QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

    Theo thầy em nói là làm TS về ngành kết cấu công trình là rất khó , những chuyên gia như thầy Phong cũng làm tới mức PTS ở Nga , vấn đề em muốn hỏi là tại sao?
    Mà hình như làm TS về cơ dễ hơn KCCT?
    Mong được trao đổi với mấy đại ca.
    [COLOR=RoyalBlue]

  • #2
    Cũng còn tùy em ạ. Nếu có đề tài và hướng đi đúng kèm theo một số yếu tố cá nhân và môi trường nữa thì cũng không phải là điều khó. Anh có mấy cậu bạn cũng sắp có bằng tiến sĩ (structural engineering) đến nơi rồi em ạ
    You are no one but yourself!

    Ghi chú


    • #3
      undefined
      Nguyên văn bởi yanoby
      Cũng còn tùy em ạ. Nếu có đề tài và hướng đi đúng kèm theo một số yếu tố cá nhân và môi trường nữa thì cũng không phải là điều khó. Anh có mấy cậu bạn cũng sắp có bằng tiến sĩ (structural engineering) đến nơi rồi em ạ
      cho em hỏi,đối vối sinh viên sắp ra trường việc điểm phẩy cao hay thấp có ảnh hưởng tới khẳ năng xin việc không? em la một sinh viên sắp ra trường nên rất quan tâm tới vấn đề này. Mặc du kiến thưc về ngành của em tương đối tốt. Cảm ơn

      Ghi chú


      • #4
        Nguyên văn bởi Vũ Văn Hòa
        undefined
        cho em hỏi,đối vối sinh viên sắp ra trường việc điểm phẩy cao hay thấp có ảnh hưởng tới khẳ năng xin việc không? em la một sinh viên sắp ra trường nên rất quan tâm tới vấn đề này. Mặc du kiến thưc về ngành của em tương đối tốt. Cảm ơn
        Chắc chắn là ảnh hưởng rồi. Nếu không thì dân tình cố gắng học để được điểm cao làm gì. Tuy nhiên, chỉ là thời gian đầu thôi. Bạn hãy tiếp tục cố gắng và tập trung vào kỳ cuối hơn là băn khoăn về điều này.

        Có một số ngoại lệ, mấy bạn chí sinh viên ngành tôi dù điểm rất thấp (trên 5, bé hơn 6.5) nhưng trong quá trình thực tập tốt nghiệp, đã được nhận vào Hài Hoà và làm đúng trường của mình.

        Ghi chú


        • #5
          Hòa ơi!Chỉ có kiến thức trong đầu mới khẳng định được mình.Điểm chác chỉ nói lên một phần thôi!Đừng tốn thời gian vì điểm chác mà ảnh hưởng đến kiến thức của mình!

          Ghi chú


          • #6
            Theo tôi điểm phẩy cao thì dễ xin việc là đúng rồi(điều này khỏi phải bàn cãi) nhưng khi đi làm thì kiến thức tốt mới là quan trọng. Đừng bận tâm về điểm phẩy nhiều làm gì, quá trình đi làm sẽ chứng minh tất cả

            Ghi chú


            • #7
              Không thể nói là không nên bận tâm đến việc điểm được, điều này chỉ trừ trường hợp việc cho điểm không đánh giá đúng thực chất SV thôi. Nhưng cũng không thể nói Điểm có thể đánh giá hết khả năng của SV được, vì nhiều khi Sv theo ngành học không đúng với "sở trường" của họ, nên không phát huy được khả năng. Do vậy, mới có thể xảy ra mặc dù Điểm TB học tập rất thấp mà vẫn có nơi rất cần Sv này.

              Nhưng nếu 1 người thầy giáo có kinh nghiệm, thì việc ra đề/đánh giá điểm không chỉ dựa trên việc Sv làm bài đúng 100% mà còn dựa vào khả năng sáng tạo khi làm bài của SV.

              Còn điểm TB học tập có thể có người không cao, điều này cũng không thể kết luận rằng Sv đó kém, mà do việc học lệch của Sv đó. Nhưng việc có những kết quả kém cả ở các môn chuyên ngành thì sẽ xảy ra hoặc Sv đó chọn sai ngành học, hoặc Sv đó có vấn đề gì đó ảnh hưởng trong học tập, hoặc là xem xét lại khả năng của bản thân để lựa chọn công việc ra trường cho hợp lý.

              Nhưng điều quan trọng ở đây với các bạn là SV.

              1) Hãy chọn cho mình ngành học đúng với sở thích của mình, khi đó bạn sẽ phát huy được khả năng sẵn có. Trường hợp điều này không thực hiện được thì khi làm ĐATN, hãy cố gắng "chuyển hướng" theo cái sở trường của mình càng nhiều càng tốt. Chẳng hạn bạn có sở trường về TIN HOC, hãy chuyễn hướng sang tin ứng dụng vào chuyên ngành.

