QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

    Chào mọi người ! Cho phép tôi hỏi một vấn đề nhỏ về giá trị mo đun đàn hồi trong plaxis mà tôi đang gặp phải.
    Phải nhìn nhận là giá trị này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tính toán. Số là khi nhập vào giá trị E50 được tra trong quan hệ ứng suất lệch-biến dạng trong thí nghiệm nén 3 trục thì giá trị này rất bé (thường không vượt quá 1000KPa). Tuy nhiên nếu chiếu theo các bảng tra sẳn trong các sách địa kỹ thuật (hay các công thức tính theo SPT, CPT, qc... của Plaxis) thì giá trị của loại đất yếu nhất cũng khoảng 1000KPa.
    Do đó tôi cần các bác, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong việc chạy Plaxis cho tôi một lời khuyên trong trường hợp này để tôi có sở sử dụng.
    Thân chào !

  • #2
    Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

    Nguyên văn bởi thai_tedis View Post
    Chào mọi người ! Cho phép tôi hỏi một vấn đề nhỏ về giá trị mo đun đàn hồi trong plaxis mà tôi đang gặp phải.
    Phải nhìn nhận là giá trị này có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả tính toán. Số là khi nhập vào giá trị E50 được tra trong quan hệ ứng suất lệch-biến dạng trong thí nghiệm nén 3 trục thì giá trị này rất bé (thường không vượt quá 1000KPa). Tuy nhiên nếu chiếu theo các bảng tra sẳn trong các sách địa kỹ thuật (hay các công thức tính theo SPT, CPT, qc... của Plaxis) thì giá trị của loại đất yếu nhất cũng khoảng 1000KPa.
    Do đó tôi cần các bác, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong việc chạy Plaxis cho tôi một lời khuyên trong trường hợp này để tôi có sở sử dụng.
    Thân chào !
    Chắc là bạn dùng kết quả undrained triaxial test (UU hoặc CU) để tính cái module này rôi. Phải dùng drained triaxial test để tính nó. Tất cả các giá trị module phải được tính ứng với áp suất hữu hiệu. Ngược lại khi bạn dùng Eu và nuy=0.495 để mô phỏng cái ứng xử undrained này thỉ phải xác định Eu, nó có mối liên hệ với E' effective đó.

    E' = 2(1+nuy')Eu/3. Nhưng Eu ít khi được dùng, vì nó chỉ xác định ứng xử đàn hồi tức thời của nền, không xác định được ứng xử của áp lực nước lỗ rỗng trong nền.

    Ngoài ra những giá trị c, phi cũng là những giá trị tương ứng với áp suất hữu hiệu.

    Cần phải cẩn thận vì giá trị module này phụ thuộc vào cấp áp lực và lộ trình ứng suất nữa.

    Tôi ít thấy kết quả thí nghiệm nén 3 trục tại VN theo sơ đồ CD, mà cái E50 (chắc bạn dùng HSM) phải được tính từ qa - epsilon từ thí nghiệm CD. Nếu bạn dùng từ thí nghiệm UU hay CU là sai vì trong đó có ẩn chứa áp lực nước lỗ rỗng thặng dư (EPWP). Nếu như dùng MC thì nên dùng thêm cái advance parameter để có thể tính đến việc module phụ thuộc cấp áp lực (thông qua chiều sâu)

    Một vấn đề nữa là tính nguyên dạng của mẫu để có thể xác định được chuẩn xác cái module đó. Nếu như mẫu không nguyên dạng thì cái module đó sẽ nhỏ hơn so với thực tế. Nếu như quá khó về thí nghiệm 3 trục thì bạn có thể dùng Eu = 75-:300Su (cu) hoặc có một vài correlation tương tự để xác định gọi là tạm tạm để dùng ý mà. rồi từ Eu tính cái E'.

    Với lại đất chẳng bao giờ ứng xử đàn hồi cả (ngay cả trường hợp cấp tải nhỏ hơn áp suất tiền cố kết) nên giá trị đưa vào tính toán phải được kiểm chứng bằng các quan trắc hiện trường (field instrumentation).

