QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

    bàn mãi thì cũng là cái vấn đề đó đấy eng-hiep, cho link bài báo hoặc tên bài viết để tham khảo cái.
    ĐỪNG THẤY ANH LÀ KỸ SƯ XÂY DỰNG
    MÀ CHÊ ANH LÀ SỎI ĐÁ EM ƠI !

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

      Nguyên văn bởi ksminh View Post
      nên giảm bao nhiêu là vừa ?
      Theo tài liệu tôi biết (tài liệu như đã nêu là của TQ) thì cái gió mới giảm T, và giảm như tôi đã nêu. Còn giảm bao nhiêu là đúng với thực tế thì có lẽ chẳng ai biết được.
      @ Thanhbk_dn, cái tc 375 là của vn mình dịch từ thằng tc châu âu, nhiều cái còn lờ mờ lắm, chứ đâu có đơn giản đến mức như bạn nói đâu (đây là theo ý kiến chủ quan của tui thôi).
      Một vấn đề chưa được giải quyết là khi tính động đất và gió động thì T láy như thế nào ?
      ĐỪNG THẤY ANH LÀ KỸ SƯ XÂY DỰNG
      MÀ CHÊ ANH LÀ SỎI ĐÁ EM ƠI !

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

        Vì cái khó mấy sư phụ làm tiêu chuẩn gánh hết rồi (chuyển ảnh hưởng từ một dạng tác động có tính chất động vô cùng phức tạp như động đất thành các lực ngang tĩnh tương đương, khi chuyển đổi có xét đến đặc điểm của nền đát và đặc điểm động học của công trình. Và do vậy khi áp dụng qui trình này thì ngoài việc xác định T thì mọi cái khác có khác gì so với phân tích tĩnh! vì đâu còn yêu tố động lực, đâu còn có yếu tố thời gian tác động của động đất...), người sử dùng TC375 chẳng phải là chỉ áp dụng theo qui trình thôi sao!

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

          Nói như Ninh thì hoàn thành xuất sắc vai trò quản lý kỹ thuật, có nghĩa là trong TC có gì thì áp dụng nấy, không có -> không thực hiện. Cái này về cơ bản là rất tốt, đặc biệt là có đi cãi nhau đố ai bắt bẻ được. Nhưng về vai trò của người nghiên cứu khoa học thì lại chưa đáp ứng được (đó là mình chỉ quote lại câu nói trên nhé).
          Chẳng hạn tiêu chuẩn tính toán cọc khoan nhồi theo TCXD 195-1997 có quy định sức chịu tải tính theo nền đất yêu cầu lấy SPT không lớn hơn 60 (bản thân các quy định trong tiêu chuẩn đoạn này đã có mâu thuẫn). Nêu cọc chôn vào nền đá gốc, chẳng hóa ra trị số SPT cho nền đá này cũng chỉ là 60 sao? Thế nên lúc này cần áp dụng hệ số hiệu chỉnh năng lượng như các tiêu chuẩn nước ngoài đề cập mới là thỏa đáng. Cũng ví dụ như vậy với sức chịu tải của vật liệu cấu tạo cọc thì sử dụng bê tông mác 800 cũng chỉ bằng bê tông mác 300 mà thôi ???? Rất không hợp lý, đúng không bạn?
          Tiêu chuẩn đúng ra phải là chân lý, để dựa vào đó người thực hành tham khảo và ứng dụng cho các trường hợp cụ thể. Nhưng cũng hiếm quốc gia như nước ta, các vấn đề của tiêu chuẩn được vạch ra nhan nhản, ai cũng biết, nhưng chẳng ai buồn sửa đổi ...

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

            Nguyên văn bởi loc46xf View Post
            mình xin trình bày lại vấn đề nhé:
            luc cắt đáy Fi = Sd(Ti)*Mtdi*lamda
            ở đây Mtdi là khối lượng tương đương của dạng dao động i ( theo phương nào đó X hoặc Y). và
            Mtdi = (Sum(mj*uj))^2/Sum(mj*uj^2).
            Và lý thuyết tính toán động đất ví dụ theo phương X tính toán ra
            phải thỏa mãn là: Mtd1>Mtd2>...>Mtdi>...>Mtdn
            với i là thứ tự các dạng dao động theo phương đang xét
            và tổng của nó Sum(Mtdi) phải bé hơn khối lượng của nhà theo cùng đơn vị tính toán.
            tức là M>= Sum(Mtdi) dấu bằng chỉ xảy ra khi số lượng mode tính toán
            ra vô cùng.
            còn theo như bạn nói Mtdi = ui*M/100. công thức này không biết bạn
            lấy ở đâu. xin chỉ rõ.

            vấn đề ở chỗ khi bạn lọc ra một số dao động ví dụ theo phương X và được đánh số theo thứ tự là 1,2,...k. thì kết quả tính toán phải thỏa mãn điều kiện trên. còn nếu không thỏa mãn điều kiện trên thì rõ ràng
            các dao động mà bạn cho rằng nó là phương X thì thực chất nó không hẳn là theo phương X .
            các bác cho em hỏi, tính được Mtdi là tổng khối lượng tham gia dao dddộng của mode i
            sau đó muốn tính khối lượng mi, mj của từng tầng trong mode nay` thì láy côg thcứ nào vậy

