Thông báo

Collapse
No announcement yet.

thí nghiệm nén 3 trục

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

    Các bạn yêu thích cơ học đất không nên quan niệm thí nghiệm 3 trục là khó, phức tạp, tốn thời gian, vân vân.

    Thí nghiệm 3 trục truyền thống không hề khó. Tôi không hiểu những câu trả lời 'thí nghiệm này khó, ...' cộng thêm một đống lý thuyết có giúp ích gì cho những bạn đam mê nghiên cứu hay không.

    Quá trình học cơ học đất của tôi ở bên này các học sinh đều được thực hành thí nghiệm 3 trục. Tôi thấy ngỡ ngàng khi nhiều kĩ sư việt nam có khi còn nhiều tuổi hơn tôi mà không hiểu một tí gì về thí nghiệm này. Tệ hơn nữa là nhiều người còn hiểu vẹt và hiểu sai mà cứ tưởng mình là đúng.

    Tháng 11 tới có giáo sư David Muir Wood thỉnh giảng ở Việt Nam. Những bạn nào yêu thích mô hình đất thì không nên bỏ qua cơ hội này.

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

      chào geotek;
      muốn trao đổi thêm một chút nhé.
      hình như geotek nhầm lẫn gì ko giữa TN 3 trục với oedometer vì rằng, nén một chiều mới bị hạn chế bởi đk ko nở hông hoặc nở hông hạn chế còn 3 trục thì cho phép nở hông ko hạn chế. điều này giúp TN 3 trục mô tả được ứng xử của đất dưới tác dụng của ngoại lực gần với thực tế hơn chứ. ngoài ra, nén một chiều chỉ cho phép xác định cv, mv, k thôi còn 3 trục thì ngoài các thôgng số này còn xác định được chỉ tiêu cường độ c, phi,....
      - nhìn chung, có thể xác định chuyển đổi giữa cắt phẳng với 3 trục thông qua các tương quan đủ tin cậy nhưng vì nhiều lý do mà các tương quan này cũng chưa được thực hiện nhiều nên việc chuyển đổi giữa chúng cũng nên hạn chế, chứ nó cũng ko hoàn toàn đơn giản như geotek nói đâu. vì rằng, cơ chế phá hoại của đất trong hai sơ đồ TN cũng ko giống nhau nên kết quả sẽ theo đó mà khác nhau là điều dễ hiểu.
      * còn ở VN ta, ko phải là vì TN3 trục khó đến mức ko làm được hoặc sợ ko dám làm mà vì những nguyên nhân hạn chế như: giá thành thường rất cao (so với các TN thông thường khác), thiết bị ko được phổ biến và thiếu đồng bộ do chi phí đâu tư cao, thời gian tn dài (trừ UU) nên thường chỉ các DA mà CĐT hiểu rõ ý nghĩa của TN này mới chịu bỏ tiền ra làm thôi.
      từ những nguyên nhân đó mà dẫn đến một thực trạng là đội ngũ TN viên am hiểu về 3 trục ko nhiều (tất nhiên, vẫn có nhiều người làm được theo những y/cầu chuẩn đấy, nói ý này xin phép được cáo lỗi với các bậc thầy TN nhé )....
      có gì xin trao đổi thêm nhé chứ về khía cạnh XH thì còn nhiều v/đề phải bàn lắm, xin dịp khác.
      thanks

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

        Chào anh Phan Thái,

        Mình hoàn toàn không nhầm lẫn giữa nén một chiều và nén ba trục như bạn nói đâu.

        Nén một chiều mới phản ánh điều kiện làm việc thực tế của đất. Nếu bạn tác dụng một áp lực sigma_v lên đất theo phương thẳng đứng thì áp lực theo phương ngang sẽ là Ko*sigma_v bởi vì nở hông bị cản. Ko được gọi là "earth pressure at rest". Trên hiện trường, các phần tử đất dưới công trình đều bị bao bọc xung quanh bởi các phần tử đất khác.

        Thí nghiệm ba trục truyền thống cho phép nở hông nên không phản ánh được kiều kiện hiện trường. Thí nghiệm ba trục được dùng trong nghiêm cứu mô hình đất bởi vì "volumetric deformation" decoupled với "distortional deformation" nên người ta dễ nghiên cứu biến dạnh tuyến tính hơn.

