QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG

Collapse

Thông báo

Collapse
No announcement yet.

Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

Collapse
X
 
  • Lọc
  • Giờ
  • Show
Clear All
new posts

  • Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

    Chúng ta đều biết có rất nhiều phương pháp từ cổ đến kim để gia cố nền đất yếu, đặc biết là những vùng đất yếu ở Nam bộ, nơi có máy chục mét bùn. Một số các phương pháp đó như: Dùng đệm cát, cọc cát, trụ vật liệu rời thoát nước thẳng đứng, trụ đất - xi măng, đất - vôi, cát - xi măng, bấc thấm, bản nhựa ....
    Nõi chung là đều tìm cách gia tải và cưỡng bức làm thoát nước để đất cố kết nhanh.
    Tuy nhiên, hôm vừa rồi có đi với Sếp cũ, nghe Sếp nói trong Cà Mau đang dùng công nghệ Bơm hút chân không để hút nước trong đất làm cho đất cố kết rất nhanh chỉ trong thời gian rất ngắn. Tức là thay cho việc đặt các vật liệu thoát nước, chất tải để cưỡng bức cho nước thoát ra ta phải mất thời gian rất dài từ 6 tháng đến 2 năm, đất mới cố kết được một phần và có thể đặt công trình lên được. Nhưng với công nghệ bơm hút cưỡng bức này mới chỉ cần khoảng 1-2 tuần là ôke. Lý thuyết thì chỉ có vậy, song công nghệ thực hiện thì khó hơn nhiều, nhưng nó cũng đã đang được thực hiện ở Việt nam
    các anh em nào có biết về công nghệ mới này xin giới thiệu để anh em học hỏi thêm, nhất là các chú đang nghiên cứu ĐKT ở nước ngoài.
    xin cảm ơn trước và mời mọi người thảo luận tiếp.
    ThS.KS.Phạm Như Huy - Trưởng ban quản trị ketcau.com - Cty CP Tư vấn đầu tư và TKXD Việt Nam (CDC). Tel. 04.2.216.217.1; - Email: huycdc@gmail.com

  • #2
    Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

    Chào anh HUY, em sẽ gửi lên anh một số hình ảnh hút chân không tại Cà mau và nhà máy điện đạm tại HCM, cũng dùng công nghệ hút chân không, năm ngoái em đã tiếp xúc để em kiểm tra lại xem còn hình ảnh không. Nhưng còn rất nhiều vấn đề trong công nghệ đó, thực sự em cũng đã làm ở Đồng tháp mười khi gia cố xong cho hút chân không ma sát bên đo được tăng khoảng 15 dến 20% nhưng khi vào các công trình rất khó giải thích và không có tiêu chuẩn nên khó thuyết phục bên A để thực hiện.
    Một số quy trình thí nghiệm có thể xác định được và có thể thực hiện được trong phòng để xác định lại những điều đó.
    Chúc anh có một kỳ nghỉ 30/4 vui vẻ
    Tạ Hoàng

    Ghi chú


    • #3
      Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

      Phương pháp nén trước bằng chân không là một trong những phương pháp gia cố nền đất sét yếu, theo đó, áp suất chân không được áp dụng lên một diện tích nền được bao bởi các tấm (màng) vật liệu kín khí (airtight membrane), để bơm thoát nước lỗ rỗng chứa trong nền. Cụ nào ở đây đã từng cửu vạn tạo mẫu thí nghiệm 3 trục, hình trụ rỗng thì chắc biết là để cho mẫu đứng được, người ta phải áp dụng một áp suất chân không khoảng 0.3 kgf/cm2, rồi kiểm tra xem mẫu có kín nước không bằng cách quan sát sự xuất hiện các bọt khí trong de-aired water tank. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp nén trước bằng chân không được Kjellman giới thiệu vào đầu những năm 1950. Phương pháp này được thừa nhận là hiệu quả nhằm gia cố đất rất yếu, đặc biệt khi thiếu vật liệu gia tải.
      Phương pháp nén trước bằng chân không đã được sử dụng gia cố đất tại cảng Xingang, Tianjing, Trung Quốc (480000m2). Tại Nhật Bản, phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong xây dựng công trình từ những năm 1960 đến 1980. Tuy nhiên, ứng xử thực sự của phương pháp này trong xây dựng chưa tốt vì một số nguyên nhân dưới đây.