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

              Nhân đây các bác cho em hỏi thêm tí về tính toán động đất trong etabs nhé
              Khi nhập tải trọng động đất và gió động trong etabs tại sao ta lại khai báo nó thuộc loại tải trọng WIND (như gió tĩnh)
              Vấn đề này em còn hiểu lơ mơ lắm,nhờ các bác pro giải thích giúp em

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

                Nguyên văn bởi tuylipden_bk View Post
                Nhân đây các bác cho em hỏi thêm tí về tính toán động đất trong etabs nhé
                Khi nhập tải trọng động đất và gió động trong etabs tại sao ta lại khai báo nó thuộc loại tải trọng WIND (như gió tĩnh)
                Vấn đề này em còn hiểu lơ mơ lắm,nhờ các bác pro giải thích giúp em
                Bạn khai báo là Wind hay Quake thì cũng không khác j nhau vì Combo là do bạn định nghĩa theo tiêu chuẩn VN, nó chỉ có tác dụng nếu bạn sử dụng tổ hợp mặc định theo 1 tiêu chuẩn nào đó thôi.
                Kiến thức là vô tận(*_*) dhongthaivn@gmail.com (^_^) học hỏi thêm hoàn Thiện.

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

                  Gởi tặng vài ví dụ cho ACE trong kết cấu xem thêm.

                  1) File tiếng việt, TCVN 375 của thầy Đại Minh.
                  2) File tiếng Pháp, Eurocode 8. Đại Học Liege Bỉ , Thầy Plumier

                  Còn nhiều File (2-3 MB) hay lắm, nhưng tại sao không đưa lên được ??
                  Attached Files

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

                    Nguyên văn bởi tuylipden_bk View Post
                    Nhân đây các bác cho em hỏi thêm tí về tính toán động đất trong etabs nhé
                    Khi nhập tải trọng động đất và gió động trong etabs tại sao ta lại khai báo nó thuộc loại tải trọng WIND (như gió tĩnh)
                    Vấn đề này em còn hiểu lơ mơ lắm,nhờ các bác pro giải thích giúp em
                    Mình chỉ tính động đất trên ANSYS nên ko biết trong "etabs" tính như thế nào tuy nhiên mình có tài liệu nói về vấn đề này hy vọng có thể giúp bạn.
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

                      Sau khi tính ra dc llực cắt đáy rồi thì gán tải động đất vào etab như thế nào ạ,bác nào cho em xin 1 bài hướng dẫn cụ thể với ạ,e xin cảm ơn.
                      Tên : Trần Anh Tuấn
                      Email : ksanhtuan@gmail.com
                      Đt : 0938158156

                      Ghi chú


                      • #41
                        Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

                        Nguyên văn bởi dongvanhuu View Post
                        Mình chỉ tính động đất trên ANSYS nên ko biết trong "etabs" tính như thế nào tuy nhiên mình có tài liệu nói về vấn đề này hy vọng có thể giúp bạn.
                        File của bạn rất hay
                        Mình làm theo cách đơn giản hơn nhưng có lẽ cách được trình bày trong tài liệu này chính xác hơn
                        Mình sẽ thử áp dụng xem sao
                        Thanks nhìu nha!

                        Ghi chú


                        • #42
                          Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

                          Lưu ý lỗi này trong ETABS, rất quan trọng :
                          Khi tạo sơ đồ tính đơn vị để 1 kiểu, khi chạy xong, nếu thay đổi đơn vị hiển thị ( ví dụ từ kg - m sang N - mm) thì ETABS export ra các bảng dữ liệu như chuyển vị ứng với từng dao động riêng sẽ bị thay đổi theo.
                          Số liệu ko bị ảnh hưởng là xuất ra dạng file output dạng in ( *.txt).
                          Ai hay xuất bảng bằng cách xuất sang Access hoặc view table rồi copy phải cẩn thận.
                          KSKC->hung huc...hung huc...

                          Ghi chú


                          • #43
                            Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

                            Nguyên văn bởi dhthaivn View Post
                            Bạn khai báo là Wind hay Quake thì cũng không khác j nhau vì Combo là do bạn định nghĩa theo tiêu chuẩn VN, nó chỉ có tác dụng nếu bạn sử dụng tổ hợp mặc định theo 1 tiêu chuẩn nào đó thôi.
                            Cám ơn bạn
                            Mình chưa hiểu rõ lắm bạn giúp đỡ mình tìm hiểu và tính toán nghe cưng

                            Ghi chú


                            • #44
                              Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-365

                              Công trình càng cứng thì lực động đất sẽ lớn và lực gió thì ngược lại

                              các bác ơi! liệu điều này có đúng không ạh?

                              Ghi chú


                              • #45
                                Ðề: Tính toán tải trọng động đất theo TCVN-375

                                thank mọi người nhiều em đang tính động đất mà thiếu tài liệu nhiều quá.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X