              2) Hãy cố gắng học cho tốt các môn chuyên ngành, vì đây là những môn rất cần thiết cho công việc của bản thân sau này.

              3) Cũng không nên học quá kém/coi thường các môn khác, nếu khả năng mình có thể thì học được cái gì tốt cái đó. Đặc biệt, điểm TB học tập cũng là một tiêu chí cho bạn sau khi ra trường, mặc dù cái này cũng chỉ duy trì được không quá 1-2 năm sau khi bạn ổn định công việc, còn khi bạn đã ổn định công việc rồi thì như các Bác đã nói, đó là khả năng/mực độ hiệu quả trong thực hiện công việc. Ngoài ra, nếu bạn nào muốn có cơ hội để kiếm học bổng du học thì đây là điều không thể quên được.

              4) Còn ngành học nói một cách đại khái thì đúng là có ngành rất khó để làm nghiên cứu nhưng cũng có ngành không khó lắm. Nhưng mọi sự việc đều phải đặt ở trong những hoàn cảnh nhất định: thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
              Last edited by Sunrise; 17-01-2005, 05:41 PM.
              Live locally, grow globally!

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                Tiến sỹ kết cấu nên làm về tối ưu hóa kết cấu vì ngành đó còn đang phát triển.
                Ở nhiều nước, người ta đang nghiên cứu mô phỏng kết cấu công trình.

                Mà cụ Phong hình như là người ta phong cho cụ là PTS (vì cụ giỏi quá) chứ cụ có nghiên cứu đề tài thành công đâu nhỉ.
                uống ice-tea, đi BMW

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                  Nguyên văn bởi Vũ Văn Hòa
                  undefined
                  cho em hỏi,đối vối sinh viên sắp ra trường việc điểm phẩy cao hay thấp có ảnh hưởng tới khẳ năng xin việc không? em la một sinh viên sắp ra trường nên rất quan tâm tới vấn đề này. Mặc du kiến thưc về ngành của em tương đối tốt. Cảm ơn
                  Không ảnh hưởng đến khả năng xin việc.
                  Nhưng khả năng muốn học cao lên (ở nước ngoài) là khó.

                  Trường ĐHXD xưa nay cho điểm thấp bỏ cha, các thầy đúng là tàn ác. Đi thi ở đâu, điểm của mình so với hội Bách Khoa cứ như muối bỏ bể. Tụi nó học hành chả vất vả như mình, điểm toàn 8.3, 8.4.

                  Thử hỏi, có thầy còn tuyên bố, thang điểm của tôi cao nhất là 8, thế còn làm ăn gì được.

                  ở trường XD 7.95, cũng được vinh dự trao bằng khen toàn khóa. Thế mà nhận được thư trả lời "Điểm của bạn keen competitive".

                  KSXD ra trường đúng là thiệt thòi đủ thứ.
                  uống ice-tea, đi BMW

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                    Các bạn nói đến tiến sỹ chuyên ngành kết cấu, chắc ám chỉ tiến sỹ khoa học của Nga. Nếu như vậy, ở VN có thầy Cương , là tiến sỹ khoa học về kết cấu thép đầu tiên ở liên Xô và có lẽ cũng là duy nhất chuyên ngành kết cấu XD của VN. Còn lại đa số là phó tiến sỹ. riêng các nganh khác nhue cấu đương ,cơ dất thì nhiều. Các nươc châu Âu, mới có danh hiệu tiến sỹ khoa học sau khi đã được bằng tiến sỹ đầu tiên (Nga, Pháp, Anh (một vài trường), Đức v.v). Còn ở Bắc Mỹ học 4 năm sau master là thành tiến sỹ rồi, sau đó không còn bằng cấp gì nữa, chắc yanoby nói đến các bạn là học kiểu ph.d này-như bác Thuật ấy . Các nước trên thế giới đều coi phó tiến sỹ đông Âu là tương đương tiến sỹ (Doctor of philossophy) rồi. Ở bác mỹ người ta coi là học ph.d là xong rôi, cònl ại đánh giá bằng công trình nghiên cứu chứ không còn phải học hành bằng cấp gì nữa. Nếu có phong sau thì cũng chỉ là danh hiệu. Thực ra kết cấu cổ điển thì chắc ít vấn đề mới để nghiên cứu, nhưng nếu các bạn thoát khỏi quan niệm ấy, mà coi một số hướng mới như đánh giá độ tin cậy của kết cấu đã sử dụng, rehabilitation structures, structural health monitoring (xin lỗi không biết dịch thế nào), tối ưu hóa hoặc nghiên cứu kết cấu chống cháy, nổ , vật liệu trong môi trường xâm thực hóa học v.v. thì còn quá nhiều việc để làm.
                    hệ số nền: thầy Ngô Thế Phong là phó tiến sỹ thật chứ không phải được phong. Bắng cấp tiến sỹ không thể phong được (trừ tiến sỹ danh dự), chỉ có phong giáo sư thôi.
                    Last edited by icebuck; 06-06-2005, 09:25 PM.
                    Pile Higher and Deeper!

