Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Chào thầy Trung và các anh,
Tôi không phải là kỹ sư Giao thông, nên khi có một việc phải kiểm tra theo 22 TCN 272-05 thì không hiểu nên muốn nhờ mọi người hướng dẫn :
Trong bảng tra 4.7.4.3.1-1: "Các yêu cầu tối thiểu đối với tác động của động đất, tiêu chuẩn có chia cầu nhiều nhịp ra dạng cầu "bình thường" và "không bình thường"; Tôi đã thử tìm kiếm nhưng không thấy định nghĩa của việc phân thành 2 loại cầu này. Nhờ mọi người chỉ giúp. Xin cám ơn
QUẢNG CÁO ĐẦU TRANG
Collapse
Thông báo
Collapse
No announcement yet.
Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Collapse
X
-
Giới thiệu TC mới năm 2005 về Thiết kế cầu
Mình nghĩ bài viết của thầy Trung đã giải thích khá rõ. Lấy ví dụ của thầy, trứơc đây bạn dùng bêtông M500 thì giờ có thể sử dụng f'c = 42MPa. Như vậy bạn đã đảm bảo cường độ đặc trưng f'c bằng cường độ tiêu chuẩn (có thể coi đây là chuyển tương đương theo ý bạn). Tuy nhiên hai quy trình là hoàn toàn riêng biệt, công thức kiểm toán cũng khác nhau, không nhất thiết bạn phải lấy f'c = 42MPa mà có thể là 40MPa hay 45MPa... Sự khác nhau về tiêu chí kiểm tra mẫu thử của hai quy trình cũng được thầy Trung nhắc đến trong bài viết. Bạn tham khảo thêm.
Mình chỉ có quyển "Cầu thép" của thầy Lê Đình Tâm. Trong ví dụ thầy không tính hệ số phân bố ngang cho tải trọng làn riêng mà dùng ngay hệ số phân bố ngang của xe tải và xe hai trục. Đó có thể coi là một cách tính gần đúng. Tuy nhiên trong quy trình cũng chỉ ra rõ: "Tải trọng làn và vị trí bề rộng 3000mm của mỗi làn phải đặt sao cho gây ra ứng lực lớn nhất". Giống như tải trọng làn, tải trọng người đi bộ trong quy trình mới không nhắc đến hệ số phân bố ngang nhưng người thiết kế vẫn phải tìm ra cách tính hệ số phân bố ngang bất lợi và phù hợp nhất với sơ đồ kết cấu. Với cầu dầm thép trong sách thầy Tâm (6 dầm I không chỉ có 2 dàn như cầu thép hay cầu liên hợp hai dầm chủ) thì việc tính toán hệ số phân bố ngang như vậy theo mình là nhanh và hợp lí. Song dầm biên vẫn có thể sử dụng đòn bẩy để tính hệ số phân bố ngang. Mình chưa thử nên không biết có thể ra kết quả bất lợi hơn không. Vì là quy trình mới, chưa đọc hiểu hết được nên ý kiến của mình cũng chỉ để thao khảo. Nếu giúp được bạn phần nào thì mình rất vui!
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Cám ơn Ngao op mình đã đọc rồi nhưng thấy vẫn chưa giải thích rõ có cách nào chuyển mác bê tông từ QT cũ sang QT mới không?
Cám ơn ngao op vì đã tải file up tính hệ số phân bố ngang , nhưng vẫn không hiểu tại sao thầy Lê Đình Tâm và cả các ví dụ tính toán của trang web hwa không đề cập đến việc tính hệ số phân bố ngang cho tải trọng làn?
Leave a comment:
-
Giới thiệu TC mới năm 2005 về Thiết kế cầu
Vấn đề này thầy Trung đã có lần giải đáp rồi, mtrung vào đây để xem:
http://www.ketcau.com/forum/showthread.php?t=1150
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Xin hỏi ngao op thêm một câu , theo QT mới thì cường độ bê tông là fc' có được khi nén mẫu lăng trụ nhưng nó tương đương với mác bê tông QT cũ là bao nhiêu
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Chào anh
-Tôi da up lên diễn dàn này nôi dung quyết dinh cua Bô GTVT vê thay QT cu bang 22TCN 272-05 rồi. Anh tìm lại để xem nhé.
Còn về Nội dung đồ án tốt nghiệp thì chắc là tùy Thầy hướng dẫn của anh.
- Để phục vụ việc công tác sau này khi đi làm thì tất nhiên phải học TC mới rồi. Nếu chwa được học thì nay đành phải tự học qua sách vở và trao đổi trên Diễn đàn này chẳng hạn.
- Nếu anh ở hà nội mà cần hỏi tôi điều gì cụ thể thì xin mời cứ gọi điện 0913 555 194 để hẹn gặp trực tiếp
Chúc thành công
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Chào thầy Trung
Em là sinh viên năm cuối ngành cầu đường .Nếu như ra tiêu chuẩn mới thì chẵng lẽ em phải học lại tất cả ah .Em cũng sắp làm luận văn nữa xin hỏi thầy là phải làm theo tiêu chuẩn mới hay theo TC 79 em đã học ?? .
