QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

    Nhìn hình chụp có thể đoán được nguyên nhân có thể đã xãy ra như sau:

    Đất được đào sâu 1 bên (và còn không có sheet pile bảo vệ) và phía bên còn lại thì đất được chất cao lên thành đống nên tạo ra mặt trượt (mất ổn định mái dốc - mặt trượt tròn/ Bishop). Đã vậy, trời mưa làm cho đất ngấm nước càng làm tăng thêm khối lượng.

    Mặt khác, nhiều lý do bất lợi khác của công trình như : một khối công trình mỏng và dài, cọc spun pile chịu lực ngang rất kém.

    Có lẽ đây là bài học kinh nghiệm tốt về ổn định thi công công trình.

    Thảo luận để cùng tiến bộ

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

      Kết cấu phần trên phải nói là họ làm tốt, nguyên nhân theo tôi nghĩ độ lún nghiêng không đều, nhà chiều rộng quá mỏng, chiều dài thì lớn, số lượng cọc ít thi công không coi trọng lắm cho nên dễ sinh mô men lật. Vụ sập này có tác động không nhỏ tới nhà bên cạnh, từ vấn đề tâm lý đến kỹ thuật xây dựng. Trung Quốc đông dân chứ như ở VN ít dân, tâm lý kém, sau vụ này giá nhà bên cạnh chắc giảm mạnh chuyển luôn thành nhà giá rẻ các bác nhỉ?

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

        Gửi anh e xem thêm một số vụ sập nhà khác, nguyên nhân cũng một phần do mưa!
        Attached Files

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

          Bác phát hiện đúng rồi, ngoài ra các căn xung quanh cũng y chang nhau. Sinh ra điều kiêng kỵ nên tránh là: Xây nhà giống nhau, căn nhà 13 tầng?

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

            Gửi nốt vụ khác cũng nhà 13 tầng, sập cụm nhà giống nhau nha
            Attached Files

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

              Nguyên văn bởi nguyentrongquan View Post
              Kết cấu phần trên phải nói là họ làm tốt, nguyên nhân theo tôi nghĩ độ lún nghiêng không đều, nhà chiều rộng quá mỏng, chiều dài thì lớn, số lượng cọc ít thi công không coi trọng lắm cho nên dễ sinh mô men lật. Vụ sập này có tác động không nhỏ tới nhà bên cạnh, từ vấn đề tâm lý đến kỹ thuật xây dựng. Trung Quốc đông dân chứ như ở VN ít dân, tâm lý kém, sau vụ này giá nhà bên cạnh chắc giảm mạnh chuyển luôn thành nhà giá rẻ các bác nhỉ?


              Có vẻ như hệ cọc không chịu nổi tải ngang do trượt mái dốc thì phải. Và điều này chắc không được tính đến trong thiết kế.

              safety begins with team work

              nc. oanh
              Attached Files
              Last edited by nguyencongoanh; 30-06-2009, 09:15 PM. Lý do: thêm hình
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                túm lại: là điếc không sợ súng ! miễn bàn !!!

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                  Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                  Có vẻ như hệ cọc không chịu nổi tải ngang do trượt mái dốc thì phải. Và điều này chắc không được tính đến trong thiết kế.

                  safety begins with team work

                  nc. oanh
                  Trượt mái dốc vì phía bên kia đang đào hầm cho tòa nhà khác, chắc vậy

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                    Bài học gì rút ra được qua vụ sập nhà ở Trung Quốc?
                    Như trên hình ảnh chúng ta cũng có thể thấy, kết cấu phần thân nhà được làm tốt, qua vụ lộn nhà mà vẫn giữ nguyên được hình dạng như lúc đang đứng. Phần nền thì quá xấu, cảm giác như có lớp bùn sét dày ngay phía bề mặt công trình. Móng công trình là hệ cọc (bố trí thưa thớt) dưới dạng băng, bè. Dưới tác dụng của tải trọng ngang (gió ) hoặc nền xung quanh xuất hiện cung trượt, khiến công trình đổ nghiêng dần dần và.... OẠCH