    Giá trị của bạn tính ra nhỏ là đương nhiên rồi vì lúc đó giá trị qa (sơ đồ UU hay CU) sẽ nhỏ ----->độ dốc sẽ nhỏ cho giá trị E50. Vả lại như đã nói giá trị này chỉ phù hợp với lộ trình ứng suất (stress path) thực tế giống như kết quả thí nghiệm nén 3 trục.

    Nếu dùng (MC model) thì nên nhập giá trị Eoed vì cái này có sẵn trong kết quả hộp nén oedometer.

    Về mặt vật lí thì thông số Eref chính là module đàn hồi, nhưng thực tế thì đất rất ít ứng xử theo đàn hồi nên giá trị này cần được calibrate cẩn thận nếu như dùng mô hình MC.
    nc. oanh
    Last edited by nguyencongoanh; 29-06-2009, 05:58 PM. Lý do: làm cho người đọc dễ hiểu hơn
    nc. oanh

    Safety begins with team work

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

      Nguyên văn bởi ksminh
      trong thí nghiệm OEDOMETER thì thường người ta cho giá trị E theo cấp tải trọng . Như vậy sẽ nên nhập giá trị nào là hợp lý . Và nhập vào advanced như thế nào cho hợp lý Eincrement (KN/m2/m) có phải giá trị này theo độ sâu yref ??? và thêm vào đó Tensile strength sẽ nhập thế nào ? Anh OANH có thể giải thích giúp
      Nếu dùng với mô hình MC thì bạn nên có một bước tính toán E theo cấp tải------>E sẽ có quan hệ với độ sâu mẫu (thông qua áp suất bản thân sigma'v0)-----> có được quan hệ giữa E và chiều sâu, tức có thể mô tả biến thiên module theo chiều sâu bằng hàm nào đó (tùy điều kiện biên cụ thể mà xác định các hằng số cho hàm này) như Eincriment, yref,...

      Với việc dùng mô hình MC chỉ thích hợp đối với nền đất cố kết trước đến cố kết trước nặng (hay nền cát chặt) mặc dù các loại đất này cũng không hẳn tuân theo định luật Hook khi dùng E bằng hằng số, tuy nhiên có thể tạm chấp nhận được và cần phải quan trắc trong giai đoạn thi công để calibrate cái thông số đó cho chính xác.

      Ví dụ mẫu có độ sâu lấy mẫu là z thì bạn sẽ tính được sigma'v0 theo gamma' và z của mẫu này, dựa vào ứng suất này bạn sẽ xác định được module của mẫu đất ứng với ứng suất sigma'v0 (tương ứng với z). Nhiều mẫu như thế bạn sẽ có profile E = f(sigma'v0)=f(z) chính là cái cần tìm để nhập vào phần mềm tính toán.

      Một số mô hình tiên tiến hơn (tuy nhiên cũng phù hợp với một số loại đất nhất định) thì có quan hệ của module theo cấp tải trọng được xét đến.

      Cái tensile strength(do suction) cho đất, bạn không nên dùng vì khó có thể kiểm soát được nó (mà theo tôi nhớ không nhầm thì phần mềm phiên bản cũ không có thông số này thì phải)
      nc. oanh

