QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

transfer beam and transfer slab

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • #16
    Ðề: transfer beam and transfer slab

    Hic, buồn năm phút khi nhận được câu trả lời bên trên
    He he , trước tiên e chỉ xin nói trong tự điển kỹ thuật ko có từ “ứng suất chính cục bộ”, vậy còn “ứng suất phụ cục bộ” là cái gì ? Nếu có thì chỉ có “ứng suất cục bộ” do thành phần ứng suất nào gây ra thôi. Thứ nhì, nếu đc nhờ a cung cấp hình ảnh sàn transfer mà có hệ các thép hình I với mục đích là dầm gân cho sàn transfer để ae hiểu biết thêm, e cũng chưa đc thấy nó ? Hi vọng nó ko phải là kết cấu composite. Còn tính trượt đầu cột thì trước giờ e chưa nghe ai nói, chỉ mong có từ khóa chính xác để tìm hiểu và học hỏi thêm .
    Bên cạnh đó e thấy :
    1.Diễn đàn ko phải là môi trường để mình chứng tỏ với mọi người. Diễn đàn là nơi để giúp nhau tiến bộ trong công việc và học tập. Chính những điều mình làm trên diễn đàn sẽ là cơ sở để người khác đánh giá về mình.
    2.Tại sao mình ko chia sẽ với mọi người về cách tính cụ thể, (hay trước giờ chỉ đọc tài liệu chứ chưa có sản phẩm nào cụ thể) ==> chỉ nói chung chung thì chẳng giúp gì đc cho diễn đàn và các ae khác trong diễn đàn này.
    3.Nếu ko muốn chia sẽ kiến thức thì mình có thể im lặng, ko nhất thiết phải hạ thấp người khác để lấp liếm cho sự hiểu biết chưa tới nơi tới chốn của mình. (chuyện đó ai biết đc vì mình có trả lời đc cụ thể vấn đề nào đâu?)
    4.Mạnh miệng đánh giá người khác qua lời nói ==> liệu có tạo đc sự gắn bó, đoàn kết hay phát triển cho diễn đàn. (e ko biết việc đó có vi phạm theo tiêu chí của diễn đàn hay ko?)
    5.Dám đánh giá cả việc đào tạo của trường thì . . .
    Sơ bộ thì e cũng là "dân đen", lâu lâu mới đc giao cái nhà 1 hay 2 tầng cho làm . E vẫn còn cặp sách tới trường đều đặn tuần mấy buổi . Sắp tới còn phải học hỏi diễn đàn nhiều, chỉ mong ae thoải mái trong vấn đề kiến thức với mọi người (ko chỉ là thành viên mà bao gồm cả khách đến thăm diễn đàn), hehe . . .

    Ghi chú


    • #17
      Ðề: transfer beam and transfer slab

      Tính toán sàn chuyển trước hết cần phải biết cách phân tích kết cấu theo giai đoạn thi công (stage construction) để xác định tình hình phân phối nội lực, biến dạng trong kết cấu sẽ thay đổi như thế nào trong suốt quá trình thi công thực tế và sử dụng sau này.
      Các đặc điểm tính toán khác cũng giống như sàn thường, chỉ có điều là trị số nội lực trong sàn chuyển thường có giá trị rất lớn. Do vậy việc tính toán các vị trí (như vị trí ở đầu cột với các cột ở dưới sàn, và chân cột, vách với các cột, vách ở phía trên sàn) trong sàn phải rất chi tiết để đảm bảo an toàn. Cái đầu cột dùng thép hình theo ACI của KSMinh là như hình vẽ (phía dưới), các bạn có thể tìm thấy trong sách của Sami Khan hoặc ACI318. Trong thực hành, điều quan trọng là các bạn phải mô hình sao cho đúng vị trí đầu cột (phần tử frame) gắn vào sàn (phần tử shell hay solid) để thể hiện yếu tố tiết diện cột.
      Nếu sàn chuyển bằng bê tông không dự ứng lực thì chỉ chú ý đến thế thôi, còn nếu có căng cáp dự ứng lực trong sàn chuyển thì cần phải bàn thêm rất nhiều điều. Thâm chí thiết kế sàn chuyển dự ứng lực còn rất khó khăn và nằm ngoài khả năng đối với đa số các phần mềm hiện hành.
      Attached Files