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                      Cám ơn bác Icebuck, nhưng mà hình như theo em hiểu thì PhD là research chứ không phải là study. Chứ không phải là như Master chia ra làm 2 loại. Với lại hình như ở Bắc Mỹ là có thể nghiên cứu PhD ngay sau khi có bằng kỹ sư, vì người ta chỉ coi MS như là một giai đoạn chuẩn bị research.
                      Mới lại sau PhD hình như vẫn còn có cả Post of Doctor. (ở Mỹ thì em không biết có cái này không) nhưng ở châu Âu như Đức, Pháp là có đấy.
                      uống ice-tea, đi BMW

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                        hình như thầy Phong làm tiến sĩ ở nga về đề tài : ảnh hưởng của nhiệt độ tới kết cấu vỏ mỏng. Theo thầy nói thì đây là đề tài rất khó, sở dĩ sau này thầy làm về vỏ mỏng là khi mới ra trường thầy thiết kế nhà ăn A7 bách khoa HN nhịp 15 m , kết cấu vỏ mỏng, nên có tự đọc nhiều tài liệu về nó, nhà ăn hiện nay vẫn còn đó.

                        hi` hi`, người giỏi thì làm gì cũng giỏi cả. cho nên cố gắng mà theo nghiệp mình đã chọn. rùi sẽ có lúc mình thành công mà.
                        hoahuce@gmail.com

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                          Nguyên văn bởi ducxd
                          Theo thầy em nói là làm TS về ngành kết cấu công trình là rất khó , những chuyên gia như thầy Phong cũng làm tới mức PTS ở Nga , vấn đề em muốn hỏi là tại sao?
                          Mà hình như làm TS về cơ dễ hơn KCCT?
                          Mong được trao đổi với mấy đại ca.
                          Cái tiến sĩ mà chú nói là tiến sĩ khoa học. Còn cái PTS của Nga nó cũng tương đương với PhD chứ không phải là chưa có bằng tiến sĩ. Các luận án TSKH thì thường dành cho các vấn đề thuần túy lý thuyết, mà nền tảng của kết cấu là môn cơ học, nên làm TSKH có nhiều người làm về cơ học là đúng thôi. Theo cái lý luận của chú thì VN mình cũng có rất nhiều giáo sư là TSKH về toán học hay vật lý lý thyết, nên chắc mấy cái môn này nó cũng dễ hơn môn xây dựng nhiều lắm nhỉ ? Đùa thế thôi theo tớ làm gì có cái gì khó hơn cái gì, chỉ có làm tốt thì khó, làm tồi thi dễ thôi

                          Muốn nghiên cứu về kết cấu thì cũng có nhiều thứ đấy chứ các bác, cứ xem bác icebuck kế ra một loạt trên kia thì thấy. Mà dân Viêt Cộng làm PhD về kết cấu thì cũng nhiều đấy, ở trên forum này không nhiều có lẽ là do các bác ấy toàn thập thò không lộ diện trên forum thôi.

                          to hệ số nền: postdoc thức ra là một cái thực tập ngắn hạn dành cho những chú làm PhD xong có thêm kinh nghiệm trước khi tìm được việc làm chứ không phải là cái bằng cấp gì đâu.
                          Does engineering need science?

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                            Theo tôi thì gọi TSKH là để các bác học ở Nga hay Đông Âu gì đó phân biệt với nhau thôi chứ dân du học thế giới thứ "3" khác chắc hổng care. Có lần tôi hỏi ông giáo TSKH là gì, ông bảo nó học khoa science thì người ta cho nó bằng doctor of science . Trước đây cũng có 1 bác GS bên Úc viết bài về vấn đề danh hiệu này cũng khá chi tiết. Nhưng mà so với các bác nông dân nước ta như bác Lũy thần đèn, bác Tám tuốt lúa, bác gì ở miền Trung trồng rừng mà báo Lao Động phong hàm TS, bác chế máy bay, bác ???? thì...các bác tự điền vào dấu chấm chấm. Tôi thấy có điều lạ là ở ta có 1 cụ phóng viên, thay vì tìm hiểu bác Lũy di rời cổng chùa Vĩnh Nghiêm thì cụ ấy chỉ chăm chăm soi xem có bác nào ở sở KH TPHCM đến mục sở thị.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                              Em xin mời TIẾN SỸ chuyên ngành KẾT CẤU CÔNG TRÌNH kiêm postdoctoral fellow Đinh Văn thuật và Phạm vũ Hiệu(phu_ho) giải thích cho các bạn ở đây rõ ràng hơn cái. Nhất là bác Hiệu đã học (hay ngâm kíu) doctor ở Pháp hehe. Các bác làm postdoct vài năm rồi có cái chứng chỉ postdoc không ạ?
                              Pile Higher and Deeper!

                              Ghi chú

                              Working...
                              X