      1) Rất khó làm kín khí
      2) Có giới hạn về độ sâu gia cố
      3) Hiệu quả thấp đối với nền gồm các tầng cát với hệ số thấm cao nằm xen kẹp
      4) Giá thành cao do sử dụng các cọc cừ ngăn cách vùng cần gia cố nhằm làm tăng độ chân không

      Vì thế, phương pháp này không được welcome tại Nhật Bản vào những năm 1990. Gần đây một số cụ Nhật đã lọ mọ tìm cách cải tiến nhằm khắc phục những nhược điểm nói trên về vật liệu làm màng kín khí và thoát nước thẳng đứng.

      Ghi chú


      • #4
        Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

        Một phương pháp gia cố nền đất yếu bão hoà nước mà người ta sử dụng đó là phương pháp làm cho đất nền được cố kết trước. Tức là đặt lên trên nền một giá trị tải trọng tương đương với tải trọng sẽ sử dụng sau này cho đến khi nền đất được ổn định, sau đó dỡ tải (tương đương với tải sử dụng của công trình). Đấy là nguyên lý làm cố kết trước cho nền. Đây là quá trình nén chặt làm nước thoát ra khỏi các lỗ rỗng giữa các hạt đất. Để làm nhanh quá trinh này người ta tạo những biên thoát nước ngang cột cát "sand drain column" hay bấc thấm bản nhựa "vertical band drain". Tải trọng gia tải làm tạo ra áp lực nước dư và sinh ra dòng thoát nước. Như vậy tốc độ thoát nước là phụ thuộc vào mật độ của lưới thoát nước ngang. Người ta gọi công nghệ này là cố kết trước bằng phương pháp băng thoát nước thẳng đứng có gia tải trước. Phương pháp hút chân không thay thế cho phần gia tải trong công nghệ cố kết trước, tức là vẫn phải có cột thoát nước thẳng đứng. Phương pháp này không nhanh hơn phương pháp gia tải vì tốc độ cố kết phụ thuộc vào hệ số thấm ngang của đất giữa các biên thoát nước. Theo lý thuyết nếu đạt được độ chân không tuyệt đối sẽ tương đương với khối tải tạo áp lực 1 kg/cm2. Trong trường hợp cần áp lực lớn hơn người ta áp dụng "gia tải + chân không".
        Công ty chúng tôi đang chào giá cho việc quan trắc để đánh giá kiểm soát thi công công nghệ này ở nhà máy điện Cà mau và một trong hạng mục công việc là đo độ chân không (áp lực trong buồng hút). Thời gian dự tính kết thúc 90% cố kết là 5 tháng chứ không phải như thông tin của bạn Huy là 15 ngày. So với phương pháp gia tải trước nó có nhiều ưu điểm hơn như trong phương pháp gia tải cần lưu ý đến sức chịu tải của nền đất và ổn định của mái khối đất đắp. Đối với phương pháp gia tải pgụ thuộc vào cường độ chịu tải của nền đất mà người ta quy định chiều cao chất tải, còn với gia tải bằng chân không có thể đưa tải lên giá trị 1 kg/cm2 ngay (theo lý thuyết). Tuy nhiên để áp dụng phương pháp này đòi hỏi công nghệ phức tạp hơn.