      Ghi chú


      • #18
        Ðề: transfer beam and transfer slab

        Cảm ơn a đã trả lời cụ thể về việc bố trí thép hình I trên (shearheads ko biết có đc xem là shear stud hay ko? ). Và e cũng đã nói nó đc tính từ punching shear hay đc gọi là punching shear reinforcement. Nhưng với a ksminh thì ko đồng ý, a ksminh nói hệ thép hình I có đinh đầu to chịu cắt là 1 hệ dầm gân cho sàn transfer slab (hệ dầm gân đúng theo nghĩa thì nó là hệ dầm chính cho sàn transfer, và nó là thép hình I ). Vấn đề nào chưa biết dzĩ nhiên là e ko dám nói là nó ko có , chỉ mong nếu có thì phải hiểu tương đối rõ ràng để còn phục vụ cho công việc về sau . Còn việc chuyển sang kc composite thì lại là 1 vấn đề khác. Kỹ thuật thì phải dùng từ chính xác , ko rất dễ gây hiểu lầm cho nhiều người . Mong các ae nếu biết rõ vấn đề này thì tham gia cho thêm ý kiến
        Thanks, hehe . . .

        Ghi chú


        • #19
          Ðề: transfer beam and transfer slab

          Vấn đề tính sàn chuyển tớ cũng đã thực hiện được 2 lần, nhưng vì tính toán theo BS8110 mà không theo ACI nên cũng không đọc kỹ cách dùng thép I như đã nêu, do vậy chi đưa cái hình lên để ae xem cấu tạo sơ qua cho có khái niệm thôi.
          Tuy nhiên, điều cần chú ý là khi giải nội lực trong sàn phẳng thì ở vị trí đầu cột sẽ xuất hiện mômen âm M11 và M22 rất lớn, nên lượng thép âm ở đầu cột (của tầng dưới) cũng rất dày đặc. Nhưng nếu khi mô hình sàn có đưa dầm thép I đặt thành chử thập chìm trong sàn dạng đòn gánh trên vị trí đầu cột thì trị số mômen âm trong sàn ở trên đầu cột giảm rất nhiều. Do vậy ksminh nói là dầm "gân" chắc là vì lý do đó.

          Ghi chú


          • #20
            Ðề: transfer beam and transfer slab

            Nguyên văn bởi daiquang View Post
            Cảm ơn a đã trả lời cụ thể về việc bố trí thép hình I trên (shearheads ko biết có đc xem là shear stud hay ko? ). Và e cũng đã nói nó đc tính từ punching shear hay đc gọi là punching shear reinforcement. Nhưng với a ksminh thì ko đồng ý, a ksminh nói hệ thép hình I có đinh đầu to chịu cắt là 1 hệ dầm gân cho sàn transfer slab (hệ dầm gân đúng theo nghĩa thì nó là hệ dầm chính cho sàn transfer, và nó là thép hình I ). Vấn đề nào chưa biết dzĩ nhiên là e ko dám nói là nó ko có , chỉ mong nếu có thì phải hiểu tương đối rõ ràng để còn phục vụ cho công việc về sau . Còn việc chuyển sang kc composite thì lại là 1 vấn đề khác. Kỹ thuật thì phải dùng từ chính xác , ko rất dễ gây hiểu lầm cho nhiều người . Mong các ae nếu biết rõ vấn đề này thì tham gia cho thêm ý kiến
            Thanks, hehe . . .
            Chào daiquang,

            Đọc các bài Em post lên, thấy Em ham học hỏi, và hỏi được những câu rất hay, cần thiết nên tôi mạnh dạn thảo luận như sau:

            Sàn chuyển ứng suất trước (PT transfer slab) cần phải được kiểm tra chọc thủng, nhất là trường hợp tới hạn bởi lực cắt kết hợp với moment.

            Để tăng cường khả năng chống chọc thủng cho sàn này, nguyên lý chung là tăng diện tích chịu cắt tới hạn dẫn đến giảm ứng suất cắt, thông thường người ta có 4 cách sau:

            1. Làm mũ cột (column taper): tăng tiết diện bê tông tại vị trí đầu cột (dùng drop panel hay capital), cách này hiệu quả nhưng lại không thuận tiện thi công và đôi lúc không được sự đồng tình tuyệt đối từ kiến trúc và cơ điện.

