QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

    Nói như Thuatdv thì uổng công học hành của các bậc tiền bối của chúng ta quá. Vấn đề tiến sĩ và tiến sĩ khoa học đã được bàn luận tương đối kỹ trên các báo của Việt Nam trong 1 thời gian dài.
    Các cụ nhà chúng ta thời xưa được đào tạo tại các nước XHCN như: Liên Xô, Cộng hòa dân chủ đức, Tiệp khắc, Ba lan...vv. Các thức thời đào tạo và bằng cấp của các nước thời đó cũng khác thời nay tương đối nhiều. Thí dụ về bằng cấp: làm PTS ở Nga (thời trước được coi là giá trị nhất về mặt học thuật), thường là mất từ 3 đến 5, 7 năm tùy NCS, tùy chuyên ngành, tùy người. Bên Nga sau khi có cái bằng này gọi là Candidate mà Việt Nam ta thường gọi là PTS. Sau đó nếu ai còn máu chiến đấu tiếp tục theo con đường nghiên cứu khoa học thì làm thêm từ 3 đến 10 năm (phụ thuộc chuyên ngành, đề tài và năng lực của người nghiên cứu). Nhiều bác sau khi nhận được bằng TS thì cũng là lúc vợ gửi đơn li dị.
    Theo tổng kết không chính thức của Bộ đại học, cử 10 bác PTS đi làm TS thì may ra 2 đến 3 bác mang được bằng về, số còn lại không thành công (có do thể mải đi buôn, có thể do năng lực có hạn, và nhiều lý do khác nữa...).
    Như vậy để đạt được danh hiệu TS hay là Doctor of Science (tiếng nga gọi là Doctor Nauka, tiếng Đức là Doctor Habin - tất cả được phiên âm ra tiếng Việt) đều hết sức khó khăn, và rất đáng tự hào.
    Nhiều người rất rất giỏi của Trường Đại học xây dựng đi làm TS không thành công (vì lý do tế nhị, nên không nêu ở đây), một số người thành công cần được kể đến như: GS-TSKH Hà Huy Cương (đường sân bay), GS-TSKH Nguyễn Tài (thủy lực), GS-TSKH Nguyễn Xuân Trục (thủy văn), GS - TSKH Nguyễn Trâm (phương pháp tính)....hiện nay đều là những chuyên gia đầu ngành của Việt Nam.
    Những người có bằng TS của Liên Xô cũ, được Mỹ rất trọng dụng, không ít được mời làm giảng viên đại học của Mỹ, một số người Việt Nam học ở Nga cũng được ưu đãi này (chủ yếu về toán).
    Vậy vì sao lại xuất hiện từ TS và TSKH ở Việt Nam, trươc đây ở Việt Nam chỉ có PTS và TS, để hội nhập, bộ đại học nâng cấp lên PTS được gọi là TS (nhiều người nói đùa là ngủ dậy sau 1 đêm là thành tiến sĩ). Nếu vậy thì những người trước đây gọi là TS rồi thí sao, vậy là họ cho thêm vào thành TSKH vậy thôi.
    Đi hát Karaoke các TS và TSKH đều nói đùa là (TS - Toàn sờ, TSKH - Toàn sờ không hát), trước đây hay nói là (TS - thuốc sâu, PTS - Phun thuốc sâu).
    Last edited by Steel Design; 11-06-2005, 11:33 PM.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