        Sự nhầm lẫn trên mình gặp rất nhiều rồi nên cũng không thấy lạ nữa.

        Còn về chuyển đổi giữa thì nghiệm cắt và thí nghiệm ba trục thì rất đơn giản. Công thức là

        sin(phi)=tan(alpha)
        c=a/cos(phi)

        với a và alpha được định nghĩa bởi
        q_f=a + p_f*tan(alpha)

        (q và p là kết quả của thí nghiệm 3 trục)

        Chuyện thí nghiệm nén một chiều cho các số liệu nén một chiều là điều dễ hiểu bởi vì người ta thiết kết nó với mục đích như thế. Làm thí nghiệm nén một chiều là rất quan trọng khi người ta phải xây đập đất, cầu đường trên đất yếu.

        Chính bởi vì nén ba trục không phản ánh được điều kiện làm việc thực tế nên người ta mới phải dùng phương pháp SHANSEP và một số phương pháp khác để quy đổi.

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

          Nguyên văn bởi geotek View Post
          Chào anh Phan Thái,

          Mình hoàn toàn không nhầm lẫn giữa nén một chiều và nén ba trục như bạn nói đâu.

          Nén một chiều mới phản ánh điều kiện làm việc thực tế của đất. Nếu bạn tác dụng một áp lực sigma_v lên đất theo phương thẳng đứng thì áp lực theo phương ngang sẽ là Ko*sigma_v bởi vì nở hông bị cản. Ko được gọi là "earth pressure at rest". Trên hiện trường, các phần tử đất dưới công trình đều bị bao bọc xung quanh bởi các phần tử đất khác.

          Thí nghiệm ba trục truyền thống cho phép nở hông nên không phản ánh được kiều kiện hiện trường. Thí nghiệm ba trục được dùng trong nghiêm cứu mô hình đất bởi vì "volumetric deformation" decoupled với "distortional deformation" nên người ta dễ nghiên cứu biến dạnh tuyến tính hơn.

          Sự nhầm lẫn trên mình gặp rất nhiều rồi nên cũng không thấy lạ nữa.

          Còn về chuyển đổi giữa thì nghiệm cắt và thí nghiệm ba trục thì rất đơn giản. Công thức là

          sin(phi)=tan(alpha)
          c=a/cos(phi)

          với a và alpha được định nghĩa bởi
          q_f=a + p_f*tan(alpha)

          (q và p là kết quả của thí nghiệm 3 trục)

          Chuyện thí nghiệm nén một chiều cho các số liệu nén một chiều là điều dễ hiểu bởi vì người ta thiết kết nó với mục đích như thế. Làm thí nghiệm nén một chiều là rất quan trọng khi người ta phải xây đập đất, cầu đường trên đất yếu.

          Chính bởi vì nén ba trục không phản ánh được điều kiện làm việc thực tế nên người ta mới phải dùng phương pháp SHANSEP và một số phương pháp khác để quy đổi.
          Bài toán hố đào thì sao nhỉ. Nói nén ba trục không phản ánh được điều kiện thực tế là chưa chính xác.

          Nén một chiều chỉ đúng trong duy nhất một trường hợp là tải trọng phải một chiều thì lúc đó epsilonh sẽ bằng không. Việc này có thể control bằng nén ba trục K0 bạn ợ.

          Bạn nên xem lại SHANSEP (Stress History And Normalized Soil Engineering Parameters) dẫn đầy là Charles Chuck Ladd (MIT), trong đó nó đề cập đến thử nghiệm DSS, CK0CU và CK0EU....và có khi lại còn dùng cả kết quả FVT....để xác định cái đường cong của SHANSEP đó.

          Với việc nén một trục oedometer test bạn làm gì mà xác định được cái gọi là undrained shear strength hay c, phi....

          Nếu như bảo phần tử đất dưới công trình bị bao bọc bởi các phần tử đất lân cận nên không có chuyển vị ngang là chưa chính xác.

          P/S: Thiet bi nén ba trục có thể làm được luôn cái mà oedometer test làm, tuy nhiên nó có lợi thế là xác định được luôn K0.
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

            Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
            Bài toán hố đào thì sao nhỉ. Nói nén ba trục không phản ánh được điều kiện thực tế là chưa chính xác.