      Safety begins with team work

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

        Nguyên văn bởi ksminh
        như vậy khi tính ứng suất hữu hiệu ( tính với gama đẩy nỗi ) thì ta có tương ứng lớp đất đó có E giống kiểu tính Lún từng lớp dựa vào đường cong nén lún e-p . Như vậy cho ra Hàm quan hệ giữa ứng suất hưu hiệu với E . Nhưng khi báo vật liệu cho lớp đất thì biết được chiều sâu mẫu đất là Yref => E tại đó dựa vào đường cong E=f(z) ??? Như vậy trogn địa chất giá trị Yref thường ghi là 28->30 m . Như vậy có thể lấy trung bình yref 29 m đúng không ?
        thí nghiệm thì nhiều , như vậy E có thể lấy từ thí nghiệm Nén Lún ? hay Thí nghiệm cố kết , hay thí nghiệm 3 trục CU ( CD thì VN ko thấy dùng )
        Có thể lấy độ sâu trung bình (hay độ sâu của mẫu, có ghi chú trong lúc thí nghiệm). E=f(z) thực chất là chuyển đổi từ E=f(sigma'v0) có được từ thử nghiệm Eoedo. E có thể lấy từ thí nghiệm nén lún, giá trị này sẽ lớn hơn module từ thí nghiệm 3 trục vì hạn chế nở hông. Tuy nhiên hai giá trị này có liên hệ với nhau qua lại, bạn có thể tính toán. Với thí nghiệm CU thì bạn có thể tính được Eu rồi từ đó cũng tính ra được E' (chính là E theo áp suất hữu hiệu) theo mối quan hệ Gu=G (module trượt)....tóm lại là các loại module này có quan hệ qua lại với nhau. Nếu cẩn thận thì bạn nên chuyển đổi từ Eoedo sang E bình thường và nhập vào (mặc dù sự khác biệt không lớn)

        Nguyên văn bởi ksminh
        Giá trị Eincrement thì có thể xác định độ sâu là Yref Như vậy bên ngoài Eref thì nhập thế nào = luôn Eincrement ?
        trong muc advance lai có Cincrement Như vậy xác định C này như thế nào ? hay là lấy trực tiếp trong địa chất?
        Bạn vẽ cái hàm E=f(z) ra thì sẽ xác định được cái Eref (module trên mặt lớp đang xét) và yref (độ sâu tại đó E=Eref) cũng như Eincrement là số gia tăng module theo độ sâu

        Nguyên văn bởi ksminh
        nếu không dùng tensile strength thì không click vào tension cut off hay để mặc định ? nếu để mặc định thì giá trị là 0 , còn click vào thì nó tự động tính ?
        Không click vào đấy. Còn nếu đã click vào thì sẽ tính toán theo giá trị. nếu như nhập là 0 thì giá trị chịu kéo đất chịu được lớn nhất là 0 (ví dụ). Tìm hiểu thêm về đường tension cut off này, nó là một trong những đường bao miền đàn hồi của phân tố đất.

        Nguyên văn bởi ksminh
        CÒn gama(unsat) là nhập gama tự nhiên , vậy gama(sat) là cũng nhập gama tự nhiên luôn với độ bảo hòa là Gs <100% hay nhập gama với Gs=100%? còn gama đẩy nỗi có nhập vào không và nhập thế nào nếu có ?
        gama(unsat) là dung trọng của đất bên trên mực nước ngầm, ứng suất hữu hiệu sẽ được tính với giá trị này. Ngược lài gama(sat) là dung trọng của đất dưới mực nước ngầm (hay còn gọi là dung trọng bão hòa), áp suất hữu hiệu được tính từ áp suất tổng (theo gama(sat)) rồi trừ đi áp lực nước lỗ rỗng (theo mực nước ngầm) ở giai đoạn initial stress generation. Không nhập gama đẩy nổi ở đây. Phần mềm không lập cho chuyện nhập cái đẩy nổi, việc này đã được tự động tính toán.
        nc. oanh

        Safety begins with team work

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

          Nguyên văn bởi ksminh
          trong muc advance lai có Cincrement Như vậy xác định C này như thế nào ? hay là lấy trực tiếp trong địa chất?
          Cái này cũng là giống như làm cho cái E vậy thôi, cũng có cu từ thí nghiệm và độ sâu lấy mẫu bạn sẽ có cái profile của cu=f(z) từ đó xác định cref, cincrement và yref cho cái mục sức chống cắt không thoát nước này (hay lực dính cũng thế)
          nc. oanh

          Safety begins with team work

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

            Nguyên văn bởi ksminh
            +Với mẩu đất không có thí nghiệm 3 trục hay OED thì có thể tính E từ đường cong Nén lún E-P có được không ?
            được. Và có thể chuyển qua cái module theo 3 trục, tính ra áp suất hông trong trường hợp K0 rồi tính ra theo chuyển vị. Với sigma'1=sigma'v và sigma'3=K0xsigma'1, từ đó tính ra được độ lệch ứng suất q=sigma'1-sigma'3,....cùng với epsilon ---->module