      Chào các bạn,
      Trong bài viết của mình, có ghi rõ là tùy theo công việc mà chọn người. Và chuyện các ông TS không biết những vấn đề căn bản củng là thường xảy ra lắm. Điều này không có nghĩa bôi bác các vị ấy. Và củng không có nghĩa lá acdemic branche và practice branche không thích nhau. Mỗi người một việc khác, mà làm thành tiến bộ cho ngành. Củng chưa có thống kê nào khẳng định tất cả các tiến bộ khoa học là từ các vị TS mà ra. Rất nhiều vấn đề khoa học được giải quyết trong thực tế là do kinh nghiệm. Tôi rất thích câu nói của giáo sư Tôn Thất Tùng trong quyển "Đời Khoa Học của Tôi", rằng khoa học là kết quả của hai bàn tay và khối óc và câu chuyện ngày còn sinh viên, các giáo sư Pháp đánh giá luận văn của ông kém. Mấy mươi năm sau, phương pháp của ông là phương pháp được nhiều viện hàn lâm thế giới mời đến học hỏi. Điều tôi muốn nói đây là các bạn học tập ở VN, tuy không có điều kiện nhiều, nhưng củng có nhiều nhân tài lắm, không cứ là TS mới tốt nghiệp bên Mỹ, bên Nga, bên Đức về là nằm kèo trên thiên hạ. Vấn đề là kiến thức ấy có dùng đến trong thực tế không. Tôi gặp nhiều PhD, đa số là cột trụ của ngành structural của Mỷ khi họ có làm việc thực tế. Như Nigel Priestley, UC San Diego, Canterbury New Zealand, ông củng có công ty tư vấn riêng của ông, chuyên nghiên cứu và giải quyết các vấn đề seismic khắp thế giới, Geoff Martin (Geotechnical-USC) làm việc cho EMI, S.K Ghosh, American Concrete Institute có công ty tư vấn riêng, David Fanella vừa làm tư vấn vừa giử chức vụ cho American Concrete Institute, Ablhassab Astaneh, Berkerley, củng làm tư vấn cho các công ty. Vấn đề trong nghiên cứu là funding. Làm sao kiếm funding nếu không giải quyết các vấn đề của industry? Và có bao nhiêu PhD ra trường được giữ lại làm teaching assistant? Một vấn đề nữa là teaching assistant tại các university của Mỷ có lương khởi điểm chừng 45 ngàn đô. Engineer có bằng BS, sau 2 năm có PE lương khoẳng 65 ngàn đô, thành ra kinh tế là câu trả lời quyết định. Năm 1998, tôi có gặp một TS già, không biết ông còn sống không. Ông cò PhD từ hồi năm 60, đến thuyết trình về sử dụng Taylor strut cho damping. Ông già thông minh kinh khủng. Ông nói năm 1950, người ta chế cái strut là để dùng trong tàu ngầm. Khi bị tấn công thì hệ thống strut sẽ giử cho lớp vỏ bên trong không bi shock, do đó mà các thiết bị điện tử không bị hư. Một đám structural engineers tụi này hỏi cái gì ông củng biết. Ngay cà cái chuyện tính toắn lật vật ông củng biết luôn. Mà ông chẳng có laptop gì hết, một cây viết mực, và môt xấp giấy. Ông dùng cái calculator giá chừng 10 đô ở K-mart (tiệm tạp hóa). Mấy năm sau, strut này dùng trong tòa nhà Petronas ở Mả Lai, vá trong cây cầu Millenium Bridge ở Luân Đôn. Trở lại vấn đề, đừng cười TS, họ có việc của họ, mình phải trân trọng. Các bạn hoàn cảnh không cho phép, đừng nghĩ là mình thua sút. Nhất là các bạn trẻ, tôi muốn nói là các bạn có nhiều con đường chọn lựa lắm, chọn con đường nào mình thích, con đường nào mình" feel confortable with" trong hoằn cảnh của mình, làm hết sức mình, học chăm, thì đó là thành quả đóng góp của bạn. Chạy theo thành tích chỉ là cái bán vẽ mà thôi. Nếu mình có khản năng, thì nên gắng học lên chút nửa, vì BS thì chỉ là bước đầu tiên trong nghề thôi. MS thì tốt hơn. Ngoài ra, mình thế nào củng có dịp trau dồi thêm trong các lớp tu nghiệp ngắn ngày, như lớp Địa Kỹ thuật đang có. Tôi rất tâm đắc với Pham Ngoc Anh, Surise, TS Nguyễn Văn Tuấn, TS Thuật, và nhiều bạn khác trên diển đàn. Các bạn có nhiều ý kiến rất hay, hy vọng là các bạn khác, đang làm Thesis, đang bắt đầu vào ngành rút ra được vài điều bổ ích trong cuộc thảo luận củachúng ta.

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

        Nguyên văn bởi sinhvienmoi
        Chào các bạn,
        Trong bài viết của mình, có ghi rõ là tùy theo công việc mà chọn người. Và chuyện các ông TS không biết những vấn đề căn bản củng là thường xảy ra lắm. Điều này không có nghĩa bôi bác các vị ấy. Và củng không có nghĩa lá acdemic branche và practice branche không thích nhau. Mỗi người một việc khác, mà làm thành tiến bộ cho ngành. Củng chưa có thống kê nào khẳng định tất cả các tiến bộ khoa học là từ các vị TS mà ra. Rất nhiều vấn đề khoa học được giải quyết trong thực tế là do kinh nghiệm. Tôi rất thích câu nói của giáo sư Tôn Thất Tùng trong quyển "Đời Khoa Học của Tôi", rằng khoa học là kết quả của hai bàn tay và khối óc và câu chuyện ngày còn sinh viên, các giáo sư Pháp đánh giá luận văn của ông kém. Mấy mươi năm sau, phương pháp của ông là phương pháp được nhiều viện hàn lâm thế giới mời đến học hỏi. Điều tôi muốn nói đây là các bạn học tập ở VN, tuy không có điều kiện nhiều, nhưng củng có nhiều nhân tài lắm, không cứ là TS mới tốt nghiệp bên Mỹ, bên Nga, bên Đức về là nằm kèo trên thiên hạ. Vấn đề là kiến thức ấy có dùng đến trong thực tế không. Tôi gặp nhiều PhD, đa số là cột trụ của ngành structural của Mỷ khi họ có làm việc thực tế. Như Nigel Priestley, UC San Diego, Canterbury New Zealand, ông củng có công ty tư vấn riêng của ông, chuyên nghiên cứu và giải quyết các vấn đề seismic khắp thế giới, Geoff Martin (Geotechnical-USC) làm việc cho EMI, S.K Ghosh, American Concrete Institute có công ty tư vấn riêng, David Fanella vừa làm tư vấn vừa giử chức vụ cho American Concrete Institute, Ablhassab Astaneh, Berkerley, củng làm tư vấn cho các công ty. Vấn đề trong nghiên cứu là funding. Làm sao kiếm funding nếu không giải quyết các vấn đề của industry? Và có bao nhiêu PhD ra trường được giữ lại làm teaching assistant? Một vấn đề nữa là teaching assistant tại các university của Mỷ có lương khởi điểm chừng 45 ngàn đô. Engineer có bằng BS, sau 2 năm có PE lương khoẳng 65 ngàn đô, thành ra kinh tế là câu trả lời quyết định. Năm 1998, tôi có gặp một TS già, không biết ông còn sống không. Ông cò PhD từ hồi năm 60, đến thuyết trình về sử dụng Taylor strut cho damping. Ông già thông minh kinh khủng. Ông nói năm 1950, người ta chế cái strut là để dùng trong tàu ngầm. Khi bị tấn công thì hệ thống strut sẽ giử cho lớp vỏ bên trong không bi shock, do đó mà các thiết bị điện tử không bị hư. Một đám structural engineers tụi này hỏi cái gì ông củng biết. Ngay cà cái chuyện tính toắn lật vật ông củng biết luôn. Mà ông chẳng có laptop gì hết, một cây viết mực, và môt xấp giấy. Ông dùng cái calculator giá chừng 10 đô ở K-mart (tiệm tạp hóa). Mấy năm sau, strut này dùng trong tòa nhà Petronas ở Mả Lai, vá trong cây cầu Millenium Bridge ở Luân Đôn. Trở lại vấn đề, đừng cười TS, họ có việc của họ, mình phải trân trọng. Các bạn hoàn cảnh không cho phép, đừng nghĩ là mình thua sút. Nhất là các bạn trẻ, tôi muốn nói là các bạn có nhiều con đường chọn lựa lắm, chọn con đường nào mình thích, con đường nào mình" feel confortable with" trong hoằn cảnh của mình, làm hết sức mình, học chăm, thì đó là thành quả đóng góp của bạn. Chạy theo thành tích chỉ là cái bán vẽ mà thôi. Nếu mình có khản năng, thì nên gắng học lên chút nửa, vì BS thì chỉ là bước đầu tiên trong nghề thôi. MS thì tốt hơn. Ngoài ra, mình thế nào củng có dịp trau dồi thêm trong các lớp tu nghiệp ngắn ngày, như lớp Địa Kỹ thuật đang có. Tôi rất tâm đắc với Pham Ngoc Anh, Surise, TS Nguyễn Văn Tuấn, TS Thuật, và nhiều bạn khác trên diển đàn. Các bạn có nhiều ý kiến rất hay, hy vọng là các bạn khác, đang làm Thesis, đang bắt đầu vào ngành rút ra được vài điều bổ ích trong cuộc thảo luận củachúng ta.
        To anh Sinh Vien Moi,