            Nén một chiều chỉ đúng trong duy nhất một trường hợp là tải trọng phải một chiều thì lúc đó epsilonh sẽ bằng không. Việc này có thể control bằng nén ba trục K0 bạn ợ.

            Bạn nên xem lại SHANSEP (Stress History And Normalized Soil Engineering Parameters) dẫn đầy là Charles Chuck Ladd (MIT), trong đó nó đề cập đến thử nghiệm DSS, CK0CU và CK0EU....và có khi lại còn dùng cả kết quả FVT....để xác định cái đường cong của SHANSEP đó.

            Với việc nén một trục oedometer test bạn làm gì mà xác định được cái gọi là undrained shear strength hay c, phi....

            Nếu như bảo phần tử đất dưới công trình bị bao bọc bởi các phần tử đất lân cận nên không có chuyển vị ngang là chưa chính xác.

            P/S: Thiet bi nén ba trục có thể làm được luôn cái mà oedometer test làm, tuy nhiên nó có lợi thế là xác định được luôn K0.
            Tôi không biết bạn Nguyễn Công Oang đang reply tôi hay là bạn Phan Thái. Bạn thử đọc lại những gì tôi viết xem.

            Tôi nói rằng dùng oedometer để xác định các thông số nén một chiều. Quan trọng nhất là để tìm ra trạng thái của đất.

            Tôi đang đề cập đến nén ba trục truyền thống, stress path delta_q/delta_p'=3. Tôi hiểu rõ cách làm thí nghiệm các stress path khác (loading, unloading, compression, extension) nên bạn không cần phải dạy. Các thì nghiệm này thì đa phần industry mù tịt nên tôi không nói làm gì.

            Còn SHANSEP thì tôi cũng hiểu rõ nên cũng không cần bạn dạy.

            Các phần tử dưới bị bao bọc bởi các phần tử ngang, rõ ràng trong trạng thái at rest thì chuyển vị = 0. Vì thế thì sigma_h=Ko*sigma_v chứ không phải Ka hay Kp gì cả.

            Nói chung bạn Phan Thái nên tự nhận là mình sai đi và anh Nguyễn Công Oanh cũng nên đọc cho cẩn thận trước khi reply.

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

              kiến thức là ko hạn chế nên có lẽ vói những dẫn chứng đó chưa đủ để giải thích đâu. rõ ràng là khái niệm oedometer rất khác với TN 3 trục đó. ở đây tôi chỉ nói chung là mô hình 3 trục là có khả năng cho phép mô tả trạng thái ứng suất gần với thực tế nhất. còn oedometer thì ko k/chế được áp lực ngang mà chỉ x/dịnh theo hệ số k thôi.
              - còn về xác định tương quan, hình như bạn đang coi trọng hóa vấn đề lý thuyết quá đấy. ko ai có thể bỏ qua lý thuyết nhưng nó lại mang những yếu tố hạn chế dẫn đến sai khác nhiều so với thực tế (đơn giản hóa do bỏ qua nhiều y/tố ảnh hưởng). những tương quan nay cũng rất nhiều người nghiên cứu nhưng có một thực tế là hiện nay, xu hướng là người ta dùng trực tiếp các kết quả TN được (thậm chí một số thông số cần phải quan trắc trực tiếp tại hiện trường). còn việc xác định thông số này qua thông số kia như geotek giới thiệu thì chỉ cần cho tôi công thức là tìm tính đc ngay, vấn đề là độ tin cậy của các số liệu đó ở mức nào thôi.

              còn như Geotek vói tôi và bạn Công AOnh thì tôi ko muốn tranh luận nữa. có thể chúng ta ko hiểu nhau thôi.
              chào