            Nguyên văn bởi ksminh
            +Tính toán Eu như thế nào ? có phải dùng công thức Eu=2G(1+vu) . Như vậy vu=(v'+uy(1+v'))/(1+2uy(1+v') còn G thì lấy thế nào và tính như thế nào , anh Có thể giải tích giá trị uy , v' , G để lấy cho chính xác ?
            Theo quan hệ này E' = 2(1+nuy')Eu/3, trong đó áp dụng biểu thửc
            Eu=2Gu(1+nuyu), và E'=2G'(1+nuy') va Gu=G' do module trượt không bị ảnh hưởng bởi áp lực nước lỗ rỗng. Trong đó hệ số poisson nuy' biến thiên từ 0.25--->0.35 và nuyu=0.5 ở trạng thái không thoát nước.

            Nguyên văn bởi ksminh
            +Eincrement là số gia . Như vậy có thể lấy thế này E1 tại z=28 m ; E2 tại z=30 mét vậy số gia Eincrement =trị tuyệt đối E1-E2 có đúng không ?
            Đúng rồi

            Nguyên văn bởi ksminh
            +Như vậy khi nhập gama(unsat) ta nhập với giá trị trên mực nước ngầm ; còn gama(sat) ta nhập với giá trị gama có độ bảo hòa Gs<100% mặc dầu nằm trong nước hay phải tính lại Gama với Gs=100%( gama no nước) ?
            Tính với gama tương ứng với độ bão hòa 100%, chênh lệch không đáng kể so với độ bão hòa thực tế. Nếu muốn thuận tiện thì dùng luôn giá trị thực tế cũng không sao.

            Nguyên văn bởi ksminh
            Có thể tính E50 tại thí nghiệm nén 1 trục nở hông để nhập vào Eref hay không ?
            Cái này chẳng qua là một dạng của nén ba trục (xem gần đúng, vì nén nhanh, không thoát nước) với sigma3=0, nên có thể tính cái E50 của cái này để nhập input (50 chính là module tương ứng với hệ số an toàn FS=2)
            Last edited by nguyencongoanh; 09-04-2010, 04:10 PM. Lý do: bổ sung giá trị nuyu
            nc. oanh

            Safety begins with team work

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

              Nguyên văn bởi ksminh
              k0 =1-SIN(PHI') . như vậy ta tính được ứng suất bản thân hữu hiệu tại cao trình lớp đất có được ứng suất singamV0 =singam1 , còn singam3 =Kosingam1 . vậy K0 tính như trên có đúng không ( trogn SBVL thì K này tính từ hệ số uy). tìm được chênh lệch ứng suất thì làm sao biết biến dạng để tính được E =????
              vậy G xác định thế nào ? từ kết quả nào của thí nghiệm
              K0~1-sin(phi') là đúng. Không dùng hệ số áp lực hông (không phải nuy là hệ số poisson) trong sức bền vật liệu. Biến dạng dựa vào số ghi chuyển vị----->tính ra được biến dạng. Kết hợp hai cái này tính được module theo ứng suất lệch. Với nén một chiều thì biến dạng thể tích chính bằng biến dạng dọc trục. Không cần xác định G vì không dùng (tuy vậy nếu muốn tính thì thông qua E và nuy). Từ kết quả oedometer luôn.

              Nếu không có phi' thì lấy giá trị này biến thiên từ 20-27 độ là được. Tương ứng với từng cấp tải thì bạn sẽ có được cái sigma'v và sigma'h từ đó tính ra được module cần thiết. Có thể lập ra mối quan hệ giữa Eoed và E50 từ kết quả oedometer và unconfined compression test.

              Những cái trên đây là thủ thuật để dùng kết quả thử nghiệm của VN ta vào các advanced analysis một cách có thể chấp nhận được.

