QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #31
    Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

    Nguyên văn bởi tnlinh View Post
    Giải thích này không hoàn toàn thuyết phục. Đối với kết cấu lõi hay trụ cầu, bác có thể nói vậy. Đối với kết cấu nhà, tôi cho rằng cần xem lại. Nếu kết cấu sử dụng nhiều tường (vách), dưới tác dụng của tải ngang + đứng, các vách sẽ chịu nén (có chút uốn, nhưng không đáng kể). Tại sao uốn không đáng kể, bởi vì các vách (như tôi hiểu vách = tường, nhờ bác giải thích thêm) phân bố trên một mặt bằng rộng hơn nhiều so với chiều dày của nó. Do đó, biến dạng của nó là tương đối đều theo mặt cắt ngang. Cáp nằm ở giữa vì mặt cắt được thiết kế chịu nén (kéo) là chính.
    Đọc xong bài của bác, tôi không biết chúng ta có hiểu đúng ý của nhau không nữa. Ý của tôi là các bó cáp nằm ở mặt trung bình của vách, và nằm ơ phần giữa vách như trong hình vẽ của bác PTSLAB. Đối với vách cứng trong nhà thì không kể đến sự uốn ngoài mặt phẳng vách (xem vách là phần tử PLANE).
    Tất nhiền phải có biện pháp để tính được cáp trong vách (nếu không thì làm sao thiết kế được!) nhưng lưu ý bác là một đồ án khi đưa ra thi công thật thì phải giải quyết được tất cả các vấn đề liên quan từ nhỏ tới lớn. Nguyên lý thì biết thế nhưng làm thật thì còn nhiều cái khó.
    Dùng phần mềm như bác cũng tốt, ae cũng nên học theo.

    Ghi chú


    • #32
      Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

      Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
      Bác nhìn kỹ cái hình của bác PTSLAB, trong cái hình đó cáp căng ở giữa vách, tức là tăng ứng suất nén trung bình trong vách để giảm bớt ứng suất kéo do lực ngang (gió, động đất) gây ra dù là tác độngt theo hướng trái qua phải hay phải qua trái.
      Thêm vào nữa, khi làm sàn dưl thì dùng cáp có bám dính sẽ an toàn hơn, nhưng khi đặt cáp cho vách thì vì chiều tác động của lực liên tục thay đổi, nên hay sử dụng cáp không bám dính hơn.
      Gởi các bác hình ảnh cáp dul trong vách để tham khảo
      Giải thích thêm theo hiểu biết của tôi về việc khi kết cấu chịu tải trọng động thì cáp không dính bám hay được sử dụng hơn.

      1. Cáp không dính bám và có dính bám có cơ chế phân bố ứng suất là khác nhau dọc theo chiều dài của cáp. Không dính bám: ứng suất nói chung luôn bằng nhau ở mọi điểm (lý tưởng, cáp nằm ngang), có sự thay đổi chỉ khi cáp ko nằm ngang (có thêm trọng lượng bản thân). Có dính bám: ở vị trí nào bất lợi, ví dụ mô men và lực kéo lớn thì cáp chịu ứng suất kéo (cục bộ) lớn. Trong khi ở vị trí khác ứng suất cáp có thể nhỏ hơn nhiều. Nghĩa là, cáp có dính bám chịu lực bất lợi hơn so với không dính bám.

      2. Đối với tải trọng động và thường là hay lặp, vấn đề mỏi lúc này rất quan trọng. Độ bền mỏi lại phụ thuộc vào tần số lặp của tải cũng như biên độ ứng suất thay đổi của cáp. Với cáp khôg dính bám, biên độ ứng suất thay đổi là bé hơn nhiều so với trường hợp cáp có dính bám (vì đã được phân bố đều). Do vậy, mới có chuyện đó.

      .. hôm nay rảnh rỗi, spam nhiều, có gì nhờ các bác chỉ giáo.

      Ghi chú


      • #33
        Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

        Nguyên văn bởi tnlinh View Post
        Hiệp nói rất đúng. Cái khó nhất ở thiết kế DUL là không được thừa (DUL) cũng như không được thiếu (DUL). Nghĩa là, nó rất khắt khe so với thiết kết BTCT thường. Ngoài ra, đối với kết cấu nhà, còn 1 vấn đề cần xét đến là cháy. Ví dụ, ở Đức thì không thể không tính đến trường hợp này. Khi bị cháy, nhiệt truyền vào trong cấu kiện, cáp DUL có thể dãn ra làm giảm khả năng chịu lực, dẫn tới kết cấu có thể bị nguy hiểm nếu vượt qua giới hạn chịu lực cho phép. Nếu nhiệt độ quá cao và tác dụng một phía của nhà chẳng hạn, sẽ tạo ra sự mất cân bằng đột ngột và cũng có thể gây nguy hại cho kết cấu...
        Hình ảnh nhà cháy, nhưng không dùng cáp dul nên chưa sập
        Attached Files

        Ghi chú


        • #34
          Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

          Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
          Hình ảnh nhà cháy, nhưng không dùng cáp dul nên chưa sập
          Ý của tôi cũng chỉ muốn nói rằng, xem xét một giải pháp kỹ thuật cũng cần nhìn từ nhiều góc độ để phát huy được hiệu quả của giải pháp. Không có ý nói rằng không nên dùng dự ứng lực trong kết cấu nhà.