            2. Cốt đai chịu cắt (shear reinforcement) : cách này rất được ưa chuộng trong sàn chuyển dự ứng lực.

            3. Thép hình (shear head): cách này rất ít khi được dùng trong sàn chuyển dự ứng lực do vướng víu với cáp, nếu làm chi tiết ra sẽ thấy. Nên Em cũng không nên quan tâm nhiều đến cách này.

            4. Đinh đầu to (shear stud): cách này được ưa chuộng trong sàn mỏng ứng lực trước (sàn thường, không phải sàn chuyển) do dể lắp đặt và không vướng víu với cốt thép và cáp.

            Hy vọng phần nào giải toả được những thắc mắc của Em.

            Chúc Em ngày càng tiến bộ,

            Ghi chú


            • #21
              Ðề: transfer beam and transfer slab

              Chào PTSlab, tôi có ý kiến bàn luận với bạn như sau:
              Mặc dù tôi chưa thực sự dùng loại thép I đầu cột như trên bao giờ nhưng nếu bạn rải cáp theo kiểu banded tendon thì cả phương cáp band và phương distribute đều không đụng vào thép I dâu (cả 2 hệ thống cáp này đều băng ngang qua 1 thép I và sau đó chạy song song với thép I kia). Chỉ vướng khi bạn rải cáp theo kiểu ô vuông thôi.
              Vì đơn vị tôi cũng làm nhà thầu về cáp nên tôi cũng đang nghiên cứu cách dùng thép I đầu cột vì tốc độ thi công nhanh của nó.

              Ghi chú


              • #22
                Ðề: transfer beam and transfer slab

                Nguyên văn bởi co1972nguyen
                Nhiều CT cao tầng còn coi khu vực hệ transfer beam hoặc transfer slab là vị trí "khóa cứng, giằng CT" giảm chuyển vị ngang CT trong mô hình tính toán tổng thể
                Các Bác cho thêm ý kiến ................
                Chào co1972nguyen,

                Cái giảm chuyển vị ngang công trình là khái niệm "outrigger" đó. Nói theo "dân đen" thì có thể hình dung như sau:

                Giả sữ ta có công trình 60 tầng, So sánh 2 phương án:

                1. Khung vách đều đặn 60 tầng, chuyển vị ngang tổng thể cái tower này như một thang công xon thẳng đứng ngàm tại mặt đất và đầu kia tự do (công xon mà).

                2. Có 2 tầng transfer kết hợp outrigger ở tầng 20 và 40. Lúc này thử vẽ ra chuyển vị ngang thanh công xon sẽ có 3 đoạn, đoạn trên cùng 20 tầng là 1 công xon ngắn 20 tầng được ngàm tương đối phía dưới tại tầng thứ 40, đoạn thanh ngắn 20 tầng ở giữa được ngàm tương đối 2 đầu 20 và 40; đoạn ngắn bên dưới được ngàm tuyệt đối ở mặt đất và được ngàm tương đối tại tầng 20.

                Nhờ vào 2 tầng 20 và 40 mà biến dạng thanh được "tái sinh ngàm tại 2 vị trí" nên rốt cuộc chuyển vị ngang của tầng trên cùng nhỏ đi nhiều so với trường hợp 1.

                Có thể xem thêm bài này nè:
                http://ketcau.com/forum/showthread.p...6349#post66349