        Nghe anh noi anh co the quyet dinh muon nguoi, em doan chac anh lam viec lau nam va rat nhieu kinh nghiem thiet ke thi phai. Khong la VP chac cung la Principal trong mot hang ket cau lon o Mỵ Nghe anh noi thi viec thi SE o California kho lam thi phai. Anh tai gioi voi nhieu nam kinh nghiem nhu vay chac co SE lau roi phai khong? Khong biet anh o Northern or Southern California va lam o hang nao? Em doan la anh lam o PB hay TY Lin? Em co vai cau hoi nho anh giup dum:
        1. Neu design steel buildings in Seismic Zone 4, tu 20-25 story building thi lateral system nao most efficient nhat. Con 40-50 story buildings, thi nen dung lateral system nao cho hop ly nhat?
        2. Neu design cho low seismic zone (say zone 2) & normal wind loads, nhu cai high-rise 60 tang o Saigon, thi nen xu dung gravity & lateral systems de duoc hieu qua nhat.

        Xin anh SVM cho advice.

        Cam on anh SVM truoc nhe.

        P.S.: Nghe anh noi, toi nghiep cho may anh PhD qua. That ra ho la nhung nguoi co dau oc, thong minh la dang khac nhung chap chung vao nghe thi hoi lung tung thoi. Chu sau vai nam kinh nghiem thi se bat kip va qua mat cac dan anh di truoc mot cach de dang :-). Theo em biet thi UC Berkeley la truong gioi nhat nhi ve ket cau o Mỵ Lay duoc cai bang PhD o do ra khong phai la chuyen de dang. Cai anh chang PhD lam cho anh chac chi chuyen ve base isolation, computational mechanics, structural dynamics or fiber reinforced concrete nen khong thong thao ve tinh "nắp cống" nen hoi lung tung do thoi. Nghe anh neu mot vi du nhu vay thi nguoi doc cam thay may thang graduated from UC Berkeley hay USC "ngu" nhu vay thi ai dam vo do hoc nua ha anh.

        To Ducxd: that ra co PE thi chi moi chap chung buoc vao nghe thoi. That su phai can SE va 10+ nam kinh nghiem thi moi co duoc chut thanh tưu trong thiet ke ket cau o USA. O California, PE chi co the ky building up to 160feet (16-17 story) thoi. Con o Nevada thi PE chi ky duoc co 3 story building thọi. Nha cao hon nua thi phai co SE moi ky duoc. Ngoai ra nhung cong trinh "essential" (quan trong) nhu truong hoc, benh vien, nha chua xe chua lua, Police Station... phai co SE moi duoc ky vi nhung cong trinh nay "must be fully operational" sau khi dong dat va la noi tiep te va cưu tro nhung nan nhan dong dat. Neu lam cho mot cong ty tu van thiet ke thi co bang PE thi tuong duong voi Project Engineer. Co SE thi tuong duong voi Project Manager. Ky su voi SE license thi co the duoc trong vong hon PhD vi hieu qua hon do co nhieu nam kinh nghiem trong nghe.

        Day la nhung y kien va kinh nghiem ca nhan cua rieng ban than minh dong gop vao forum cho vui thoi. Please dónt get offended.

        Peace,

        ATN-XD88CT2
        Vè về Bà Triệu Thị Trinh:
        "Dzú dài 3 thước vắt ngang lưng!!!!
        Đầu voi xung đột, kinh Ngô quốc.
        Lưỡi kiếm tung hoành khắp Việt quân."