          Kết cấu bê tông có ưu điểm là khả năng truyền nhiệt kém hơn thép, nhưng khả năng chịu nhiệt lại tốt hơn thép. Do đó, kết cấu liên hợp bao giờ cũng cho bê tông nằm bên ngoài khi có yêu cầu chống cháy. Dưới tác động của nhiệt độ cao (cháy), cường độ chịu lực của cả bê tông và cốt thép đều bị suy giảm, dẫn tới có sự phân bố lại nội lực trong kết cấu và do vậy sẽ có thể có nhiều mặt cắt chịu lực bị suy giảm hoặc chịu tác động bất lợi. Cốt thép DUL chịu nhiệt kém hơn cốt thép thường. Ở nhiệt độ 500 độ C chẳng hạn, cốt thép thường suy giảm mất 40% cường độ, trong khi đó, cốt thép DUL suy giảm mất 75% cường độ. Đối với bê tông ở cùng nhiệt độ này suy giảm khoảng 25-40% cường độ tùy theo loại cốt liệu. Vài ảnh kèm theo là biểu đồ cường độ của bê tông và cốt thép thường / dự ứng lực theo nhiệt độ.
          Attached Files

          Ghi chú


          • #35
            Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

            Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
            Em lên google tìm tài liệu liên quan đọc kỹ thêm, thực ra giải pháp thì mỗi người mỗi ý, trước đây đọc qua thấy hay hay thì bàn thế thôi.
            Còn bây giờ tớ đang tính toán đưa cáp vào vách của một công trình thực sự nên cũng đang đau đầu đây, khi nào xây thật sẽ gởi ảnh lên trao đổi với bạn.
            Chúc anh Thanh thành công với những dự án của mình. Nếu làm được có lẽ anh sẽ là người đầu tiên áp dụng cáp vào vách để chịu động đất ở Việt Nam mình. Lớp đàn em chúng em sẽ rất tự hào về anh đấy.
            Cảm ơn anh nhiều.

            Ghi chú


            • #36
              Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

              Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
              Cái này mà đem đưa vào bài tập của cao học là hơi quá tầm.
              Thống nhất quan điểm với bạn PTSLAB là dùng công nghệ ứng lực trước vào vách và khung để chống động dất là hướng rất tốt, hiện đã ứng dụng được một vài công trình ở nước ngoài. Chỉ bổ sung thêm với các bác mấy ý:
              + Trong vách khi chịu lực ngang thì sẽ liên tục "lắc qua lắc lại", tức là ứng suất tại các vị trí trong vách cũng là hàm của thời gian. do vậy, nên dùng loại cáp bó nhưng không bám dính (unbonded tendon)
              + tại các vị trí cục bộ như lanh tô vách, mắt khung,.. nên dùng thanh macalloy.
              + Mách các bác một mẹo nhỏ rút ra từ kinh nghiệm khi đi mời chào phương án kết cấu, tớ thấy tâm lý chủ đầu tư thế này: 1- thấy thiết kế có kháng chất tốn thép quá (!), 2- chưa tin vào việc đặt cáp trong vách để thay cho thép thường. do vậy, tớ dùng một phương án là: thiết kế cốt thép trong vách đủ chịu mọi loại tải trọng trừ động đất (vậy là bác yên tâm nhé), còn khi xác định lực động đất (thường là lớn mà không biết khi nào xảy ra) thì bỏ thêm cáp vào vách cho nó thỏa các yêu cầu (thế là khỏi tốn kém thêm nhiều). hehe!
              Chỉ có điều, nếu đã thêm cáp vào vách thì nhớ có thuyết minh kèm theo cho thuyết phục.
              Với yêu cầu về độ dẻo của cấu kiện BTCT chịu tải trọng động đất thì việc sử dụng thép cường độ cao liệu có hiệu quả không?

              Ghi chú


              • #37
                Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                bài này rất hay ạ!

                Ghi chú


                • #38
                  Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                  Nguyên văn bởi gia bach View Post
                  Với yêu cầu về độ dẻo của cấu kiện BTCT chịu tải trọng động đất thì việc sử dụng thép cường độ cao liệu có hiệu quả không?
                  Trong các tài liệu đã gởi, bạn có thể thấy vai trò của ứng lực trước trong kháng chấn là duy trì được sự làm việc của kết cấu trong miền đàn hồi.

                  Ghi chú


                  • #39
                    Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                    Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                    Vì là đồng nghiệp nên cũng muốn trao đổi với các bác tý cho vui, nhưng vì là chuyện thật nên không dám bàn, cỡ 3 tháng nữa mà làm được thì nộp ảnh lên cho các bác xem, nếu không thì chắc là không bảo vệ được với bên thẩm tra.
                    Thực ra cũng là chuyện cơm áo gạo tiền thôi, mà nếu phương án này được dùng thật ở VN thì các bác cứ chắc rằng nó phải góp phần giảm giá thành thì mới được dùng. (mà ngoài vách ra thì tớ cũng kéo gần hết ở mấy vị trí khác rồi)
                    Tôi đọc các bài viết ở phía trên và tôi nghĩ chúng ta còn chưa hiểu được quy trình tính toán vách bê tông ƯLT chứ đừng nói đến yêu cầu về cấu tạo. Tất nhiên, tính hiệu quả thì chỉ có người thiết kế mới biết được.

                    Ghi chú


                    • #40
                      Ðề: Ứng lực trước áp dụng cho vách và khung để chịu động đất

                      Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                      Trong các tài liệu đã gởi, bạn có thể thấy vai trò của ứng lực trước trong kháng chấn là duy trì được sự làm việc của kết cấu trong miền đàn hồi.
                      Về việc này thì còn nhiều bàn cãi lắm, không phải ngẫu nhiên rất nhiều tiêu chuẩn kháng chấn hạn chế việc sử dụng thép cường độ cao trong kết cấu nhà nhiều tầng hoặc phải kết hợp với khá nhiều thép thường. PGS Nguyễn Lê Ninh cũng rất nhiều lần đề cập đến vấn đề này.

                      Ghi chú

                      Working...
                      X