QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Cọc chịu tải ngang

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: Cọc chịu tải ngang

    To Bác Tahoang307: Bác vui lòng scan file ra dạng *.pdf post lên Anh Em tham khảo nhé, như thế này khó xem quá. Tôi gửi 01 file Bạn tham khảo.
    Attached Files

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: Cọc chịu tải ngang

      Rất cám ơn dunglx533, lần sau tôi sẽ scan gửi lên sau

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: Cọc chịu tải ngang

        Mình gửi lại các bản trên bằng file.pdf nhưng hơi mờ các bác thông cảm nhé
        Attached Files

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: Cọc chịu tải ngang

          em la sv dang lam do an tot nghiep,em dang rat can tai lieu nhu vay. Xin cam on anh tahoang307 nhieu chuc anh thanh cong

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: Cọc chịu tải ngang

            Các bạn cho mình hỏi môt tí. Mình có thể tính được chuyển vị của cọc chịu tải trọng ngang hay không khi chỉ biết tên lớp đất mà không có các tính chất cơ lý của nó (đề thi học kỳ)

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: Cọc chịu tải ngang

              Trong Phụ lục của Tiêu chuẩn thiết kế móng cọc (soạn theo TC Liên xô cũ) có phần về tính cọc đơn chịu đồng thời các lực N,M,H.
              Tôi có soạn file EXCEL và MathCad để thực hiện cho nhanh các tính toán này.
              Không rõ có phải anh định tìm cái đó không.Xem file kèm đây nhé
              Attached Files
              GS.TS. Nguyễn Viết Trung - Trường ĐHGTVT Hà Nội
              ĐT: 0913 555 194

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: Cọc chịu tải ngang

                Em là sv mới vào những môn chuyên ngành. Sẵn đây cho em hỏi các anh, chú là Module đàn hồi E và module biến dạng E khác nhau như thế nào. Có công thức nào để tìm ra Module đàn hồi E từ chỉ số SPT hay ko? Xin các anh hãy chỉ rõ giúp đàn em này.

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: Cọc chịu tải ngang

                  Nguyên văn bởi sv_moi
                  Em là sv mới vào những môn chuyên ngành. Sẵn đây cho em hỏi các anh, chú là Module đàn hồi E và module biến dạng E khác nhau như thế nào. Có công thức nào để tìm ra Module đàn hồi E từ chỉ số SPT hay ko? Xin các anh hãy chỉ rõ giúp đàn em này.
                  Chú định nghĩa cho anh "E đàn hồi" và "E biến dạng" cái
                  uống ice-tea, đi BMW

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: Cọc chịu tải ngang

                    Cậu hệ số nền bấm nút biến khỏi cái forum này đi nhé. Ăn nói thiếu văn hóa.
                    Về kiến thức cậu không phân biệt Eđh và Ebd - cậu chưa hiểu về TC thiết kế móng cọc hiện hành của VN thì cũng nên logout đi.

                    Còn về cọc chịu lực ngang theo TCVN (QT thiết kế móng cọc) thì cũng tương đối lắm, tính toán cho vui thôi. Chủ yếu dựa vào kinh nghiệm chắc vì thế mà nhiều chú trẻ người hay non dạ dễ chết vì thiếu hiểu biết.
                    Tui thấy có chương trình Florida-Pier (đã có bản ***** cậu nào thích thì dùng Google tìm là có) tính toán cũng khá hay nhưng tui chưa áp dụng vì thiếu số liệu thí nghiệm và lý thuyết chưa hiểu rõ lắm. Nhìn sơ thì thấy là tốt.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: Cọc chịu tải ngang

                      Nguyên văn bởi sv_moi
                      Em là sv mới vào những môn chuyên ngành. Sẵn đây cho em hỏi các anh, chú là Module đàn hồi E và module biến dạng E khác nhau như thế nào. Có công thức nào để tìm ra Module đàn hồi E từ chỉ số SPT hay ko? Xin các anh hãy chỉ rõ giúp đàn em này.
                      à còn về câu hỏi này của cậu, tôi xin trả lời một cách đơn giản như sau:
                      Do vật liệu có thể trãi qua hay làm việc ở nhiều trạng thái khác nhau ứng với các trạng thái này ứng xử của mỗi loại cũng khác và được đặc trưng bởi một E hay...
                      ở trường hợp của cọc và đất: do đất là vật liệu đàn hồi - dẻo nên Eđh và Ebd được dùng để tính toán lực và biến dạng (c.vị) của móng.
                      Trong Tiêu chuẩn TKế móng cọc của VN không thấy nhắc tới vấn đề này, trong TC TK của Nga thì có - chắc các bác soạn QT đưa vào đâu đó mà tui tìm không thấy.