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                Nguyên văn bởi nhim4mat2006
                Tôi không có chuyên môn sâu trong chủ đề này nhưng muốn góp ý bạn Geotek một chút về cách trình bày quan điểm. Khi đi làm tôi đã từng gặp các thẩm định viết rằng chúng tôi làm sai, thậm chí còn nói là sai cơ bản và có khi dùng những lời lẽ nặng nề hơn, VD thiếu khách quan chả hạn. Những lúc đọc như vậy chúng tôi rất khó chịu vì thẩm định nói không đúng, hoặc có khi cũng đúng nhưng cách diễn đạt được hiểu theo nghĩa là không có tinh thần hợp tác làm việc. Trong những trường hợp như thế chúng tôi sẵn sàng chiến đấu tới cùng để bảo vệ quan điểm của mình và coi những ông thẩm định đó có cách giao tiếp cũng không ổn.
                Theo kiểu viết văn của bạn tôi thấy bạn là người mới tham gia diễn đàn và tính cách tương đối hăng hái. Tuy nhiên biết cách trình bày bất đồng quan điểm mà vẫn giữ hòa khí là một điều mọi người đều mong muốn. Bác Nguyễn Công Oanh là một thành viên có tiếng trong diễn đàn về cơ học đất - nền móng trên nền yếu và chắc cũng được nghiên cứu về học thuật không thua bạn đâu.
                Nếu cách hành văn của mình có gì chưa đúng thì xin mọi người bỏ qua.

                Nếu bạn đọc lại các posts thì sẽ thấy mình không phải là tự dưng mà mình quá hăng hái đến như thế.

                Đơn giản là bởi vì nhiều người nắm chưa vững kiến thức mà đã chỉ trích người khác. Hơn nữa, nếu chỉ trích thì cũng nên nói thẳng ra là chỉ trích về những điểm kĩ thuật gì, không nên úp mở chỉ trích tính cách người khác. Mỗi người có một tính cách khác nhau, điều ấy cần được tôn trọng.

                Bạn thử nghĩ xem có bức xúc không khi mà muốn góp ý đúng thì bị chỉ trích lặt vặt ở đẩu ở đâu?

                Còn bác Nguyễn Công Oanh thì mình không muốn bàn, bác ấy đọc chưa kĩ những gì mình viết mà đã góp ý loạn xạ. Sự tôn trọng mà mình giành cho bác ấy nói chung là không còn.

                Tóm lại là nếu góp ý thì mình chỉ góp ý về những điều mà mình biết, những lĩnh vực mà mình không nắm rõ thì mình không dám phát biểu đâu.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                  chia sẻ cùng diễn đàn, a e quan tâm:
                  Cơ học đất nói chung, trong đó có mảng Thí nghiệm đất.
                  - Trong thí nghiệm đất cũng được chia ra làm hai hướng chính: trong phòng và hiện trường.
                  - trong số các chỉ tiêu TN cũng được phân ra làm các nhóm chỉ tiêu: cơ học - lý học - hóa học.
                  mục đích: phân loại đất ----> xác định thành phần và tính chất của đất (đối với công trình thì sử dụng nhiều là các tính chất cơ học (cường độ)....
                  những vấn đề này là cơ bản và được giới thiệu trong các giáo trình giáo khoa rồi. ở đây tôi chỉ xin trích dẫn một tý thôi (chứ ko có ý 'lên lớp' ai đâu nhé).
                  về các chỉ tiêu cơ học, ví dụ như cắt, nén,.. khi làm TN là để xác dịnh các ứng xử của chúng khi có tác dụng ngoại lực ----> phục vụ thiết kế.
                  chứ các TN này đâu có xác định được trạng thái của đất (phản ảnh bởi các chỉ tiêu vật lý khác như độ ẩm, khối lượng thể tích,....)
                  còn để gọi tên đất thì phải làm thêm một số chỉ tiêu khác như chảy-dẻo, t/p hạt....
                  vì vậy, như Geotek nói "oedometer là để xác định trạng thái của đất' thì tôi e là chung chung quá(?)
                  theo tôi, oedometer ko phải dùng để xác định trạng thái của đất mà chỉ là xác định ứng xử cơ học của đất với tác dụng của ngoại lực thôi. còn trạng thái của đất để xin nhường cho các TN chỉ tiêu vật lý khác.a e có đ/kiện n/cứu sâu từng TN là tuyệt vời nhưng đôi khi quá chú tâm vào kỹ thuật chi tiết, lý thuyết hóa và ý nghĩa 'đầu ra' của nó lại chưa được quan tâm đúng mức, thậm chí còn lệch lạc (?).
                  thực tế còn nhiều chỉ tiêu chưa làm trực tiếp hoặc ko làm trực tiếp được nên phải dùng các quan hệ tương quan để xác dịnh. cái việc này thì chắc mọi ngừoi đều biết, nhưng vấn đề dặt ra là các tham số tương quan đó tin cậy đến đâu, kiểm chứng thế nào thôi.
                  cũng vì những mối băn khoăn đó mà phát sinh ra một hướng cũng ko kém phần thú vị là 'quan trắc hiện trường', ưu điểm là chính xác, độ tin cậy cao, tất nhiên khó khăn lớn là chi phí tốn kém, và đôi khi ko phải TN nào cũng làm được.
                  Nếu có gì chưa 'chuẩn' xin a e góp ý nhé, đặc biệt là các chuyên gia am hiểu về CHĐ-NMCT, TN đất.
                  thanks

