QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

    Chủ Nhật, 13/03/2005, 15:56 (GMT+7)
    Thực tế khó tin ở nhiều dự án:
    Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát!




    TTCN - Từ vụ phát hiện tòa nhà A2 tại Hà Nội bị “rút ruột”, dư luận đang đặt vấn đề: tại TP.HCM rất nhiều chung cư cao tầng đã được xây dựng trong thời gian qua, vậy việc thi công, kiểm tra chất lượng được thực hiện ra sao?

    Trao đổi với kỹ sư HOÀNG ĐÔN DŨNG - giám đốc Công ty Kiểm định Xây dựng Sài Gòn (thuộc Sở Xây dựng TP.HCM).

    * Công tác kiểm định chất lượng các chung cư trên địa bàn TP.HCM vừa qua được thực hiện ra sao? Có thông tin cho rằng các dự án đều chưa được kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng?

    - Việc kiểm định chất lượng an toàn đối với dự án chung cư rất quan trọng. Không thể nói là không qua kiểm định chất lượng trước khi đưa vào sử dụng. Trước nay việc quản lý chất lượng đều được thực hiện theo qui định. Tùy theo qui mô dự án mà cấp quản lý chất lượng khác nhau như Bộ Xây dựng, UBND TP hoặc cấp sở, quận huyện... Đối với đơn vị giám sát, thi công, chủ đầu tư kiểm tra thường xuyên, liên tục và có hệ thống, thể hiện qua hồ sơ nghiệm thu. Với cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra chất lượng qua từng giai đoạn và khi đưa công trình vào sử dụng. Trường hợp trên hồ sơ thể hiện không đúng thực tế thì khi xảy ra sự cố, đơn vị giám sát, thi công sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.

    Tháng hai vừa qua nghị định 209 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý đầu tư và xây dựng được ban hành. Trước đó, cuối năm 2004 Chính phủ cũng ban hành nghị định 16 về quản lý chất lượng. Các qui định này theo hướng phân cấp cho các đơn vị chuyên môn cấp dưới thực hiện, xã hội hóa công tác quản lý chất lượng. Điều này sẽ nâng cao hơn trách nhiệm của các đơn vị thực hiện. Khi kiểm định chất lượng, đơn vị kiểm định phải có tư cách độc lập, thể hiện sự khách quan.

    * Là đơn vị tham gia kiểm định nhiều công trình chung cư trên địa bàn TP, ông đánh giá ra sao về chất lượng các chung cư xây dựng thời gian gần đây?

    - Các công trình xây dựng gần đây mà chúng tôi tham gia kiểm định cho thấy: hệ thống kết cấu nói chung không có vấn đề, có thể yên tâm. Nhưng đa số các công trình có một vài chi tiết chưa hoàn hảo như hệ thống thoát nước không đảm bảo chất lượng, công trình bị thấm dột...

    Về lâu dài, các yếu tố này cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình. Những công trình này phần lớn liên quan đến công trình có giá trị thấp (chủ yếu là các dự án tái định cư). Do giá thấp nên không thể đầu tư vật liệu có chất lượng cao. Điều này ít xảy ra đối với các dự án kinh doanh và các dự án đầu tư của nước ngoài.

    * Có ý kiến cho rằng một số công trình sử dụng ngân sách nhà nước khi lập dự án đã đẩy vốn đầu tư lên cao, sau này nếu có “rút ruột” bớt thì chất lượng công trình vẫn đảm bảo?


    - Điều này tôi không tin, nếu có rất hiếm hoi. Bởi vốn đầu tư các dự án phải thông qua Bộ Kế hoạch - đầu tư hoặc các sở kế hoạch - đầu tư thẩm định, phê duyệt. Nếu đơn vị thi công, giám sát cố tình “rút ruột” công trình thì không nhất thiết phải vốn ít hay nhiều.

    * Còn chuyện vốn dự án phát sinh, thường xuyên phải điều chỉnh tăng?


    - Có trường hợp dự án phải điều chỉnh tăng nhưng cũng có trường hợp điều chỉnh giảm. Việc điều chỉnh này một phần do thiếu kinh nghiệm trong tính toán của các đơn vị lập dự án nhưng cũng có trường hợp do giá vật tư tăng lên hoặc thay đổi thiết kế, thay đổi công nghệ nên phải điều chỉnh. Quan trọng là việc điều chỉnh phải đúng qui định, được sự chấp thuận của các cơ quan có thẩm quyền.


    * Ông có nhận thấy một thực tế khó chấp nhận ở một số dự án hiện nay: nhiều cán bộ tham gia giám sát công trình nhưng không biết giám sát nội dung gì?