                    Qua công trình sự cố của Trung Quốc, chúng ta thử nhìn nhận lại cách tính toán thiết kế của chúng ta xem liệu có bị mắc phải sai lầm tương tự không? Hiện nay, chúng ta vẫn thường tách biệt 2 phần : THÂN va MÓNG để tính toán thiết kế. Phần thân sau khi đưa tải trọng, mô hình hóa tính ra kết quả phản lực truyền xuống móng. Sau đó, nhận kết quả phản lực tính toán móng (ta chỉ nói về móng cọc) theo đúng các công thức, quy trình của móng cọc đài thấp. Bên cạnh đó, cũng đã có 1 số đơn vị đưa vào mô hình "gối lò xo" để phân tích tổng thể, nhưng bản chất của việc này cũng mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra lực trên các đầu cọc và tính cấu kiện đài, dầm móng.
                    Vấn đề đáng nói ở đây, nếu có 1 lớp bùn sét yếu ngay trên bề mặt, có độ dày lớn mà ta dùng móng cọc để đỡ cho 1 công trình có tải trọng lớn thì hệ móng đấy còn đảm bảo tính chất của MÓNG CỌC ĐÀI THẤP hay không. Như vậy, tổng thể công trình nó bị chia làm 3 phần:
                    - Phần 1: bao gồm đài móng và phần thân bên trên
                    - Phần 2: Toàn bộ phần cọc trong vùng đất yếu xuống đến hết "điểm ngàm quy ước" khi có tải ngang
                    - Phần 3: Phần cọc còn lại ở dưới sâu trong vùng đất tốt.
                    Về mặt định tính, ta có thể thấy vùng 2 sẽ là "vùng yếu" của toàn bộ công trình, dễ có khả năng bị phá hoại khi có tải trọng ngang lớn. Tuy nhiên, theo quán tính của những người thiết kế, chúng ta rất hay bỏ quên việc kiểm tra để khẳng định hệ móng của chúng ta là móng cọc đài thấp mà thực tế đôi khi nó chẳng "THẤP" chút nào.
                    Nếu nó không phải đài thấp thì tất nhiên, nó là đài cao, và cọc sẽ cùng với đài tạo thanh hệ khung để hứng chịu tải trọng ngang. Mà điều này, theo thực tế những gì tôi đã biết thì chưa thấy nói nhiều (nếu ko muốn nói là chưa nghe) về việc mô hình theo móng cọc đài cao cho nhà cao tầng.
                    Trên đây là một vài nhận định chủ quan của cá nhân tôi, mong anh em cùng đóng góp ý kiến để trao đổi kinh nghiệm
                    Công ty Cổ phần kỹ thuật công trình- Thương mại C.N.C.C
                    Email : cncc.jsc@gmail.com

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                      Vấn đề đáng nói ở đây, nếu có 1 lớp bùn sét yếu ngay trên bề mặt, có độ dày lớn mà ta dùng móng cọc để đỡ cho 1 công trình có tải trọng lớn thì hệ móng đấy còn đảm bảo tính chất của MÓNG CỌC ĐÀI THẤP hay không. Như vậy, tổng thể công trình nó bị chia làm 3 phần:
                      - Phần 1: bao gồm đài móng và phần thân bên trên
                      - Phần 2: Toàn bộ phần cọc trong vùng đất yếu xuống đến hết "điểm ngàm quy ước" khi có tải ngang
                      - Phần 3: Phần cọc còn lại ở dưới sâu trong vùng đất tốt.

                      Ý kiến của tôi.
                      Khi kiểm tra theo CT móng cọc đài thấp ( có tham số góc ma sát ) thỏa mãn thì lực ngang tác động vào móng đã được cân bằng với áp lực đất tác động vào đài và giằng đài; móng tính theo đài thấp.
                      Nếu có lớp yếu xuất hiện , công thức tính sức chịu tải đã có tham số hệ số uốn dọc để xem xét.
                      Như vậy móng theo lý thuyết được học không có gì để thảo luận thêm. Móng tính theo móng, nền tính theo nền ( thông thường).
                      Tuy nhiên khi chiều dài cọc ngắn hay cọc là cọc ma sát thì cần xem xét vấn đề trượt sâu.
                      Về vụ nhà TQ thì không hình thành cung trượt mà cọc bị phá hoại ở giữa, theo tôi đi đào thêm tầng hầm điều kiện làm việc của cọc không giống với TK ,hệ số uốn dọc cọc biến đổi làm cọc bị phá hoại.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                        Nguyên văn bởi arnold
                        Em thì nghĩ riêng cái suy nghĩ này của bác sai. Bác khoanh tròn đống đất trượt đó, nhưng nhìn kỹ thì nó cũng chỉ cao tầm chục mét đổ lại thôi, không phải nguyên nhân, chắc chẳng qua khi khối nhà nó bị đổ, bật cả gốc thì đống đất đó bị tụt xuống chiếm chỗ thôi. Đất trượt nó phải có nguyên nhân, chẳng hạn mưa thấm lâu ngày gây úng nước trong đất, hoặc khối đất quá dốc mà độ cao lớn, ko có chân đỡ..... Đấy chẳng qua là đất thải khi thi công thôi.
                        Chắc bạn chưa thấy thực tế cái trượt này nó như thế nào. Tôi thì thấy rồi, và đến cọc thép còn cong lại như cọng bún ấy chứ. Tôi chỉ phân tích theo cái hình trên thì thấy rằng mặt trượt đã xuất hiện, và khối đất chuyển vị khá lớn (có đến vài m ấy chứ.

