QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

    Xin được thỉnh giáo các cao thủ kết cấu một vấn đề là: sau khi chạy mô hình 3D thì ta có các dao động riêng của nhà ví dụ 12mode
    Mode Period UX UY UZ SumUX SumUY
    1 2.34401 0.1925 51.9764 0 0.1925 51.9764
    2 1.055449 32.0752 0.2473 0 32.2677 52.2237
    3 0.624223 23.3333 0.0259 0 55.601 52.2496
    4 0.534577 0.0106 19.6137 0 55.6117 71.8633
    5 0.356841 8.3084 0.429 0 63.92 72.2923
    6 0.237536 0.2153 7.7064 0 64.1353 79.9987
    7 0.20574 0.6944 0.117 0 64.8297 80.1157
    8 0.157616 14.6008 0.0098 0 79.4305 80.1256
    9 0.135138 0.0199 2.9836 0 79.4504 83.1092
    10 0.125994 0.4282 0.4599 0 79.8786 83.5691
    11 0.092298 0.3236 2.2871 0 80.2022 85.8562
    12 0.088088 0.8053 1.017 0 81.0075 86.8732

    thì theo % khối lượng tham gia dao động thì mode 1,4,6 là theo phương Y. còn 2,3,5,8 là theo phương X nếu việc gán ghép như vậy là đúng thì khi tính toán khối lượng tương đương Mtdi của các dao động theo phương X phải thu được kết quả theo lý thuyết là Mtd2>Mtd3>Mtd5>Mtd8 và tổng của nó sum(mtd2,3,5,8) phải bé hơn tổng khối lượng của nhà. thế nhưng khi mình tính ra thì kết quả là
    ddd T Sd(T) Mtdi
    2 1.055449 0.043874874 12128.02651
    3 0.624223 0.074184534 10022.37769
    5 0.356841 0.092615385 5029.371834

    8 0.157616 0.092615385 6204.662597

    từ kết quả trên thấy là Mtd2>Mtd3>Mtd5 <Mtd8.
    Tổng là 33384 trong khi tổng khối lượng của nhà
    chỉ ở khoảng 20000-21000. như vậy rõ ràng là kết
    quả tính ra không phù hợp với lý thuyết =====> ra
    là trong các mode gan ghep theo phương X sẽ có những
    mode không phải phương X mà là phương XY tức là có
    một sự không rõ ràng ở đây ====> xin các cao thủ chỉ
    giáo xem vấn đề nằm ở chỗ nào để tính lực động đất
    cho kết quả phù hợp với lý thuyết.
    Last edited by loc46xf; 17-08-2009, 12:45 PM.

  • #2
    Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

    file tinh toan
    http://www.mediafire.com/?sharekey=0...e6ba49b5870170
    Last edited by loc46xf; 17-08-2009, 04:32 PM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

      mình xin trình bày lại vấn đề nhé:
      luc cắt đáy Fi = Sd(Ti)*Mtdi*lamda
      ở đây Mtdi là khối lượng tương đương của dạng dao động i ( theo phương nào đó X hoặc Y). và
      Mtdi = (Sum(mj*uj))^2/Sum(mj*uj^2).
      Và lý thuyết tính toán động đất ví dụ theo phương X tính toán ra
      phải thỏa mãn là: Mtd1>Mtd2>...>Mtdi>...>Mtdn
      với i là thứ tự các dạng dao động theo phương đang xét
      và tổng của nó Sum(Mtdi) phải bé hơn khối lượng của nhà theo cùng đơn vị tính toán.
      tức là M>= Sum(Mtdi) dấu bằng chỉ xảy ra khi số lượng mode tính toán
      ra vô cùng.
      còn theo như bạn nói Mtdi = ui*M/100. công thức này không biết bạn
      lấy ở đâu. xin chỉ rõ.

      vấn đề ở chỗ khi bạn lọc ra một số dao động ví dụ theo phương X và được đánh số theo thứ tự là 1,2,...k. thì kết quả tính toán phải thỏa mãn điều kiện trên. còn nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì rõ ràng
      các dao động mà bạn cho rằng nó là phương X thì thực chất nó không hẳn là theo phương X .