                      Còn để hiểu rõ việc TK móng cọc cậu phải tìm QT và sách mà đọc, lên forum này hỏi cả năm cũng không xong. Phải tìm hiểu về địa chất và kết cấu, nhìn chung phải tốn nhiều thời gian.

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: Cọc chịu tải ngang

                        Nguyên văn bởi sv_moi
                        Em là sv mới vào những môn chuyên ngành. Sẵn đây cho em hỏi các anh, chú là Module đàn hồi E và module biến dạng E khác nhau như thế nào. Có công thức nào để tìm ra Module đàn hồi E từ chỉ số SPT hay ko? Xin các anh hãy chỉ rõ giúp đàn em này.

                        Đơn giản thế này thôi, môdun tổng biến dạng khác mô đun đàn hồi của đất vì nó đặc trưng không chỉ biến dạng đàn hồi mà cả biến dạng dư.

                        http://www.hhasoft.tk

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: Cọc chịu tải ngang

                          Nguyên văn bởi sv_moi
                          Em là sv mới vào những môn chuyên ngành. Sẵn đây cho em hỏi các anh, chú là Module đàn hồi E và module biến dạng E khác nhau như thế nào. Có công thức nào để tìm ra Module đàn hồi E từ chỉ số SPT hay ko? Xin các anh hãy chỉ rõ giúp đàn em này.
                          Theo mình thì có thể hiểu đơn giản thế này:
                          - Đối với các loại vật liệu như bê tông, thép .. trong tính toán ta coi là các loại vật liệu làm việc trong giới hạn đàn hồi. - Có E đàn hồi . Còn đối với các vật liệu như đất .... thường trong tính toán xét là vật liệu làm việc trong trạng thái biến dạng lớn - Có E biến dạng . Nhưng do vẫn có E đàn hồi (Nhưng rất nhỏ) - E tổng biến dạng.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: Cọc chịu tải ngang

                            Nguyên văn bởi tommy_teo
                            à còn về câu hỏi này của cậu, tôi xin trả lời một cách đơn giản như sau:
                            Do vật liệu có thể trãi qua hay làm việc ở nhiều trạng thái khác nhau ứng với các trạng thái này ứng xử của mỗi loại cũng khác và được đặc trưng bởi một E hay...
                            ở trường hợp của cọc và đất: do đất là vật liệu đàn hồi - dẻo nên Eđh và Ebd được dùng để tính toán lực và biến dạng (c.vị) của móng.
                            Chú này hiểu cũng chưa đúng. Trạng thái ứng suất và biến dạng của vật liệu đàn hồi thường được mô phỏng theo định luật Hooke tổng quát (dưới dạng ma trận). {ei}=[C][si] trong đó ma trận [C] (36 phần tử) khá xương xẩu, bao gồm nhiều E khác nhau theo các phương và nhiều thứ của nợ khác nữa tỷ như hệ số Poisson v, các hệ số ghép đôi khác...
                            Ta nên phân biệt hai thứ sau: vật liệu bất đẳng hướng và trạng thái ứng suất bất đẳng hướng.

                            Vậy anh cu Đất có đàn hồi không? Câu trả lời là có vì người ta đã đo được mô đun đàn hồi của đất ở mức biến dạng rất nhỏ cỡ 0.0001 tại các trạng thái khác nhau trước phá hoại. Điều này có nghĩa là tại các mức biến dạng tương đối lớn trước phá hoại (gọi là dẻo theo quan niệm cơ học đất cổ điển) vẫn có biến dạng đàn hồi. Và người ta đã tách được biến dạng dẻo ra để mô phỏng quan hệ ứng suất-biến dạng dẻo. Điều này dẫn tới cơ học đất trạng thái tới hạn đang sống dở chết dở.

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: Cọc chịu tải ngang

                              Toyoura: Tôi không tranh luận về lý thuyết (có trong sách), cậu đọc lại câu trả lời của tôi!
                              Chắc là cậu có "nghiên cứu" về cơ học đất, mong cậu sớm "nghiên cứu" và đưa ra lý thuyết mới về CHĐ để bỏ hết các thứ lung tung như hiện nay - cho mọi người đỡ khổ. Tốt nhất là kết hợp với cái cậu gì đã dùng SAP2000 giải bài toán cọc chịu lực ngang đúng... như thực tế ấy!!! Tôi phục quá, chúc các cậu thành công.

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: Cọc chịu tải ngang

                                To anh TaHoang
                                Em thấy bài viết của anh về sự cố nhổ cọc rất thú vị. Em chỉ có một thắc mắc nho nhỏ là trong mục 4.2.1 của bài báo cáo, công thức ở mẫu số không có E thì phải
                                Em thì còn "trẻ người non dạ", chưa có nhiều kinh nghiệm, nhưng em xem hình thì thấy có vẻ như cọc bị phá hoại do lực cắt thì phải
                                Mong nhận được sư chỉ giáo của các anh.

                                Ghi chú

                                Working...
                                X