                        Mấy cái đó nhìn có vẻ đơn giản, chẳng gây hai gì (theo ý kiến của bạn) nhưng cực kì nguy hiểm.

                        Tôi cũng không giám chắc nhận định của mình là đúng (vì muốn nhận xét thì phải xem xét nhiều vấn đề như địa chất, biện pháp thi công, thiết kế của tòa nhà....cơ)

                        Còn nếu cái tòa nhà đó lăn kềnh ra là do cọc bị phá hủy trước thì đất nên bị ép trồi về hướng ngược lại phỏng pác arnold.

                        Và mình không nghĩ cái đống đất đó chỉ tầm chục mét đổ lại. Bác xem thử mấy cái thằng ngườ cao trung bình 1.6m đứng loanh quanh đó thì tự mình ước lượng nhé, xem cái đống ấy cao bao nhiêu.

                        nc. oanh

                        Safety begins with team work
                        Last edited by nguyencongoanh; 09-07-2009, 06:01 PM. Lý do: thêm đoạn cuối
                        nc. oanh

                        Safety begins with team work

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                          Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                          Có vẻ như hệ cọc không chịu nổi tải ngang do trượt mái dốc thì phải. Và điều này chắc không được tính đến trong thiết kế.

                          safety begins with team work

                          nc. oanh
                          Vâng, bạn có lý.
                          Trước đây (1973) khi tôi thiết kế công trình một Trung tâm Bưu Ðiện ở Menen (Bỉ quốc), tòa nhà thấp hơn, chừng 3 tầng, dài khoảng 90m, ngang khoảng 20m, thì chủ tôi buộc tôi phải dùng cọc nghiêng để dùng thành phần ngang của sức chịu cọc mà chống lại tải trọng ngang do sưc đẩy của đất . Khi đó, cứ mỗi đài cọc (nơi mặt tiền giáp với talus đât), thay vì 2 cọc 80 tấn, thì tôi thêm 1 cọc nghiêng (hình như 30°).
                          Theo hình tôi thấy sức đẩy của đất không phải là yếu, hơn nữa trời mưa nhiêu, sức chịu đất kém đi mà sức đẩy của đất lại cao hơn, đất ướt không chống giữ lại tải trọng ngang này.

                          Có thể họ nghĩ là tầng hầm bị blocked dưới đất nên không cần cọc nghiêng, nhưng một khi đất ướt lại nghiêng thì sự trượt đất khi có mưa là chuyện dĩ nhiên, phải dự tính trước, phải block ở cao trình thấp hơn.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                            Vài hình cận cảnh cho mấy Bác bình luận tiếp nhé!








                            Last edited by hieunghi; 10-07-2009, 01:33 AM.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                              Theo tôi, khả năng gây đổ tòa nhà 13T này có thể là do các cọc biên bị lún vượt mức cho phép (có thể bị phá hoại), các cọc biên đối diện thì không có khả năng chịu kéo. Momen gây lật lớn hơn mômen chống lật đã gây đổ tòa nhà.
                              Tuy nhiên có 1 khả năng mà chưa ai nói đến: lớp đất bên trên của nền đất rất yếu (chịu tải ngang rất kém), cọc tiết diện bé mà lại không có cốt thép (có thể là cọc đúc sẵn hạ bằng phương pháp ép) được tạo thành bằng cách nối các đoạn cọc với nhau. Như vậy khả năng mất ổn định của các cọc này là rất lớn. Và do sự mất ổn định của cọc là yếu tố rất lớn gia tăng momen lật gây đổ tòa nhà?
                              Nhà này đổ rồi cử để thể cải tạo thành chung cư 1 tầng có phải hay không nhỉ? Phần thân bền thế cơ mà!!!

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Tòa nhà 13 tầng vừa xây đã sập tại TQ

                                Sao mấy cái nhà cùng dãy hình như giống hệt nó lại chưa sập nhỉ!?
                                Thiết kế giống nhau, xây giống nhau mà thằng sập thằng không thật không công bằng

                                Ghi chú

                                Working...
                                X