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                    Có thể mình nói chưa được rõ lắm ở phía trên về oedometer nhưng đây là một trong những thí nghiệm đơn giản và dễ hiểu.

                    Lý do mà thí nghiệm này được dạy trong chương trình đại học là:

                    - Sự thay đổi của áp lực nước lỗ rỗng trong mẫu đất được chảy ra ngoài có thể được mô phỏng bằng 'diffusion equation'. Đây là một trong những equation có thể giải được.

                    + Nghiệm của 'diffusion equation' là diffusion coefficient
                    + Cộng với giả dụ là đất đang trong trạng thái quá cố kết (=elastic deformation)
                    -> xác định được coefficient of consolidation.

                    -Kết quả của thí nghiệm này là đồ thị specific volume versus sigma_v'
                    i.e. stress-strain relationship của đất. Đây là đồ thị quan trọng để xác định lambda và kappa.

                    Thí nghiệm oedometer không đo áp lực ngang nên không thể vẽ được đồ thị p' versus q. Nếu có cả hai đồ thị p' versus q và specific volume versus sigma_v' thì không nói làm gì nữa rồi.


                    Còn trong thí nghiệm Unconfined Compression ...có thể coi là một trường hợp đặc biệt của triaxial UU... (đối lập với odeometer ở chỗ đất được nở hông i.e.không bị cản bởi vòng sắt), sigma_3=0, sigma_1 thì đo được nên từ đấy tính ra undrained shear strength.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                      Nguyên văn bởi geotek View Post
                      Tôi không biết bạn Nguyễn Công Oang đang reply tôi hay là bạn Phan Thái. Bạn thử đọc lại những gì tôi viết xem.

                      Tôi nói rằng dùng oedometer để xác định các thông số nén một chiều. Quan trọng nhất là để tìm ra trạng thái của đất.

                      Tôi đang đề cập đến nén ba trục truyền thống, stress path delta_q/delta_p'=3. Tôi hiểu rõ cách làm thí nghiệm các stress path khác (loading, unloading, compression, extension) nên bạn không cần phải dạy. Các thì nghiệm này thì đa phần industry mù tịt nên tôi không nói làm gì.

                      Còn SHANSEP thì tôi cũng hiểu rõ nên cũng không cần bạn dạy.

                      Các phần tử dưới bị bao bọc bởi các phần tử ngang, rõ ràng trong trạng thái at rest thì chuyển vị = 0. Vì thế thì sigma_h=Ko*sigma_v chứ không phải Ka hay Kp gì cả.

                      Nói chung bạn Phan Thái nên tự nhận là mình sai đi và anh Nguyễn Công Oanh cũng nên đọc cho cẩn thận trước khi reply.
                      Công nhận bạn đi học nườc ngoài có khác, tôi đoán thế. Tuy nhiên bạn cũng nên biết là mấy cái trò mà bạn học được thì tại VN cũng làm được rồi, tôi nói về cái stress path test mà bạn trình bày bên trên ý.
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                        Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                        Công nhận bạn đi học nườc ngoài có khác, tôi đoán thế. Tuy nhiên bạn cũng nên biết là mấy cái trò mà bạn học được thì tại VN cũng làm được rồi, tôi nói về cái stress path test mà bạn trình bày bên trên ý.
                        Tôi có bảo là ở Việt Nam không làm được đâu? Thực ra tôi tin chắc là ở Việt nam làm được vì ở Ấn Độ, Bangladesh và Srilanka người ta cũng làm rồi. Mà cũng chỉ có triaxial extension là khó hơn một chút thôi. Còn nếu muốn đi sâu vào lĩnh vực này thì có thể nói là bao la. Người ta cải tiến triaxial test muôn hình muôn vẻ bạn ạ.