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

          - Về cái TSKH: bác Thuật à, em đã viết từ lần trước rồi, không phải là cứ phải có cái bằng TSKH thì mói gọi là giỏi hay là mới có thể làm việc hiệu quả, nhưng mà về mặt lý thuyết thì nó so vói bằng PhD cũng như là so băng PhD với bắng MSc vậy Nên nếu chỉ vì lý do một số nước không có bằng này mà nói bằng PhD là tương đương với cái bẳng TSKH là rất không công bằng. Em không dám bàn đến chuyện liệu bằng TSKH có cần thiết cho hệ thông văn bằng hay không, nhưng hiện tại thì VN mình có cái hệ thống như vậy, nên em nghĩ phải nhìn nhận nó cho công bằng chứ ? Các cụ làm TSKH thì bác gì ở trên đã kể ra một loạt rồi, toàn các cao thủ cả, gần đây thì em có nghe kể có anh Phạm Đức Chính ở viện Cơ bảo vệ luận án TSKH trong nước. Luận án bảo vệ trong nước thôi đấy ạ, nhưng bác nào làm PhD xong nói rằng luận án PhD của tôi chẳng kém gì luận án TSKH của anh Chính thì bảo em để em ngả mũ ra em chào kính phục luôn Các bác nếu rỗi rãi cứ thử search publications của anh Chính ra mà xem

          Nhân thể, cũng xin bàn luận một chút là cái TSKH của Pháp (docteur d'état) mà bộ ĐH mình công nhận là TSKH cũng được bỏ đi từ khoẳng 15 năm nay rồi. Lý do như em biết là đúng là do nó không được hiệu quả lắm vì các cụ bỏ 5,7 ra ngồi xăm xoi nghiên cứu những thứ khó vật rồi viêt bài nhưng chưa chắc đã ra sản phẩm dung được. Bây giờ Pháp nó thay cái bằng này bẳng cái bằng HDR (habilitation à diriger des recherches). Đại khái để có cái bẳng này thì tối thiểu phải có trên 10 bài báo ngon, đã advise vài chú PhD và tự tay kiếm được funding cho vài cái research projects. Tức là phải chứng tỏ khả năng làm leader trong một nhóm nghiên cứu. Không có thời gian cố định cũng như cũng như "học bổng" để làm cái việc này. Nói chung, cái bằng này là điều kiện cần cho việc apply làm full prof ở Pháp.

          - Về PhD với lại KS : thú thực với các bác là tôi hoàn toàn không thấy cơ sở nào để nói nói PhD thì giỏi hơn KS cả ngay cả cái cụm từ "học lên cao" của nhà mình tôi cũng thấy rất vô lý. Vì đã tốt nghiệp KS tức là đã có đủ cơ bản để bắt đầu làm việc rồi. Cùng học ĐH ra như nhau (tôi giả sử là chương trình đào tạo ĐH là tốt), ra trường ai cũng có ngày 24 tiếng làm việc trâu bò như nhau (tôi nói "như nhau" là có khi còn ưu ái cho mây anh làm PhD rồi đấy ạ ), thê thì làm sao tự nhiên sau 5 năm anh PhD lại "giỏi" hơn anh làm KS nhỉ các bác nhỉ ?

          Sáng Chủ nhật rỗi rãi, huyên thuyên chút cho vui. Chúc các bác vui vẻ

          PS. to bác Thuật: trong trao đổi, nên lấy học thuật để lên hàng đầu, dùng nickname hay không có quan trọng gì đâu phải không bác
          Does engineering need science?

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

            Bác Thuatdv: Hóa ra ở Nhật cái system nó lại như vây. Em cũng đã đoán thế nhưng không dám chắc. Ở Mỹ thì lab là tài sản của khoa chứ không thuộc về ông giáo nào cả. Tùy vào mục đích của research project và tài chính mà các ông ấy có thể bỏ tiền ra sắm thêm các thiết bị nghiên cứu cho riêng họ. Tuy nhiên nếu các ông ấy mà chuyển sang trường khác thì hầu hết đều mang theo sinh viên và những thiết bị mà mình tự sắm đi cùng (giống mấy ông huấn luyện viên bóng đá mang theo cầu thủ con cưng vậy). Cảm ơn bác đã cho thông tin. Phu_ho nó nói đúng đấy bác. Forum này nghiêm túc, nickname với tên thật có khác gì đâu. Ta cứ đi thẳng vào vấn đề thôi bác ạ.

            Bác sinvienmoi: Em có câu hỏi này muốn hỏi bác. Cái chính sách tuyển một ông PhD về để design nắp cống và vì kèo ở chỗ bác liệu có đúng với tinh thần "tùy công việc mà chọn người" mà bác đã nói ở trên không? Nếu đúng thì đúng ở chỗ nào còn nếu sai thì bác còn than thở về chuyện các ông ấy không đáp ứng được yêu cầu công việc ở đây làm chi? (Em biết bác từ industry nên câu hỏi của em là cứ get to the point luôn, bác đừng cảm thấy bị offended nhé).

            Phu_ho: Bản thân cái việc so sánh KS và TS xem ai giỏi hơn ai tao thấy đã là việc ngớ ngẩn rồỉ. Mỗi người mỗi nghề chứ ai lại đi so cam với táo thế bao giờ Tao đã thử dùng google scholar để tìm nhưng chỉ thấy có mỗi một bài của một tác giả Pham Duc Chinh nào đó publish trên một tạp chí của Đức (đọc tên đề tài nghe có vẻ giống geophysics). Mày biết cái link nào gửi lên nhé.