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

        Nguyên văn bởi loc46xf View Post
        mình xin trình bày lại vấn đề nhé:
        luc cắt đáy Fi = Sd(Ti)*Mtdi*lamda
        ở đây Mtdi là khối lượng tương đương của dạng dao động i ( theo phương nào đó X hoặc Y). và
        Mtdi = (Sum(mj*uj))^2/Sum(mj*uj^2).
        Và lý thuyết tính toán động đất ví dụ theo phương X tính toán ra
        phải thỏa mãn là: Mtd1>Mtd2>...>Mtdi>...>Mtdn
        với i là thứ tự các dạng dao động theo phương đang xét
        và tổng của nó Sum(Mtdi) phải bé hơn khối lượng của nhà theo cùng đơn vị tính toán.
        tức là M>= Sum(Mtdi) dấu bằng chỉ xảy ra khi số lượng mode tính toán
        ra vô cùng.
        còn theo như bạn nói Mtdi = ui*M/100. công thức này không biết bạn
        lấy ở đâu. xin chỉ rõ.

        vấn đề ở chỗ khi bạn lọc ra một số dao động ví dụ theo phương X và được đánh số theo thứ tự là 1,2,...k. thì kết quả tính toán phải thỏa mãn điều kiện trên. còn nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì rõ ràng
        các dao động mà bạn cho rằng nó là phương X thì thực chất nó không hẳn là theo phương X .
        Tính động đất thì theo công thức của TCXDVN đó là trọng lượng hữu hiệu ko phải khối lượng! Khác với tính gió động thì lấy kl hữu hiệu!
        Có 1 vấn đề là khi tính động đất để đạt được >90%trọng lượng hữu hiệu tham gia thì thường phải tính tới các dạng dao động bậc cao >3, nói chung là phức tạp, do đó, tính cái lực cắt đáy tĩnh ngang tương đương có vẻ như ko đủ dẫn đến lực cắt đáy của động đát thường bé đi so với gió. Do đó, cứ tính phổ p/u rồi đối chiếu kết quả lại theo bảng tính hay hay hơn cả!
        Last edited by plka; 19-08-2009, 01:24 AM.
        KSKC->hung huc...hung huc...

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

          Em nghĩ trong trường hợp này, chu kì dao động của dạng thứ nhất là 2,34s > 2s . Như vậy nhất định là phải sử dụng phổ phản ứng để xác định lực động đất của công trình rồi.Không thể sử dụng phương pháp tĩnh lực ngang tương đương để tính tải động đất được.
          Về mặt lý thuyết thì anh Lộc hoàn toàn đúng.Vấn đề em nghĩ chỉ là chọn đúng số các dạng dao động cơ bản ứng với phương dao động thôi.Em nghĩ các dạng dao động cơ bản mà anh nói 2,3,5,8 ứng với phương X là không hợp lý lắm. Theo e thì chỉ có 3 dạng là 2,5,8 là ứng với phương X.Còn dạng thứ 3 thì là dao động xoắn XY của công trình.
          Last edited by huylt; 19-08-2009, 03:11 PM.

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

            Nguyên văn bởi ninh47xd
            Khối lượng hữu hiệu đấy bạn ạ.
            Khối lượng hữu hiệu xuất hiện ở chỗ nào khi tính gió động nhỉ?

            Điều này tùy vào tính đều đặn của công trình. Với các nhà cao tầng thông thường (20-30 tầng), lực động đất thường lớn hơn gió chứ ko nhỏ hơn đâu.
            Sorry vì ko giải thích kĩ càng!
            Lí do nói là trọng lượng hữu hiệu là xuất phát từ phổ gia tốc nền. Thông thường, nếu tính như công thức của 375, SdT tra bảng cần phải nhân thêm hệ số g=9.81m/s2 dẫn đến chuyện nhầm nhọt đơn vị hoặc bỏ sót ko nhân thêm g! Do đó, khi tính động đất theo pp tĩnh lực ngang tương đương, phổ SdT tính toán với dạng ko thứ nguyên - "SdT". Khi đó, ta nhân hệ số g vào phần m-khối lượng hữu hiệu thành trọng lượng hữu hiệu. Lí do là ở chỗ đó!
            Về tính gió động, pp tính ko khác gì với động đất, đều là bài toán rung động mà ra cả. Nói khối lượng hữu hiệu trong tính toán gió động là thể hiện việc công trình cần kể đến bao nhiêu thành phần dao động trong tính gió, cái này có thể tự suy ra được thông qua lực tương đương tính toán. Cần nói rõ là, trong công thức tính gió động ko có thành phần nào là "khối lượng hữu hiệu" cả, thành phần này là kết quả ta tư kiểm tra việc giải thiết tính gió động đến dạng dao động thứ i của công trình có chuẩn xác hay không, nếu nó đạt ~90% trở lên chứng tỏ ta tính toán khá sát với giải thiết sơ bộ ban đầu!
            Xin mời mấy bác nghiên cứu sâu vào bàn luận. Tui nghĩ đây là việc hệ trọng trong triển khai thiết kế công trình cao tầng, cần nhiều khối óc cùng chia sẻ kinh nghiệm!
            KSKC->hung huc...hung huc...