    - Đúng. Điều này diễn ra ở một số dự án. Tuy nhiên, mức độ thế nào thì tôi không thể đánh giá được vì riêng TP.HCM có hàng trăm đơn vị tham gia giám sát. Một số đơn vị giám sát có nhân viên ký hợp đồng chính thức nhưng một số lại sử dụng cộng tác viên. Do thiếu kinh nghiệm, không đủ năng lực nên mang tiếng giám sát nhưng thật ra chỉ nhìn người khác làm là chính. Tình trạng này không thể chấp nhận và để kéo dài được. Các đơn vị kiểm định độc lập một khi được thành lập sẽ góp phần khắc phục tình trạng này.

    Theo qui định mới đây, người giám sát dự án phải có chứng chỉ giám sát, có ít nhất năm năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng. Qui định cũng nêu rõ ở mức nào cần giám sát chuyên ngành được phép nghiệm thu, mức nào cần tư vấn giám sát trưởng được nghiệm thu.

    * Theo ông, công tác giám sát hiện nay còn điều gì bất cập, làm sao để việc giám sát đảm bảo chất lượng?

    - Trước hết là giám sát phải có năng lực, được đào tạo trong nhà trường, trong thực tiễn. Riêng mối quan hệ giữa các cơ quan giám sát, thi công, chủ đầu tư... phải khách quan, độc lập nhau, tránh tình trạng “vừa đá bóng vừa thổi còi” như trước đây. Điều kiện quan trọng còn là liên quan đến vấn đề đạo đức, lương tâm của mỗi người.

    Về hình thức chế tài, tôi cho rằng các đơn vị giám sát, thi công phải mua bảo hiểm công trình. Bởi thực tế năng lực của một đơn vị tư vấn không thể gánh nổi việc đền bù nếu sự cố xảy ra đối với các công trình lớn. Mặt khác, chi phí tư vấn giám sát cần nâng lên (hiện tối đa chỉ khoảng 1,1% chi phí đầu tư công trình). Do chi phí thấp, nhiều kỹ sư tư vấn giám sát phải “ôm” nhiều công trình cùng lúc, khó tập trung năng lực cho một công trình. Chi phí thấp cũng dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực, móc nối với thi công, cắt xén vật tư như đã xảy ra thời gian qua.

    Một tiến sĩ giảng dạy tại Đại học Kiến trúc TP.HCM:

    Công trình chất lượng phải đảm bảo các yếu tố: Không võng, nghiêng, lún, nựt Trong việc xây dựng chung cư thì tiêu chí móng cọc là quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình. Thông thường tuổi thọ pháp lý của công trình là 60 năm nhưng hiện nay rất nhiều công trình không đảm bảo hết tuổi thọ do chất lượng không đảm bảo như thiết kế, chất lượng vật liệu, kết cấu không đảm bảo.

    Tiêu chí đánh giá một công trình chung cư đảm bảo chất lượng phải đạt các yếu tố: không võng, nghiêng, lún, nứt. Công trình đảm bảo các tiêu chí này thì đạt 70% chất lượng, 30% còn lại phụ thuộc vào nền nhà, cách làm nội thất…

    Trong công trình, khâu giám sát rất quan trọng. Nhưng thực tế ở nhiều dự án, kỹ sư giám sát nhưng không biết giám sát nội dung gì. Tôi nêu một ví dụ đơn giản, trước khi lấp móng, giám sát phải kiểm tra lượng thép có đủ không mới đổ bêtông nhưng nhiều giám sát đã bỏ qua khâu này. Thực tế có một số cán bộ giám sát giỏi nhưng thiếu kinh nghiệm thực tế thì chuyện qua mặt của đơn vị thi công là rất dễ dàng. Mỗi công trình có một thời điểm thi công rất quan trọng. Nhưng lúc đó thì bên thi công lại rủ giám sát đi uống cà phê thì coi như thua.
    P.P.H. ghi

    PHÚC HUY thực hiện

  • #2
    Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

    Nguyên văn bởi inspector
    Chủ Nhật, 13/03/2005, 15:56 (GMT+7)
    Thực tế khó tin ở nhiều dự án:
    Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát!
    Em thấy các ký sư trước khi được làm Giám sát phải qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng 1-2 tháng để "được biết giám sát là như thế nào?" và sau đó qua kỳ thi cuối khóa, nếu đạt sẽ được cấp chứng chỉ TVGS. Chứng chỉ này còn có dấu của Cục giám định NN - BXD.

    Nếu KS không biết giám sát, trước hết thuộc trách nhiệm của KS đó, nhưng sau đó là Trách nhiệm của Người tổ chức dạy, thu tiền và cấp chứng chỉ !!! đã "chưa đến nơi đến chốn".

    Các bác có biết tỷ lệ nhập học/được cấp chứng chỉ là bao nhiêu không?
    Last edited by NhanDan; 28-04-2005, 02:26 PM.