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

              Các bạn thân,
              Trước hết, xin cảm ơn các bạn đóng góp chân tình. Vì lý do này hay lý do khác, mình xin miễn bàn đến, mà chúng mình đi bốn phương trời. Chỉ mong sau mổi người một cách mà giúp đất nước mình sau này.
              Nhiều bạn qua phong cách còn trẻ trung, mà chính chắn lắm. Nếu một số bạn nào đó nghĩ là mình chạm đến học vị các bạn, mình chân thành xin lổi.
              Từ thời đào tạo từ người Pháp, sang người Mỹ, rồi có dịp làm việc với các bạn từ miền Bắc vào, hoàn cảnh mình đi ra nước ngoài, vật lộn với cuộc sống hằng ngày, khiến cho mình có một cái nhìn thực tế hơn, theo thiển ý của mình. Cái đề tài thiết kế nắp cống chắc một số bạn nổi nóng, tôi chắc vậy, nhưng thật ra, thứ nhất power train cover không phải là cái nắp cống (mainhole cover). Nhưng thây mấy bạn cải hăng quá, tôi đành chịu.
              Nhưng thú thật, các bạn đã nghĩ thử thiết kế nó thế nào chửa. Cứ kể nó là cái nắp cống đi. Củng nhức đầu lắm chứ chẳng phải chơi. Bạn phải giả sử một số điều kiện, mà phải hợp lý. Củng như thi SE, có khi người ta cho đề bạn thiếu, không phải họ không biết, mà để xem bạn ứng xử thế nào. Vào xin việc mà người ta biểu mình phân tích cái đó trong vòng 1 giờ thì củng bở hơi. Cái chính không phải là để mình xem ứng viên có tính đúng hay không, mà để xem ứng viên có biết cách làm sao để tìm lời giải. Còn vào làm việc rồi thì hồ sơ, sách vở nghiên cứu đầy đủ ra đó thì cứ lần mò, hỏi thăm người biết nhiều hơn, thì củng biết ra.
              Thi cử thì bên đây cũng không giống bên ta. Không cóa qui định giới hạn mình không được thi. Nhiều bạn thi PE tới bảy tám lần mới đậu, còn SE thì thôi khỏi nói, nhiều người thi hoài không đậu thì bỏ cuộc luôn. Nhưng củng có nhiều bạn thi 1 lần thì xong PE, lại thi 1 lần nửa thì đậu SE. Thành ra mới có cái chuyện cười gọi là Structural Engineer và Engineer with a structural license. Đúng là có structural license thì mới được cho phép thiết kế nhà cao tầng, trường học, bệnh viên. Nhưng củng không có nghỉa là có SE thì sẽ thiết kế được nhà cao tầng, trường học bệnh viên. Có đúng không.
              Về cái chuyện chọn người, thì tôi nghỉ mỉnh không nên quá chú trọng đến cái trường, cái chính là sau này bạn ấy có làm việc được hay khộng. Cổ nhân có câu nảy, tôi học cùa một anh bạn Cán Sự kiến trúc khoảng 20 năm về trước, anh còn ở trong nước, nghe nói lúc này làm ăn khấm khá, câu đó thế này : "Anh Hùng Bất vấn xuất thân".
              Về lý luận logic, thì câu này củng đồng nghĩa với câu " Nại Xuất thân, bất anh hùng"....cười chút chơi thôi, không có ác ý với ai.
              Tôi củng có một anh bạn Kiến trúc sư bên VN, hiện làm họa viên, anh rất giỏi, kẹt là tiếng Mỷ anh có vấn đề, thành ra không có đè bạt đươc. Mấy tay PE thiết kế lung tung, không hợp lý, anh sửa lưng hoài.Thành ra đừng có nghĩ người ta học ỡ bên VN mà chê, còn học ở nước ngoài, Berkerley, USC, UCLA là luôn luôn đúng.
              Nhiều năm về trươc, tôi còn lang thang các công trình ở VN, tôi mới biết mình thật là khiếm khuyết. Mấy ông thợ hồ, thợ sắt, có khi mấy anh cán sự còn biết nhiều chuyện rỏ hơn mình, bởi nhiều khi họ làm cái chuyện họ làm mấy chục năm rồi, có cái sai, nhưng có nhiều chuyện đúng.
              Tôi xin mạn phép trích dẩn mấy lời góp ý của một số bạn trong một đề tài khác, nhưng củng liên quan, tôi rất thịch Vậy xin cảm lời anh Huy, Phụ Hồ (xin lổi không biết có đúng không), Thuât...nếu tôi quên ai, xin thứ cho.

              Do trình độ có hạn, nên Mình học ở trong nước, không có điều kiện ở nước ngoài, nên ý kiến của mình chắc còn chưa đầy đủ và phiến diện, nhưng cũng góp ý với bạn thế này để bạn hiểu một phần về tình hình trong nước:
              - Thứ nhất là với cá nhân mình xin hoan nghênh bạn đã có ý định về nước để phục vụ và cống hiến cho đất nước, nơi đã sinh ra và nuôi lớn bạn . Suy nghĩ này không phải bạn nào học ở nước ngoài xong cũng có được. Một số bộ phận sau khi học ở nước ngoài xong chỉ muốn ở lại kể cả một bộ phận đi học bằng ngân sách nhà nước.
              - Bạn vừa tốt nghiệp TSXD ở nước ngoài xong, kinh nghiệm làm việc chắc chắc là chưa có gì ngoài một mớ lý thuyết..., về nước nếu làm TVTK hoặc Thi công sẽ chập chững như một anh sinh viên mới ra truwongf, cũng phải tập sự, rồi nhận lương bậc 1 (290.000 đ*2,34) cộng thêm một phần lương khoán năng suất nào đó. Tổng cộng bạn chỉ kiếm được khoảng 1,5 - 3 triệu là giỏi. Sau đó tùy theo khả năng của bạn mà lương của bạn có thể tiếp tục tăng lên được không. Nếu bạn đi làm công tác giảng dạy ở Trường đại học hoặc nghiên cứu ở 1 Viện nghiên cứu nào đó chẳng hạn IBST thì tình hình chắc cũng tương tự. Điều này sẽ làm bạn suy nghĩ cân nhắc thêm trước khi quyết định. Tất nhiên về nước bạn cũng có thể tham gia một số dự án của nước ngoài hoặc công ty nước ngoài tại VN thì lương sẽ cao hơn

