QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

    Em mạn phép được mở hẳn 1 thread riêng để các bác tiện theo dõi

    Vấn đề của em là thế này
    Khi tính toán thép cột, tôi lấy ví dụ tôi đang tính cái nhà 12 tầng thì thép cột ra lớn nhất lại nằm ở tầng 5 chứ không phải ở tầng 1. Tức là thép tăng dần từ tầng 1 đến tầng 5, sau đó lại giảm dần

    Tôi tự lý giải đó là do khi tính toán kể đến tải trọng động đất (nhà này thấp nên không tính gió động). Khi công trình dao động thì ở dạng dao động 2 và 3, ở giữa công trình (ở đây là tầng 5) chuyển vị ngang rất lớn dẫn đến mô men lớn làm cho thép to (mặc dù lực dọc giảm đáng kể)

    Các bác có gặp trường hợp như vậy không?
    Khi thép tầng trên lớn hơn tầng dưới, các bác bố trí thế nào? Đặt thép tầng dưới theo tầng trên, hay là đặt thép tầng dưới bé, tầng trên to

    Nguyên văn bởi trung ha
    Thép cột thì tầng trên to , tầng dưới nhỏ cũng là chuyện bình thường . Cứ theo tính toán mà cấu tạo có gì lạ.
    Nguyên văn bởi ksminh
    tính toán sai => lực động đất đưa vào tại vị trí tầng 5 rất lớn vì : tại tầng 5 xem lại lý do tại sao chuyển vị lớn như thế . Mà chuyển vị tại tầng này lớn thì các tầng khác phải lớn theo , nhưng cục bộ tầng 5 lớn nghĩa là môhinh dựng sai hay bị lỗi ---- nói chung là không có mô hình nào mà cho ra nội lực giữa tầng quá lớn như thế . Mômen cục bộ sinh ra tại tầng 5 cũng là sự lệch tâm nào đó quá mức , khối lượng của tòa nhà bị lệch và nội lực trong cột tại tầng này sinh ra chủ yếu mômen quá mức -> xem lại môhinh và tính toán động đất

  • #2
    Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

    Nguyên văn bởi ksminh
    tính toán sai => lực động đất đưa vào tại vị trí tầng 5 rất lớn vì : tại tầng 5 xem lại lý do tại sao chuyển vị lớn như thế . Mà chuyển vị tại tầng này lớn thì các tầng khác phải lớn theo , nhưng cục bộ tầng 5 lớn nghĩa là môhinh dựng sai hay bị lỗi ---- nói chung là không có mô hình nào mà cho ra nội lực giữa tầng quá lớn như thế . Mômen cục bộ sinh ra tại tầng 5 cũng là sự lệch tâm nào đó quá mức , khối lượng của tòa nhà bị lệch và nội lực trong cột tại tầng này sinh ra chủ yếu mômen quá mức -> xem lại môhinh và tính toán động đất
    em cảm thấy không thỏa mãn với câu trả lời của bác ksminh.
    Thứ nhất, công trình của em không bị lớn cục bộ ở tầng 5 mà như em đã nói ở trên, thép tăng dần từ tầng 1 lên tầng 5, sau đó lại giảm dần đến mái.
    Thứ 2, e nghĩ việc chuyển vị và lực tác động lớn nhất tại tầng 5 là hoàn toàn có thể. Ta xét 3 dạng dao động đầu tiên. Ở dạng dao động thứ nhất thì hiển nhiên chuyển vị ở đỉnh công trình là lớn nhất. Đến dạng dao động thứ 2 thì lại khác, chuyển vị có thể lớn nhất ở tầng 5 và tầng mái (trường hợp của em đúng là vậy) đến dạng dao động thứ 3 thì chuyển vị lớn nhất tại tầng 5, tầng 9 và mái. Tuy nhiên khi tổ hợp 3 dạng lại thì tại tầng 5 có thể lớn nhất vì các dao động cùng chiều, trong khi đó các tầng khác dao động ngược chiều nhau và tự triệt tiêu nhau. Do vậy theo em chuyển vị lớn nhất tại tầng 5 là hoàn toàn có thể.
    Thêm vào đó, công trình của em rất yếu theo 1 phương (công trình có mặt bằng 8,65mx46,8m. Theo phương y chỉ có 2 hàng cột biên. Bình thường nếu mặt bằng công trình rộng thì sự chênh lệch mô men giữa tầng trên và tầng dưới phân phối vào rất nhiều cột nên sự chênh lệch giữa từng cột tầng trên và tầng dưới là nhỏ. tuy nhiên do công trình của em chỉ có 2 hàng cột nên sự chênh lệch mô men này rất lớn, dẫn đến thép chênh lệch thép lớn.