                Thảo luận để cùng tiến bộ,

                Ghi chú


                • #23
                  Ðề: transfer beam and transfer slab

                  Trong topic này tới giờ, cần nhắc lại là:
                  + Chúng ta đang bàn về transfer slab chung chung thôi, có một vài điểm mà bạn quang và ksminh không hiểu nhau, cụ thể là các thép hình dùng ở vị trí đầu cột nên tôi đưa hình đó lên. Tuy nhiên vẫn nhấn mạnh rằng nếu nói riêng về sàn chuyển dưl thì cần phải bàn thêm nhiều cái khác (mà thật ra cũng không định bàn sâu thêm).
                  + Tuy nhiên, khi PTSlab chuyển sang sàn bt dưl nói chung thì cho rằng dùng cách này sẽ khó bố trí cáp thì mới lưu ý các bác là: trong sàn dul thông thường (không là sàn chuyển) thường chỉ có các lớp cáp đơn theo 2 phương mà thôi. Như vậy, nếu ta chọn chiều cao thép I nhỏ hơn chiều cao sàn thì có thể cho các sợi cáp băng trên cánh của thép I, nếu bố trí theo kiểu cáp banded tendon thì không thể 2 hướng cáp chạm nhau được. Còn trong sàn chuyển thường ta phải bố trí đến 2, 3 lớp cáp chồng lên nhau (để kéo nhiều đợt nhằm phù hợp với các giai đoạn thi công các tầng phía trên) nêu không nên dùng cách này (chứ ý không phải đục bụng thép I đâu).
                  Nhưng nhắc lại với các bác là: nếu thi công một sàn dul thường theo cách này, ta chỉ cần rải 2 lớp thép dưới, đặt dầm thép I chử thập lên trên rồi bố trí cáp và đổ bê tông liền sau đó thì tốc độ thi công sẽ rất cao.
                  + Thực ra sàn chuyển là một cấu kiện đặc biết, nhiều công trình cao tầng mới có một cái dùng, mà trong một công trình nếu dùng thỉ cũng chỉ có một cái sàn chuyển mà thôi và việc thiết kế nó là đặc biệt khó nếu là sàn chuyển làm theo phương án dưl. Gần như phải huy động tât các các kiến thức lý thuyết về phân tích kết cấu, về bê tông và bê tông dul, cộng thêm nhiều kinh nghiệm lẫn uy tín thì mới làm được và được làm, nên tôi không có ý nêu vấn đề tốc độ thi công sàn chuyển ở đây, chỉ nêu vấn đề này cho sàn phẳng bê tông dul bình thường thôi.
                  chúc các bạn thành công

                  Ghi chú


                  • #24
                    Ðề: transfer beam and transfer slab

                    Nguyên văn bởi PTslab View Post
                    Chào co1972nguyen,

                    Cái giảm chuyển vị ngang công trình là khái niệm "outrigger" đó. Nói theo "dân đen" thì có thể hình dung như sau:

                    Giả sữ ta có công trình 60 tầng, So sánh 2 phương án:

                    1. Khung vách đều đặn 60 tầng, chuyển vị ngang tổng thể cái tower này như một thang công xon thẳng đứng ngàm tại mặt đất và đầu kia tự do (công xon mà).

                    2. Có 2 tầng transfer kết hợp outrigger ở tầng 20 và 40. Lúc này thử vẽ ra chuyển vị ngang thanh công xon sẽ có 3 đoạn, đoạn trên cùng 20 tầng là 1 công xon ngắn 20 tầng được ngàm tương đối phía dưới tại tầng thứ 40, đoạn thanh ngắn 20 tầng ở giữa được ngàm tương đối 2 đầu 20 và 40; đoạn ngắn bên dưới được ngàm tuyệt đối ở mặt đất và được ngàm tương đối tại tầng 20.

                    Nhờ vào 2 tầng 20 và 40 mà biến dạng thanh được "tái sinh ngàm tại 2 vị trí" nên rốt cuộc chuyển vị ngang của tầng trên cùng nhỏ đi nhiều so với trường hợp 1.

                    Có thể xem thêm bài này nè:
                    http://ketcau.com/forum/showthread.p...6349#post66349

                    Thảo luận để cùng tiến bộ,
                    Thì các bác cú nói là "vấn đề sử dụng tầng cứng trong kết cấu cao tầng" cho dễ hiểu, mấy năm trước còn có mấy đề tài ths khảo sát là nên đặt tầng cứng ở đâu là tối ưu nhất đấy mà.
                    Nhưng mà tôi vẫn không hiểu ý các bác, làm tầng cứng thì có nhiều giải pháp nhưng nếu chỉ cần là tầng cứng thì không cần đổ một cái sàn bê tông dày hơn 1 m đâu. Theo tôi tầng chuyển chỉ dùng ở một vị trí là nơi chuyển tiếp giữa không gian công cộng nhịp lớn bên dưới với không gian căn hộ nhịp nhỏ ở trên mà thôi.
                    Last edited by THANH BK-DN; 31-01-2010, 04:15 PM.