              - Riêng cá nhân mình sẽ khuyên bạn nên ở lại nước ngoài thêm khoảng
              3 đến 5 năm để làm việc trong một công ty Tư vấn hoặc thi công nào đó (nếu muốn làm công việc đó). Trong thời gian ở đó, bạn hãy cố gắng làm việc thật tốt và "copy" được của các bác "Tây" càng nhiều càng tốt, học họ bất cứ cái gì có thể học được, từ phương pháp, phong cách làm việc, quản lý, tư vấn, thiết kế các công trình lớn, cao tầng..., trực tiếp tham gia các dự án lớn, nổi tiếng của họ. Được ghi tên vào các dự án nổi tiếng đó, sau này bạn sẽ thấy rất tự hào và nó cũng sẽ là hành trang quan trọng cho bạn sau này.
              Hết thời gian đó, bạn đã có được một số kinh nghiệm không nhỏ, bạn sẽ về nước với tư cách là một chuyên gia, chứ không phải của một anh học trò, bạn sẽ cống hiến được nhiều cho đất nước mình hơn. Thu nhập của bạn chắc chắn sẽ cao hơn nhiều lần.

              Còn bạn vẫn muốn về nước ngay thì hy vọng bạn sẽ đến Công ty CDC của mình để nộp hồ sơ làm việc và tham gia thiết kế kết cấu nhiều những dự án lớn, cao tầng... cùng bọn mình Xí nghiệp mình hiện nay cũng đang có đ/c Đinh Văn Thuật (nick:thuatdv) đang làm (sắp xong) Post doctor tại ĐH Tổng hợp Tokyo.

              Thôi, đó là một vài ý kiến của riêng mình, bạn tham khảo nhé
              Chúc vui vẻ !
              Thảo luận thêm với Sept _man và các bạn 2 câu chuyên về việc lựa chọn hướng đi:
              1. Sếp cũ của mình, người sáng lập ra công ty Tư vấn Thiết kế Xây dựng (CDC) là chú Nguyễn Đăng Cấn. Sau khi Tốt nghiệp ĐH và Cao học ở Anh Quốc, chú Cấn vào làm việc cho tập đoàn Tư vấn Acer (nay đổi thành Hyder consulting, có hiện liên doanh với CDC) mấy năm gì đó, tham gia nhiều công trình lớn của Tập đoàn này, trở thành chuyên gia rồi về VNCC một thời gian ngắn, sau đó sáng lập nên CDC, làm Giám đốc CDC, rồi làm Vụ trưởng Vụ Hợp tác QT - Bộ XD, hiện nay làm phó TGĐ Tổng Công ty lắp máy Việt Nam (Lilama). Con đường của chú cũng đáng để bạn học tập đấy chứ. Trong thời gian làm Giám đốc CDC, chú Cấn đã đưa TC Anh BS vào công tác thiết kế của CDC cho nhiều dự án đầu tư nước ngoài (chắc là người đầu tiên luôn).

              Theo mình được biết, bất kỳ các bác TS. Thụy Điển học xong phải bắt buộc ra nước tìm việc và làm việc vài ba năm rồi mới được về nước, nên họ giỏi lắm, anh nào cũng giỏi.


              2. Trước Tết vừa rồi mình đến nhà một vị GS.TS .... có việc, thấy Thầy kể chuyện về một số học trò cũ đã từng được Thầy giới thiệu đi học tập, nghiên cứu ở nước ngoài. Thầy thường kể về các đ/c này trong tâm trạng rất tự hào và vui. Nhưng cũng có một vài trường hợp cá biệt đã làm Thầy buồn, xin mạn phép kể để các bạn khác rút kinh nghiệm: Có một chú thì sau khi Thầy giới thiệu đã đi NCS được rồi, quên bằng Thầy luôn, không gửi thư và cũng không gọi điện cảm ơn . Một chú khác thì sau khi tốt nghiệp Tiến sĩ xong, gọi điện cho Thầy nói rằng rất lấy làm tự hào vì đã được bọn CAN cho nhập quốc tịch với số điểm rất cao (bên đó người ta chấm điểm để cho nhập quốc tịch thì phải). Thầy đã giận tím mặt vì cái điều đó đâu có đáng tự hào như vậy, mặc dù làm ở đâu là quyền cá nhân của mỗi người và cũng chỉ là trường hợp cá biệt.

              Kể ra hai câu chuyện này để Sept_man và các bạn suy nghĩ, chọn lựa. Nhiều bạn được học hành, nghiên cứu bằng nguồn ngân sách rất eo hẹp của Nhà nước, chắt chiu từ mồ hôi nước mắt của các Nông dân hoặc học bổng của các Tổ chức quốc tế khác mà ta cũng phải vay họ với ddieeuf kiện này, điều kiện nọ hay chính từ nguồn tự túc của Gia đình thì cũng nên nghĩ đến hướng lâu dài là nên về phục vụ đất nước. Mặc dù đất nước ta còn nghèo, việc đài thọ không được như mong muốn, song chắc chắn rất cần những con người giỏi giang như các bạn. Thời trước năm 1945, nước ta còn rất nhiều khó khăn so với hiện nay mà một loạt các Giáo sư tên tuổi đã cũng Bác Hồ về nước, để rồi chế biến súng, thuốc nổ, thuốc men trên rừng Việt Bắc và góp phần vào chiến thắng vĩ đại của Nhân dân ta.
              Thôi nhé, mất buổi nghỉ trưa
              - Nếu bác yêu thích nghề thiết kế hoặc thi công thì bác cứ gói cái luận án PhD của bác lại, cất vào trong tủ, rồi kiếm việc trong industry mà làm vài năm mà lấy kinh nghiệm giống như lời khuyên của bác Huy ấy (mà thực ra kể cả nếu bác muôn ở nước ngoài lam trong industry thì cũng gói cái PhD mà cất đi thôi). Đừng có làm postdoc (hì hì bác thuatdv nghe đừng cáu em nhé).