    Đó là suy nghĩ của em.
    Em chưa có nhiều kinh nghiệm nên gặp trường hợp này thấy rất bối rối, mong các bác chỉ bảo thêm

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

      chà, k bác nào quan tâm giúp đỡ e vấn đề này à

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

        Nguyên văn bởi nguyentienmanh124 View Post
        chà, k bác nào quan tâm giúp đỡ e vấn đề này à
        Khi tính toán cột, giá trị cặp nội lực N,M tương ứng và M,N tương ứng sẽ quyết định đến kết quả tính thép.
        Có khi trường hợp có kết quả tính thép lớn nhất không phải là cặp Nmax (giá trị tuyệt đối) và M tương ứng (điều này bro có thể tham khảo và so sánh trong biểu đồ tương tác P-M của Etabs).
        Nhiều khi Nmin và M tương ứng gây lệch tâm lớn hơn (tỷ lệ M/N) và làm kết quả tính thép lớn hơn. Điều này là hoàn toàn bình thường và có tể kiểm chứng bằng cách tính một cái cột đơn giản trong Etabs.
        Vậy nên khi gặp trường hợp này cứ đặt thép đều từ dưới lên đến cột có diện tích lớn nhất.
        Lưu ý bro có thể tiết diện cột thay đổi cũng gây ra vấn đề tương tự. Ngoài ra cần kiểm tra khai báo vật liệu trong khâu design thép
        Nguyên tắc sống là không sống theo nguyên tắc

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

          Bạn thử đọc lại giáo trình về cột xem sao chứ mình nhớ không nhầm thì có chỗ viết là thép tầng dưới bao giờ cũng lớn hơn hoặc bằng thép tầng trên .

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

            cảm ơn các bác nhiều

            thực tế thì em cũng đã từng thấy có công trình làm thép cột tầng trên to hơn tầng dưới, nhưng mới duy nhất 1 lần thôi
            công trình của em dở cái là không thể phát triển tiết diện cột theo phương yếu của nhà được làm thép tính ra to quá
            mà nhà này lên trên tầng 7 mặt bằng thu bé lại mà em tính ra vẫn đặt 8 thanh D25 ở đó, tức là 8d25 chạy từ tầng 1 lên đến mái thì thấy nó thế nào ấy

            mong được nhận thêm ý kiến từ các bác

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

              Nguyên văn bởi THANHPHONG23
              ban hieu sai ve chuyen vi x cua cac model, no khong phai la chuyen vi cua cong trinh, ma no chi the hien hinh dang cua dang dao dong thoi (chuyen vi ti doi). khi di sau vao dong luc hoc cong trinh thi ban se hieu ro hon.
              con van de thep o cot tren lon hon cot duoi la chuyen thuong, khi ta tinh cot phai dua vao cap noi luc M va N, thep trong cot ra lon hay nho la tuy thuoc vo M/N (ban co the xem bieu do tuong tac). con viec thep tren lun lon hon thep duoi chi phan doan theo luc N thoi, vi cu' nghi luc N o tren nho hon o duoi.....
              bác này nỏi khó hiều quá . Tôi thấy thép trên lớn hơn thép dưới có thể là thế này : N có thể nhỏ . Nhưng M có thể lớn hơn . Lý do là có thể tầng trên có chiều cao lớn hơn tầng dưới -> uốn dọc lớn -> thép nhiều . Mặc dầu N nhỏ , nhưng M ổn định quá lớn .
              Lý do thứ 2 như anh ksminh giải thích ở trên là tính toán có thể sai khi dựgn mô hình , cộng thêm đầu vào tải gió trậc lấc . Tức là có thể biên độ của tầng này quá lớn so với tầng khác thông thường vì MASS tại vị trí này bị đột biến . Xem lại môhình lấy dao động bị sai -> cục bộ bị mômen quá lớn .

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

                hi, chuyện thép cột trên lớn hơn cột tầng dưới là bình thường thôi, đơn giản vì mômen nó lớn hơn, nhưng khi cấu tạo nút phải chú ý:
                1. là có thể nối trong nút khung khi số cấy thép bằng nhau
                2 là có thể chồng thêm thép trước khi đổ cột khi số cây thép tầng trên là lớn hơn tầng dưới...
                thân !

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

                  Anh nguyễn tiến mạnh 124 nè. Em thấy ksminh đã trả lời chính xác câu hỏi của anh rồi đấy. 1 công trình nếu lập mô hình chính xác thì không thể có chuyện chuyển vị cục bộ tại 1 tầng lớn quá mức như thế được. Anh xem lại mô hình thử.
                  TIỀN KHÔNG QUAN TRỌNG, NHƯNG ĐÔI KHI TIỀN LÀ TẤT CẢ

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

                    Nguyên văn bởi trinhxd87 View Post
                    Anh nguyễn tiến mạnh 124 nè. Em thấy ksminh đã trả lời chính xác câu hỏi của anh rồi đấy. 1 công trình nếu lập mô hình chính xác thì không thể có chuyện chuyển vị cục bộ tại 1 tầng lớn quá mức như thế được. Anh xem lại mô hình thử.
                    Việc cốt thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới là chuyện bình thường , nhất là đ/v nhà cao tầng .