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

              Nguyên văn bởi plka View Post
              Sorry vì ko giải thích kĩ càng!
              Lí do nói là trọng lượng hữu hiệu là xuất phát từ phổ gia tốc nền. Thông thường, nếu tính như công thức của 375, SdT tra bảng cần phải nhân thêm hệ số g=9.81m/s2 dẫn đến chuyện nhầm nhọt đơn vị hoặc bỏ sót ko nhân thêm g! Do đó, khi tính động đất theo pp tĩnh lực ngang tương đương, phổ SdT tính toán với dạng ko thứ nguyên - "SdT". Khi đó, ta nhân hệ số g vào phần m-khối lượng hữu hiệu thành trọng lượng hữu hiệu. Lí do là ở chỗ đó!
              Về tính gió động, pp tính ko khác gì với động đất, đều là bài toán rung động mà ra cả. Nói khối lượng hữu hiệu trong tính toán gió động là thể hiện việc công trình cần kể đến bao nhiêu thành phần dao động trong tính gió, cái này có thể tự suy ra được thông qua lực tương đương tính toán. Cần nói rõ là, trong công thức tính gió động ko có thành phần nào là "khối lượng hữu hiệu" cả, thành phần này là kết quả ta tư kiểm tra việc giải thiết tính gió động đến dạng dao động thứ i của công trình có chuẩn xác hay không, nếu nó đạt ~90% trở lên chứng tỏ ta tính toán khá sát với giải thiết sơ bộ ban đầu!
              Xin mời mấy bác nghiên cứu sâu vào bàn luận. Tui nghĩ đây là việc hệ trọng trong triển khai thiết kế công trình cao tầng, cần nhiều khối óc cùng chia sẻ kinh nghiệm!
              Lực động đất, (tiếng Anh: seismic load, hay earthquake load ), là một loại tải trọng động (dynamic load) , khác biệt với các tải trọng khác(ví dụ như các hoạt tải như lực gió tĩnh , tuyết ...) tác dụng vào kết cấu công trình (ví dụ như cầu (bridges), các tháp tải điện (electrical towers), dàn khoan dầu (oil platform)). Vì vì các hoạt tải như gió, tuyết tác động vào công trình từ bên ngoài , còn lực động đất tác động vào công trình từ bên trong , còn gọi là lực quán tính (inertia forces).

              Độ mạnh của lực động đất tác động vào một kết cấu phụ thuộc vào khối lượng - mass (hoặc trọng lượng) và độ cứng của kết cấu.<sup>[1]</sup>
              Vì vậy cần phải lấy khối lượng để tính toán lực quán tính (theo định luật II lực= gia tốc x khối lượng).

              ------------------
              <sup>[1]</sup>Tải trọng động đất
              (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

                [QUOTE=ninh47xd;64702]
                Khối lượng hữu hiệu xuất hiện ở chỗ nào khi tính gió động nhỉ?

                Khối lượng hữu hiệu là 1 khái niệm để bỏ bớt các dạng dao động không cần xét, trong gió động không có khái niệm này nhưng có điều kiện tương đương là f < f<sub>L</sub> <sup>[1]</sup>

                ------------------
                <sup>[1]</sup>Tần số giao động riêng giới hạn
                Last edited by vi.ketcau.wikia.com; 23-08-2009, 03:28 PM.
                (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

                  Nguyên văn bởi vi.ketcau.wikia.com View Post
                  Lực động đất, (tiếng Anh: seismic load, hay earthquake load ), là một loại tải trọng động (dynamic load) , khác biệt với các tải trọng khác(ví dụ như các hoạt tải như lực gió tĩnh , tuyết ...) tác dụng vào kết cấu công trình (ví dụ như cầu (bridges), các tháp tải điện (electrical towers), dàn khoan dầu (oil platform)). Vì vì các hoạt tải như gió, tuyết tác động vào công trình từ bên ngoài , còn lực động đất tác động vào công trình từ bên trong , còn gọi là lực quán tính (inertia forces).