        Ghi chú


        • #5
          Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

          Nhân bài viết này, tôi cũng xin hỏi các anh chị thành viên diễn dàn, mong được sự giúp đở của mọi người.
          1. Bài toán vacuum có mô phỏng bàng plaxis 8x không? (chương trình SC thì được)
          Nếu được:
          2. Khi mô phỏng bấc thấm ta dùng phần tử nào? Có người gán thành một tường thoát nước dài thẳng (vì 2D trong 8x) với điều kiện thấm tương đương.
          3. Điều kiện biên áp lực nước lỗ rỗng âm được gán như thế nào?
          4. Nếu các anh chị nào đã chạy thử có thể cho thôi tham khảo file được không?
          Rất mong được sự chia sẻ kinh nghiệm từ các anh chị. Có thể liên hệ với tôi qua địa chỉ mail: quocbinhnguyen@gmail.cọm
          Chân thành cảm ơn

          Ghi chú


          • #6
            Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

            Nguyên văn bởi Toyoura
            Phương pháp nén trước bằng chân không là một trong những phương pháp gia cố nền đất sét yếu, theo đó, áp suất chân không được áp dụng lên một diện tích nền được bao bởi các tấm (màng) vật liệu kín khí (airtight membrane), để bơm thoát nước lỗ rỗng chứa trong nền. Cụ nào ở đây đã từng cửu vạn tạo mẫu thí nghiệm 3 trục, hình trụ rỗng thì chắc biết là để cho mẫu đứng được, người ta phải áp dụng một áp suất chân không khoảng 0.3 kgf/cm2, rồi kiểm tra xem mẫu có kín nước không bằng cách quan sát sự xuất hiện các bọt khí trong de-aired water tank. Các nguyên lý cơ bản của phương pháp nén trước bằng chân không được Kjellman giới thiệu vào đầu những năm 1950. Phương pháp này được thừa nhận là hiệu quả nhằm gia cố đất rất yếu, đặc biệt khi thiếu vật liệu gia tải.
            Phương pháp nén trước bằng chân không đã được sử dụng gia cố đất tại cảng Xingang, Tianjing, Trung Quốc (480000m2). Tại Nhật Bản, phương pháp này được sử dụng thường xuyên trong xây dựng công trình từ những năm 1960 đến 1980. Tuy nhiên, ứng xử thực sự của phương pháp này trong xây dựng chưa tốt vì một số nguyên nhân dưới đây.

            1) Rất khó làm kín khí
            2) Có giới hạn về độ sâu gia cố
            3) Hiệu quả thấp đối với nền gồm các tầng cát với hệ số thấm cao nằm xen kẹp
            4) Giá thành cao do sử dụng các cọc cừ ngăn cách vùng cần gia cố nhằm làm tăng độ chân không

            Vì thế, phương pháp này không được welcome tại Nhật Bản vào những năm 1990. Gần đây một số cụ Nhật đã lọ mọ tìm cách cải tiến nhằm khắc phục những nhược điểm nói trên về vật liệu làm màng kín khí và thoát nước thẳng đứng.
            Bác có tài liệu hay bài báo nào viết về vấn đề này có thể đưa lên để tham khảo được không?
            Thanks

            Ghi chú


            • #7
              Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

              Về việc modeling bấc thấm trong Plaxis. Theo tôi biết thì co hai cách:
              -Tạo một loại đất mới có hệ số thấm k-vertical tương đương với loại đất gia cố bằng bấc thấm. Về nguyên lý thì họ dựa trên thời gian đạt 90% độ cố kết để tính hệ số k của loại đất gia cố bằng bấc thấm. Tuy nhiên cách này sẽ ko cho bạn đươc giá trị chính xác áp lực nước lỗ rỗng.