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

                      Theo "thiển ý" của "tại hạ" mô hình tính của "thí chủ" có dùng BELL trong tính toán thì phải ??? Nếu vậy thì chỗ thắt BELL moment lớn đột biến là HIỂN NHIÊN ĐÚNG

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

                        thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới trong thiết kế là bình thường. quan trọng là mặt bằng kết cấu của bạn như thế nào? nếu tầng 1-12 mà giống nhau(hoặc tuơng tự nhau) thì bạn giải ra như kết quả bạn nói thì mô hình tính toán của bạn có vấn đề.
                        mình có 1 vài góp ý với bạn.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

                          cột tầng trên có thép nhiều hơn tầng dưới thì bạn kiểm tra lại tải trọng và mô hình tính xem
                          Nếu không có gì sai thì theo mình nguyên nhân thếp trên nhiều hơn thép dưới là do hệ giằng ( dầm ) ở các tầng khác nhau đấy bạn ahj
                          Nếu bạn muốn biết thì bạn thử bố trí lại hệ giằng thì két quả sẽ như y muốn
                          Dây là trường hợp phân phối lại momen do giàng dầm ( đấy là tớ nghĩ vậy )

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

                            Nguyên văn bởi nguyentienmanh124 View Post
                            Khi tính toán thép cột, tôi lấy ví dụ tôi đang tính cái nhà 12 tầng thì thép cột ra lớn nhất lại nằm ở tầng 5 chứ không phải ở tầng 1. Tức là thép tăng dần từ tầng 1 đến tầng 5, sau đó lại giảm dần

                            Tôi tự lý giải đó là do khi tính toán kể đến tải trọng động đất (nhà này thấp nên không tính gió động). Khi công trình dao động thì ở dạng dao động 2 và 3, ở giữa công trình (ở đây là tầng 5) chuyển vị ngang rất lớn dẫn đến mô men lớn làm cho thép to (mặc dù lực dọc giảm đáng kể)

                            Các bác có gặp trường hợp như vậy không?
                            Khi thép tầng trên lớn hơn tầng dưới, các bác bố trí thế nào? Đặt thép tầng dưới theo tầng trên, hay là đặt thép tầng dưới bé, tầng trên to
                            Theo tôi nghĩ, trường hợp này hoàn toàn có thể xảy ra, vì:
                            1. Thép chủ yếu là để chịu moment, chứ không phải lực dọc. Vì khả năng chịu nén của bê tông rất tốt (cũng có nghĩa là khả năng chịu lực dọc) nên tại tiết diện nào có môment lớn thì thông thường thép tính ra sẽ lớn. Ở tầng trên tuy lực dọc bé hơn tầng dưới nhưng hoàn toàn có thể có moment lớn hơn.
                            2. Trường hợp do moment ở cột tầng trên lớn hơn moment ở cột tầng dưới có thể xảy ra khi:
                            - Tại một tầng nào đó độ cứng thay đổi đột ngột (theo hướng rất cứng so với các tầng khác). Điều này có thể gặp khi có một "tầng cứng": Ví dụ, tại tầng đó có hệ dầm chuyển (có thể cao bằng chiều cao tầng như nhà 34 tầng, Trung Hoà, Nhân Chính, HN) với độ cứng rất lớn so với dầm tầng khác.
                            - Độ cứng tại một tầng cũng có thể thay đổi đột ngột, trở nên rất cứng khi có một hệ giằng đủ lớn. Điều này đã có bạn đề cập ở trên.
                            Như vậy khi độ cứng không gian trong phạm vi một tầng là rất lớn, nó có thể có vai trò như một ngàm mà cột sẽ ngàm vào "tầng cứng" đó. Lúc này, do tải ngang, tại chân cột tầng trên hoàn toàn có thể có moment lớn hơn cột tầng dưới (độ ngàm của cột tầng dưới bé hơn). Bạn chú ý độ lớn của moment tại liên kết ngàm chân cột phụ thuộc vào điều kiện liên kết này, liên kết càng cứng thì moment phát sinh càng lớn.
                            Việc làm "cứng hóa" một số tầng nào đó để phân phối lại nội lực cho nhà cao tầng đã có một số tác giả nghiên cứu. Bạn thử tìm hiểu và đối chiếu xem.
                            Ở đây tôi chỉ bàn về học thuật nói chung. Còn trường hợp của bạn cần post các thông tin cụ thể về công trình thì mọi người mới có thể góp ý hiệu quả được.
                            Last edited by tuanlt; 20-09-2010, 04:46 PM.

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới

                              Mình cũng gặp vài lần khi tính toán thép cột tầng trên lớn hơn tầng dưới. Thường thì hay gặp phải tầng trên cùng vi do thép bố trí theo mô men mà mô men ở đây lại lớn nhất.Với các bài toán cột thay đổi tiết diện, tính động đất, gió động dẽ gặp lắm nhưng với công trình của bạn lại xảy ra ở tầng 5 trong khi nhà 12 tang theo mình tiết diện cột của bạn có vấn đề đấy thay dôi tiết diện chưa hợp lý

                              Ghi chú

                              Working...
                              X