                        Cái mà tôi muốn đề cập đến ở đây là thí nghiệm ba trục truyền thống và nén một chiều là những thí nghiệm căn bản trong ngành. Nguyên tắc thí nghiệm thì không khó nên không nên nói là nó phức tạp khiến nhiều bạn ngại tìm hiểu thêm. Ông anh thử nghĩ xem nếu mọi người ngại tìm hiểu hai thí nghiệm này thì học lên mô hình đất làm sao được. Ngay cả state parameters và material parameters nhiều người còn nhầm lẫn thảm hại, chắc một phần cũng do chưa đọc nhiều về hai thí nghiệm này.

                        Mà tôi nói không có gì là cao xa cả đâu. Đây toàn là kiến thức căn bản hết dạy cho học sinh năm thứ 3 hay năm thứ 4 đại học. Chỉ cần hiểu nhầm một ít thôi thì khi ra trường sẽ phung phí tiền vào những thứ không cần thiết mà có khi cũng chả tìm ra được tính chất của đất để phục vụ thi công.

                        Đây là tôi còn chưa đề cập đến mảng numerical modelling. Nhiều người cứ thích nhảy vào làm mà chả hiểu tí gì về mô hình đất và nguyên lí lập trình, nhiều khi gây ra những lỗi có khi ngồi tìm cả ngày cũng chẳng hiểu vì sao. Ngay cả những giáo sư đầu ngành cơ học đất theo tôi biết cũng còn rất cẩn thận và khuyên học sinh nên thận trọng với numerical modelling.

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                          Nguyên văn bởi geotek View Post
                          Tôi có bảo là ở Việt Nam không làm được đâu? Thực ra tôi tin chắc là ở Việt nam làm được vì ở Ấn Độ, Bangladesh và Srilanka người ta cũng làm rồi. Mà cũng chỉ có triaxial extension là khó hơn một chút thôi. Còn nếu muốn đi sâu vào lĩnh vực này thì có thể nói là bao la. Người ta cải tiến triaxial test muôn hình muôn vẻ bạn ạ.

                          Cái mà tôi muốn đề cập đến ở đây là thí nghiệm ba trục truyền thống và nén một chiều là những thí nghiệm căn bản trong ngành. Nguyên tắc thí nghiệm thì không khó nên không nên nói là nó phức tạp khiến nhiều bạn ngại tìm hiểu thêm. Ông anh thử nghĩ xem nếu mọi người ngại tìm hiểu hai thí nghiệm này thì học lên mô hình đất làm sao được. Ngay cả state parameters và material parameters nhiều người còn nhầm lẫn thảm hại, chắc một phần cũng do chưa đọc nhiều về hai thí nghiệm này.

                          Mà tôi nói không có gì là cao xa cả đâu. Đây toàn là kiến thức căn bản hết dạy cho học sinh năm thứ 3 hay năm thứ 4 đại học. Chỉ cần hiểu nhầm một ít thôi thì khi ra trường sẽ phung phí tiền vào những thứ không cần thiết mà có khi cũng chả tìm ra được tính chất của đất để phục vụ thi công.

                          Đây là tôi còn chưa đề cập đến mảng numerical modelling. Nhiều người cứ thích nhảy vào làm mà chả hiểu tí gì về mô hình đất và nguyên lí lập trình, nhiều khi gây ra những lỗi có khi ngồi tìm cả ngày cũng chẳng hiểu vì sao. Ngay cả những giáo sư đầu ngành cơ học đất theo tôi biết cũng còn rất cẩn thận và khuyên học sinh nên thận trọng với numerical modelling.
                          Đúng là bạn học kinh thật. đến numerical modeling cơ đấy. À mà tình cờ tôi đọc được một tính toán của bọn coffey geotechnics và cả scott wilson nữa thì người ta cũng chẳng làm đến mấy cái modeling như bạn nói. Mà là tính toán hoàn toàn bằng tay (hand calculation đấy). Mà bạn biết trong coffey geotechnics và scott wilson có những đồng chí nào về modeling, hay gì gì đấy thì bạn có thể tự tìm hiểu. À mà đừng nên thần thánh hóa những cái gì tưởng là mới nhưng chẳng mới chút nào cả.