Leave a comment:
-
Giới thiệu TC mới năm 2005 về Thiết kế cầu
Mình upload cái này để bạn tham khảo. Hơi dài, bạn tìm đến phần tính hệ số phân bố ngang nhé.Attached Files
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Xin hỏi Ngao op khi tính hệ số phân bố ngang bằng phương pháp đòn bẩy thì thấy chỉ xét xe HL93 thôi
Leave a comment:
-
Giới thiệu TC mới năm 2005 về Thiết kế cầu
Tải trọng làn tính hệ số phân bố ngang riêng. Với cầu dàn thép hay cầu liên hợp hai dầm chủ thì thường sử dụng phương pháp đòn bẩy.
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Xin hỏi cả nhà một chút về QT mới , trong QT có nói họat tải xe gồm có xe HL-93 và tải trọng làn , thế nhưng khi tính hệ số phân bố ngang cho họat tải tại sao không xét đến tải trọng làn ?
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
cảm ơn bác Fúian nhiều vì dã bỏ chút thời gian dẻ giải thích d9ie62u em hỏi!
Nhung mà bác hiểu sai ý củ em hỏi rồi, ý củ em nói là ứng suất gây chùng dãn dén mất mát deltafpr1 fải lớn hơn ứng suất khi vừa truyền cho dàm(chắc anh hiểu là truyền cho cáp chứ gì).còn như anh nói hay là của Thuysy gì d9o1 thì da nhu em noi rơi(fpi=fpj-deltafpr1)chẳng qua là kí hiệu khác thôi!!!
em chắc chắn là diều em noi trên la dúng voi các tài lieu ben FHWA
mong các bác góp ý the6m.
em cảm ơn nhiều
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
To bác Vinhte:
Có thể bác có nhầm lẫn gì chăng, tôi thấy ứng suất trong cáp sau khi đã trừ đi mất mát do tự chùng nhỏ hơn ứng suất trong cáp lúc mới truyền dự ứng lực cho cáp là hợp lý. Bác vinhte thử kiểm tra lại lần nữa xem. Tôi nghĩ bác dễ nhấm ký hiệu fpi và fpt lắm. Theo tôi nghĩ fpi có thể là ứng suất trong cáp lúc mới truyền dự ứng lực cho cáp (i=initial chăng). Đấy là tôi nghĩ thế, bác thử xem lại nhé. Để cho chắc ăn tôi viết sơ qua tính toán mất mát ứng suất do tự chùng cáp dự ứng lực của Thụy sỹ, bác tham khảo xem thế nào nhé.
sp=sp0-Deltap,rel=sp0-0.5Deltap,rel,long_term
trong đó sp: ứng suất trong cáp sau khi đã trừ đi mất mát ứng suất do chùng cáp (relaxation),
sp0: ứng suất ban đấu trong cáp (lúc mới truyền dự ứng lực cho cáp),
Deltap,rel: mất mát ứng suất do chùng cáp (rel=relaxation) (mất mát này thường đạt được sau 28 ngày),
Deltap,rel,long_term: mất mát do chùng cáp tính với long-term (thông thường sau 90 ngày).
Deltap,rel hay Deltap,rel,long_term được tính dựa vào tỉ số sp0/fpt
fpt: khả năng chịu kéo của cáp.
Mong rằng đã giải đáp được phần nào vấn đề của bác.Last edited by fujisan; 15-02-2006, 10:37 PM.
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Mấy bạc tiền bối và các thầy,các anh chị em giúp tôi giải thích nhiều cái về tiêu chuẩn mới với(Em đau đầu quá!)
-Mất mát do tự chùng trong giai đoạn căng:deltafpr1. Trong đó fpi là ứng suất trong cáp ở cuối giai đoạn căng lẽ ra phải là:fpi=fpt+deltafES chứ(hoặc là fpi=fpj-deltafpr1) chứ theo trong sách thấy Tâm và thầy Trung viết thì chung 1 ý tưởng làfpi=fpt-deltafES-deltafpr1) em thấy không có lí gì cả(úng suất gây chùng lại nhỏ hơn ứng suất lúc vùa truyền xong(fpt))đó là chưa kể đến cầu nguyên văn trong FHWA(''ứng suất trong cáp ở cuối giai đoạn căng '').Em thấy mấy tài liệu bên đó họ đều tính là : fpi=fpt+deltafES và có lí nữa.Nhưng em thấy sách của mấy thấy của mình điều lại viết kiểu khác(lí thuyết và ví dụ ngon lành)vì thế em không biết làm theo đâu hết cả!
mong được sự chỉ giáo của các thầy và các bạn.
MỘT KÍ TỰ CỦA CÁC THẦY LÀM CHÚNG EM SUY NGHĨ BIẾT BAO ĐÊM!
Leave a comment:
-
Ðề: Giới thiệu TC mới năm 2005 vè Thiết kế cầu
Cảm ơn Anh Ngao Op nhiều nhé ! Em đã load được các file TC của Anh rồi. Huy vọng rằng các File của Anh sẽ giúp Anh, Em Khỏi phải vất vả và tốn nhiều công sức tìm kiêm.
Leave a comment:
Quảng cáo cuối trang
Collapse
Leave a comment: