QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Phương pháp tính cầu treo dây võng

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Phương pháp tính cầu treo dây võng

    Các bác cho mình xin các tài liệu liên quan đến phân tích loại kết cấu dây treo và cầu treo theo phương pháp số có xét đến phi tuyến hình học (tính theo sơ đồ biến dạng). Hiện nay mình chỉ mới có các tài liệu sau:
    1- Tính hệ treo theo sơ đồ biến dạng. GS Lều Thọ Trình
    2- Thiết kế cầu trẹo GS. Nguyễn Viết Trung
    3- Tính toán hệ treo và cầu trẹo GS. Bùi Khương

    Mình muốn tìm tài liệu về phương pháp số (FEM) hoặc phương pháp ma trận để tính toán các hệ treo. Bác nào có tài liệu cho mình xin tham khảo nhé.

    Xin cám ơn trước.

  • #2
    Ðề: Phương pháp tính cầu treo dây võng

    - Sach tieng Anh thi nhieu roi
    - Co mot sach tieng Nga; Cau treo nhip lon," in da hon 20 nam
    Anh LAN vao Thu vien DH DN xem co the tim thay no. Trong do toan la ma tran, tuy hoi cu
    GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
    ĐT: 0913 555 194

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Phương pháp tính cầu treo dây võng

      Chào laohac, lâu quá không liên lạc.

      Sách nói về nguyên tắc cơ bản tính toán hệ cầu treo, ông có thể đọc tiếng Việt là đủ, hoặc search thêm tiếng Anh trên mạng.

      Về FEM trong tính toán hệ treo, cũng chỉ cần quan tâm nhất đến mô hình phần tử dây được sử dụng. Trong tính toán hệ dây với FEM, có 2 phi tuyến hình học cần xét, 1 là phi tuyến hình học tổng thể - xét đến chuyển vị của các nút trong hệ treo, và 2 là phi tuyến hình học nội bộ trong mỗi phần tử.

      Trong nội bộ 1 phần tử, có thể xét thêm tính phi tuyến vật liệu, hoặc kỹ hơn về sự làm việc của dây, ví dụ, khả năng chịu uốn của dây (đặc biệt với các bó cáp lớn) và từ đó có được mô hình phần tử chính xác hơn.

      Về phương pháp giải, vẫn không có gì khác biệt với hệ khác. Nghĩa là, vẫn thường tính hệ theo các cấp bậc tải trọng hoặc biến dạng tăng dần, mà trong mỗi lần tính lặp, thì xem hệ làm việc tuyến tính. Trong nhiều chương trình, phần tử dây vẫn được xét như là một phần tử dàn chỉ chịu kéo có một độ cứng tương đương, độ cứng này ngoài phần thể hiện biến dạng kéo nén còn một phần nữa là về ảnh hưởng hình học của dây, đơn giản nhất là thông qua đường tên của dây đó.

      Theo ý của tôi, ông không nên đi tìm sách viết về tính toán hệ treo (hoặc hệ cầu treo) bằng ma trận, mà thay vào đó, chỉ cần tìm sách viết hệ tính toán với phần tử dây thôi. Việc thiết lập ma trận cho phần tử hữu hạn không có gì khó khăn, và kỹ thuật giải cũng đã được bàn nhiều rồi. Hiểu được bản chất sự làm việc của dây là cần thiết hơn cả.

      Ví dụ, đây là một cuốn mà tôi đọc thấy hay và rất rõ ràng.
      http://www.mech.kth.se/~gunnart/TibertLicThesis.pdf

      Nếu ông có ý định viết chương trình thì hoàn toàn có thể làm được với thông tin trong cuốn luận văn trên. Ngoài ra, khi tính toán một hệ treo cụ thể, trong trường hợp này là cầu treo chẳng hạn, thì do đặc điểm riêng của kết cấu, cần xét những bài toán khác nữa, lúc đó ta lại bàn sau.

      Thân,
      Linh

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Phương pháp tính cầu treo dây võng

        Cám ơn bạn tnlinh nhé. Chúc bạn hoàn thành chương trình PhD. như kế hoạch và gặt hái nhiều thành công.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Phương pháp tính cầu treo dây võng

          Bac laohac xem thu Webseite nay:

          http://www.civilfem.com/downloads/overviews.php
          Download cac tai lieu nao dung duoc.
          (Civilfem cua cac chuyen gia tai Tay Ban Nha lam ra).

          Neu cam thay co ich loi lien lac vao topic: ANSYS/CIVILFEM da co tren Dien Dang.

          Ghi chú

          Working...
          X