              - Nếu bác muốn tiếp tục con đường nghiên cứu thì cũng nên bay nhảy thêm 1,2 năm. Vì làm xong PhD thì kinh nghiệm trong nghiên cứu cũng không nhiều nhặn gì. Thê xong rồi thì ... nghiến răng về VN và tự an ủi là làm research thì ở đâu cũng đói cả thôi Còn về làm gì thì tôi cũng chưa biết bác nào biết chỉ cho tôi với
              ________________

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                Trước hết em nói luôn là em cảm thấy hơi buồn vì cái khả năng diễn đạt nghèo nàn của em đã dẫn tới việc bác sinhvienmoi hiểu lầm. Mang tiếng là được học hành đến nơi đến chốn mà cái việc đơn giản nhất là diễn đạt được suy nghĩ của mình sao cho mọi người hiểu mà cũng không nổi, chán thế đấy

                Em xin tóm tắt lại thế này. Hôm trước em thấy bác nói chỗ bác làm có mấy đồng nghiệp, dù có bằng PhD, nhưng làm rất chậm và thậm chí có một số việc thiết kế tưởng đơn giản nhưng họ lại không làm nổi. Tuy nhiên trong một post sau đó, bác có nói về triết lý tuyển người của bác là tùy công việc mà chọn người. Bản thân em cảm thấy 2 điều này có vẻ mâu thuẫn vì nếu em là boss, em sẽ không tuyển một ông PhD vào vị trí làm thiết kế chi tiết. Tuy nhiên, nếu vì một lý do nào đó em buộc phải nhận họ vào làm công việc design thì em cũng sẽ coi họ ngang với một anh kỹ sư mới ra trường mà thôi (giả thiết các ông PhD này chưa có kinh nghiệm industry). Theo em cái sự hơi "ngạc nhiên" của bác khi phát hiện ra mấy ông PhD không làm nổi cái thiết kế đơn giản nó xuất phát từ chính quan niệm sai lầm mà nhiều người mắc phải đó là TS thì phải giỏi hơn KS trong mọi việc. Cái chuyện ông KS giỏi hơn ông TS trong việc thiết kế thi công cần phải thấy là chuyện đương nhiên. Ngược lại ông KS thì không thể so với ông TS về kỹ năng làm nghiên cứu với viết báo cáo khoa học được. Em nói thế này không hiểu là đã rõ ý chưa ạ?

                Chuyện động chạm về học vị thì bác cứ vô tư đi. Những từ "nắp công", "vì kèo" em dùng ở trên không có nghĩa mỉa mai mà chỉ muốn làm sinh động bài viết thôi Nếu em làm bác hiểu lầm thì em xin lỗi. Nhân đây em xin nói luôn là em nhận thấy nhiều bác ở đây có vẻ còn hơi giữ ý trong việc bày tỏ quan điểm riêng. Dân xây dựng mà "nhỏ nhẹ" thế này thú thật làm em hơi ngạc nhiên

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                  Mọi người biết rằng tính chất và yêu cầu để làm việc trong môi trường academic và industry là tương đối khác nhau, và ta có thể coi chúng như hai công việc, hai ngành nghề khác nhau! Vì vậy một điều rất là khập khiễng khi lại đem hai cái ngành nghề này so sánh với nhau Nó cũng tương tự như khi ta đem so sánh giữa ngành tự nhiên lý thuyết toán lý với ngành kỹ thuật! Các bố ngành tự nhiên thì bảo các bố ngành KT chỉ là ứng dụng và phát triển những cái công cụ và lý thuyết có sẵn của họ nghĩ ra, còn các bố làm KT thì lại gân cổ nói không có ông thì làm gì có những thành quả cụ thể để mà hưởng thụ? và cái mớ lý thuyết xuông vớ vẩn đó thì tự nó biến thành được sản phẩm cụ thể chắc? Nói tóm lại lý luận của cả hai bên đều có cái lý hay của họ! Tôi thì "may mắn" cũng đã được nếm mùi của cả hai bên, nên cũng rất hiểu những yêu cầu công việc đa dạng cần có của KS để làm được công việc thực tiễn như thế nào! Tôi dám chắc rất nhiều du học sinh của ta trước đó cũng đã phải trải qua như vậy trước khi lên đường đi du học, chứ có mấy ai được "son" là bay ngay một mạch đâu! Ở hội nghị quốc tế 13wcee ở Vancourver năm trước họ còn mở hẳn một open argument section trong cả một ngày trời cho các bác của cả hai bên bày tỏ quan điểm! Đề tài này chắc mãi luôn làn đề tài rôm rả cho mọi lứa tuổi, anh em cứ tiếp tục thảo luận và hi vọng hai bên sẽ càng hiểu được nhau hơn