              Việc cuối cùng là chọn lựa thông số đưa vào tính toán ra kết cấu, sau đó trong quá trình thi công thì nên có quan trắc (chuyển vị, ngang, đứng...) rồi có thể hiệu chỉnh thông số để có được kết quả chuẩn xác hơn. Cũng như dự tính được ứng xử của kết cấu trong tương lai gần (trong giai đoạn thi công, hay sử dụng lâu dài) mà có được biện pháp thích hợp xử trí (nếu có bất ổn) kịp thời.
              nc. oanh

              Safety begins with team work

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

                [QUOTE=ksminh;75749]Bài trên anh OANH đã post "Một vấn đề nữa là tính nguyên dạng của mẫu để có thể xác định được chuẩn xác cái module đó. Nếu như mẫu không nguyên dạng thì cái module đó sẽ nhỏ hơn so với thực tế. Nếu như quá khó về thí nghiệm 3 trục thì bạn có thể dùng Eu = 75-:300Su (cu) hoặc có một vài correlation tương tự để xác định gọi là tạm tạm để dùng ý mà. rồi từ Eu tính cái E'."
                Nguyên văn bởi ksminh
                Như vậy tính toán Eu thông qua Gu , mà Gu thông qua G và G lại thông qua Eu --- . Như vậy nếu tính chính xác thì sẽ tính như thế nào để cuối cùng được Eu thì mới tính đươc E'???
                Bạn đâu cần phải tính cụ thể ra giá trị Gu, mà chỉ dùng quan hệ Gu=G để xác định E' the Eu theo quan hệ này: E' = 2(1+nuy')Eu/3

                Nguyên văn bởi ksminh
                +từ thì nghiệm nén lún , có mối quan hệ ứng suất và biến dạng , như vậy ta lại có singamV0=singam1 nội suy tìm ra được biến dạng exilon như vậy tìm ra được E . E này là E của nén 3 trục quy đổi từ thí nghiệm nén lún . NHư thế E này là E nhập vào Eref và từ đó có Eincrement tương ứng yref ???
                Đúng là như thế. Trường hợp bạn nhập Eoedo thì phần mềm sẽ tự tính ra cái giá trị E kia cho bạn


                Nguyên văn bởi ksminh
                +Nếu không cần quy đổi sang thí nghiệm 3 trục thì ta có E=f(z) từ đường cong nén lún để có Eref và Eincretement có được không ?
                Cần thiết phải qui đổi ở giai đoạn này. Vì Eoedo không giống với E. Tuy nhiên khi dùng có thể chấp nhận được.

                Nguyên văn bởi ksminh
                +Phi' ở đây có thể lấy là PHI trong thí nghiệm cơ học của đất từ cắt trực tiếp có được không ? hay phải lấy từ thí nghiệm nén 3 trục hay thí nghiệm khác ?
                Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn phải nhập phi', hay phi từ thử nghiệm thông thường. Chú ý đến 3 loại bài toán sau:

                1. Total stress analysis, cái này thì bạn dùng phi, c từ thí nghiệm thông thường, và đi kèm là Eu. Loại bài toán này không mô phỏng việc biến thiên áp lực nước lỗ rỗng

                2. Effective stress analysis, phải nhập phi' và c' cũng như các thông số của nền liên quan đến áp suất hữu hiệu. Bài toán sẽ phân tích áp lực nước lỗ rỗng trong nền.

                3. Undrained strength analysis, bài toán này gần giống như bài toán ở mục 1. Yêu cầu nhập vào là sức chống cắt không thoát nước cùng với phi=0.
                Nguyên văn bởi ksminh
                THí nghiệm nén cố kết ( oedmeter) cho ra Eoed=f(z) -> Eref =g(z) ->Eincretement và E50 . Như vậy trong plaxis chỉ nhập Eoed nó tự động suy ra Eref thông qua hệ số poisson . Hệ số poisson này có thể tra bảng theo đạc tính của đất hay tính toán từ thí nghiệm nén 1 trục nở hông ????
                Có, Eref sẽ được tính toán tự động thông qua Eodoe, từ đó bạn xác định ra yref và Eincrement theo cái quan hệ có được từ trước là Eoedo=f(z). Hệ số poisson không ảnh hưởng nhiều đến kết quả (theo kinh nghiệm của tôi) nên bạn có thể dùng hệ số này biến thiên từ 0.25-0.35 là được, hoặc có thể tra bảng.
                nc. oanh

