tiếng thì có những kỳ tích thế kỷ như các dự án đường ngầm xuyên vinh Tokyo, cầu treo Akashi qua trận động đất Kobe vẫn còn trơ trơ, cầu dây văng Bãi Cháy số 1 thế giới, các nhà máy hạt nhân v.vv…Nếu không áp dụng những advanced academic knowledge thì các công nghệ truyền thống chắc là khóc (đem công nghệ thủ công đào giếng mà khoan đường hầm xuyên biển đường kính hơn 14m ư?, đem xi măng đổ vô tội vạ xuống biển xử lý nền đất yếu ư?), mà không khóc chắc cũng giết tiền của nhà nuớc cho những thiết kế truyền thống lãng phí vô ích, ngớ ngẩn, thậm chí còn có thể sập công trình, chỉ xét về góc độ kỹ thuật.
                              Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận có những con bệnh PhD ra industry không thích nghi, có lẽ họ ngán học thuộc lòng các tiêu chuẩn, quy trình, quy phạm, thông tư, nghị định hay liên hồi trận nhậu nhẹt, khúm núm phong bao với đối tác, mà lẽ ra công việc của họ phải góp phần kết liễu, đổi mới tiêu chuẩn hiện hành (!!!). Ngược lại, cũng phải thừa nhận có những nông dân miền Trung anh hùng đào giếng xuyên hàng mấy mét đá-nơi có thể làm gẫy mũi khoan sành điệu nhất tìm nguồn nước mát cho bà con chòm xóm. Vậy trong những công trình đào giếng này, sử dụng đục, chạm + lá đinh lăng, hay những công trình xuyên vịnh Tokyo nói trên, sử dụng small strain quasi elastic Young modulus kết liễu E50 trong FEM analysis, chắc không cần các tiêu chuẩn (dịch) đương thời. Cái giá phải trả cho cái sự liều này, tuy cách thức tiến hành khác nhau, không phải bao giờ cũng có ngay được chỗ đứng trong những suy nghĩ truyền thống, cổ hủ.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                                To Pham: Quan niệm như vậy lại liên quan đến vấn đề "văn hoá xã hội" riêng của mỗi nước mà bữa trước anh và chú đã đã đề cập đến (những người ở Nhật chắc đều biết đến cái văn hoá kohai, senpai của Nhật)! Mặc dù đều là những nước "đại tư bổn" nhưng đúng là hệ thống GD ở Nhật và Mỹ có sự khác nhau khá nhiều! Ở Nhật những người (đặc biệt là làm về ngành kỹ thuật) sau khi được phong là GS (full prof.) thì đều có ngay một cái laboratory mang TÊN RIÊNG của ông GS ấy, giống như là cái nhà riêng của ông GS ấy và ông ta đóng vai trò là chủ hộ điều hành mọi vấn đề liên quan! Tất nhiên trên đó vẫn là khoa và trường quản lý! Thường trong lab. của 1 ông GS sẽ có một bộ gồm thư ký riêng (có ông GS còn tuyển đến 2, 3 cô thư ký riêng trẻ đẹp!), Asso. Prof., Assist. Prof., researchers, students,... Như vậy ông PGS muốn lên được GS thì chỉ có 2 khả năng, một là ông GS về hưu hay bị đẩy đi đâu đó, hai là ông PGS phải chuyển sang trường khác hay khoa khác mà còn trống vị trí GS. Tất nhiên sau khi ông PGS này được công nhận là GS thì ông ấy cũng có quyền có lab. mang tên riêng của ông ấy (trong trường hợp ông GS trước đó về hưu thì tên của lab. sẽ được chuyển thành tên của ông PGS lên thay)! Gần đây xu hướng này có thay đổi nhất là ở các trường vừa và nhỏ, ông PGS cũng có thể có lab. mang tên riêng của ông ấy, không nhất thiết đến tận khi được phong là GS. Còn về trường hợp Assist. Prof. ở Nhật thì đúng là phải phục tùng ông GS một phép, vì mọi vấn đề quyết định của lab. đều chủ yếu qua ông GS mà! Ông GS bảo gì là phải tuân theo làm răm rắp, ở lab hay khoa có công việc gì liên quan đến lab. thì cứ mà lon ton tự động làm hết or chỉ đạo bọn SV làm thay!
                                Nói chung theo cách làm của Nhật hay của Mỹ cũng đều có cái hay cả, và có khi chính những cái "văn hoá" riêng đó đã tạo đà cho đất nước của họ phát triển mạnh mẽ như ngày nay! Nhưng nói thật với chú Phạm là anh cũng prefer theo cái "văn hoá linh hoạt" của Mỹ hơn (vì anh vẫn đang còn trẻ mà)! Có vẻ người Mỹ họ làm cái gì cũng đặt vấn đề HIỆU QUẢ lên hàng đầu...
                                To Phu ho: Mấy cái chương trình chú liệt kê ở trên mà phải làm thêm đến 5 năm nữa sau khi có PhD chắc là cổ lắm rồi! Mà ở VN chắc ít người có được những chương trình đó? Đối với các thế hệ tiền bối làm khoa học đi trước chúng ta, lớp trẻ đi sau cũng nên tôn trọng các cụ, cho dù các cụ có gọi là gì cũng được!!! Còn việc xếp loại chương trình posdoct như trên có thể dựa vào nhiều yếu tố, nhưng đơn giản nhất cứ nhìn vào mức độ cạnh tranh là biết ngay thôi. Còn những người đã là Prof. rồi thì title của họ là Fellow hoặc Visiting Prof. thôi chứ không phải là Posdoctoral Fellow nữa, kiểu như Icebuck đã nói.
                                Cheers
                                PS: nhiều đ/c vẫn chỉ dùng Nickname để bàn tán như vậy thấy không fair lắm!!!
                                E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X