                          Hy vọng bạn học tốt nhưng thứ bên trên
                          nc. oanh

                          Safety begins with team work

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                            Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                            Đúng là bạn học kinh thật. đến numerical modeling cơ đấy. À mà tình cờ tôi đọc được một tính toán của bọn coffey geotechnics và cả scott wilson nữa thì người ta cũng chẳng làm đến mấy cái modeling như bạn nói. Mà là tính toán hoàn toàn bằng tay (hand calculation đấy). Mà bạn biết trong coffey geotechnics và scott wilson có những đồng chí nào về modeling, hay gì gì đấy thì bạn có thể tự tìm hiểu. À mà đừng nên thần thánh hóa những cái gì tưởng là mới nhưng chẳng mới chút nào cả.

                            Hy vọng bạn học tốt nhưng thứ bên trên
                            Tôi chẳng hiểu ông anh định nói cái gì.
                            Không nên úp mở như thế.
                            Có phải đấy là cái tính suy diễn quá nhiều của người Việt chăng?

                            Có gì thì tôi nói thế. Nói sai thì tôi nhận mà nói đúng thì tôi bảo vệ ý kiến của mình. Đơn giản chỉ có thế.

                            Mà hơn nữa là tôi không coi trọng việc bằng cấp, việc làm cao hay thấp, có tiếng hay không có tiếng ở trong diễn đàn, cái tôi coi trọng là những cái gì đang được bàn bạc.
                            Last edited by geotek; 12-09-2010, 06:47 AM.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                              Nguyên văn bởi geotek View Post
                              Tôi chẳng hiểu ông anh định nói cái gì.
                              Không nên úp mở như thế.
                              Có phải đấy là cái tính suy diễn quá nhiều của người Việt chăng?

                              Có gì thì tôi nói thế. Nói sai thì tôi nhận mà nói đúng thì tôi bảo vệ ý kiến của mình. Đơn giản chỉ có thế.

                              Mà hơn nữa là tôi không coi trọng việc bằng cấp, việc làm cao hay thấp, có tiếng hay không có tiếng ở trong diễn đàn, cái tôi coi trọng là những cái gì đang được bàn bạc.
                              em theo dõi mục này từ đầu thì em thấy bác đang nói hơi lộn xộn một tí . Lúc thì nói Việt Nam không làm được rồi lại nói Việt nam hay ấn độ --- làm được nghĩa là sao?
                              Đọc bài của bác và các bài của mấy bác kia em thấy cứ lộn cào cào , người thì nói tn nén 3 trục đơn giản và không thực tế bằng nén 1 trục không nỡ hông , và nhiều ý kiến ngược lại là nén 3 trục rất chính xác , thực tế????? nhưng khi em hoc đại học và đọc sách nhiều thì nén 3 trục phản ánh rất thực tế và giá thành rất cao

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: thí nghiệm nén 3 trục

                                định tham gia thảo luận, thấy có người phát biểu giọng mỉa mai, nên thôi. Có lẽ phải mở một số thread khác: thí nghiệm cắt 3 trục, nén 1 trục, numerical... chỗ này các bác đôi co, hiểu lầm nhau rồi.
                                Gravitation is not responsible for people falling in love

                                Ghi chú

                                casino siteleri bahis siteleri
                                erotik film izle Rus escort gaziantep rus escort
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu deneme bonusu veren siteler
                                bahis siteleri
                                bahisnow giri? casinoslot sultanbet giri? grandpashabet giri?
                                hd sex video
                                Mobilbahis
                                antalya escort bayan
                                gaziantep escort
                                betpas gncel link
                                gaziantep escort
                                bonus veren siteler
                                pinbahis pinbahis dizitune.com
                                bostanci escort pendik escort
                                ?stanbul Escort
                                Car Fuck XXX ????? ???????? ?????? ? ???? ????? sexo gay gratis xxxx
                                betbonusking.com deneme bonusu
                                deneme bonusu veren siteler deneme bonusu veren siteler bonus veren siteler
                                gvenilir casino siteleri
                                Kacak iddaa Siteleri
                                mraniye escort sancaktepe escort
                                quixproc.com
                                Working...
                                X