                Safety begins with team work

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

                  Em đi học trong trường thì thầy dạy như thế này:
                  Mô hình Drainded: có thể hiểu là chỉ xét đất và nước như 1 loại vật liệu, (đất có nước là 1 loại vật liệu), do đó phải sử dụng phi, c từ thí nghiệm thông thường
                  Mô hình Undrainded: lúc này phải hiểu là 2 loại vật liệu, do đó khi chịu tải, nước thoát ra khỏi hạt đất. Vì thế phải dùng c', phi' liên quan đến ứng suất hữu hiệu.
                  Theo cách hiểu này, nó ngược lại với việc mình đọc hiểu 2 từ drained và undrained.
                  Không biết thầy dạy có đúng hok nhưng thầy có nói là ai tự học sẽ dễ nhầm lẫn chỗ này.
                  Xin các anh cho em biết ý kiến ạ?

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

                    Nguyên văn bởi ksminh
                    với việc quy đổi từ thí nghiệm nén lún qua 3 trục thực sự không khả thi chút nào và không biết có hợp lý không :
                    Cách quy đổi như sau nhưng tôi thấy khá bất hợp lý :
                    + ứng suất hữu hiệu là singaV=singa1 ; Singa3=K0singa1 Như vậy chênh lệch ứng suất dentasingma = singaV-Singa3=singa1(1-Ko) Như vậy để có E = dentasingma/exilon=singa1(1-Ko)/exilon . mà exilon lại tính toán từ thí nghiệm nén lún tức là exilon =av/(1-2uy) từ đó có được E , thì E này thực sự là râu ông này cắm cằm bà kia . vì biến dạng là của nén lún mà lại dùng công thức của 3 trục thì không hợp lý lắm .
                    và nội suy từ E của tổng biến dạng hay E của cấp tải .
                    Eoed nó cho cấp tải 100-200 chỉ có 1 giá trị Etbd= 9945 vậy nếu cần nội suy 170 thì làm sao ?
                    Không bất hợp lý đâu anh Minh. Nén một chiều (K0 consolidation) cũng là một trường hợp của nén ba trục thôi. Như tôi đã nói bên trên các thông số này có liên quan tương hỗ nhau nên anh có thể dùng bất cứ cách gì thuận tiện nhất để xác định cái module mình cần (với các hồ sơ địa kỹ thuật hiện hữu có được trong tay) để tìm ra một bộ thông số khả dĩ chấp nhận được trong phân tích công trình. Tất nhiên ngành xây dựng không phải là một ngành giống như chế tạo máy (cần độ chính xác có khi đến % của mm). Vậy nên đối với nền đất, lại càng cần có công tác monitoring sau khi bạn đã có kết quả tính toán, để so sánh và thậm chí hiệu chỉnh thông số dầu vào để có lời giải phù hợp nhất. Lời giải ở giai đoạn thiết kế cũng là mang tính tham khảo là chủ yếu anh ạ. Nó không phải là chuẩn mực để có thể dựa vào trừ phi anh có trong tay kết quả quan trắc phản ánh ứng xử thực của công trình.

                    Việc cái Eoedo người ta báo cáo chỉ có cấp áp suất 100-200, theo tôi nghĩ anh không dùng cái này. Như bên trên tôi đã giải thích rõ, anh sẽ làm được một cái quan hệ theo hàm số Eoedo=f(sigma'z), hàm này không nhất thiết là đường, từ đó anh có thể xác định Eoedo tương ứng với bất kỳ cấp tải nào quan tâm.

                    Nhắc lại là cái Oedometer test là trường hợp đặc biệt của triaxial test khi mà biến dạng hông epsilon(r) được khống chế là 0. Và một điều quan trọng nữa là anh cần phải xác định cái module theo lộ trình ứng suất (cũng đã được trình bày ở trên), không phải giá trị này là hằng số cho mọi lộ trình (stress path). Không thể dùng module gia tải để mô phỏng cho bài toán đào (dỡ tải).....Cần phải xác định cái anh cần là gì, cái hiện tại anh có là gì để xác định thông số đầu vào một cách hợp lý. Hoặc thậm chí phải dùng đến các correlation sẵn có nữa đấy.

                    Vài dòng bình loạn, hy vọng anh có thể tìm ra được bộ thông số mình cấn để tính toán.
                    nc. oanh

                    Safety begins with team work

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

                      Nguyên văn bởi ngoctan_q
                      Các bác xem giúp em giá trị:
                      Chọn thanh chống I30, khoảng cách thanh chống Ls=7m.
                      E = 210000000 kN/m2
                      Diện tích A = 46.50 cm2
                      Ta có E*A = 210000000*(46.50/10^4)=976500kN
                      Tính E*A như vậy có đúng không? Anh Minh và anh Oanh cho em ý kiến, giá trị này có đúng ko?! Cám ơn các anh!
                      Nhập thế đúng rồi, và vui lòng nhập luôn cái khoảng cách của thanh chống Ls, để phần mềm nó tính ra cái độ cứng tương đương theo chiều dài vuông góc với mặt phẳng đang xét (KN/m).
                      nc. oanh

                      Safety begins with team work

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

                        Mọi người cho mình hỏi về mô hình hóa vật liệu trong Plaxis với:
                        - Bên đơn vị khảo sát địa chất gửi cho mình file tổng hợp kết quả TN lớp đất bùn sét như file đính kèm dưới đây, bài toán đặt ra là xây dựng nền đường trên nền đất yếu đó (có xử lý...).
                        - Mình định tính toán độ lún và độ ổn định nền đường khi không xử lý bằng p.m Plaxis, mình đã mô hình hóa lớp bùn sét như hình dưới đây nhưng chưa biết là lấy các thông số đã đúng hay chưa.
                        Ai biết chỉ giùm mình với, cám ơn vì đã đọc tin.
                        Attached Files
                        Last edited by vietha209; 20-04-2010, 08:12 PM. Lý do: tải file

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

                          Nhờ a Congoanh và ksminh giúp đỡ!
                          e có thể lấy giá trị Module đàn hồi từ thí nghiệp nén 1 trục để nhập vào ô Eoed không ah ? từ đó chương trình sẽ tự động tính ra Eref và các hệ số các. và ý nghĩa trong việc nhập như vậy có đúng với ý đồ của plaxis ??
                          Mong các sư phụ giúp đỡ dùm.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

                            Tôi cũng gặp một vấn đề về E mong mọi người giúp đỡ. Đó là khi tính ổn định cho mái dốc có gia cố bằng cừ tràm với mật độ 25cây/m2. Tôi mô hình trong plaxis phần cừ tràm này như một lớp đất có g=12kN/m3; c=30kN/m2; phi=25 độ. Theo các bạn các giá trị này có hợp lý hay không và E của nó khoảng bao nhiêu??
                            Thanks!

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Mô đun đàn hồi E trong Plaxis

                              anh Oanh oi, cho em hoi,
                              hiện em đang làm một số công trình nhỏ , hồ sơ khảo sát địa chất rất ít, em chỉ có trong tay đường cong nén lún e-(xichma) ah, ví dụ em thấy trong hồ sơ:
                              p e E(môdun tổng biến dạng)(kg/cm2)
                              0-0.25 0.673 2.968
                              0.25-0.5 0.648 8.619
                              0.5-1 0.62 16.977
                              1-2 0.591 33.376
                              2-4 0.56 65.566
                              anh có thể hướng dẫn em từ dữ liệu mình tìm ra Eu và E' để nhập vào mô hình được không

                              anh có thể hướng dẫn em tính dựa vào số liệu em ghi ra không?

                              Ghi chú

                              Working...
                              X