                  Steel design chắc không hiểu ý rồi, tôi không có ý định gì "coi thường" công sức học hành của các bậc tiền bối đâu, như vậy thì thất lễ quá!! Tôi biết và rất trân trọng nhiều cụ ở ta rất giỏi và rất có tâm huyết với NCKH.
                  Còn về cái học vị ở VN ta thì chắc ai cũng biết ngày xưa thì học vị TS cao hơn PTS, và bây giờ thì học vị TSKH cao hơn TS! Hay hiểu cách khác là học vị TS hiện nay vẫn chưa phải là học vị cao nhất ở VN ta!!! Như vậy cái vấn đề (chắc nhiều người ở VN đã thảo luận) là liệu có cần thiết có thêm cái cụm từ TSKH không, thay vì việc chú trọng vào học vị (mà hiện nay đang ở mức báo động!), ta nên chú trọng vào hiệu quả công việc như dùng những chính sách khen thưỏng về vật chất để tạo điều kiện tốt cho n/c khoa học rồi về vấn đề tinh thần thì cấp những chứng chỉ, chứng nhận nhận danh dự cao quý gì đó... À mấy cái titles mà Phu ho kể chắc có khi họ coi như là chứng chỉ hay chứng nhận gì đó, chứ không phải là học vị đâu? Tôi thì không quan tâm tìm hiểu đến vấn đề học vị này lắm. Không hiểu hiện nay có quy chế cụ thể như thế nào để trở thành TSKH? đặc biệt cho những người học và làm n/c khoa học ở những nước không có hệ thống đào tạo như vậy? Nhiều người họ cũng rất giỏi, cũng phải hàng ngày và nhiều năm cặm cụi làm KH, cũng đạt được nhiều thành tựu KH to lớn, và không những bị người yêu, bị vợ "đá" mà còn bị cả tâm thần, điên dại nữa!!!

                  PS: về vấn đề nickname thì tôi chợt nghĩ bữa trước có một số post mang tính không xây dựng nên tôi đang tính là ban QT sẽ có cách gì đó để quản lý được tất cả các members của forum. Như vậy thì anh em mới yên tâm bàn tán nghiêm chỉnh và thẳng thắn được Chẳng hạn như khi đăng ký ngoài việc khai đầy đủ các thông tin về cá nhân còn phải đảm bảo một trong hai yêu cầu sau:
                  - phải có người giới thiệu mà đã là member của forum và ban QT đã nắm hết các thông tin về người giới thiệu này, hoặc
                  - phải có địa chỉ email của bản thân ở nơi cơ quan công tác như trường ĐH, viện NC, công ty, ... vì không ai có thể làm giả những đ/c email này được. Cái này để tiện cho anh em ở nước ngoài.
                  Tranh thủ vừa ăn bênto ở lab vừa tán vài dòng như vậy thôi!
                  E-mail: dinh@eri.u-tokyo.ac.jp or thuatvandinh@yahoo.com

                  Ghi chú


                  • #40
                    Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                    Nguyên văn bởi Pham
                    Nếu em làm bác hiểu lầm thì em xin lỗi. Nhân đây em xin nói luôn là em nhận thấy nhiều bác ở đây có vẻ còn hơi giữ ý trong việc bày tỏ quan điểm riêng. Dân xây dựng mà "nhỏ nhẹ" thế này thú thật làm em hơi ngạc nhiên
                    Em nhìn avatar thấy bác đẹp giai hoành tráng phết! Em thích nhất quả nón cowboy của bác đấy! Chắc bác mua ở Mễ-Tây-Cơ?
                    Last edited by ketcaucdc; 13-06-2005, 06:46 PM.

                    Ghi chú


                    • #41
                      Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                      Đ/c ktbm chắc bày tỏ quan điểm riêng gì ghê quá hay sao mà lại bị bác Huy edit thế kia . Cái ảnh avartar đó tớ chụp ở Grand Canyon là một khu du lịch lớn ở Mỹ. Thấy nó có cái cửa hàng old-time picture thì vào làm kiểu cho vui thôi. Quần áo mũ mão ông hoàng bà chúa chúng nó cũng có chứ cowboy như tớ đã ăn thua gì. Trông mặt tiền hoành tráng thế thôi nhưng mặt sau vẫn quần đùi áp phông như táo quân í mà.

                      Mục này là muc tâm sự sinh viên mới nên có chat chit tí chắc cũng không sao BQT nhỉ.

                      Ghi chú


                      • #42
                        Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                        Hơi lạc đề một chút, các bạn có ghiền cà phê không? Làm như cái nghề mình phải có cà phê mới làm việc được. Có bạn nào giúp ý kiến khỏi uống cà phê mà không buồn ngủ....

                        Ghi chú


                        • #43
                          Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                          Nguyên văn bởi sinhvienmoi
                          Hơi lạc đề một chút, các bạn có ghiền cà phê không? Làm như cái nghề mình phải có cà phê mới làm việc được. Có bạn nào giúp ý kiến khỏi uống cà phê mà không buồn ngủ....
                          treo cái bịch cát ở giữa phòng, rồi tưởng tượng đấy là thằng tình địch của mình, ra thụi cho nó một trận.
                          uống ice-tea, đi BMW

                          Ghi chú


                          • #44
                            Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                            Oh, đọc tâm sự của mấy bác đây nghe bay bổng và hay quá.

                            Nhưng hoa cả mắt luôn vì nhiều trang quá, mất cả buổi làm rồi, kiếm càfe uống rồi đọc tiếp thôi.

                            Chúc mấy bác cứ bàn tiếp, em nghe để học hỏi thêm nước ngoài.

                            Ghi chú


                            • #45
                              Ðề: Tiến Sĩ Kết Cấu Công Trình

                              Có cách của Cao Bá Quát đấy!
                              Spread your wings and fly...

                              Ghi chú

                              Working...
                              X