                    Ghi chú


                    • #25
                      Ðề: transfer beam and transfer slab

                      Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                      Thì các bác cú nói là "vấn đề sử dụng tầng cứng trong kết cấu cao tầng" cho dễ hiểu, mấy năm trước còn có mấy đề tài ths khảo sát là nên đặt tầng cứng ở đâu là tối ưu nhất đấy mà.
                      Nhưng mà tôi vẫn không hiểu ý các bác, làm tầng cứng thì có nhiều giải pháp nhưng nếu chỉ cần là tầng cứng thì không cần đổ một cái sàn bê tông dày hơn 1 m đâu. Theo tôi tầng chuyển chỉ dùng ở một vị trí là nơi chuyển tiếp giữa không gian công cộng nhịp lớn bên dưới với không gian căn hộ nhịp nhỏ ở trên mà thôi.
                      Chào THANH BK-DN,

                      Chú nên tham khảo hình 2 và 3 trong bài báo "outrigger" đó, sàn dày cách mấy cũng không giúp được gì đâu, mà phải tạo được tường cứng (shearwall) hay kèo (truss) nằm ngang đó, nên các tầng cứng này thường là các tầng kỹ thuật trong nhà cao tầng đó.

                      Chúc thành công,

                      Ghi chú


                      • #26
                        Ðề: transfer beam and transfer slab

                        Nguyên văn bởi PTslab View Post
                        Chào THANH BK-DN,

                        Chú nên tham khảo hình 2 và 3 trong bài báo "outrigger" đó, sàn dày cách mấy cũng không giúp được gì đâu, mà phải tạo được tường cứng (shearwall) hay kèo (truss) nằm ngang đó, nên các tầng cứng này thường là các tầng kỹ thuật trong nhà cao tầng đó.

                        Chúc thành công,
                        bác T là sếp ở trường BK DN đó bác sàn Ưng suất

                        Ghi chú


                        • #27
                          Ðề: transfer beam and transfer slab

                          Nguyên văn bởi PTslab View Post
                          Chào THANH BK-DN,

                          Chú nên tham khảo hình 2 và 3 trong bài báo "outrigger" đó, sàn dày cách mấy cũng không giúp được gì đâu, mà phải tạo được tường cứng (shearwall) hay kèo (truss) nằm ngang đó, nên các tầng cứng này thường là các tầng kỹ thuật trong nhà cao tầng đó.

                          Chúc thành công,
                          Thôi không bàn nữa nhé. các bác lên làm mod rồi mà coi thường diễn đàn quá
                          Last edited by THANH BK-DN; 31-01-2010, 10:49 PM.

                          Ghi chú


                          • #28
                            Ðề: transfer beam and transfer slab

                            Nguyên văn bởi THANH BK-DN View Post
                            Thôi không bàn nữa nhé. các bác lên làm mod rồi mà coi thường diễn đàn quá
                            Chào THANH BK-DN,

                            Xin nói rõ là không dám coi thường diển đàn hay Thanh dau.
                            Vì biết Thanh còn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều nên gọi bằng Chu' cho thân tình đó thôi.

                            Đừng giận nha,

                            Thân ái,

                            Ghi chú


                            • #29
                              Ðề: transfer beam and transfer slab

                              Nguyên văn bởi PTslab View Post
                              Chào THANH BK-DN,

                              Xin nói rõ là không dám coi thường diển đàn hay Thanh dau.
                              Vì biết Thanh còn nhỏ tuổi hơn tôi nhiều nên gọi bằng Chu' cho thân tình đó thôi.

                              Đừng giận nha,

                              Thân ái,
                              OK, tôi sn 1974, lại cứ tưởng bác nhỏ hơn
                              Chúc sức khỏe

                              Ghi chú


                              • #30
                                Ðề: transfer beam and transfer slab

                                He he , e thấy mấy a nói chuyện nhẹ nhàng thoải mái quá . Chỉ mong ae trong diễn đàn hãy cứ nhẹ nhàng thoải mái như thế để giữ hòa khí cho diễn đàn .
                                Chúc mọi người dzui dzẻ, hehe . . .

                                Ghi chú

                                Working...
                                X