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

      Các bạn nói vậy không ổn!Các bạn và tôi cũng vậy dều là kỹ sư và có lẽ các bạn dã dược bồi dưỡng qua lớp TVGS.Vô hỉnh dung các bạn trong ngành mà nhìn nhau nhu thế thí xã hội sẽ nhìn chúng ta chu thế nào!Chúng ta không nên vơ dũa cả nam thế.không có thầy cô và lớp học nào dạy chúng ta làm bậy cả mà do ý thức vá lương tâm nghề nghiệp thôi!Chúng ta dừng quá bi quan!Nếu mỗi chúng ta ý thức và có trách nhiệm hơn thôi!Chúc các bạn lạc quan hơn

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

        Theo tôi thấy,
        vấn đề là ở chỗ, không phải là kiến thức của người giám sát, mà là kinh nghiệm của người giám sát. Cho dù bạn có học giỏi (bằng cấp, học vị) thì bạn cũng không thể nghiễm nhiên trở thành giám sát giỏi được. Thời buổi này, có thể giám sát giỏi nhất công trường chính là chỉ huy trưởng của đơn vị thi công đấy, vì vị này hiểu biết công trường đó và thường là người có nhiều kinh nghiệm nhất.

        Người giám sát phải am hiểu về Q/C (vật liệu và chất lượng), hiểu về thiết kế, hiểu về thi công, hiểu "mánh lới" (thực chất là những chỗ khó dễ sai sót hay muốn bớt xén mà.. thi công cứ mời giám sát đi uống nước để không giám sát được..), hiểu về pháp luật xây dựng, đạo đức nghề nghiệp vvv.

        Chiếu theo những tiêu chí như vậy thì anh muốn trở thành giám sát thì phải "cứng" hơn người thi công, tức đòi hỏi anh không những kiến thức vững, mà còn phải kinh nghiệm vững, mới có "uy" được, thế nhưng thực tế thì, kỹ sư giám sát (thường thì) mới ra trường hay chỉ một vài năm kinh nghiệm, đọc bản vẽ chưa hiểu (ý đồ thiết kế), chưa biết ra thép cho hợp lý, tiết kiệm, chưa hiểu về bê tông, kết cấu thép..) thì đứng nhìn người khác làm để học hỏi kinh nghiệm là lẽ thường tình.

        Phải chăng phải hình thành quy chế nghề nghiệp và tư vấn khắt khe như nước ngoài thì mới có "chất lượng" cho người giám sát được.
        Hêhe, ở nước ta hiện nay, chức năng "điều chỉnh chuyên môn xây dựng" này đang thuộc quyền của Bộ XD và các cơ quan hành chính, kiểu bao cấp ôm đồm, chứ không phải là giao cho "trọng tài" là tư vấn như Âu Mỹ, nên đừng nghĩ một sớm một chiều mà thay đổi được, mọi sự "cải tiến" như hiện nay cũng chỉ như là "bắt cóc bỏ dĩa" mà thôi.

        Một hay hai tháng đi học CCTVGS chỉ là một "tấm vé" vào cổng thôi, còn vô rồi xem được những gì còn phải học hỏi nhiều bằng kinh nghiệm và sự từng trải nghề nghiệp của bản thân người giám sát.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

          Có nhiều suy nghĩ khác nhau về vấn đề này.
          -Trước tiên giám sát không phải là giám thị, như nhiều chủ đầu tư đang suy nghĩ hiện nay.
          -Chất lượng công trình phụ thuộc rất nhiều vào việc lựa chọn nhà thầu có đúng hay không. Khi chọn sai nhà thầu hay Chủ đầu tư và Nhà thầu quá "thân nhau" thì tư vấn giám sát có lẽ cũng không dễ gì mà độc lập về chuyên môn.
          Và còn vô vàn thứ mà tư vấn không thể đọc lập hành nghề được

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

            Nhưng bây giờ bắt buộc GS phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất KSGS cũng biết phải làm như thế nào rồi. Nếu có CCHN mà còn không biết GS nữa thì...... hết ý kiến rồi......

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

              Theo ý kiến của tôi: Nhiều trường hợp không phải là không biết giám sát mà là giả vờ không biết ( biết nhiều chóng... thất nghiệp).

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                Nguyên văn bởi thanhsonxd
                Nhưng bây giờ bắt buộc GS phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất KSGS cũng biết phải làm như thế nào rồi. Nếu có CCHN mà còn không biết GS nữa thì...... hết ý kiến rồi......
                CCHN chỉ là một biện pháp hành chính, không thể thay đổi được bản chất "kinh tế" của công việc giám sát và mọi việc vẫn như xưa và nay mà thôi các bác ạ.