              -Cách 2 là dùng phần tữ PVD trong Plaxis. Về nguyên tắc thì phần tử bấc thấm trong Plaxis được gán áp lực nước lỗ rỗng bằng ko khi trong giải bài toán ko thoắt nước. Tôi gừi kèm theo đây là một paper về dùng Plaxis cho bài toắn bấc thấm (PVD).
              Attached Files

              Ghi chú


              • #8
                Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

                Mình từng làm đề tài liên quan lĩnh vực này, mô phỏng lại dùng phần mềm Creep chạy kết quả rất tốt mô phỏng hay hơn plaxis

                Ghi chú


                • #9
                  Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

                  Nguyên văn bởi plaxis2008
                  Mình từng làm đề tài liên quan lĩnh vực này, mô phỏng lại dùng phần mềm Creep chạy kết quả rất tốt mô phỏng hay hơn plaxis
                  Bạn post tài liệu để tham khảo được không
                  Thanks.

                  Ghi chú


                  • #10
                    Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

                    Hi mấy anh, chị!!
                    Em cũng đang nghiên cứu phương pháp này, đúng la nó cũng có khuyết điểm ( khó duy trì hệ kín, thi công, lắp đặt..) nhưng ưu điểm thì tương đối nổi bật. Thời gian thoát nước giảm đáng kể,
                    Em xin gởi kèm file tham khào của Doc.Jian Chu ben NTU Singapore gởi.
                    Mấy anh chị tham khảo thêm.
                    Attached Files

                    Ghi chú


                    • #11
                      Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

                      Các bác có thể xem thêm bài:
                      Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không
                      Tại:
                      (Bách khoa toàn thư mở kết cấu công trình xây dựng)

                      Ghi chú


                      • #12
                        Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

                        Ah, hè này em se về VN
                        May anh chị nào có tài liệu cũng như cong trình o dau, xin chi em biet.
                        Em cam on truoc.

                        Ghi chú


                        • #13
                          Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

                          Nguyên văn bởi tacongthanhvinh View Post
                          Hi mấy anh, chị!!
                          Em cũng đang nghiên cứu phương pháp này, đúng la nó cũng có khuyết điểm ( khó duy trì hệ kín, thi công, lắp đặt..) nhưng ưu điểm thì tương đối nổi bật. Thời gian thoát nước giảm đáng kể,
                          Em xin gởi kèm file tham khào của Doc.Jian Chu ben NTU Singapore gởi.
                          Mấy anh chị tham khảo thêm.
                          Thời gian thoát nước giảm đáng kể là không chính xác (chưa muôn nói là sai). Cái này chỉ là rút ngắn thời gian ở giai đoạn gia tải vì là gia tải đẳng hướng nên vấn đề về ổn định không phải lo. Tuy nhiên hiệu quả của nó cũng chỉ đến 80% áp suất khí quyển là maximum thôi bạn ạh. Và còn một loạt những shortcomings mà một số thành viên đã đề cập bên trên.

                          80% áp suất khí quyển tức là vào khoảnng 80kPa tức là ở mức 4.0~5.0m gia tải thôi bạn, nên nó vẫn phải kết hợp với việc gia tải bằng đất đắp thôi bạn àh.

                          Ưu điểm duy nhất của nó là giả tải tức thì lên 80kPa, nên có thể rút ngăn thời gian thi công ở giai đoạn gia tải. Tuy nhiên hệ thoát nước ngang, thi công mối nối .....cũng là công tác tiêu phí thời gian mà gia tải bằng đất đắp không có. Và thời gian chờ (từ lúc tăng đến tải trọng cực đại) cũng không kém như khi dùng đất đắp gia tải bạn nhé cũng đến 4-6 tháng lưu tải đấy.

                          Tốc độ cố kết phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

                          1. Tải trọng gia tải
                          2. hệ số thấm của nền
                          3. Lịch sử chịu tải của nền

                          Và việc áp dụng cố kết chân không (vacumn consolidation) không thể thay đổi những thông số đầu vào này nên không thế nói là rút ngắn thời gian thoát nước được.