                  Độ mạnh của lực động đất tác động vào một kết cấu phụ thuộc vào khối lượng - mass (hoặc trọng lượng) và độ cứng của kết cấu.<sup>[1]</sup>
                  Vì vậy cần phải lấy khối lượng để tính toán lực quán tính (theo định luật II lực= gia tốc x khối lượng).

                  ------------------
                  <sup>[1]</sup>Tải trọng động đất
                  Có thể tóm tắt lại đơn giản như sau :
                  F=m*a, trong đó : m-khối lượng; a-gia tốc.
                  Xác định a : a = "SdT"*g.
                  Suy ra :
                  F=m*a=m*SdT*g =M*"SdT", M là trọng lượng; "SdT" tra bảng ko thứ nguyên ko nhân với g!
                  VẮn tắt lại là chỗ đó còn bản chất cách tính toán là như nhau cùng 1 kết quả, có điều tính theo cách thứ 2 đỡ nhầm nhọt hơn!
                  Nói lực động đất là từ bên trong chưa chính xác, phải nói là ứng xủ của công trình đối với chuyển động của đất nền do động đất. Tác nhân tác dụng là từ bên ngoài, lực sinh ra lớn hay bé là phụ thuộc vào cấu trúc bên trong công trình ( m, độ dẻo,....)Việc này có thể dễ hiểu qua các côgn trình chống động đất như nhà nhẹ đặc chủng ở JP, KC thép,...
                  KSKC->hung huc...hung huc...

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

                    Nguyên văn bởi ninh47xd
                    Chúng ta đều là ng làm khoa học, nên nói cho chính xác. Nói trọng lượng hữu hiệu chẳng qa là do quan niệm của bạn như thế, còn trong tiêu chuẩn là KLHH, chứ ko phải TLHH.

                    Lực động đất = lực quán tính, gió động ko hoàn toàn là lực quán tính nên 2 pp tính ko thể giống nhau hoàn toàn.
                    Bạn có thể giải thích chỗ bôi xanh rõ hơn ko? Con số 90% lấy ở tài liệu nào ra?
                    Gió khác động đất là cách tác dụng ( thổi, hút,...) và thời gian tác dụng ( dài, từng đợt,...). Do đó, khi tính gió có kể thêm 1 thành phần khác với động đất là xung vận tốc ( tp kia là lực quán tính).
                    90% là suy từ cách tính động đất mà ra, có thể tìm thấy con số này ở các chỉ dẫn tính toán động đất trong các Manual SAP, Etabs trích từ các bài viết của các GS danh tiếng trên TG.
                    Lí do vì sao lấy 90% để kiểm tra tính toán gió động, chính vì sự giống nhau ở thành phần lực quán tính tác dụng vào công trình. Thực tế, công trình phá hoại ở các dạng dao động bậc cao chứ ko phải là do mấy dạng dao động đầu tiên.
                    Việc kiểm soát tính gió động thông qua KLHH đạt 90% hoàn toàn là do cá nhân tui đề xuất từ các lập luận trên, tiêu chuẩn ko nói đến việc này.
                    Theo TC thì thông qua fi < fL < fi+1 !!! Cách này thực sự chưa hiểu rõ lắm theo ý kiến chủ quan của tui! ( ko phải là ko chuẩn hay sai gì đâu đấy nhé!)
                    KSKC->hung huc...hung huc...

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

                      Các bạn tranh luận khá nhiều về một số vấn đề mà mình nghĩ trong tiêu chuẩn thiết kế động đất 365 nói rất rõ. quan điểm của mình là những điều chưa biết thì nên tìm hiểu tiêu chuẩn trước vì không có ai nói mà không nhầm không có ai viết mà không có lỗi. với quan điểm như vậy thì mọi người coi như ai cũng nắm sơ được việc tính động đất theo tiêu chuẩn việt nam như thế nào. Vấn đề là bây giờ áp dụng vào thực tế thiết kế cho nó hiệu quả để tránh lãng phí không cần thiết.

                      có người bảo dùng luôn % khối lượng tham gia dao động mà etab xuất ra để tính toán luôn lực cắt đáy và tính ra lực động đất so với việc tính toán khối lượng hữu hiệu theo lý thuyết thì không biết là nên làm thế nào cho hợp lý?