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                  Nguyên văn bởi thanhsonxd
                  Nhưng bây giờ bắt buộc GS phải có chứng chỉ hành nghề thì ít nhất KSGS cũng biết phải làm như thế nào rồi. Nếu có CCHN mà còn không biết GS nữa thì...... hết ý kiến rồi......
                  Không phải GS nào cũng phải có CCHN đâu, chỉ có người ký biên bản mới cần thôi. Nhiều sinh viên mới ra trường đi học khóa TVGS hơn tháng rồi về đi làm GS luôn đấy thôi. Đã làm bao giờ đâu mà biết giám sát cơ chứ. Chưa kể còn chưa học TVGS đã giám sát rồi( những tân kỹ sư đấy)
                  Nhưng công trình thì nhiều, người thực sự đủ năng lực thì ít mà lại còn không được làm việc đúng với vị trí của mình thì việc đưa những giám sát không biết giám sát ra công trường vẫn còn tồn tại không biết đến ngày nào nữa
                  Nếu đêm nay em lại khóc
                  Thì người đau... đầu chỉ có mình anh.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                    Nguyên văn bởi XUAN THUY
                    CCHN chỉ là một biện pháp hành chính, không thể thay đổi được bản chất "kinh tế" của công việc giám sát và mọi việc vẫn như xưa và nay mà thôi các bác ạ.
                    Thỉnh thoảng em định viết 1 cái thì lại gặp bác Xuan Thuy này, thế là chẳng biết nói gì nữa.

                    Thôi, em nói 2 "tiếng" vậy: Quá đúng!

                    so ra "chính sách tư vấn giám sát" này có gì hơi giống với rất những câu chuyện về "chính sách tuyển dụng" của chúng ta. (thiên về "nguyên tắc: có bằng thì mới cho làm" hơn là bản chất "kinh tế" ...v.v.... thôi, cái này bây giờ tuoitre với lại vietnamnet nói cũng hơi nhiều, em cũng ko muốn nói thêm nữa...). Mái tóc cắt tỉa tốt có thể khiến mái đầu đẹp hơn (và do đó nên cắt), nhưng cũng ko làm nên một cái đầu thông minh được.
                    Hoàng Sa, Trường Sa trong trái tim tôi.

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                      Ngày xưa chi phí tư vấn giám sát tương đối thấp nên có thể đổ thừa là vì chi phí thấp nên chất lượng kém. Bây giờ chi phí tư vấn giám sát cũng tương đối khá rồi mà làm không tốt thì đó là cố ý làm trái.

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                        [ Để làm được tư vấn giám sát công trình nào đó để có chất lượng, theo tôi nghĩ thì những kỹ sư trước hết là phải có kinh nghiệm, thực tế thi công ngoài công trường thì mới nắm vững được,vì sao chất lượng công trình lại không đảm bảo, chúng ta không thể quy hết trách nhiệm cho người tư vấn giám sát được, bởi vì họ không thể giám sát tại công trường 24/24h được, cũng có thể nói bây giờ có khá nhiều sinh viên mới ra trường đã đi học lớp đào tạo bồi dưỡng tư vấn giám sát, mặc dù chưa có kinh nghiệm cũng như chưa đi qua thực tế nhưng ít ra trong một công trình không chỉ có môt tư vấn mà phải có một đội ngũ vì vậy không thể đổi hết cho các kỹ sư trẻ mới ra trươmg được, mà nói chung trong trường các thầy cô đã dạy chủ yếu là "lương tâm" của người giám sat thôi

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                          Đúng là chất lượng công trình xây dựng phụ thuộc một phần không nhỏ vào vai trò của TVGS, nhưng tối mới thấy mọi người mới nói về trách nhiệm của riêng bản thân các giám sát viên mà không hề nói về trách nhiệm của tổ chức sử dụng các giám sát viên này, cũng như trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc lựa chọn các tổ chức TVGS mà họ ký kết hợp đồng.

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                            TVGS ở việt nam chắc còn lâu mới bằng được nước ngoài. Đầu ra kém quá. Học đỗ đến 95% thì ai chẳng học được. Sao ở VN lại coi nhẹ vấn đề này thế nhỉ?

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Thực tế khó tin ở nhiều dự án:Kỹ sư giám sát... nhưng không biết giám sát![/

                              Theo ý kiến của tôi thì vấn đề công trình xây dựng kém chất lượng nói riêng và vấn đề thất thoát, lãng phí trong XDCB nói chung là một vấn đề có tính toàn xã hội. Căn bệnh này không phải tự nhiên mà nó được sinh ra và hiển nhiên nó cũng không thể tự mất đi đươc. Chẳng thế mà nước ta bị xếp vào top những nước có tệ nạn tham nhũng vào bậc nhất thế giới.

                              Ghi chú

                              Working...
                              X