                          nc. oanh
                          nc. oanh

                          Safety begins with team work

                          Ghi chú


                          • #14
                            Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

                            Nguyên văn bởi plaxis2008 View Post
                            Mình từng làm đề tài liên quan lĩnh vực này, mô phỏng lại dùng phần mềm Creep chạy kết quả rất tốt mô phỏng hay hơn plaxis

                            Sư phụ của chú mày chắc là Tuấn Anh phải không?

                            NC. Oanh
                            nc. oanh

                            Safety begins with team work

                            Ghi chú


                            • #15
                              Ðề: Gia cố nền đất yếu bằng Bơm hút chân không?

                              Nguyên văn bởi nguyencongoanh View Post
                              Thời gian thoát nước giảm đáng kể là không chính xác (chưa muôn nói là sai). Cái này chỉ là rút ngắn thời gian ở giai đoạn gia tải vì là gia tải đẳng hướng nên vấn đề về ổn định không phải lo. Tuy nhiên hiệu quả của nó cũng chỉ đến 80% áp suất khí quyển là maximum thôi bạn ạh. Và còn một loạt những shortcomings mà một số thành viên đã đề cập bên trên.

                              80% áp suất khí quyển tức là vào khoảnng 80kPa tức là ở mức 4.0~5.0m gia tải thôi bạn, nên nó vẫn phải kết hợp với việc gia tải bằng đất đắp thôi bạn àh.

                              Ưu điểm duy nhất của nó là giả tải tức thì lên 80kPa, nên có thể rút ngăn thời gian thi công ở giai đoạn gia tải. Tuy nhiên hệ thoát nước ngang, thi công mối nối .....cũng là công tác tiêu phí thời gian mà gia tải bằng đất đắp không có. Và thời gian chờ (từ lúc tăng đến tải trọng cực đại) cũng không kém như khi dùng đất đắp gia tải bạn nhé cũng đến 4-6 tháng lưu tải đấy.

                              Tốc độ cố kết phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:

                              1. Tải trọng gia tải
                              2. hệ số thấm của nền
                              3. Lịch sử chịu tải của nền

                              Và việc áp dụng cố kết chân không (vacumn consolidation) không thể thay đổi những thông số đầu vào này nên không thế nói là rút ngắn thời gian thoát nước được.

                              nc. oanh


                              AH,thanks anh gop ý. Đúng là em dùng sai cái từ đó. ý em là giảm thời gian thi công công trình.
                              Anh cho em hỏi, nếu em nói là giảm thời gian thi công công trỉnh thì ok chứ?
                              Theo em ( như anh nói):
                              Tốc độ cố kết phụ thuộc 3 yếu tố anh liệt kê, trong đó có tải trọng gia tải. Vậy nếu thời gian gia tải giảm, vậy tức là thời gian cho việc thoát nước giảm nên time cho thi công giảm. Nếu Em coi tất cả những giai đoạn thi công trên phục vụ cho viêc thoát nước( mà tác dụng chính là vậy mà), cố kết thì giảm thời gian gia tải tức là giảm thời gian cho thoát nước rồi anh.

                              Còn nếu anh nói ưu điểm duy nhất của thí nghiệm này là gia tải tức thì lên 80kpa thì hình như là o mấy gì là đúng đâu ( theo em). Em xin so sánh 2 phương pháp để anh ( cũng như mọi người) so sánh góp ý:

                              Conventional PVD
                              • Need Counterweight Berm & Wider ROW
                              • Higher Surcharge
                              • Need Sand Blanket/Subdrain
                              • Lower Stability
                              • Greater Lateral Movement
                              • Longer Construction Time

                              Vacuum Consolidation
                              • No Counterweight Berm & Smaller ROW
                              • Lower Surcharge
                              • No Need or less Clean Sand
                              • Better Control of Stability
                              • Lesser Lateral Movement
                              • Shorter Construction Time


                              Rõ ràng phương pháp này có nhiều ưu điểm đó chứ. Sao lại duy nhất 1 duco anh?
                              Thanks

                              Ghi chú

                              Working...
                              X