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

                        Nguyên văn bởi ninh47xd
                        Bác định nghĩa thế này ko chuẩn rồi , ng ta dùng khái niệm này để xác định số dạng dao động cần kể đến, chứ ko phải "là 1 khái niệm để bỏ bớt các dạng dao động không cần xét"
                        Hì, 2 cách gọi này là tương đương mà bác
                        Theo em, giải thích rõ ràng hơn, khối lượng hữu hiệu của mỗi dạng dao động là % khối lượng của toàn công trình tham gia vào từng dạng dao động, nó liên quan đến chuyển vị của từng nút dao động ( là khối lượng của từng tầng- theo giả thiết của pp tĩnh lực ngang).
                        Theo tính toán, các dạng dao động đầu tiên có % khối lượng lớn nhất và giảm dần với các dạng dao động thứ 2, 3... Và ở mức độ chính xác chấp nhận được, hầu hết các tiêu chuẩn đưa ra gợi ý là tính đến các dạng dao động sao cho có Tổng( khối lượng hữu hiệu) >=90%

                        Có một vấn đề là: khi CT xuất hiện dạng dao động xoắn, và %M của CT tiêu tốn vào dạng dao động xoắn này là khá lớn, thì các bác xử lí thế nào, vì theo kinh nghiệm của em, cách tính bằng tay và dùng phổ tính trực tiếp trên Etabs chênh nhau khá lớn
                        Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

                          Nguyên văn bởi vi.ketcau.wikia.com View Post

                          Khối lượng hữu hiệu là 1 khái niệm để bỏ bớt các dạng dao động không cần xét, trong gió động không có khái niệm này nhưng có điều kiện tương đương là f < f<sub>L</sub> <sup>[1]</sup>

                          ------------------
                          <sup>[1]</sup>Tần số giao động riêng giới hạn
                          Mình không thật hiểu rõ CT tính gió động theo 229-1999
                          Nhưng mình không cùng quan điểm với bạn. Với lực động đất, điều kiện về khối lượng hữu hiệu là OK rùi, nhưng với gió động theo mình không phải thế. Vì trong CT tính gió động, đâu có giá trị nào kể đến khối lượng hữu hiệu, và theo mình, các cụ coi giá trị này là 100%
                          và bản chất của động đất và gió động là hiện tượng cộng hưởng phải không, Tần số bên ngoài càng sát với Tần số dđộng riêng thì hiện tượng cộng hưởng càng lớn, nhưng chỉ động đất có Tần số dao động do ta ghi được, còn gió thì sao Và mình cũng nghĩ tiếp là các cụ coi gió thì tần số nào cũng có( điều này có thể đúng)
                          Và cuối cùng, cái CT hạn chế fi < fL < fi+1 chỉ là 1 công thức đại khái để hạn chế các dạng dao động có f lớn (hay T nhỏ) vì theo các cụ nó không ảnh hưởng lớn lắm đến công trình.
                          Đây chỉ là tí ý kiến cá nhân của em do hiểu biết còn hạn chế.
                          Có j các bác xông cảm!!! :">
                          Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

                            Hy vọng có sự trao đổi kinh nghiệm của các cao thủ trong tính động đất bằng phổ cho đập bê tông trọng lực. Theo tôi thì nhập phổ động đất bình thường như trong tính toán hệ khung, tuy nhiêu chưa được kiểm tra kết quả, liệu bác nào làm chưa cho ý kiến!

                            Ghi chú


                            • #15
                              tổ hợp tải động đất

                              anh nào cho em hỏi: tính tải động đất theo phương X,Y mỗi phương tính ra 3 tải động đất ứng với 3 dạng dao động,(theo phuong phap phan tich pho phan ung)
                              vậy:- mình nhập tải trong mô hình etab mình nhập tải nào theo phương nào?lấy nội lực của dao động nào tính cốt thép
                              -nhập tương tự như gió hay nhập kiểu nào khác giải thích em,em đang lám đồ án tốt nghiệp.help....(nhà diện tích 30,5mx30,5m cao 26 tầng.)
                              Last edited by babyboss007; 27-10-2009, 12:14 AM.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X